Showing posts with label cổ phiếu. Show all posts
Showing posts with label cổ phiếu. Show all posts

Thursday, February 17, 2022

CÂU CHUYỆN CỦA HAG


Vụ HAG bị huỷ niêm yết bắt buộc này rần rần mấy ngày nay, mình dạo qua 1 vòng thì thấy có nhiều ý kiến trái chiều nhưng phần nhiều là bảo vệ HAG. Tính ra thì HAG vẫn luôn rất khéo léo khi làm truyền thông.


Với kinh nghiệm làm tư vấn doanh nghiệp một thời gian và bản thân cũng đang kinh doanh/ đầu tư thì mình cũng xin nêu một số quan điểm đứng trên góc nhìn về tài chính và quy định của pháp luật để bóc tách case này.

Trước tiên thì mình xin khẳng định là đội ngũ của HAG đều là thú dữ trong giới tài chính Việt Nam, nếu xét về thông minh tài chính và am hiểu luật thì chúng ta chắc chắn thua xa họ tít tắp.  Vậy nên nếu lôi luật ra mà làm logic phân tích thì sao bật được họ, họ đập cho to đầu luôn.

Muốn "móc ngoái" được họ thì chịu khó bóc vào cái phi logic trong hành động và kẽ hở tài chính trong cách mà họ thực thi thì sẽ hiệu quả hơn.

Trước tiên với những doanh nghiệp mà tài sản nằm phần lớn ở khoản phải thu và xây dựng dở dang thì chắc chắn khi muốn "tác động" đến báo cáo tài chính, họ chỉ cần tác động vào 1 trong 2 khu vực này. Điều đáng nói là tài sản dở dang và cố định của HAG  lại chủ yếu được hợp nhất bởi công ty con là HNG chứ HAG chỉ có đúng cái nịt (từ năm 2021 thì HNG đã không còn là công ty con của HAG). Mà đã nhắc đến HNG thì lại có bước chân của Thaco. Vậy nên HAG chỉ có thẻ tập trung vào khoản phải thu mà biến tấu. Hay nói thẳng hơn thì chìa khoá của HAG lúc này chính là kỹ năng xử lý khoản phải thu.

Muốn tác động đến khoản phải thu thì "lẻ" có hàng tá cách, "sỉ" thì 2 cách phổ biến là hoán đổi vay nợ - cổ phần và xử lý trích lập. Trước giờ mình không follow HAG nhưng mình tin HAG đã dùng nát bét cả 2 cách này. Để phục vụ tốt nhất cho bài viết này mình sẽ chỉ tập trung vào các thứ 2, từc là dùng skill với trích lập.

Về nguyên tắc trích lập dự phòng là một khoản chi phí không bằng tiền (tiền đã mất từ lúc bạn cho người ta vay nợ rồi). Khi công ty trích lập thì trên bảng cân đối kế toán: Tài sản trích lập giảm -> Tổng tài sản giảm, Tổng nguồn vốn giảm tương ứng. Trên báo cáo thu nhập sẽ ghi nhận tăng ghi phí trích lập tương ứng và làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, Hoàn nhập sẽ làm tăng tài sản - nguồn vốn và tăng lợi nhuận. Ở tình huống của HAG thì liên quan đến khoản phải thu nên sẽ được ghi nhận tăng/giảm chi phí quản lý trên báo cáo thu nhập.

Tất nhiên là việc trích lập hay hoàn nhập sẽ phải theo những chuẩn mực, tuy nhiên chuẩn gì thì cũng phụ thuộc vào con người và có kẽ hở để để lách hết, đó cũng chính là lý do mà EY nêu ý kiến ngoại trừ 3 năm liên tiếp với HAG về các khoản phải thu, nhưng HAG quyết không nghe. Giờ nghe EY thì lỗ 3 năm liên tiếp cầm chịch án huỷ niêm yết rồi.
Vậy nên chiến lược lúc này của HAG là gì? Ban đầu không nghe EY, nhất định không trích lập, né án huỷ niêm yết năm 2020. Sau đó đến 2021 đồng ý với EY, nhiệt liệt hồi tố lỗ vào 3 năm từ 2017-2019, bám vào kẽ hở trong quy định niêm yết. Để kế hoạch này thành công thì bắt buộc năm 2021 phải có lời. Mũi tên này trúng 3 đích, một là thoát án huỷ niêm yết năm 2020, hai là gót rửa được ý kiến của kiểm toán trên BCTC và ba là có sẵn "của để dành" cho 2021-2022.
Vậy đối với HAG thì năm 2021 có lời thật không? Mình khẳng định là hoạt động kinh doanh có cải thiện nhưng không có lời "thực", tất cả chỉ là thiết kế sổ sách. Cái cứu cánh cho khoản lợi nhuận của HAG chính là các khoản hoàn nhập dự phòng phải thu lên tới gần 1k tỷ, lôi dần của để dành ra sài. Nếu trừ đi con số lợi nhuận năm 2021 khoảng 120 tỷ thì tính nhanh gọn lợi nhuận phải là âm 700-800 tỷ là ít, huỷ niêm yết cấm cãi. Ngoài ra đây không phải con số đã kiểm toán, mình nghĩ kiểm toán vào thì con số này sẽ còn nhảy kha khá nữa.

Như vậy chỉ cần bắn 1 mũi tên và chấp nhận bị ăn chửi thì HAG đã giải quyết được hàng loạt bài toán cực lớn. Phải khẳng định HAG hội tụ toàn những anh tài rất am hiểu về tài chính và luật pháp. Chúng ta giờ ngồi bóc tách thì dễ thấy, chứ bảo ngồi mà nghĩ ra được như các sếp thì đúng là còn khuya thật. Nhưng các sếp cứ thông minh về tài chính quá thì ai thông mình về kinh doanh và sản xuất 🙁

Quay trở lại với thời điểm hiện tại, sở yêu cầu huỷ niêm yết bắt buộc với HAG, chắc chắn là về quy định của pháp luật là sai. Vì HAG không vi phạm bất cứ điều gì, thứ họ vi phạm chỉ là "đạo đức kinh doanh", nhưng đạo đức thì làm gì có quy chuẩn niêm yết.
Theo mình cơ quan quản lý nên "cắn răng" huỷ yêu cầu và nhân cơ hội này xem lại chính các quy định pháp luật, nhanh chóng lấp kẽ hở về hồi tố. Kiểu như ông nào hồi tố BCTC quá 2 năm hoặc quá 2 lần/ 10 năm thì huỷ niêm yết bắt buộc luôn. Đây là ông niêm yết, BCTC public với công chúng và là kim chỉ nam quyết định của nhà đầu tư, đâu phải BCTC gửi Thuế đâu mà ông đảo như rang lạc vậy được, thiệt hại ông có gánh giúp nhà đầu tư không????

Còn 1 câu hỏi nữa đó là niêm yết và Upcom chỉ khác nhau ở Margin  và Công bố thông tin. Nếu xét về công bố thông tin thì HAG có khi còn khao khát được về Upcom. Còn xét về Margin thì HAG vốn dĩ không được vào danh sách margin vì trong diện kiểm soát, vậy tại sao HAG sợ huỷ niêm yết thế nhỉ? Có phải chăng là có một số ngân hàng đang cầm giúp các anh ấy cơ số thứ ??? Vậy nếu những SPEs đó mà được đập vào thì hậu quả sẽ ra sao với HAG ???

"Là cổ đông nên nhớ.... Không nghe cave kể chuyện, không nghe lãnh đạo trình bày"
- Thằng nghiện dữ liệu

Nguồn: Trần Ngọc Báu.

Tuesday, December 7, 2021

Thưởng cổ phiếu cho nhân viên hay chiêu móc túi nhà đầu tư nhỏ lẻ?


Các chuyên gia tài chính nhận định nhiều doanh nghiệp đang bóp méo mục đích của việc phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động, dẫn đến phản ứng của nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) với giá mua thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường ngày càng được nhiều doanh nghiệp đại chúng lựa chọn. Tuy nhiên, ESOP cũng là một vấn đề thường xuyên được nhà đầu tư chất vấn lãnh đạo doanh nghiệp tại các kỳ đại hội cổ đông. 

Gần đây, Đất Xanh thông báo phát hành 7 triệu cổ phiếu ESOP giá 0 đồng nhưng nhận phản ứng tiêu cực từ thị trường. Sau đó, công ty này phải điều chỉnh giá mua ESOP thành 10.000 đồng. Hay công ty bất động sản DIC Corp (mã cổ phiếu DIG) thông báo phát hành 15 triệu cổ phiếu ESOP giá 15.000 đồng nhưng 4 thành viên trong hội đồng quản trị (HĐQT) được quyền mua tới hơn 90% lượng cổ phiếu ưu đãi này.

Lý do cổ đông nhỏ khó chịu

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Môi giới Công ty Chứng khoán Mirae Asset, chia sẻ phương án phát hành ESOP thường đi kèm điều kiện hạn chế chuyển nhượng trong nhiều năm để giữ chân nhân sự. Nếu nhân viên nghỉ việc trong thời gian này, công ty sẽ mua lại ESOP với giá bằng giá phát hành.

Do đó, muốn thật sự nhận được khoản tiền thưởng bằng việc bán cổ phiếu ESOP, nhân viên phải cam kết gắn bó lâu dài với công ty.

Phương án này cũng giúp người lao động tránh một phần thuế. Vì khác với tiền thưởng, sở hữu cổ phiếu không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Nhân viên chỉ bị đánh thuế khi bán cổ phiếu. 

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu với giá rẻ cho nhân viên sẽ dẫn tới hiện tượng pha loãng giá, gây hại cho nhà đầu tư nhỏ lẻ. Kèm theo đó là hiệu ứng tăng cung cổ phiếu khiến giá có xu hướng sụt giảm sau thông tin ESOP.

Ông Huỳnh Minh Tuấn nêu nhiều lý do khiến cổ đông nhỏ lẻ thường phản ứng trước các kế hoạch ESOP. Tại nhiều doanh nghiệp Việt, ban lãnh đạo, nhóm đối tượng nhận ESOP nhiều nhất cũng đồng thời là cổ đông lớn của doanh nghiệp. 

"Lúc này, ESOP trở thành phương án ném tiền từ túi này sang túi khác, nhưng tránh được thuế và móc túi cổ đông nhỏ lẻ qua việc phát hành giá rẻ", chuyên gia chứng khoán này phân tích. 

Ông Tuấn cũng đánh giá cơ chế phát hành ESOP của nhiều doanh nghiệp không minh bạch, đa phần là ủy quyền cho HĐQT. Kết quả là nhiều doanh nghiệp chỉ phát hành ESOP tập trung cho lãnh đạo và không có thời gian hạn chế chuyển nhượng. Cổ đông nhỏ khó có thể tác động quyết định vì chỉ chiếm tỷ lệ biểu quyết thấp.

Thưởng cổ phiếu cho nhân viên hay chiêu móc túi nhà đầu tư nhỏ lẻ?
Cổ phiếu Đất Xanh nhận phản ứng tiêu cực từ thị trường sau thông tin phát hành ESOP 0 đồng (Ảnh: DXG).

"Đây là tình huống gây khó chịu nhất cho cổ đông nhỏ vì ngay lập tức có một lượng cổ phiếu từ trên trời rơi xuống sẵn sàng chốt lời trên đầu mình, thẳng tay móc túi mình", ông Tuấn nói. 

Chuyên gia này nhận định kể cả trong trường hợp phương án ESOP phát huy vai trò giữ chân nhân tài với quy mô nhân sự được thưởng cổ phiếu đủ lớn và thời gian hạn chế chuyển nhượng dài vẫn có thể làm cổ đông khó chịu. Vì không phải nhà đầu tư nhỏ lẻ nào cũng đủ kiên nhẫn theo đuổi giá trị dài hạn của doanh nghiệp. Trong khi họ khó chấp nhận những hiệu ứng tiêu cực ngắn hạn của ESOP.

"Lợi ích dài hạn là khái niệm vô chừng"

Trao đổi với phóng viên Dân trí, Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn (Đại học Bristol, Anh) nhận định ESOP luôn là một chủ đề nhạy cảm và gây tranh cãi ngay cả ở nước ngoài. Về mặt tốt, ESOP là cách để doanh nghiệp thưởng xứng đáng cho đội ngũ nhân sự để giữ chân họ, đặc biệt với những công ty nơi nguồn nhân lực giữ vai trò chủ chốt như trong các lĩnh vực công nghệ, khởi nghiệp. 

"Nếu nguồn nhân lực được nuôi dưỡng tốt, cổ đông có thể chấp nhận đánh đổi lợi ích trước mắt để lấy tăng trưởng dài hạn. Tuy nhiên, lợi ích dài hạn là một khái niệm vô chừng và phụ thuộc hoàn toàn vào cách thiết kế ESOP", Tiến sĩ Tuấn nêu quan điểm.

Ông chia sẻ nếu những khoản thưởng cổ phiếu ESOP chỉ tập trung trong tay một số lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư đương nhiên sẽ đặt dấu hỏi về mục đích của ESOP để giữ chân nhân tài hay là cách lãnh đạo, cổ đông lớn "rút ruột" công ty, gây tổn hại cho cổ đông nhỏ.

"Người ta có thể mượn chiêu bài công ty cổ phần không chỉ phục vụ mục tiêu cao nhất là mang lại giá trị cho cổ đông mà còn phải phục vụ khách hàng, nhân viên, xã hội, môi trường để bóp méo thành công ty chuyên phục vụ lợi ích ban lãnh đạo công ty. Đây là điều đã diễn ra ở nước ngoài và đang được cảnh báo", Tiến sĩ Tuấn cho hay.

Theo ông, ở nhiều nước, ESOP là phương án rất phổ biến, đặc biệt với các công ty công nghệ. Vấn đề kế toán của ESOP và tác động của nó đến giá trị doanh nghiệp là chủ đề nóng. Các doanh nghiệp quốc tế cũng đang nâng dần tính minh bạch và các tiêu chí để phát hành ESOP. Một giải pháp cụ thể là thành lập ủy ban lương thưởng có cổ đông độc lập thật sự và đại diện của người lao động. 

"Cách này giúp lập ra các tiêu chí công việc (KPI) hợp lý cho lãnh đạo cũng như cấu trúc lương thưởng hợp lý. Nhờ đó, tránh được hiện tượng lãnh đạo công ty tự quyết việc trả lương và thưởng cho mình vô tội vạ, rút ruột công ty làm giàu cho mình", TS Tuấn phân tích. 

(Theo Dân Trí)

Friday, February 26, 2021

Hàng loạt công ty tốt nhất Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực đang nằm trong tay người Thái, chủ sở hữu gồm cả hoàng gia và các tỷ phú giàu nhất châu Á


Hàng loạt công ty tốt nhất Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực đang nằm trong tay người Thái, chủ sở hữu gồm cả hoàng gia và các tỷ phú giàu nhất châu Á

Tập đoàn SCG, thuộc sở hữu của hoàng gia Thái Lan; C.P Group nhà Chearavanont; TTC Group của ông chủ Charoen Sirivadhanabhakdi; Central Group nhà Chirathivat đều đang nắm trong tay những khoản đầu tư lớn tại Việt Nam, doanh thu mỗi năm của họ hàng tỷ USD.

Big C - hệ thống siêu thị lớn nhất Việt Nam; Sabeco – thương hiệu Việt thành công nhất trong lĩnh vực sản xuất bia; Redbull – công ty nước tăng lực bán 2 đồng lãi 1; C.P Group – thống trị lĩnh vực 3F tại một quốc gia thế mạnh nông nghiệp; Long Sơn – nhà máy lọc hoá dầu lớn nhất Việt Nam khi hoàn thành; hay tại Bến Tre, thủ phủ dừa, công ty lớn nhất mang tên Viet World…

Tất cả những doanh nghiệp kể trên có một điểm chung là đều thuộc sở hữu của những ông chủ Thái Lan. Các nhà đầu tư xứ sở chùa vàng tỏ ra rất hứng thú với việc đầu tư vào lĩnh vực tiêu dùng của Việt Nam, nơi mà tăng trưởng cao và dư địa rộng lớn.

Trên thực tế, người Thái đang nắm trong tay nhiều công ty tốt nhất Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, thông qua cả đầu tư trực tiếp và mua bán sáp nhập.

Nhiều công ty tốt nhất Việt Nam doanh thu hàng tỷ USD đang nằm trong tay người Thái, ông chủ đứng sau gồm cả hoàng gia và các tỷ phú hàng đầu châu Á - Ảnh 1.

Mô hình từ nông trại đến bàn ăn của C.P Group giúp doanh nghiệp này thu về hàng tỷ USD doanh thu tại Việt Nam. Như năm 2019, họ đạt gần 65.000 tỷ đồng. Ở vị thế này, chưa một công ty nội địa nào có thể vươn tới. 

Ứng cử viên sáng giá nhất, Masan MEATLife năm ngoái doanh thu mới ở mức trên 16.100 tỷ đồng. Thành viên của Tập đoàn Masan đang trong giai đoạn đầu của tiến trình 3F, phần lớn doanh thu của MEATLife đang đến từ mảng thức ăn chăn nuôi. Trang trại tại Nghệ An và hai nhà máy chế biến thịt mát mới chỉ hoàn thành trong vài năm gần đây.

Thông qua M&A, Tập đoàn SCG tạo nên một hệ sinh thái các lĩnh vực vật liệu xây dựng, nhựa, giấy, hóa dầu lớn nhất Việt Nam.

Nhiều cái tên nổi tiếng gồm nhà sản xuất gạch - gốm sứ Prime Group; nhựa Bình Minh, nhựa Duy Tân, nhựa TPC Vina; xi măng StarCemt; giấy Kraft Vina; bao bì Sovi, Batico… Đây đều là những công ty có hiệu quả sinh lời rất tốt, đồng loạt báo lãi năm 2019, trường hợp của Prime Group lãi gần 1.000 tỷ đồng, Kraft Vina và Nhựa Bình Minh lãi trên 400 tỷ đồng. Tổng doanh thu của nhóm SCG Việt Nam theo tính toán đạt gần 26.600 tỷ đồng năm 2019.

SCG đang trong quá trình đầu tư nhà máy lọc dầu Long Sơn sau nhiều năm đình trệ. Đây là dự án có tổng mức đầu tư 5,4 tỷ USD, dự kiến hoàn thành trong năm 2021. 

Nhiều công ty tốt nhất Việt Nam doanh thu hàng tỷ USD đang nằm trong tay người Thái, ông chủ đứng sau gồm cả hoàng gia và các tỷ phú hàng đầu châu Á - Ảnh 2.

Cuối năm 2017, ThaiBev bỏ ra gần 5 tỷ trong thương vụ thâu tóm nhà sản xuất bia Sabeco. Người sáng lập ThaiBev, Charoen Sirivadhanabhakdi, cũng là ông chủ tập đoàn TCC Group, Fraser and Neave, từ lâu đã nổi tiếng với nhiều khoản đầu tư vào Việt Nam.

TCC Group sở hữu công ty thương mại Phú Thái, hệ thống siêu thị MM Mega Market, cổ phần trong liên doanh khách sạn Melia, một trong những khách sạn 5 sao nổi tiếng nhất Hà Nội. Fraser and Neave cũng đang là một trong những cổ đông lớn tại Vinamilk, công ty sữa số một Việt Nam, với gần 17,7%.

Khoản đầu tư vào Sabeco, một thương hiệu quốc gia khiến cho ThaiBev giành được sự quan tâm đặc biệt. Doanh thu của Sabeco tiếp tục tăng trưởng ổn định trong hai năm tiếp theo sau khi về tay người Thái, nhưng họ gặp phải cú sốc lớn trong năm 2020 khiến tổng doanh thu sụt giảm gần 10.000 tỷ đồng. Mặc dù vậy, lợi nhuận của Sabeco vẫn vươn lên đỉnh cao mới do giảm mạnh giá vốn, siết chặt chi phí quản lý và gia tăng hiệu quả hoạt động…

Central Group là công ty Thái sở hữu hệ thống siêu thị quy mô số một Việt Nam – Big C. Họ cũng là ông chủ của Nguyễn Kim Trading, nhà thương mại điện tử top đầu cả nước; và Lan Chi Mart - hệ thống siêu thị tập trung vào đô thị cấp 2 và khu vực nông thôn.

Doanh thu của Big C Việt Nam tăng lên trên 16.600 tỷ đồng trong năm 2019, trong khi quy mô của Nguyễn Kim Trading cũng cỡ 9.500 tỷ đồng.

Trong số các công ty Thái Lan doanh thu lớn còn có sự xuất hiện của Siam City Cement, một trong số những nhà sản xuất xi măng hàng đầu. Doanh thu năm 2019 của ông chủ thương hiệu Insee hơn 5.350 tỷ đồng.

Đứng sau đội "kỵ binh" chinh chiến xứ người, các ông chủ Thái Lan đều có tiềm lực đáng nể.

Nhiều công ty tốt nhất Việt Nam doanh thu hàng tỷ USD đang nằm trong tay người Thái, ông chủ đứng sau gồm cả hoàng gia và các tỷ phú hàng đầu châu Á - Ảnh 3.

Quốc vương Thái Lan - Maha Vajiralongkorn

Tập đoàn SCG thuộc sở hữu phần lớn bởi hoàng gia Thái Lan. Quốc vương Maha Vajiralongkorn được cho là một trong những nhà cầm quyền giàu có nhất thế giới, tài sản của ông ước tính giá trị 40 tỷ USD.

Nhiều công ty tốt nhất Việt Nam doanh thu hàng tỷ USD đang nằm trong tay người Thái, ông chủ đứng sau gồm cả hoàng gia và các tỷ phú hàng đầu châu Á - Ảnh 4.

Dhanin Chearavanont - Chủ tịch cấp cao của C.P Group, người giàu nhất Thái Lan

Chủ sở hữu C.P Group, đế chế nông nghiệp không chỉ ở Thái Lan mà trên toàn Châu Á là gia đình Chearavanont. Tổng tài sản của gia tộc này được Forbes ước tính khoảng 36,6 tỷ USD, xếp thứ 4 trong số những gia tộc giàu có nhất châu Á năm 2017.

Nhiều công ty tốt nhất Việt Nam doanh thu hàng tỷ USD đang nằm trong tay người Thái, ông chủ đứng sau gồm cả hoàng gia và các tỷ phú hàng đầu châu Á - Ảnh 5.

Charoen Sirivadhanabhakdi - Chủ tịch TCC Group

Chủ tịch của TCC Group, ông Charoen Sirivadhanabhakdi nắm trong tay đế chế đồ uống lớn mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Tài sản của ông này đang ở mức 13,3 tỷ USD, tỷ phú giàu thứ 3 Thái Lan.

Nhiều công ty tốt nhất Việt Nam doanh thu hàng tỷ USD đang nằm trong tay người Thái, ông chủ đứng sau gồm cả hoàng gia và các tỷ phú hàng đầu châu Á - Ảnh 6.

Tos chirathivat - Người điều hành Central Group

Nhà bán lẻ Central Group được sở hữu bởi gia đình Chirathivat, ước tính tổng giá trị tài sản 9,5 tỷ USD. Họ là nhà phát triển trung tâm thương mại lớn nhất Thái Lan, và xếp thứ 4 nước này về độ giàu có.

Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư Thái Lan nổi lên với việc đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Những cái tên có thể để đến như Gunkul, Super Energy, Gulf, B.Grimm…

Bạch Mộc

Friday, February 19, 2021

Warren Buffett từng khẳng định Bill Gates có đi bán bánh mỳ kẹp thì cũng vẫn giàu, nguyên nhân nằm ở 2 bí quyết quản lý tài chính


Khi người đàn ông giàu nhất thế giới đang đong đếm sử dụng sao cho có lợi nhất từng đồng tiền của mình, thì những người bình thường như chúng ta đang làm gì? Của cải được tích lũy từ từng đồng từng hào, chỉ khi biết cách đỗi đãi với mỗi một đồng xu lẻ, chúng ta mới có thể "tích cát thành tháp" và tích lũy được cho mình khối tài sản khổng lồ.Cuối năm 2006, tạp chí Forbes của Mỹ công bố bảng xếp hạng hàng năm về giới siêu giàu trên thế giới, Chủ tịch Microsoft, Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới với tài sản ròng 50 tỷ USD. Bỏ học để thành lập Microsoft, trở thành người giàu nhất thế giới, Bill Gates chỉ mất 20 năm. Người được người Mỹ ca ngợi là "người ngồi trên đỉnh cao của thế giới", đã ngồi ở vị trí người giàu nhất thế giới suốt 12 năm liền.

Bill Gates rốt cuộc đã làm những gì trong suốt 20 năm để có được một sự nghiệp rực rỡ như vậy?

 Khi nói về Bill Gates, chuyên gia quản lý tài chính nổi tiếng thế giới, Warren Buffett đã nói rằng: "Nếu thứ mà Bill bán là bánh mì kẹp thịt thay vì phần mềm, Bill cũng dư sức trở thành ông vua bánh mì kẹp thịt của thế giới."

Ý của Warren Buffett là chính tài năng kinh doanh của Bill đã giúp ông trở thành người giàu nhất thế giới, bởi ông có những triết lý quản lý tài chính tuyệt vời riêng cho mình. Warren Buffett đã tóm tắt lại hai bí quyết tài chính của Bill Gates: một là không để trứng vào cùng một giỏ, hai là tận dụng tốt từng xu.

Warren Buffett từng khẳng định Bill Gates có đi bán bánh mỳ kẹp thì cũng vẫn giàu, nguyên nhân nằm ở 2 bí quyết quản lý tài chính - Ảnh 1.

Warren Buffett và Bill Gates

1. Không bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ

Bill Gates chắc chắn là một chuyên gia tài chính. Niềm tin vào tương lai của Microsoft đã mách bảo Bill Gates đầu tư phần lớn tài sản của mình vào cổ phiếu công ty, nhưng ông cũng vẫn sẽ khôn ngoan rút ra một số cổ phiếu ở mức giá tốt ở vào thời điểm thích hợp. Chẳng hạn, Bill Gates đã bán 1 triệu cổ phiếu Microsoft trên thị trường mở, thu về gần 27 triệu USD doanh thu. Không chỉ vậy, Bill Gates luôn quan niệm rằng quản lý tài chính luôn tồn tại rủi ro, và ông không bao giờ "bỏ trứng vào cùng một giỏ".

Chẳng hạn, Bill Gates bắt đầu đa dạng hóa đầu tư từ rất lâu trước khi bong bóng dot-com vỡ. Năm 1995, Bill Gates thành lập công ty đầu tư, theo thông tin thì đây là danh mục đầu tư do công ty quản lý trị giá 10 tỷ đô la Mỹ, và một phần lớn được đầu tư vào thị trường trái phiếu có thu nhập ổn định, chủ yếu là trái phiếu kho bạc.

Ngoài ra, Bill Gates cũng rất lạc quan về ngành kỹ thuật số và công nghệ sinh học, hai ngành đại diện cho nền kinh tế mới, nhưng ông cũng không loại trừ kinh tế truyền thống khi đầu tư, và ông đặc biệt coi trọng các lĩnh vực công nghiệp nặng ổn định. Bên cạnh đó, Bill Gates cũng thích đầu tư vào các công ty công ích có khả năng chịu đựng rủi ro thị trường mạnh. Sở thích sáng tạo khoa học của Bill Gates cũng khiến ông coi ngành dược phẩm và công nghệ sinh học là một hướng đầu tư quan trọng.

Warren Buffett từng khẳng định Bill Gates có đi bán bánh mỳ kẹp thì cũng vẫn giàu, nguyên nhân nằm ở 2 bí quyết quản lý tài chính - Ảnh 2.

2. Tận dụng tốt từng xu từng hào lẻ

Có người đã làm một tính toán như này: Tài sản của Bill Gates có thể mua 31,57 tàu con thoi hoặc 344 chiếc Boeing 747, có thể quay 268 bộ "Titanic", có thể mua 156.000 chiếc Rolls-Royce. Tuy nhiên, chi tiêu của Bill Gates lại khiến cả thế giới vô cùng kinh ngạc, vợ chồng ông rất tiết kiệm, thứ duy nhất có thể gọi là xa xỉ là căn biệt thự trị giá 53 triệu USD của họ ở ngoại ô Seattle. Nhưng dù vậy thì đồ đạc trong dinh thự cũng khá đơn giản, không lộng lẫy như người thường tưởng tượng. Nói về vấn đề này, Bill Gates chia sẻ: "Tôi muốn tiêu từng đồng tiền kiếm được sao cho thật đáng, tôi không muốn lãng phí dù chỉ là một xu".

Khi mua sắm, chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc "thực dụng", không mua những thứ trước mắt không cần thiết, dù là đợt giảm giá lớn cũng không nên dao động. Nhiều người ham của rẻ, mua rau quả ăn không hết, mua quần áo giày dép rồi không mặc đến, kết quả chẳng nói cũng có thể tưởng tượng được. Có những thứ đắt tiền, bạn có thể chỉ sử dụng một hoặc hai lần, trong khi người khác lại cần dùng nó, vậy bạn có thể mua chúng cùng với hàng xóm, người thân hay bạn bè của mình, cách này không chỉ giúp tiết kiệm tiền mà còn giúp đồ đạc được tận dụng một cách tốt nhất.

Warren Buffett từng khẳng định Bill Gates có đi bán bánh mỳ kẹp thì cũng vẫn giàu, nguyên nhân nằm ở 2 bí quyết quản lý tài chính - Ảnh 3.

Người giàu có, họ sở dĩ giàu có không phải là không có lý do, tương tự, bạn mãi nghèo nàn cũng chẳng phải là ngẫu nhiên. Nếu bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống vừa đủ của mình, vậy thì bạn cứ sống như hiện tại là được, nhưng nếu muốn sống một cuộc đời vương giả, truyền kì, hãy bắt đầu thay đổi, lập kế hoạch và hành động ngay từ ngày hôm nay.

Hãy học hỏi từ những người thành công, nhớ rằng, đứng trên vai người khổng lồ bạn sẽ có thể nhìn xa hơn, bạn có thể không trở thành một Bill Gates version 2 nhưng bạn hoàn toàn có khả năng tạo ra một cuộc sống sung túc hơn hiện tại mà bạn hằng mong muốn.

Monday, February 8, 2021

NHÀ ĐẦU TƯ HỨNG KHỞI CHỜ GIAO DỊCH T +0

LĐO | 08/02/2021 | 07:34 AM
Được giao dịch T+0 từ ngày 15.2, nhà đầu tư chứng khoán phấn khởi
Nhà đầu tư hiện đang chờ đợi thời điểm Thông tư mới chính thức được áp dụng cho phép giao dịch chứng khoán T+0 Ảnh: Duy Quang

Điều mà các nhà đầu tư chứng khoán mong mỏi là giao dịch T0 được áp dụng kể từ ngày 15.2.2021.

Thông tư 120/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính

Thông tư này hướng dẫn giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm được niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.

Nhà đầu tư giao dịch chứng khoán T0 trong ngày

Theo quy định hiện hành, thời gian giao dịch và thanh toán của cổ phiếu trên thị trường là T+2, tức là khi mua cổ phiếu thì 2 ngày sau nhà đầu tư mới có thể bán cổ phiếu đó. Tuy nhiên, Thông tư 120/2020/TT-BTC cho phép nhà đầu tư giao dịch chứng khoán trong ngày (giao dịch T+0).

Tại Điều 10, Thông tư quy định, nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch trong ngày sau khi đã ký hợp đồng giao dịch trong ngày với công ty chứng khoán.

Các nhà đầu tư đang mong mỏi việc áp dụng giao dịch chứng khoán T+0. Ảnh minh họa: Thế Lâm.Các nhà đầu tư đang mong mỏi việc áp dụng giao dịch chứng khoán T+0. Ảnh minh họa: Thế Lâm.

Hợp đồng giao dịch trong ngày phải có điều khoản cho phép công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch vay, giao dịch mua bắt buộc để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao. Hợp đồng giao dịch trong ngày phải nêu rõ các rủi ro phát sinh, thiệt hại và chi phí phát sinh mà nhà đầu tư phải thanh toán.

Hoạt động giao dịch trong ngày không được thực hiện trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc, trước ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền cho cổ đông gắn với mã chứng khoán được giao dịch trong ngày.

Thông tư cũng nêu rõ, trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường, UBCKNN có quyền yêu cầu tạm ngừng các hoạt động giao dịch trong ngày.

Bán khống chứng khoán có tài sản đảm bảo

Theo thông tư, giao dịch bán khống có tài sản đảm bảo (giao dịch bán khống có bảo đảm) là giao dịch bán chứng khoán đã vay trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán của Tổng Công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Người bán sau đó có nghĩa vụ mua lại số chứng khoán đó để hoàn trả khoản đã vay.

Giao dịch bán khống sẽ được thực hiện dựa trên hợp đồng giao dịch vay chứng khoán trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán tại Tổng Công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Để thực hiện giao dịch bán khống có bảo đảm tối thiểu phải bao gồm nội dung về tài sản thế chấp, lãi suất vay/cho vay, thời hạn vay, gia hạn vay, xử lý tài sản thế chấp khi nhà đầu tư không hoàn trả chứng khoán, phương thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh, nêu rõ các rủi ro, thiệt hại có thể phát sinh và chi phí.

Bên cạnh quy định về giao dịch trong ngày và bán khống, một trong những điểm đáng chú ý của Thông tư là mở ra không gian cho phép dùng chứng khoán làm tài sản đảm bảo ký quỹ để vay tiền đầu tư chứng khoán.

Nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ ký quỹ duy trì theo hợp đồng đã ký với công ty chứng khoán. Khi tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản giao dịch ký quỹ giảm xuống thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì, công ty chứng khoán phải phát hành lệnh gọi ký quỹ bổ sung. Theo thông tư, chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ không được tính vào tài sản đảm bảo khi xác định tỷ lệ ký quỹ ban đầu và tỷ lệ ký quỹ duy trì cho giao dịch ký quỹ.

HƯƠNG NGUYỄN