Showing posts with label CHỨNG KHOÁN. Show all posts
Showing posts with label CHỨNG KHOÁN. Show all posts

Tuesday, February 1, 2022

Tại sao người giàu càng chơi càng giàu, còn người nghèo càng bận càng nghèo: Mấu chốt nằm ở 3 điểm này!

Thế gian rộng lớn và phức tạp, có rất nhiều điều tưởng chừng như chẳng thể hiểu nổi. Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa người giàu và người nghèo?




Tại sao người giàu càng chơi càng giàu, còn người nghèo càng bận càng nghèo: Mấu chốt nằm ở 3 điểm này!

Chỉ cần để tâm quan sát một chút là thấy được, người giàu đang ngày một giàu lên, trong khi người nghèo lại càng ngày càng lam lũ. Tại sao lại vậy?

Thật ra, mấu chốt của vấn đề nằm ở ba điểm sau đây:





1. Khác biệt trong tư duy về đầu tư

Một người có thể giàu có như vậy, tiền bạc của cải từ đâu mà có? Do điều kiện gia đình hơn hẳn những người khác, có mối quan hệ xã hội hay được tiếp cận nguồn vốn dồi dào?

Những điều trên không sai. Tuy nhiên, điểm mà mọi người thường bỏ qua chính là phương thức tư duy - thứ làm nên sự khác biệt hoàn toàn giữa người giàu và người nghèo.



Cùng đứng trước thị trường chứng khoán, người nghèo có thể chọn một mã mà họ cho là tốt, sau đó dốc hết tiền bạc của mình vào đó. Người giàu chưa chắc đã làm như vậy; họ sẽ suy nghĩ, phân tích thật rõ từng loại cổ phiếu, sau đó đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình.



Chìa khóa ở đây là "không bỏ hết trứng vào một giỏ". Đừng bao giờ ôm mộng tưởng làm giàu chỉ sau một đêm rồi liều mạng.




Thị trường chứng khoán có rất nhiều rủi ro, nên việc đầu tư phải hết sức cẩn trọng. Chúng ta phải học hỏi, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, những nhà đầu tư có kiến thức và kinh nghiệm. Khoảnh khắc ta ngừng học hỏi cũng là lúc ta bắt đầu thất bại.

Tại sao người giàu càng chơi càng giàu, còn người nghèo càng bận càng nghèo: Mấu chốt nằm ở 3 điểm này! - Ảnh 1.

2. Thói quen tiêu dùng khác nhau

Người giàu càng chơi càng giàu, trong khi người nghèo tuy ngày càng bận rộn nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Nguyên nhân là vì thói quen tiêu dùng của người giàu và người nghèo khác nhau.



Dù dư tiền hay không, người giàu sẽ vẫn luôn dùng tiên của mình một cách có ý nghĩa, chẳng hạn như đầu tư chứng khoán, tham gia các khóa học, tập thể dục, mua sách vở… Nhưng người nghèo thì sao? Dù được trả lương hàng nghìn USD mỗi tháng, nhiều người lại dùng tiền để mua những thứ hàng hóa xa xỉ mà chẳng đem lại lợi ích gì.


Chính từ thói quen tiêu dùng này, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng cách biệt. Muốn giàu có, phải có tư duy tiêu dùng của người giàu. Ta chỉ nên mua những thứ thực sự có giá trị với bản thân mình, không chi tiền cho những thứ xa hoa vô ích. Cứ giữ thói quen tiêu dùng của kẻ nghèo, dù có nằm trên núi vàng cũng không đủ tiêu.

Tại sao người giàu càng chơi càng giàu, còn người nghèo càng bận càng nghèo: Mấu chốt nằm ở 3 điểm này! - Ảnh 2.

3. Khác biệt trong việc ưu tiên đầu tư cho bản thân

Đã là người sống trên đời, không ai là không chú trọng vào việc định hình bản thân mình. Đây cũng là điểm khác nhau giữa người giàu và người nghèo; hai giới có những ưu tiên khác nhau.



Trong khi người giàu thích nâng cao trình độ bản thân, cả về kiến thức và kỹ năng, người nghèo lại ít khi làm vậy. Họ dành nhiều thời gian hơn vào các hoạt động đem lại niềm vui, khoái lạc nhất thời như giải trí và vui chơi.



Người giàu và người nghèo thường làm gì sau khi tan sở? Người giàu thường đi gặp gỡ những người giỏi hơn mình, học hỏi thêm những kỹ năng mới. Người nghèo lại đến các tụ điểm giải trí, bù khú nhậu nhẹt với bạn bè và đồng nghiệp đến hết ngày. Đó là lý do tại sao người nghèo vẫn cứ nghèo, dù lúc nào cũng trông rất bận rộn.

(Theo Zhihu)

Monday, February 8, 2021

NHÀ ĐẦU TƯ HỨNG KHỞI CHỜ GIAO DỊCH T +0

LĐO | 08/02/2021 | 07:34 AM
Được giao dịch T+0 từ ngày 15.2, nhà đầu tư chứng khoán phấn khởi
Nhà đầu tư hiện đang chờ đợi thời điểm Thông tư mới chính thức được áp dụng cho phép giao dịch chứng khoán T+0 Ảnh: Duy Quang

Điều mà các nhà đầu tư chứng khoán mong mỏi là giao dịch T0 được áp dụng kể từ ngày 15.2.2021.

Thông tư 120/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính

Thông tư này hướng dẫn giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm được niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.

Nhà đầu tư giao dịch chứng khoán T0 trong ngày

Theo quy định hiện hành, thời gian giao dịch và thanh toán của cổ phiếu trên thị trường là T+2, tức là khi mua cổ phiếu thì 2 ngày sau nhà đầu tư mới có thể bán cổ phiếu đó. Tuy nhiên, Thông tư 120/2020/TT-BTC cho phép nhà đầu tư giao dịch chứng khoán trong ngày (giao dịch T+0).

Tại Điều 10, Thông tư quy định, nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch trong ngày sau khi đã ký hợp đồng giao dịch trong ngày với công ty chứng khoán.

Các nhà đầu tư đang mong mỏi việc áp dụng giao dịch chứng khoán T+0. Ảnh minh họa: Thế Lâm.Các nhà đầu tư đang mong mỏi việc áp dụng giao dịch chứng khoán T+0. Ảnh minh họa: Thế Lâm.

Hợp đồng giao dịch trong ngày phải có điều khoản cho phép công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch vay, giao dịch mua bắt buộc để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao. Hợp đồng giao dịch trong ngày phải nêu rõ các rủi ro phát sinh, thiệt hại và chi phí phát sinh mà nhà đầu tư phải thanh toán.

Hoạt động giao dịch trong ngày không được thực hiện trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc, trước ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền cho cổ đông gắn với mã chứng khoán được giao dịch trong ngày.

Thông tư cũng nêu rõ, trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường, UBCKNN có quyền yêu cầu tạm ngừng các hoạt động giao dịch trong ngày.

Bán khống chứng khoán có tài sản đảm bảo

Theo thông tư, giao dịch bán khống có tài sản đảm bảo (giao dịch bán khống có bảo đảm) là giao dịch bán chứng khoán đã vay trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán của Tổng Công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Người bán sau đó có nghĩa vụ mua lại số chứng khoán đó để hoàn trả khoản đã vay.

Giao dịch bán khống sẽ được thực hiện dựa trên hợp đồng giao dịch vay chứng khoán trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán tại Tổng Công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Để thực hiện giao dịch bán khống có bảo đảm tối thiểu phải bao gồm nội dung về tài sản thế chấp, lãi suất vay/cho vay, thời hạn vay, gia hạn vay, xử lý tài sản thế chấp khi nhà đầu tư không hoàn trả chứng khoán, phương thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh, nêu rõ các rủi ro, thiệt hại có thể phát sinh và chi phí.

Bên cạnh quy định về giao dịch trong ngày và bán khống, một trong những điểm đáng chú ý của Thông tư là mở ra không gian cho phép dùng chứng khoán làm tài sản đảm bảo ký quỹ để vay tiền đầu tư chứng khoán.

Nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ ký quỹ duy trì theo hợp đồng đã ký với công ty chứng khoán. Khi tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản giao dịch ký quỹ giảm xuống thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì, công ty chứng khoán phải phát hành lệnh gọi ký quỹ bổ sung. Theo thông tư, chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ không được tính vào tài sản đảm bảo khi xác định tỷ lệ ký quỹ ban đầu và tỷ lệ ký quỹ duy trì cho giao dịch ký quỹ.

HƯƠNG NGUYỄN 

Monday, November 6, 2017

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

22 quy luật đã đúc rút được trong những quyển sách tôi từng đọc về những nhà đầu tư thành công trên thế giới và sau những lần nằm gai nếm mật trên thị trường.

  • Quy luật số 1Cổ phiếu giá cao thì sẽ tiếp tục tăng và ngược lại
Bạn có ngạc nhiên khi thấy VNM liên tục tăng hết từ năm nay đến năm khác mặc dù lúc nào cũng cảm thấy giá nó cao.

Ngược lại, kể từ khi HAG giảm xuống mức giá dưới 10, đã hàng năm nay cổ phiếu này được giao dịch ở vùng 6 – 7.

Nếu bạn hy vọng mua cổ phiếu ở giá thật thấp để sau này “nhỡ đâu” nó lên cao thì bạn đã nhầm to. Cổ phiếu không vượt được giá 20 thì đừng mong lên được 50, không đạt giá 50 thì còn lâu mới lên được 100.
  • Quy luật số 2: Môi giới không phải là người chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản của bạn
Bạn, chứ không phải ai khác phải chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản của mình

Môi giới chứng khoán làm việc không chỉ vì lợi ích của bạn, mà còn vì lợi ích của họ và công ty chứng khoán của họ.

Đa phần các môi giới sẽ không vui nếu bạn mua một cổ phiếu rồi giữ nó cả năm – kể cả bạn có lãi đến như thế nào

Điều đó không có nghĩa là không có những môi giới giỏi và có tâm. Trước khi quyết định sẽ gắn bó với môi giới nào, hãy tìm hiểu về lịch sử giao dịch và các khách hàng cũ của anh ấy
  • Quy luật số 3: Người ta thắng không phải bởi vì mua cổ phiếu tốt mà là người đầu tư theo nguyên tắc
Bạn sẽ không có lãi vì cổ phiếu được các chuyên gia phân tích tung hô là tốt

Bạn chỉ kiếm được tiền nếu cổ phiếu bạn mua tăng giá

Bạn có thấy Warren Buffett hay William O’neil chỉ giải ngân khi tìm thấy cơ hội đầu tư đúng theo nguyên tắc của họ không.

Một hệ thống đầu tư cổ phiếu luôn phải có 4 phần mà tôi hay gọi là CLGT cho dễ nhớ, viết tắt của “Chiến lược đầu tư chung”, “Lọc cổ phiếu”, “Giao dịch”, và “Theo dõi đầu tư”. Cổ phiếu chỉ là một phần trong số đó
  • Quy luật số 4: Nhưng nếu không mua cổ phiếu tốt sớm muộn bạn cũng sẽ rời cuộc chơi
Tôi từng chứng kiến nhiều người nhân đôi, nhân ba tài khoản chỉ sau vài tháng mua FLC, KLF, FIT, ROS ..

Nhưng 2 gặp họ 2 năm sau đó, có những người mất sạch tiền đầu tư chứng khoán, phần đa lỗ nặng và không còn muốn nhắc đến chứng khoán

Và họ nói thị trường không minh bạch, thị trường không tốt. Những điều mà tôi không thấy họ nhắc đến khi kiếm được tiền từ cổ phiếu

Nếu bạn chưa biết cách tìm các cổ phiếu tốt hãy học cách xem nhanh BCTC. Tôi có biết người bạn đào tạo khá tốt về việc này, bạn có thể tham khảo bài nhận định của anh ấy tại trang facebook: https://www.facebook.com/ChungKhoanCuaToi/?fref=ts

Hoặc đăng ký học tại trang
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdBDsOkOVhf_FEFsjX9pPqvJDffl7yONZcx8wJEaub-i23ohQ/viewform
  • Quy luật số 5: Xu hướng thị trường là yếu tố quyết định:
Rất nhiều cổ phiếu suy giảm khi thị trường chung đi xuống. Nhưng vấn đề là không phải tất cả đều phục hồi sau đó.

Hãy xem các cổ phiếu dầu khí từ năm 2014 đến nay. Sau khi trải qua 9 tháng đầu năm 2014 thăng hoa, nhóm dầu khí đã lao dốc không phanh cho đến tận 2 năm sau đó.

Ngoại trừ GAS, đa số các cổ phiếu dầu khí khác như PVD, PVC .. đã không phục hồi, ngay cả khi thị trường vượt đỉnh 6 năm vào tháng 7/2016.

Vì vậy, hãy chắc chắn bạn luôn quan sát thị trường chung và hành động kịp thời khi thi trường suy giảm
  • Quy luật số 6: Người khổng lồ luôn để lại những dấu chân lớn
Bạn có để ý những phiên giao dịch mà cổ phiếu tăng mạnh với khối lượng giao dịch đột biến không?

Đó có thể là dấu hiệu cổ phiếu được các tổ chức lớn mua vào

Vấn đề là với lượng tài sản lớn, họ không thể giải ngân chỉ trong 1 phiên, mà phải mua rải rác làm nhiều lần.

Đó là lý do bạn thấy rất nhiều cổ phiếu dạng này tăng liên tục sau đó

Không một người khổng lồ nào có thể giấu được vết chân. Lợi thế của nhà đầu tư cá nhân có thể theo dõi dấu chân đó, đánh giá và đưa ra quyết định thật linh hoạt.
  • Quy luật số 7: Phân tích giỏi là tốt rồi nhưng còn phải biết quyết định giỏi nữa.
Điều duy nhất chắc chắn trên thị trường đó là không có gì chắc chắn. Phân tích có kỹ đến đâu thì vẫn luôn luôn có 20% xác suất sai.

Hãy mạnh dạn ra quyết định vì chỉ cần đúng 6-7/10 lần giao dịch là bạn đã làm được điều mà 90% nhà đầu tư không làm được rồi
  • Quy luật số 8: Thị trường luôn được dẫn dắt bởi một nhóm cổ phiếu, nhất định phải xác định được nhóm nào
Như thế này cho bạn dễ hình dung nhé: mỗi đợt thị trường tăng sẽ được dẫn dắt bởi một nhóm cổ phiếu. Nhóm này tăng rất mạnh, tạo ra sự lan toả đến toàn thị trường để một vài nhóm cổ phiếu khác tăng theo – khi đó chỉ số cũng lên.

Nhóm cổ phiếu dẫn dắt thường tăng gấp 3-4 lần thị trường chung. Tức là nếu thị trường tăng 20% thì nhóm này có thể tăng đến 70-80%
  • Quy luật số 9: Nhà đầu tư thành công đến mấy cũng phải trải qua nhiều lần cắt lỗ, quan trọng là họ lại đứng lên và đi tiếp
Cắt lỗ là chuyện bình thường quan trọng là:

1. Bạn có dám cắt lỗ không?

2. Sau khi cắt lỗ bạn còn có thể đầu tư tiếp hay không?

Cá nhân tôi cũng đã trải quả nhiều lần cắt lỗ. Có đau không? Đau chứ. Đồng tiền đi liền khúc ruột mà. Có điều tôi chưa từng hối hận vì các quyết định cắt lỗ của mình

Bạn nên dừng lỗ khi cổ phiếu giảm đến mốc 5 – 7% tổng tài sản.

Sẽ không có cái gọi là “đầu tư dài hạn” khi cổ phiếu đã làm bạn mất đến 20% tổng đầu tư.

  • Quy luật số 10: Khi cổ phiếu dẫn đầu đạt đỉnh chính là lúc cân nhắc rời khỏi thị trường

Nhóm cổ phiếu dẫn dắt sẽ tăng đầu tiên và tạo hiệu ứng lan toả đến toàn thị trường.

Nhóm cổ phiếu dẫn dắt này sẽ tăng khoảng 3 - 6 tháng rồi bắt đầu điều chỉnh. Lúc này các nhóm cổ phiếu lan toả, nhóm Penny mới chỉ gần đạt đỉnh.

Đây chính là lúc bạn cần rút khỏi thị trường vì chỉ 2 – 3 tuần, khi nhóm dẫn dắt đã đi xuống rõ ràng, các cổ phiếu cũng lần lượt đạt đỉnh và hiện tượng “xả hàng” sẽ diễn ra đồng loạt trên tất cả các nhóm cổ phiếu.

  • Quy luật số 11: Người ta mua bán theo cảm xúc, hay nói chính xác hơn là kỳ vọng nó tăng, không phải vì phân tích

Khi được giới thiệu một hệ thống đầu tư mới, thường có rất nhiều người quan ngại “Nhỡ ai cũng biết nó thì sao?”

Tôi thì không lo chuyện này lắm, kể cả tất cả mọi người cùng biết thì chỉ có 20% số đó là thực hiện, và chỉ một số ít là làm xuất sắc hệ thống đầu tư đó mà thôi.

Đa số quyết định theo cảm xúc nên người ta cũng không mấy quan tâm đến hệ thống đầu tư ABC gì đó

Để một người có thể từ bỏ cảm xúc của mình để mua bán theo một hệ thống cứng nhắc, tiêu chuẩn là một quá trình dài và khó, thậm chí còn gian nan hơn so với tạo ra một hệ thống đầu tư hiệu quả
Người ta quyết định theo cảm xúc hơn là lý trí

  • Quy luật số 12: Thị trường có tăng thì cũng có giảm, có cả đi ngang nữa

Đây là sai lầm của rất nhiều bạn mới đầu tư chứng khoán, tức là lúc nào cũng chỉ chăm chăm xem thị trường lên hay là xuống, để mà mua với bán.

Thị trường còn có một trạng thái khác, đó là đi ngang, hay còn gọi là không có xu hướng rõ ràng. Đáng tiếc là giai đoạn này lại chiếm từ 30 – 40% thời gian trên thị trường.

Đặc điểm dễ thấy nhất của giai đoạn này đó là cổ phiếu vừa lên được 1 – 2 phiên thì lại giảm. Bạn vừa mua xong thì giá nó xuống, đợi mấy phiên xong bán ra thì nó lại lên. Bạn bị lỗ không nhiều, nhưng lại liên tục quay vòng vì “nhìn đâu cũng tưởng ngon ăn”, khiến thị trường không giảm mà tài sản thì bay nhanh

  • Quy luật số 13: Không phải cứ tin tức tốt hỗ trợ là cổ phiếu sẽ tăng

Khi cổ phiếu lên thì tin tốt tạo đà cho nó lên mạnh hơn.

Còn khi cổ phiếu đã giảm thì có rất nhiều người kẹt hàng ở vùng giá cao, họ chỉ chờ cổ phiếu hồi lên một chút là họ bán ra.

Tin tốt cũng không cứu được cổ phiếu là như vậy

  • Quy luật số 14: Trong xu hướng giảm, khi nào thấy volume cạn kiệt là lúc nên cân nhắc theo dõi cổ phiếu đó

Cổ phiếu giảm tức là lượng bán nhiều hơn lượng mua. Khi volume cạn kiệt tức là không còn nhiều cổ phiếu được bán ra nữa, lượng cung không còn nhiều, nên theo dõi để sẵn sàng mua vào

  • Quy luật số 15: Các nhịp tăng của thị trường luôn tuân thủ theo đúng 5 nhịp sóng Elliott: 3 nhịp tăng chính và 2 nhịp điều chỉnh

Có nhiều tranh cãi về tính ứng dụng và mức độ chính xác của sóng Elliott, đa phần là của những người không biết đếm sóng!

Sóng Elliott chính xác và sẽ luôn hiệu quả trên tất cả các thị trường, các khung thời gian là do nó phản ánh chính xác các giai đoạn tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường: từ bi quan, nghi ngờ, tự tin đến hưng phấn.

  • Quy luật số 16: Một cổ phiếu khi đã thực sự tăng giá sẽ tăng từ 3 – 6 tháng liên tục vì vậy không việc gì phải vội vàng nếu nó chỉ vừa mới tang

“Nhỡ nó tăng mất thì sao” là nỗi sợ của rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán. Lý do là họ không phân biệt được đâu là cổ phiếu tăng thực sự – đâu là cổ phiếu “ăn theo”

Một cổ phiếu tăng thực sự sẽ tăng từ 3 – 6 tháng. Còn một nhịp tăng của cổ phiếu ăn theo thì chỉ tầm 2 – 3 tuần là kết thúc.

Bạn mua cổ phiếu ăn theo thì dù có mua sớm cũng chỉ lãi 7 – 10%. Còn mua đúng cổ phiếu hàng đầu thì có mua muộn cũng lãi 20 – 30% là chuyện bình thường.

  • Quy luật số 17: Người tham lam luôn muốn mua ở đáy và bán ra ở đỉnh, người có kinh nghiệm thì mua ở điểm an toàn (mua là sẽ tăng) và bán ra khi sắp đến đỉnh

Xin trích dẫn lời của Rothschild, một gia tộc tài chính thế lực mà bạn nào đọc “chiến tranh tiền tệ” đều biết

“Tôi thành công trên thị trường chứng khoán là nhờ không bao giờ cố mua ở đáy và bán ra ở đỉnh”

Khi thị trường tăng, người có kinh nghiệm thường mua khi chắc chắn xu hướng tăng và bán ra khi đã kiếm đủ lời. Hay còn gọi là “mua cao, bán cao hơn”

  • Quy luật số 18: Người ta sẽ luôn tìm một lý do nào đó để biện minh cho việc cổ phiếu của bạn tăng hay là giảm. Đáng buồn là các lý do luôn được đưa ra khi cổ phiếu đã chạy mất rồi

“Sao mấy hôm nay con này tăng nhiều thế nhỉ”

“Các nhà đầu tư lo ngại con khỉ của Tổng thống bỏ bữa nên đã bán tháo cổ phiếu !?”

Người ta bán ra vì người ta có lãi, người ta bán ra để cắt lỗ, người ta bán ra vì LO NGẠI mà không biết lo ngại cái gì!

Không quan trọng là tin tức gì, lý do gì, bạn đừng đi tìm nguyên nhân làm giá thay đổi. Hãy xem xem liệu chính xác cổ phiếu tăng hay giảm và sẵn sàng cho các kịch bản có thể xảy ra.

  • Quy luật số 19: Khi nào ai cũng tin mua cổ phiếu nào đó nhất định sẽ có lời thì nên cân nhắc bán chúng

Thị trường Việt Nam năm 2008 – khi chủ quán bia cũng dễ dàng kiếm lời sau vai ngày đầu tư thì vài tháng sau thị trường đạt đỉnh, bước vào một thời kỳ đen tối

Bong bóng chứng khoán trung quốc 2015. P/E toàn thị trường lên đến 50, ngay cả bà bán rau cũng gom tiền chơi chứng khoán

Không có gì ngạc nhiên khi chỉ trong 4 tháng chỉ số Shanghai giảm đến 60% từ mức 5100 xuống chỉ còn 3000 vào tháng 10/2015
Khi ai cũng mua cổ phiếu thì bạn nên cân nhắc bán ra.

  • Quy luật số 20: Cổ phiếu có một khoảng thời gian gọi là “phân phối đỉnh”. Bạn phải bán cp trong giai đoạn này trước khi quá muộn

Phân phối đỉnh là giai đoạn mà những người mua cổ phiếu giá thấp bán ra cho những người đến sau.

Đặc điểm của giai đoạn này là giá không tăng nhưng volume rất lớn. Tức là rất nhiều cổ phiếu được trao tay giai đoạn này. Khi lượng này được trao tay hết, lượng cầu giảm đi cũng là lúc giá bắt đầu ..tèo

  • Quy luật số 21: Các cổ phiếu tăng nhiều nhất thường chứng kiến tăng trưởng kinh doanh đột biến trong năm đó

Điều này đã được thống kê qua nhiều năm lịch sử ở rất nhiều thị trường chứng khoán Anh, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam.
Các cổ phiếu thể hiện được mức lợi nhuận tăng liên tục trong 3 – 5 năm và chứng kiến mức lợi nhuận đột biến trong quý thường nhận được sự quan tâm lớn của giới truyền thông tài chính cũng như các nhà đầu tư.

Mỗi khi các cổ phiếu này vượt qua mốc đỉnh lịch sử của nó là lại có một vài bài báo thu hút nhiều sự chú ý. Đáng tiếc là đa số nhà đầu tư cảm thấy giá quá cao rồi và không dám mua vào.

  • Quy luật số 22: 21 quy luật trên có thể áp dụng trên tất cả các thị trường chứng khoán từ Mỹ đến Việt Nam

Các bạn cứ nghĩ là đầu tư ở nước ngoài minh bạch hơn, công nghệ cao hơn, lịch sử lâu đời hơn thì nó khác đầu tư chứng khoán Việt Nam

Thực ra ở nước ngoài nhiều cao thủ hơn, quy định cũng thoáng hơn nên là rất khắc nghiệt với newbie. Ví dụ: một cổ phiếu ở Mỹ có thể giảm 50% ..chỉ trong một ngày, rủi ro hơn sàn 7% của Việt Nam rất nhiều.

Chúc các anh chị đầu tư thành công!

--------------------------

Wednesday, October 26, 2016

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Trên thực tế, có nhiều cách đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên để đơn giản hoá cho quá trình phân tích, chúng ta sử dụng 4 kiểu phân tích được lựa chọn dưới đây. Mỗi kiểu phân tích không đứng độc lập lẫn nhau mà mỗi cái đều hỗ trợ, bổ sung làm rõ cho cái khác. Mỗi con số, kết quả trong quá trình phân tích đều là kết quả từ mỗi hoạt động kinh doanh tại một thời gian, không gian cụ thể, bị những yếu tố bên ngoài tác động nên trước khi sử dụng các phương pháp phân tích, cần xem xét các yếu tố dưới đây để loại trừ những ảnh hưởng gây méo mó:

- Những thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh: đầu tư, sáp nhập, chia tách….

- Những khoản mục không thường xuyên, không định kỳ

- Thay đổi trong chính sách kế toán

- Những thay đổi bất thường khác
- Mà doanh nghiệp chán quá thì kệ nó, mình làm tí Bitcoin

I.          PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN MỤC

Trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có rất nhiều các khoản mục, tuy nhiên chỉ tập trung phân tích một số khoản mục chính sau:


PHẦN II. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ

Phân tích chỉ số là công cụ đầy sức mạnh trong việc phát hiện sớm các vấn đề nếu nó được sử dụng đầy đủ. Nhưng sẽ là rất nguy hiểm nếu suy diễn và phản ứng chỉ theo một chỉ số nhất định. Một nhận định từ chỉ số sẽ chính xác nếu chúng ta xem xét nó trên tổng thể các chỉ số khác, các khuynh hướng, các vấn đề đang xảy ra tại doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.


PHẦN III. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN

Báo cáo dòng tiền là cách cơ bản chỉ ra luồng tiền dịch chuyển của dòng tiền. Chúng được sử dụng để trình bày xem tiền đã được sử dụng như thế nào trong quá khứ và một báo cáo như vậy có thể được làm ra để chứng minh các quỹ sẽ được sử dụng như thế nào trong tương lai.

Đối với ngân hàng, phân tích dòng tiền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì cuối cùng chỉ có tiền mới đảm bảo cho thanh toán, một doanh nghiệp dù có lợi nhuận cao nhưng tiền lại nằm hết tại TSLĐ, hoặc bị chiếm dụng khác thì rủi ro thanh toán của khách hàng đó vẫn rất cao.



Sơ đồ dưới đây sẽ chỉ ra chu kỳ của dòng tiền tham gia kinh doanh



Tiền mặt --> Các khoản phải trả --> Mua sắm NVL --> Quá trình sản xuất --> Thành phẩm tồn kho --> Thêm lợi nhuận gộp --> Các khoản phải thu --> Tiền mặt



Khi phân tích dòng tiền của doanh nghiệp, phân tích các hệ số sau:

1.   Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào