Monday, October 31, 2016

Đi tháng mấy để xem mùa hoa cải tại Mộc Châu

Đi tháng mấy để xem mua hoa cải tại Mộc Châu? đó là câu hỏi của rất nhiều người. Để trả lời những thắc mắc này Nhóm Phượt xin chia sẻ với các bạn một chút kinh nghiệm để có thể săn được quãng thời gian hoa cả nở đẹp nhất.
Mùa hoa cải tại Mộc Châu kéo dài từ đầu tháng 11 đến khoảng gần cuối tháng 12. Tuy nhiên để có thể xem và “săn” được những bức ảnh đẹp về hoa cải tại đây bạn nên đi vào quãng từ đầu đến giữa tháng 11, đó là lúc hoa cải trắng nở đẹp nhất.
Hoa cải mộc châu, hoa cai tai moc chau
Tại Mộc Châu đi “Săn” hoa cải ở đâu?
Không phải ở đâu tại Mộc Châu cũng có hoa cải, và không phải chỗ nào cũng có hoa cải đẹp. Chính vì vậy khi đến Mộc châu bạn nên đi tới những khu vực có vườn cải mọc đẹp nhất như:
Khu vực của Bản Áng: Bản Áng là một bản làng xinh xắn với người dân tộc Thái sinh sống, từ Thị trấn Mộc Châu các bạn đi theo tuyến đường huyện lỵ khoảng 2-3km là tới, nếu không biết đường bạn có thể hỏi người dân, họ chỉ đường rất nhiệt tình. Tại đây có vườn hoa cải rất đẹp.
Hoa cải trắng tại Bản Áng
Hoa cải trắng tại Bản Áng
mùa cải trắng mộc châu
Khu Vực Ngũ Động Bản Ôn
Sau trận lũ lịch sử vào năm 2006, người dân ở đây đã phát hiện ra Ngũ Động. Mặc dù đã được biết đến nhưng đường vào Ngũ Động khá khó khắn chính vì vậy mà Ngũ Động vẫn giữ được vẻ đẹp sơ khai vốn có.
Từ thị trấn nông trường Mộc Châu các bạn đi khoảng hơn 2km rồi rẽ trái. Đường vào Ngũ Động, các bạn sẽ được chìm đắm trong vẻ đẹp thơ mộng của hoa cải tại đây.
Không chỉ mỗi mùa hoa cải mà tại Ngũ Động – Bản Ôn còn có các loài hoa như: Trạng Nguyên, hoa dã quỷ, hoa đào, hoa mận đẹp tuyệt vời.
hoa cải trắng tại mộc châu
Hoa cải trắng đặc sản tại Mộc Châu
Khu Vực Ngũ Động Pa Phách
Bản này còn rất hoang sơ nên đường đi vào hơi khó toàn đường đất. Từ QL6 đi khoảng hơn 4km là tới. Bản này là khu vực của người H’mông sinh sống, ngoài xem cải bạn còn có thể vào đây và tìm hiểu về đời sống văn hóa hàng ngày của họ.
bản pa phách
* Chú ý: Tại một số điểm các bạn có thể chụp ảnh thoải mái, tuy nhiên có một số điểm người dân họ thu phí để đi vào chụp ảnh, giá khoảng từ 10.000/người (nếu đứng bên ngoài chụp) và 20.000 nghìn/người (Nếu như vào trong vườn cải chụp).
Địa chỉ nghỉ ngơi
+ Nhà Sàn Vĩ Anh ( Rừng thông – Bản áng)
Nằm trong làng du lịch, đây là một địa chỉ mình đánh giá rất cao bởi sự thật thà và nhiệt tình của anh chị chủ nhà. Hôm bọn mình đi 20h30 mới tới nơi khi đó các quán ăn gần đó cũng đã đóng vì trời mưa vậy mà anh chị vẫn đi thịt gà, chuẩn bị lẩu, gà nướng cho bọn mình. Anh chị rất dễ mến, vì là nhà sàn sẵn có nên kinh doanh thêm thôi.
Giá rất hạt rẻ chỉ có 50k/người/đêm. rất phù hợp với đoàn cả ít lẫn đông dưới 40 người.
http://nhomphuot.com/di-thang-may-de-xem-mua-hoa-cai-tai-moc-chau/

Sunday, October 30, 2016

BÍ NGÔ TRONG HALLOWEEN

Quả bí ngô được coi là biểu tượng nổi bật của lễ hội Halloween ở phương Tây. Nhưng bạn có biết vì sao người ta không chọn loại quả khác mà lại là bí ngô?
Quả bí ngô đã trở thành một biểu tượng nổi bật nhất của lễ hội Halloween. Chính vì thế ngành kinh doanh bí ngô đã trở thành một ngành kinh doanh lớn, mang lại vụ mùa giá trị hằng năm cho nông dân ở Hoa Kỳ, Canada, Anh, Bắc Ireland, Úc....khi vào mùa lễ Halloween.
Theo một thần thoại của người Ai Len, Jack-O`-Lantern là biệt hiệu của một gã tên Jack. Sau khi thoả thuận giữa anh chàng này và quỷ không thành, khi chết, linh hồn của Jack chẳng còn nơi định cư và cứ quanh quẩn chẳng biết đi về đâu. Khi gặp lại quỷ, Jack xin quỷ chút lửa để soi đường. Cuối cùng quỷ thương tình ném cho anh chàng hòn than lấy từ bếp lửa địa ngục không bao giờ tắt. Và Jack lấy một củ cải đỏ (turnip) đem khoét rỗng thành hình mặt quỷ, bên trong đặt hòn than. Và cứ thế mà Jack mãi lang thang trong lằn ranh thực-hư, giữa thiên đường và địa ngục, với chiếc lồng đèn trên tay...
ảnh 1
 Mùa thu hoạch bí ngô chuẩn bị cho Halloween. Ảnh: sonomacountykids
Truyền thống này đã được đổi khi những di dân từ Ailen và Anh quốc tới Hoa Kỳ, họ thấy rằng quả bí đỏ, tức bí ngô hay bí rợ. Loại quả màu da cam này là nguyên liệu thích hợp nhất để họ khoét ruột tỉa hình mặt anh chàng Jack-O’Lantern láu cá, hơn nữa khi thắp đèn trong quả bí ngô họ thấy sáng hơn là thắp đèn bên trong củ cải, khoai tây hay bí đao nên quả bí ngô trở thành biểu tượng cho ngày lễ Halloween là bắt nguồn như thế.
Tuy nhiên, bí ngô là loại quả đặc sản được trồng rất nhiều ở Bắc Mỹ, đây cũng là loại quả tượng trưng cho hoa màu sum suê ở nước Mỹ. Thời gian này, những bà nội trợ cũng tranh thủ làm bánh hình bí ngô để chuẩn bị cho những bữa ăn thêm không khí Halloween.
ảnh 2
ảnh 3
ảnh 4
Theo Ginag
timeoutvietnam.vn

Saturday, October 29, 2016

LUẬT CẠNH TRANH VÀ NHỮNG HÀNH VI BỊ CẤM

Luật Sư Trần Hồng Phong giới thiệu

Cạnh tranh là quyền hợp pháp của doanh nghiệp, có ý nghĩa tích cực, thúc đẩy nâng cao năng lực của doanh nghiệp, có lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, cạnh tranh phải bảo đảm công bằng, đúng pháp luật. Luật cạnh tranh (ban hành năm 2004) quy định về những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, các biện pháp nhằm kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, chèn ép DN nhỏ của những DN lớn, độc quyền, có vị thế đặc biệt.



Cạnh tranh là quyền của DN, nhưng phải trung thực, công bằng (ảnh minh họa)
 
I. Những vấn đề chung, cơ bản:

Luật cạnh tranh do Quốc Hội khóa 11 ban hành năm 2004. Quá trình thực hiện tới nay có nhiều bất cập. Nhìn chung các DN rất khó khăn trong việc khiếu kiện bảo vệ quyền lợi khi bị cạnh tranh không lành mạnh. Thủ tục trình tự giải quyết các vụ việc cạnh tranh phức tạp, kéo dài và nặng tính hành chính.
Luật cạnh tranh áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam; Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.

Cạnh tranh trong kinh doanh là QUYỀN của doanh nghiệp. Theo đó:

o   DN được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.
o   Cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác, của người tiêu dùng và tuân theo các quy định tại Luật cạnh tranh.

Cơ quan quản lý nhà nước không được cản trở cạnh tranh. Cụ thể:

o   Cấm buộc DN, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với DN được cơ quan này chỉ định.
o   Cấm phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
o   Cấm ép buộc các hiệp hội ngành nghề hoặc các DN liên kết với nhau nhằm loại trừ, hạn chế, cản trở các DN khác cạnh tranh trên thị trường;
o   Cấm có các hành vi cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của DN.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý cạnh tranh:

o   Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh, ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành. 
o   Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
o   Các bộ, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.          
 
II. Một số thuật ngữ pháp lý trong cạnh tranh:

"Thị trường liên quan": bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. 

Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận.

"Hành vi hạn chế cạnh tranh": là hành vi của DN làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường. Bao gồm các hành vi sau: Thoả thuận hạn chế cạnh tranh, Lạm dụng "vị trí thống lĩnh thị trường", lạm dụng "vị trí độc quyền, tập trung kinh tế"."

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh": là hành vi cạnh tranh của DN trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của DN khác hoặc người tiêu dùng.

"Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định": là tỷ lệ % giữa doanh thu bán ra của DN này với tổng doanh thu của tất cả các DN kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ % giữa doanh số mua vào của DN này với tổng doanh số mua vào của tất cả các DN kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.

"Thị phần kết hợp" là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các DN tham gia vào thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế.

"Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ": bao gồm: a) Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ; giá mua hàng hoá; b) Chi phí lưu thông đưa hàng hoá, dịch vụ đến người tiêu dùng.

"Bí mật kinh doanh" là thông tin có đủ các điều kiện sau đây:

a) Không phải là hiểu biết thông thường;
b) Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;
c) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

"Vụ việc cạnh tranh": là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật cạnh tranh, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

"Tố tụng cạnh tranh" là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh.
 
III. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

A. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

1. Thế nào là "hành vi cạnh tranh không lành mạnh"?

Điều 39 Luật cạnh tranh xác định những hành vi sau đây là "hành vi cạnh tranh không lành mạnh":

1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;
3. ép buộc trong kinh doanh;
4. Gièm pha doanh nghiệp khác;
5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
8. Phân biệt đối xử của hiệp hội;
9. Bán hàng đa cấp bất chính;
10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác (do Chính phủ quy định).
 
2. Những "hành vi cạnh tranh không lành mạnh" bị cấm

Theo Luật cạnh tranh, tất cả những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nêu tại điều 39 (ở trên) đều bị cấm. Nghĩa là DN không được phép thực hiện bất kỳ hành vi nào trong số những hành vi cạnh tranh không lành mạnh được nêu ở trên.
 
B. Quy định cụ thể về những hành vi cạnh tranh không lành mạnh

1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn (Điều 40)

"Chỉ dẫn gây nhầm lẫn" là chỉ dẫn chứa đựng những thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác, do DN thực hiện nhằm làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.

Ví dụ: Công ty X sản xuất nước khoáng, đặt tên sản phẩm và thiết kế nhãn hàng hóa là LaviX có hình thức rất giống với sản phẩm và nhãn hàng LaVie của công ty LaVie. Điều này làm khách hàng lầm tưởng đây là sản phẩm của công ty LaVie.
 

Hàng nhái, hàng giả gây nhầm lẫn (ảnh minh họa)
 
2. Xâm phạm bí mật kinh doanh (điều 41)

"Xâm phạm bí mật kinh doanh" là những hành vi có dấu hiệu sau đây:

1. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
2. Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
3. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
4. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
 
3. Ép buộc trong kinh doanh (điều 42)

"Ép buộc trong kinh doanh" là việc doanh nghiệp có hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác, thông qua các hành vi có dấu hiệu đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

Ví dụ: Công ty A sản xuất thịt hộp khi chào hàng cho các cửa hàng/doanh nghiệp bán lẻ tại quận K, kèm theo công văn của Chủ tịch UBND quận K, có nội dung "khuyến cáo" các doanh nghiệp tại địa phương phải mua hàng của công ty A.
 
4. Gièm pha doanh nghiệp khác (điều 43)

Gièm pha doanh nghiệp khác là việc doanh nghiệp có dấu hiệu trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.


 
<- Gièm pha, nói xấu doanh nghiệp khác là hành vi bị cấm
 
5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác (điều 44)

"Gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác" là hành vi doanh nghiệp này trực tiếp hoặc gián tiếp có những hành vi có dấu hiệu cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kia.

Ví dụ: Công ty A thuê người đến một trường học và nói xấu, chê bai sản phẩm của doanh nghiệp B (sản xuất kinh doanh cùng ngành hàng), và tặng sản phẩm của công ty mình cho các em học sinh.
 
6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh (điều 45)

Quảng cáo là hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc quảng cáo phải được thực hiện theo quy định tại pháp luật về quảng cáo. Các hành vi quảng cáo sau đây bị xác định là hành vi "quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh":

1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;

Ví dụ: Công ty Y sản xuất nước ngọt, quảng cáo so sánh chất lượng và thành phần trong sản phẩm của mình với sản phẩm của công ty Cocacola. Từ đó cho rằng sản phẩm mình là tốt nhất.

2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;

3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:
a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;
b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;
c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.

4. Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.
 
7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh (điều 46)

Điều 46 Luật cạnh tranh quy định các hành vi sau đây được xác định là hành vi "khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh" và bị cấm:

1. Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;
2. Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng;
3. Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
4. Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình;
5. Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm.
 
8. Phân biệt đối xử của hiệp hội

Điều 47 Luật cạnh tranh quy định những hành vi có dấu hiệu sau đây bị xác định là "phân biệt đối xử của hiệp hội". Luật cấm hiệp hội ngành nghề thực hiện các hành vi sau đây:
1. Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếu việc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh;
2. Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên.
 
9. Bán hàng đa cấp bất chính

Điều 48 Luật cạnh tranh quy định những hành vi có dấu hiệu sau đây bị xác định là hành vi "bán hàng đa cấp bất chính". Pháp luật cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:

1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.
 

Ghi chú: Các vấn đề và quy định về bán hàng đa cấp còn được Chính phủ quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Quý vị nên tìm hiểu thêm.
 
IV. Vấn đề kiểm soát "hành vi hạn chế cạnh tranh"

Ngoài việc cấm doanh nghiệp có những "hành vi cạnh tranh không lành mạnh" như nêu ở phần trên, Luật cạnh tranh 2004 còn quy định về việc kiểm soát hành vi có dấu hiệu "hạn chế cạnh tranh". Tức là những hành vi làm hạn chế, ảnh hưởng đến quyền cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp khác.

Cụ thể Nhà nước kiểm soát trong 3 lĩnh vực sau đây:

- Kiểm soát việc các DN "bắt tay" nhau thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh.
- Kiểm sát việc DN lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, hay vị trí độc quyền mà mình đang có.
- Kiểm soát việc các DN có hành vi "tập trung kinh tế" nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh.

A. Kiểm soát DN "thỏa thuận hạn chế cạnh tranh"

I. "Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh" là gì?

Theo Điều 8 Luật cạnh tranh, các thoả thuận giữa các doanh nghiệp bị xác định là "thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh" khi có dấu hiệu và bao gồm 8 hành vi sau:

1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
Ví dụ: Nhóm 3 doanh nghiệp cùng sản xuất nước khoáng là công ty A, công ty B và công ty C thỏa thuận với nhau là cùng bán sản phẩm chung một giá và thấp hơn các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng lĩnh vực.
2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;
4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
Ví dụ: Nhóm doanh nghiệp A, B, C thỏa thuận cùng nhau tiến hành các hoạt động mang tính "đi đêm", ngăn cản không cho doanh nghiệp K hoạt động cùng lĩnh vực tiến hành kế hoạch mua máy móc thiết bị đời mới từ châu Âu.
5. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;
8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
 
II. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm:

1. Cấm tuyệt đối:

Theo quy định tại Điều 9 Luật cạnh tranh, có 3 hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau bị cấm tuyệt đối (tại các mục 6, 7 và 8 nêu trên). Cụ thể là:

- Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
- Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;
- Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

2. Cấm có điều kiện:

Theo quy định tại Điều 9 Luật cạnh tranh, các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 (Điều 8) nêu trên bị CẤM, khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.
 
B. Kiểm soát việc DN lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, hay vị trí độc quyền mà mình đang có:

I. Kiểm soát việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

1. Thế nào là DN, nhóm DN "có vị trí thống lĩnh thị trường"?

Theo Điều 11 Luật cạnh tranh, DN hay nhóm DN được xác định có vị trí thống lĩnh thị trường khi:

1. DN có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

2. Nhóm DN:  
a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.
 
2. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm

Theo Điều 13 Luật cạnh tranh, cấm DN, nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau đây:

1. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;
4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;
Ví dụ: Nhóm doanh nghiệp A, B, C là doanh nghiệp "có vị trí thống lĩnh thị trường" hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nước uống, cùng thống nhất đưa ra quy định là các đại lý phải mua hàng với số lượng lớn tại tỉnh N và không được bán hàng của của doanh nghiệp khác ngoài A, B và C. 
5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
6. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
 
II. Kiểm soát việc lạm dụng vị trí độc quyền:

1. Thế nào là DN "có vị trí độc quyền"?

Theo Điều 12 Luật cạnh tranh, DN được coi là có vị trí độc quyền nếu không có DN nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà DN đó kinh doanh trên thị trường liên quan.
Ví dụ: Trong hoạt động vận tải đường sắt ở nước ta hiện nay.

2. Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm

Điều 14 Luật cạnh trang cấm doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:

1. Các hành vi quy định tại Điều 13 của Luật này;
2. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
3. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.
 
C. Kiểm soát việc "tập trung kinh tế" gây ảnh hưởng đến cạnh tranh lành mạnh:

I. Tập trung kinh tế là gì?

Theo Điều 16 Luật cạnh tranh, "tập trung kinh tế" là hành vi của DN bao gồm:

1. Sáp nhập doanh nghiệp;
2. Hợp nhất doanh nghiệp;
3. Mua lại doanh nghiệp;
4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
5. Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
 
II. Những trường hợp tập trung kinh tế bị cấm

Theo Điều 18 Luật cạnh tranh, cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp được "miễn trừ".
Theo quy định tại Điều 19, tập trung kinh tế tuy bị cấm nhưng có thể được xem xét miễn trừ trong các trường hợp sau đây:

- Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;
-  Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
 
………………..


 
Lưu ý quan trọng:

-         Luật cạnh tranh còn quy định về Cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh và trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh.
-         Hiện nay, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh. (Nhiều Nghị định đã được thay thế, sử đổi).

Friday, October 28, 2016

QUÊN NHỮNG THỨ Ở TRƯỜNG ĐI!😌

Trường học dạy bạn cách hoàn thành mọi thứ theo khuôn khổ sẵn có. Nhưng muốn thành công, bạn phải sáng tạo và làm những việc chưa ai làm trước đó. Những người thông minh nhất luôn tồn tại bên ngoài 4 bức tường đại học.

Triệu phú 26 tuổi dạy cách làm giàu: Hãy quên những gì bạn đã học ở trường đi!


Jack Delosa từng bỏ dở đại học năm 18 tuổi, kinh doanh thất bại và ngập chìm trong nợ nần. Nhưng thay vì buông xuôi và chấp nhận thất bại, anh đã vươn lên thành triệu phú khi mới 22 tuổi và trở thành một trong những doanh nhân trẻ thành công nhất tại Australia.

Gần đây, Delosa đã phát hành cuốn sách mang tên Unprofessional tiết lộ bí quyết thành công chính là làm những việc người khác cho rằng bạn không nên làm. Dưới đây là những lời khuyên khởi nghiệp của Delosa dành cho các bạn trẻ.

1. Quên những gì bạn đã học ở trường đi

Delosa từng bỏ qua lời khuyên của gia đình và bạn bè, quyết định bỏ học ngành Luật thương mại để khởi nghiệp. Anh cho rằng nhịp sống "15-giờ-một-tuần" tại trường đại học quá chậm chạp, và anh luôn phải vất vả kết nối những kiến thức đã học với công việc sau này như thế nào.

"Trường học dạy bạn cách hoàn thành mọi thứ theo khuôn khổ sẵn có. Nhưng muốn thành công, bạn phải sáng tạo và làm những việc chưa ai làm trước đó. Trường học có thể dạy nền tảng và lý thuyết nhưng không thể hỗ trợ khả năng tư duy đột phá vốn rất cần cho khởi nghiệp sau này", Delosa nói.

Nghĩ là làm, Delosa cùng với 2 người bạn thành lập một trung tâm tổng đài. Tuy nhiên, công ty này lại làm ăn bết bát dù cả ba đã đổ rất nhiều công sức và tiền bạc vào đó. Sau thất bại đầu tiên, Delosa cho rằng đây là cơ hội để anh thực hành tốt nhất hơn bất cứ khóa học nào ở trường.

"Tất cả những doanh nhân thành đạt đều phải trải qua vô vàn thất bại trước khi chạm đến thành công. Và đó mới là nguồn kiến thức quý báu họ học hỏi được", anh chia sẻ.

2. Đừng mua nhà khi còn trẻ

Mua nhà có thể là giấc mơ lớn của bất kì ai, nhưng theo Delosa, mua nhà sẽ chỉ làm cho cuộc sống của bạn đi xuống mà thôi. Có nhà sẽ khiến cuộc sống của bạn bị gò bó trong khuôn khổ, bạn không dám làm gì mới, thậm chí không bao giờ dám bỏ việc.

"Tôi cho rằng mua nhà khi còn trẻ là một lời khuyên chẳng có gì sáng suốt cả. Bạn sẽ phải tốn cả đồng tiền đặt cọc, chi phí chỉ để dính chặt lấy một địa điểm và trả góp trong 30 năm", anh nói.

Thay vào đó, nếu chi 10.000 USD để khởi nghiệp, bạn có thể tạo ra hàng nghìn USD lợi nhuận để mua nhà sau này. "Khởi nghiệp là một trong những điều khó khăn nhất bạn phải lựa chọn trong cuộc đời mình. Không có cuốn sách hướng dẫn, không có trách nhiệm ràng buộc và cũng không có bất cứ cấu trúc nào để bạn sao chép khi khởi nghiệp. Bạn phải làm nó một mình và nó rất căng thẳng", chàng trai trẻ cho biết.

Triết lý này cũng là động lực để Delosa cho ra đời công ty thứ hai của mình – MBE Education chuyên đào tạo cho các doanh nghiệp về cách huy động vốn từ nhà đầu tư. Việc này đã giúp anh kiếm được hơn 1 triệu USD một năm khi mới 22 tuổi.

3. Quên việc tiến từng bước đi, hãy lao thẳng lên vị trí dẫn đầu

Delosa cho rằng thay vì ngồi một chỗ và chờ đợi người khác đến giúp đỡ, bạn hãy tìm những người giỏi nhất và học hỏi trực tiếp từ họ. Anh đã từng làm việc với tỷ phú Richard Brandson tại Nam Phi và hiện hợp tác với Scott Farquhar – nhà đồng sáng lập hãng phần mềm Atlassian để xây dựng cộng đồng khởi nghiệp Australia.

"Những người thông minh nhất luôn tồn tại bên ngoài 4 bức tường đại học. Tôi đã từng liên lạc được với những người giàu nhất Australia chỉ bằng cách gửi tin nhắn cho họ trên Facebook", Delosa chia sẻ.
4. Biết hưởng thụ

Hãy quên những lời khuyên cũ kĩ rằng bạn phải tách biệt giữa công việc và cuộc sống đi. Với Delosa, những người bạn tốt nhất của anh cũng chính là những đồng nghiệp.

"Mọi người thường nói rằng đừng thân thiết với nhân viên của mình. Tôi thì không cho là vậy. Nếu bạn có thể tạo ra mối quan hệ gắn kết với họ, họ sẽ làm việc cho bạn tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có nhiều niềm vui và động lực hơn ở nơi làm việc. Tùy vào kỹ năng giao tiếp và độ tinh tế của mỗi người, làm việc với bạn bè có thể giúp bạn đạt lợi nhuận cao hơn nữa", anh nói.

5. Đặt mục tiêu lớn

Trong cuộc sống, ai cũng khao khát những điều lớn lao và khi mục tiêu càng cao thì bạn càng dễ định hình nó.

"Nếu bạn dám đặt ra mục tiêu đầy tham vọng và lớn lao nghĩa là mục tiêu này đã được nghiên cứu khắt khe và có thể thực hiện được. Khi ấy, bạn sẽ thu hút được tài nguyên để thực hiện", Delosa nói.

"Thế giới này ồn ào lắm. Nếu làm điều gì đó bình thường, bạn sẽ không nghe thấy giọng nói của mình giữa những tiếng ồn ào đó đâu. Còn nếu dám làm điều lớn lao, bạn sẽ là người nổi bật", triệu phú trẻ khẳng định.
Theo Trí Thức Trẻ

5 CHÚ KHỈ VÀ NẢI CHUỐI

5 con khỉ và 1 nải chuối: Bài học về những nhà lãnh đạo 'vùi dập' và nhân viên 'mù quáng'

Bài học về những nhà lãnh đạo 'vùi dập' và nhân viên 'mù quáng'


Câu chuyện về 5 chú khỉ và 1 nải chuối dưới đây tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại ẩn chứa những bài học, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống đôi khi khiến chúng ta phải giật mình.

Chuyện kể rằng, có 5 con khỉ bị nhốt trong một căn phòng. Giữa phòng là một cái thang, trên đỉnh thang là nải chuối. Mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, người ta lại phun nước lạnh vào những con còn lại, làm chúng rất khổ sở.
Sau một thời gian, mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, những con còn lại, vì không muốn bị phun nước, tóm lấy con kia và đánh cho một trận.
Dần dần, không có con nào trong số 5 con khỉ có ý định trèo lên thang nữa. Người ta bèn bắt ra 1 con và thay bằng con mới. Nhìn thấy nải chuối và cái thang, con khỉ mới thắc mắc không hiểu tại sao các con kia không trèo, và thử leo lên. Tất nhiên bốn con kia xông vào đánh cho một trận. Con khỉ mới không hiểu vì sao bị đánh, tuy nhiên không dám trèo nữa.
Rồi một con nữa trong số 5 con đầu được thay thế. Chú lính mới lại định trèo, và bị cả hội đánh tới tấp. Con khỉ vừa vào trước đó cũng tham gia đánh, đơn giản vì thấy bọn kia làm vậy, còn bản thân vẫn không hiểu vì lí do gì.
Lần lượt 5 chú khỉ ban đầu được thay ra hết.
Bây giờ, 5 con khỉ mới ở trong phòng. Không có con nào từng bị dội nước. Nhưng cũng không con nào dám trèo lên thang. Và cả 5 sẵn sàng đánh nhừ tử bất kỳ con nào khác có ý định đó, mà không hiểu vì lí do gì.
Có vẻ như trong trường hợp này, một thói quen mới đã được hình thành và cả 5 con khỉ đều tiếp nhận thói quen này như một điều mặc định. Dường như những chú khỉ - tức đối tượng "tiếp nhận" chỉ là người "kế thừa" và chấp nhận sự việc theo kiểu "NÓ ĐÚNG LÀ NHƯ THẾ".
Trong cuộc sống cũng có không ít những chú khỉ như vậy. Một khi từng gặp phải thất bại hoặc khó khăn, những người dạng này thường có xu hướng không muốn nỗ lực nữa, nản chí và mặc định rằng mọi chuyện phía trước đều sẽ diễn biến xấu.
Ngoài ra, câu chuyện này còn cho thấy một thực tế phũ phàng khác trong cuộc sống và môi trường làm việc hiện nay.
Mặc dù các nhà quản lý luôn hô hào cổ vũ về tinh thần phải sáng tạo, đổi mới, hợp tác. Tuy nhiên, những “chú khỉ” trong văn phòng vẫn ngầm bị dội những gáo “nước lạnh” bất cứ khi nào ai đó cố gắng làm những điều mới mẻ. Hoặc, tồi tệ hơn, một số nhân viên thậm chí buộc phải kìm nén sự sáng tạo.

Điều này tạo thành một thói quen xấu, khiến ngay cả những nhân viên sau này dù không bị "dội nước lạnh" nhưng họ vẫn sợ hãi, chấp nhận thực tế và ngại thay đổi vì nghĩ rằng mọi chuyện cũng không thể tốt hơn được.
Ngoài ra, một khi có người muốn nỗ lực lấy nải chuối, tất cả những đối tượng còn lại sẽ hiệp lực cho "chú khỉ" này "ăn đòn". Đứng trên cương vị một nhà quản lý, có thể trong trường hợp này họ muốn các nhân viên của mình tự giám sát nhau trong hệ thống, tự hình thành quy tắc và không ai có thể vượt qua khuôn khổ đó.
Ngay cả trong cuộc sống hay công việc, đôi khi một ý kiến, một lời phát biểu, một đề xuất, một hành vi hay phong cách sống của ai đó lại thường bị rất nhiều người phản đối, bác bỏ, thậm chí là vùi dập không thương tiếc. Trong khi thực tế là họ cũng chẳng biết mình đang làm gì, đơn giản là thấy số đông và quyết định làm theo một cách mù quáng.
Liệu bạn có đang phải là một "chú khỉ" như vậy trong cuộc sống và cả công việc hay không?
Theo Vân Đàm
Trí thức trẻ/CafeBiz

Thursday, October 27, 2016

PHÁT TRIỂN NÃO PHẢI

Sự khác nhau giữa người thuận não trái và người thuận não phải
Những người thuận não trái có khả năng xử lý thông tin chậm, trong khi đó, tốc độ xử lý của não phải lại nhanh hơn bởi khi thông tin được truyền tới, não phải sẽ tự động xử lý chúng bằng việc sử dụng hình ảnh.
Infographic - Sự khác nhau giữa người thuận não trái và người thuận não phải
Trong phương pháp giáo dục não phải, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
  1. Thư giãn. Khi tập các bài tập phát triển não phải cho bé tại nhà, hãy chắc chắn rằng bạn cảm thấy thực sự thoải mái và thư giãn. Nếu bạn tỏ ra căng thẳng, bé cũng sẽ cảm thấy áp lực vào sẽ không thể mở não phải được.
  2. Tốc độ. Càng giơ thẻ nhanh, kết quả thu được sẽ càng cao. Trung bình tốc độ giơ thẻ theo phương pháp Heguru là 1 giây/3 thẻ. Khi tập ở nhà, bạn có thể làm chậm hơn một chút. Lưu ý không tăng tốc độ nếu đây là lần tập đầu tiên của bé. Tốc độ giơ thẻ thích hợp là 1 giây/1 thẻ.
  3. Số lượng hơn chất lượng. Não phải tiếp nhận và xử lý thông tin bằng hình ảnh, vì vậy bạn nên kích thích phần não bộ này với càng nhiều thẻ càng tốt. Giơ mỗi tập thẻ tối đa 4 lần sau đó đổi thẻ. Mục tiêu hướng đến là hoàn thành 100-150 thẻ/ ngày.
Lứa tuổi nào là thích hợp?
Bạn nên giáo dục não phải cho trẻ càng sớm càng tốt, tuy nhiên, sẽ không có vấn đề gì khi trẻ đã bắt đầu bước sang tuổi thứ 6. Theo bà Henmi – một giáo viên người Nhật đã có 20 năm giảng dạy theo phương pháp này – phát triển não phải có hiệu quả đến khi trẻ 12 tuổi, qua lứa tuổi này sẽ khó có thể thấy rõ được tín hiệu cải thiện. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là dạy trẻ biết cách vận dụng não phải trong cuộc sống hàng ngày.


  1. Tin tưởng
Bạn cần tin tưởng vào khả năng của trẻ hoặc luôn ở bên động viên khi trẻ không hoàn thành được mục tiêu. Bạn cũng cần đặt lòng tin vào chương trình tập luyện để có động lực giúp trẻ phát triển.
  1. Tham gia các lớp học để giải phóng khả năng cho não phải
  2. Đọc truyện cho trẻ
Đọc là một trong 4 điều kiện cần thiết để trẻ phát triển trí não. Ban hãy đọc thật truyền cảm và diễn tả càng nhiều cảm xúc càng tốt.
  1. Luôn theo sát những bé có não phải phát triển
Đây là nguyên lý của việc hình thành nhân tài. Não phải tiếp nhận bằng cách quan sát, não trái tự tiếp nhận và xử lý thông tin.
  1. Vui đùa cùng trẻ
Trẻ cần cảm thấy vui vẻ và sảng khoái để kích thích sự phát triển của não phải.
  1. Khéo léo kích thích não trái
Chúng ta thường tập trung vào việc giáo dục não phải mà bỏ quên não trái. Điều này thực sự sai lầm. Não trái cần được phát triển song song với não phải bởi não trái phát triển sẽ giúp não phải phát triển tốt hơn. Giáo dục não phải không đơn thuần là tập trung vào não phải mà là toàn bộ 2 bán cầu.
  1. Đánh giá
Bạn nên giúp trẻ phát triển khả năng tự đánh giá và kiểm soát bản thân. Không nên la mắng trẻ vì thiếu khả năng hay phạt trẻ vì làm sai. Hãy đề ra giới hạn và hình phạt dành cho trẻ để trẻ biết nên cư xử như thế nào. Khi phạt trẻ, hãy cho trẻ biết những lỗi sai và giải thích cho trẻ hiểu. Những hình phạt này nên bắt đầu khi trẻ được 2 tuổi.
  1. Kiên trì, chịu đựng và lo lắng
Trẻ cần học cách chịu đựng những khó khăn, thử thách khác nhau trong cuộc sống và học cách vượt qua chúng.
  1. Giúp trẻ tiếp nhận những lời nhận xét tiêu cực từ cha mẹ, thầy cô và những người xung quanh.
Động viên trẻ vượt qua trở ngại để tiếp tục cuộc hành trình học hỏi.
  1. Rèn dũa lý trí
Não phải bị tác động mạnh mẽ bởi lý trí. Nếu lý trí sai lệch, não phải sẽ không thể phát triển hoàn thiện được.

Wednesday, October 26, 2016

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Trên thực tế, có nhiều cách đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên để đơn giản hoá cho quá trình phân tích, chúng ta sử dụng 4 kiểu phân tích được lựa chọn dưới đây. Mỗi kiểu phân tích không đứng độc lập lẫn nhau mà mỗi cái đều hỗ trợ, bổ sung làm rõ cho cái khác. Mỗi con số, kết quả trong quá trình phân tích đều là kết quả từ mỗi hoạt động kinh doanh tại một thời gian, không gian cụ thể, bị những yếu tố bên ngoài tác động nên trước khi sử dụng các phương pháp phân tích, cần xem xét các yếu tố dưới đây để loại trừ những ảnh hưởng gây méo mó:

- Những thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh: đầu tư, sáp nhập, chia tách….

- Những khoản mục không thường xuyên, không định kỳ

- Thay đổi trong chính sách kế toán

- Những thay đổi bất thường khác
- Mà doanh nghiệp chán quá thì kệ nó, mình làm tí Bitcoin

I.          PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN MỤC

Trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có rất nhiều các khoản mục, tuy nhiên chỉ tập trung phân tích một số khoản mục chính sau:


PHẦN II. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ

Phân tích chỉ số là công cụ đầy sức mạnh trong việc phát hiện sớm các vấn đề nếu nó được sử dụng đầy đủ. Nhưng sẽ là rất nguy hiểm nếu suy diễn và phản ứng chỉ theo một chỉ số nhất định. Một nhận định từ chỉ số sẽ chính xác nếu chúng ta xem xét nó trên tổng thể các chỉ số khác, các khuynh hướng, các vấn đề đang xảy ra tại doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.


PHẦN III. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN

Báo cáo dòng tiền là cách cơ bản chỉ ra luồng tiền dịch chuyển của dòng tiền. Chúng được sử dụng để trình bày xem tiền đã được sử dụng như thế nào trong quá khứ và một báo cáo như vậy có thể được làm ra để chứng minh các quỹ sẽ được sử dụng như thế nào trong tương lai.

Đối với ngân hàng, phân tích dòng tiền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì cuối cùng chỉ có tiền mới đảm bảo cho thanh toán, một doanh nghiệp dù có lợi nhuận cao nhưng tiền lại nằm hết tại TSLĐ, hoặc bị chiếm dụng khác thì rủi ro thanh toán của khách hàng đó vẫn rất cao.



Sơ đồ dưới đây sẽ chỉ ra chu kỳ của dòng tiền tham gia kinh doanh



Tiền mặt --> Các khoản phải trả --> Mua sắm NVL --> Quá trình sản xuất --> Thành phẩm tồn kho --> Thêm lợi nhuận gộp --> Các khoản phải thu --> Tiền mặt



Khi phân tích dòng tiền của doanh nghiệp, phân tích các hệ số sau:

1.   Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào

PHÂN TÍCH XU HƯỚNG

Phân tích xu hướng là quá trình so sánh các dữ liệu kinh doanh theo thời gian để xác định kết quả đạt được hoặc các xu hướng. Sau đó, bạn có thể phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp với những xu hướng đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh của bạn.
 Phân tích xu hướng giúp bạn hiểu rõ việc kinh doanh của mình đang được thực hiện như thế nào và dự đoán xem các hoạt động kinh doanh đó sẽ dẫn bạn tới đâu.. Việc làm này nếu được thực hiện tốt sẽ giúp bạn có định hướng để điều chỉnh việc kinh doanh của mình đi đúng hướng
Bạn có thể sử dụng viêc phân tích xu hướng để cải thiện công việc kinh doanh của bạn bằng cách:
•        Xác định các lĩnh vực kinh doanh đang hoạt động tốt, từ đó bạn có thể tiếp nối thành công
•        Xác định các lĩnh vực kinh doanh hoạt động kém hiệu quả
•        Cung cấp bằng chứng phục vụ cho việc ra quyết định của bạn.
Hướng dẫn này sẽ giúp bạn hiểu cách sử dụng dữ liệu thứ cấp để phân tích xu hướng và cải thiện công việc kinh doanh của bạn.
Lựa chọn xu hướng và kết quả để phân tích
Yếu tố góp phần vào thành công chung của bạn - thường được gọi là chỉ số hoạt động chính (Key Performance Indicators - KPIs) – là điểm khởi đầu tốt cho các phân tích xu hướng thông dụng.
Rà soát các chỉ số hoạt động chính (KPIs)
Khi lựa chọn các KPIs để theo dõi và xem xét phục vụ phân tích xu hướng, bạn hãy tìm các yếu tố tác động đến doanh số bán hàng, chi phí và dòng tiền.
Ví dụ, khi xem xét doanh số bán hàng, bạn hãy theo dõi các số liệu cho thấy những gì đang xảy ra trong việc kinh doanh của bạn, chẳng hạn như:
•        Các nhóm sản phẩm đang bán chạy
•        Các sản phẩm ưu tiên với lợi nhuận tốt nhất và các điều khoản thanh toán tốt nhất đang được bán như thế nào
•        Hiệu suất bán hàng của từng nhân viên
•        Tỷ lệ chuyển đổi (tức là tỷ số dẫn đến doanh số bán hàng) đang thay đổi như thế nào.
Đánh giá xu hướng tài chính
Các xu hướng tài chính có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và vì thế cần được đo lường:
•        Việc bán hàng
•        Chi phí của hàng hóa
•        Chi phí điều hành
•        Dòng tiền
•        Lợi nhuận ròng.
Phân tích các xu hướng khác
Các yếu tố khác tác động đến hiệu quả kinh doanh tổng thể bao gồm:
•        Tốc độ lưu thông hàng hóa
•        Điều khoản thanh toán và nợ hoặc thời gian trả nợ.
•        Giờ giao dịch
•        Khu vực trưng bày hoặc diện tích sàn
•        Số nhân viên
•        Chi phí quản lý lãng phí.
Phát triển một hệ thống phân tích xu hướng
Bằng cách theo dõi hiệu quả việc kinh doanh trong một khoảng thời gian dài, bạn có thể thiết lập thông tin hữu ích về các xu hướng. Sau đó, bạn có thể sử dụng dữ liệu này để tinh chỉnh các quyết định và chiến lược kinh doanh của mình.
Các giai đoạn trong phân tích xu hướng
Thiết lập hệ thống phân tích xu hướng một cách hiệu quả:
•        Chuẩn bị để phân tích - xác định những dữ liệu về hoạt động và kết quả mà bạn sẽ kiểm tra và so sánh
•        Áp dụng ngưỡng - xác định những ngưỡng mà ở đó sự thay đổi là đáng chú ý. Ví dụ, việc tăng hoặc giảm 10% doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian cần được điều tra để tìm ra nguyên nhân. Hãy là người ra quyết định bởi bạn là người hiểu rõ nhất việc kinh doanh của mình.
•        Tiến hành phân tích nguyên nhân - xác định nguyên nhân của những sự thay đổi, từ đó bạn có thể sử dụng thông tin này để lập kế hoạch và ra quyết định trong tương lai.
Sử dụng hệ thống quản lý thông tin
Nhằm đảm bảo việc phân tích của bạn có ý nghĩa, hãy thiết lập hệ thống và quy trình lưu trữ để ghi lại các thông tin một cách chính xác. Trao đổi các quy trình mà cả bạn và nhân viên của bạn đều hiểu.
Hãy đảm bảo các dữ liệu kinh doanh được thu thập, lưu trữ, báo cáo và đánh giá một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách:
•        Lưu trữ các thông tin chính xác về kinh doanh - bao gồm thông tin tài chính, số giờ làm của nhân viên, hàng hóa (vào hoặc ra) và các chiến dịch tiếp thị
•        Phân tích xu hướng tại những thời điểm quyết định quan trọng - ví dụ, các vấn đề về lợi tức dòng tiền tiềm năng, nhân sự, những thời điểm đạt doanh số bán hàng cao nhất và sự thành công của các chiến dịch tiếp thị
•        Thu thập thông tin một cách định kỳ - theo tần suất được xác định cho từng loại dữ liệu cần thu thập
•        Duy trì tính nhất quán dữ liệu - bằng cách thống nhất những số liệu nào được và không được thu thập. Ví dụ, doanh số bán hàng của đợt hàng mới mà không tính đến doanh số của đợt hàng cũ trong thời gian tiếp thị.
•        Lưu trữ thông tin dưới dạng có thể sử dụng được - ví dụ, bằng cách sử dụng bảng tính hoặc phần mềm kế toán
•        Khuyến khích sự tham gia của cả nhóm - bằng cách trao đổi những gì bạn đang làm với những người thu thập và lưu trữ dữ liệu.
Điểm chuẩn kinh doanh của bạn
Điểm chuẩn là một cách để đo lường hiệu quả của bạn so với các doanh nghiệp có quy mô tương tự trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Bạn có thể chấm điểm hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh doanh quan trọng đối với thành công của bạn.
Hạn chế của phân tích xu hướng
Bạn cũng nên lưu ý những trường hợp ứng dụng phân tích xu hướng không hiệu quả. Ví dụ như:
•        Khi tình hình thay đổi nhanh chóng thì các dữ liệu thứ cấp có thể không sử dụng được
•        Việc so sánh dữ liệu hàng năm có thể không phải lúc nào cũng mô tả chính xác cho việc kinh doanh của bạn bởi có những  yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả
•        Các dữ liệu thu thập được trong một khoảng thời gian dài không cho phép hiệu chỉnh theo mức lạm phát.
Phân tích xu hướng để cải thiện kinh doanh
Việc dành thời gian phân tích các kết quả kinh doanh của bạn là có giá trị bởi nó giúp bạn cải thiện việc kinh doanh của mình.
Phân tích xu hướng chính xác sẽ giúp phát hiện các xu hướng trong hoạt động kinh doanh của bạn – những điều không thể nhận thấy một cách hiển nhiên nếu chỉ căn cứ vào các chỉ số kinh doanh theo từng ngày.
Bạn có thể phân tích xu hướng hoạt động kinh doanh của bạn thông qua việc:
•        Thực hiện các tính toán tài chính
•        Nhìn nhận các tỷ số
•        Tạo ra các bảng thông tin
•        Vẽ biểu đồ các kết quả theo thời gian.
Tiến hành phân tích xu hướng Phân tích một xu hướng thường không có giá trị , nhưng khi thông tin về xu hướng được kết hợp với những quan sát và thông tin khác về kinh doanh có thể trở thành một công cụ mạnh cho việc ra quyết định về kinh doanh.
Dưới đây là một ví dụ về việc thay đổi nhân sự:
Thay đổi nhân sự trong năm 2011
•        Quý I 10%
•        Quý II 14%
•        Quý III 16%
•        Quý IV 8%
Thông tin trên cho thấy việc thay đổi nhân sự gần đây đã giảm - thường là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, thông tin trên không cho bạn biết được ảnh hưởng của nó tới kinh doanh như thế nào. Để tìm ra câu trả lời, bạn cần phải phân tích các yếu tố khác.
Biểu đồ dưới đây chỉ ra những điều hữu ích hơn so với thông tin đơn lẻ ở phía trên.
Thay đổi nhân sự từ năm 2009- 2011


Nếu để tách bạch thông tin như ban đầu, ta sẽ nhận thấy chiều hướng có vẻ tích cực. Tuy nhiên khi so sánh qua các năm như trong đồ thị thì sự thay đổi mỗi quý là lớn hơn đáng kể so với cùng kì các năm trước.
Sự thay đổi nhân sự đang có xu hướng đi lên. Điều này cung cấp cho bạn một cảnh báo rằng thay đổi nhân sự đang trở thành một vấn đề và bạn có thể cần phải điều chỉnh.



<- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

HỆ SỐ DÒNG TIỀN VÀO TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH SO VỚI TỔNG DÒNG TIỀN VÀO


Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính dương thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng. Điều này thể hiện tiền tạo ra từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngoài và doanh nghiệp có thể phải phụ thuộc vào các nguồn vốn từ bên ngoài.

Hoạt động tài chính là những nghiệp vụ làm thay đổi cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể: tăng, giảm các khoản vay; tăng giảm vốn chủ sở hữu khi huy động, phát hành cổ phiếu; mua lại trái phiếu, cổ phiếu; trả cổ tức, lợi nhuận giữ lại.


Nếu lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh không đủ cho hoạt động đầu tư buộc doanh nghiệp phải điều phối dòng tiền từ hoạt động tài chính. Đó có thể là một khoản vay sẽ được tăng lên, phát hành thêm cổ phiếu hay là sự giảm đi hoặc thậm chí ngưng trả các khoản cổ tức.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản mục sau:


  1. Vốn tự có (+)
  2. Vay dài hạn (+)
  3. Trả nợ vay dài hạn (-)
  4. Vay ngắn hạn (+)
  5. Trả nợ vay ngắn hạn (-)
  6. Trả lãi vay (-)
  7. Chi cổ tức, quỹ phúc lợi, khen thưởng (-)
Lưu ý: Sức mạnh của doanh nghiệp thể hiện trước hết ở khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh, không phải tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư hay tài chính. Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề này khi xác định độ ổn định của 1 doanh nghiệp để quyết định đầu tư dài hạn.

<-PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP