Thursday, July 28, 2016

Sự thật về iPad giá 3 USD

Một chiếciPad có giá chỉ 3,20 USD hay chiếc túi xách tay hàng hiệu cũng chưa đến 42 USD? Chắc hẳn nhiều người cho rằng đó chỉ là trò lừa đảo nhưng điều không tưởng đó lại có thể biến thành sự thật nhờ một phân khúc mới và đang phát triển của đấu giá trực tuyến.

iPad được bán với giá 3,2 USD nhưng đã giúp các nhà đấu giá "bỏ túi" khá nhiều tiền.
Chúng được gọi là các trang web “đấu giá xu” (penny auction) bởi vì việc đấu giá thường bắt đầu từ con số 0 và nhích dần lên từng đồng xu một. Chỉ trong vòng hai năm qua, hình thức mới mẻ này đã phát triển thành một phân khúc “ăn nên làm ra” của giới kinh doanh đấu giá trực tuyến. Tính từ năm 2009 đến nay, đã có hơn 120 trang “penny auction” ra đời. Cũng giống như các trang đấu giá trực tuyến khác, các trang web penny auction mang lại cho người tham gia cơ hội được mua sắm hoặc giành được các thiết bị công nghệ, các phụ kiện hàng hiệu hoặc thẻ quà tặng với mức giá rất hấp dẫn, thường chỉ bằng một phần nhỏ giá bán lẻ thực sự của những món hàng này. Trang web BidHere.com ra đời cách đây hơn một năm hiện đã thu hút được 1,1 triệu thành viên ở khắp 22 quốc gia và ước tính trang này thu hút được thêm 1200 người dùng mới mỗi ngày.
Tuy nhiên, cùng với những thành công nhanh chóng, hoạt động đấu giá này cũng vấp phải ngày càng nhiều khiếu nại và vô số lời phàn nàn. Better Business Bureau (BBB) vẫn đang thống kê những con số năm 2010 nhưng một phát ngôn viên của công ty cho biết chỉ tính riêng bốn chi nhánh địa phương đã nhận được hơn 1500 đơn khiếu nại về các trang web “penny auction” - hơn cả tổng số đơn khiếu nại trên toàn quốc về đấu giá trực tuyến của năm trước. Phần lớn những người chỉ trích cho rằng “chúng không hơn gì chơi xổ số mà không có sự giám sát quản lý”.
Về phần mình, các trang web “penny auction” cho biết các cuộc đấu giá này không hẳn là cờ bạc. Hơn nữa, chúng còn là một bước ngoặt mới của ngành bán lẻ. CEO của BidHere, Rick Day cho biết, những người tham gia đấu giá có cơ hội được mua giải thưởng, dù họ thắng hay thua trong cuộc đấu giá. Và một số trang web thậm chí còn hoàn trả lại một phần hoặc tất cả lệ phí mà người tham gia đấu giá trả để đặt trước các cuộc đấu giá về sau.
Vấn đề thực sự nằm trong cơ cấu của tất cả các cuộc đấu giá dạng pency auction. Đối với mỗi lần đặt giá một hoặc hai xu, người tham gia phải trả một khoản phí, thường là từ 50 xu đến 1 USD, tùy thuộc vào trang web tổ chức. Trong khi đó, việc đặt giá trên eBay được miễn phí mặc dù mỗi lần đặt giá sau thường 1 USD hoặc hơn so với lần đặt giá trước. Một khác biệt nữa với đấu giá xu là mỗi lần đặt giá mới sẽ kéo dài thời gian cuộc đấu giá lên 15 giây. Vì vậy trong khi một cuộc đấu giá trên eBay được quy định 2 phút thì sẽ kết thúc chính xác ở giây thứ 120 thì một cuộc đấu giá xu có thể kéo dài tới vài tiếng đồng hồ. Người chiến thắng trong một cuộc đấu giá xu không có được món hàng với mức đặt giá cuối cùng của mình mà người đó chỉ giành cơ hội trả mức giá cuối cùng mà trang web đưa ra. Một số trang web sẽ cho phép những người thất bại sử dụng khoản lệ phí đã đóng của họ để mua món hàng đó nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
Đối với các trang web đấu giá, cơ cấu này có thể vô cùng hấp dẫn trong khi vẫn cho phép họ bán những món hàng với mức giá có vẻ thấp. Trên QuiBids.com, một chiếc máy ảnh SLR kỹ thuật số của Canon được bán với giá 194,16 USD, thấp hơn ít nhất 1000 USD so với giá bán lẻ ở những nơi khác trên mạng Internet. Nhưng mức giá cuối cùng này được đưa ra sau 19.416 lần đặt giá. Với phí 60 xu/lần, công ty này đã được “đút túi” tới 11.650 USD. “Đây là số học đơn giản: nếu các trang web này không được nhận nhiều hơn giá trị của một món hàng, sẽ không có quá nhiều người trong số họ lao vào lĩnh vực này”, nhà toán học Glen Whitney, giám đốc điều hành của Bảo tàng Toán học ở New York nhận xét.
Người thắng cuộc cũng không nên vội mừng. Trong trường hợp này, anh ta đã chi gần 825 USD để tham gia đấu giá, cộng thêm 194,16 USD để mua chiếc máy ảnh, tổng cộng số tiền bỏ ra để sở hữu món hàng này là 1019 USD, chỉ rẻ hơn 80 USD so với việc một chiếc máy ảnh như thế được bán ở các cửa hàng trực tuyến khác. Trong khi đó, những người thua cuộc được sử dụng khoản lệ phí bỏ ra đấu giá để mua chiếc máy ảnh đó từ QuiBids sẽ phải trả tới 1417,50 USD. Giá các mặt hàng trên các trang đấu giá xu vẫn có lúc cao hơn các trang web khác, thí dụ BidHere bán một chiếc iPad 32GB có kết nối Wi-Fi và 3G với giá 729 USD trong khi các cửa hàng Apple bán nó rẻ hơn 100 USD. Việc ấn định giá bán dựa vào những gì mà trang web trả cho các nhà cung cấp của nó.
Trên thực tế, các trang web đấu giá xu đang bán những cơ hội để mua một món hàng chứ không phải bán chính món hàng đó. Và điều này đã góp phần bổ sung cho những cáo buộc đây là hành vi cờ bạc bất hợp pháp.
Một đơn kiện tập thể đã được trình lên tòa án hồi tháng 11/2010 chống lại QuiBids.com, cáo buộc hình thức “trả tiền để được chơi” của trang web này về bản chất đang tạo ra trò xổ số bất hợp pháp và trang web này đang có hành vi lừa đảo bằng cách bán các lần đặt giá mà không tiết lộ khả năng chiến thắng. Trong khi đó QuiBids cho biết đó không phải trò đỏ đen bởi tất cả những người tham gia có thể dùng khoản lệ phí tham gia đấu giá để mua món hàng với giá bán họ đưa ra. “Không một khách hàng nào phải ra đi với bàn tay trắng”, phát ngôn viên của QuiBids khẳng định. Tuy nhiên, vụ kiện vẫn đang chờ phán quyết từ phía tòa án.
Tất nhiên, vẫn có trường hợp người chiến thắng mua được món hàng ở mức giá rất thấp. Đơn cử như việc cộng với phí tham gia đấu thầu, một chiếc iPad được ra giá 3,20 USD đã được bán chưa đến 25 USD. Đây qua là một món hời trong bất cứ trường hợp nào. Đại diện của các trang web đấu giá xu cho rằng những người tham gia đặc biệt phải hiểu giá trị của món hàng và số tiền mà bạn sẵn sàng chi ra để có được nó.
Võ Hiền
Theo SmartMoney

Wednesday, July 27, 2016

'Loạn' mô hình tổ chức các ngân hàng

Tái cấu trúc ngân hàng là một câu chuyện lớn và thực hiện trong quá trình kéo dài. Trong bài viết này, chỉ xin đề cập tới một vấn đề nhỏ là hệ thống tổ chức kinh doanh của các ngân hàng. 

Chi nhánh, phòng giao dịch hay quỹ tiết kiệm?
Đặc thù lớn nhất của các ngân hàng: sự trải rộng của của các điểm giao dịch. Đây là đặc tính mà không có một doanh nghiệp (DN) nào khác có thể đạt phổ rộng về sự hiện diện về mặt điểm giao dịch như ngân hàng (NH). Và nó cũng kéo theo sự lập lờ về tổ chức của các ngân hàng
Thông thường, hệ thống của một ngân hàng thường bao gồm các cấp: hội sở chính;Sở Giao dịch và các chi nhánh; các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc Sở Giao dịch, các chi nhánh.
Luật Các tổ chức tín dụng 2010 mới chỉ đề cập rằng các ngân hàng thương mại được phép thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện, các đơn vị sự nghiệp ở trong nước, chi nhánh, văn phòng đại diện, hay các hình thức hiện diện khác ở nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã cố cho ra được thông tư quy định về mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đến nay, văn bản chính thức vẫn chưa được ban hành dù đã 2 lần xin ý kiến. Điều này chứng tỏ, việc quy định các đơn vị kinh doanh của ngân hàng thương mại không hề dễ dàng.
Điều này sẽ dẫn đến tình trạng lách luật và “lờ vờ” về mặt hoạt động. Hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại đang lập lờ nhiều nhất là giữa mô hình “Quỹ tiết kiệm” và “Phòng Giao dịch”. Theo quy định, quỹ tiết kiệm không được thực hiện nghiệp vụ cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế, khi nhìn cơ cấu tổ chức của phần lớn quỹ tiết kiệm thì đều thấy xuất hiện chức danh: chuyên viên quan hệ khách hàng. Đây bản chất là một dạng cán bộ tín dụng. Chuyên viên này thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ từ tư vấn, lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ lần đầu. Cái khác duy nhất là người quản lý ký sẽ lãnh đạo chi nhánh mà quỹ tiết kiệm trực thuộc. Điều này sẽ nghiễm nhiên coi hoạt động tín dụng là của chi nhánh.
Hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại đang lập lờ nhiều nhất là giữa mô hình “Quỹ tiết kiệm” và “Phòng Giao dịch”
Ngoài ra, các nghiệp vụ khác, quỹ tiết kiệm hoạt động hoàn toàn giống với các phòng giao dịch: nhận tiền gửi, chiết khấu giấy tờ có giá do tổ chức mình phát hành, thanh toán, phát hành thẻ... Trong hệ thống các chỉ tiêu doanh số được giao của một chuyên viên quan hệ khách hàng ở quỹ tiết kiệm, ở phòng giao dịch, ở chi nhánh hoàn toàn giống nhau: huy động phải đạt bao nhiêu tỷ, phải phát hành được bao nhiêu thẻ, phải giải ngân được bao nhiêu tiền… Sự khác nhau chỉ về mặt khối lượng. Điều này chứng tỏ, trên thực tế, các hoạt động nghiệp vụ của một quỹ tiết kiệm không hề kém một phòng giao dịch.
Bản thân nếu đặt ra câu hỏi “Sự khác biệt giữa quý tiết kiệm và phòng giao dịch” thì các nhân viên ngân hàng cũng khó mà trả lời được, bởi đơn giản, nghiệp vụ giống hệt nhau.
Câu hỏi sẽ đặt ra, Ngân hàng Nhà nước siết chặt điều kiện mở phòng giao dịch, nhưng lại không quá siết chặt việc mở quỹ tiết kiệm thì bản thân việc siết này không còn có ý nghĩa và đẩy các ngân hàng vào thế lách luật, và đã từng có phong trào mở quỹ tiết kiệm của các ngân hàng.
Một dạng tổ chức nữa mà chúng tôi quan sát được là dạng “Phòng giao dịch cấp chi nhánh”. Ở đây, các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm thường chỉ dao động khoảng 4 đến 10 người. Chúng tôi có theo dõi và thấy một đặc trưng điển hình của phòng giao dịch: Giám đốc Phòng giao dịch: 1 người; 1 người là Phó Giám đốc hoặc Kiểm soát viên thường phụ trách công tác kế toán của chi nhánh, phê duyệt các giao dịch của giao dịch viên hàng ngày; 1-2 chuyên viên quan hệ khách hàng; 1-2 giao dịch viên; ngoài ra tùy ngân hàng có thể có nhân viên quỹ, chuyên viên hỗ trợ tín dụng... Đặc tính cơ bản: Phòng giao dịch không có nhân viên lái xe, không được cấp xe ôtô riêng.
 
Tuy nhiên, khi đứng trước cửa một phòng giao dịch của ngân hàng S, chúng tôi thấy được được có đầy đủ các phòng ban như một cấp chi nhánh: Phòng Dịch vụ khách hàng để tiến hành giao dịch hàng ngày, phòng khách hàng cá nhân, phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng kế toán, rồi cả bộ phận hành chính, chuyên viên nhân sự, lái xe, có được hội sở cấp xe riêng... rất đầy đủ. Khi báo cáo số lượng nhân sự, các phòng giao dịch này sẽ có số lượng lớn hơn các phòng giao dịch khác. Từ đấy, chúng ta có quyền nghi ngờ về việc ngân hàng “lách” luật, tổ chức chi nhánh, nhưng chỉ đăng ký là Phòng Giao dịch.
Ngoài ra, khái niệm Sở Giao dịch cũng cần phải được luật hóa, được quy định chính thức phạm vi hoạt động để làm rõ chức năng của đơn vị này. Cụm từ “Sở Giao dịch” mới chỉ xuất hiện trong Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về tổ chức của ngân hàng thương mại.
Trên thực tế, Sở Giao dịch có thể được gọi dưới các tên như Trung tâm Kinh doanh Hội sở, Trung tâm Giao dịch Hội Sở... có ngân hàng chỉ có 1 Sở Giao dịch, nhưng nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhà nước lại có cả Sở Giao dịch 2, Sở Giao dịch 3...  Và cũng trên thực tế, Sở Giao dịch bản chất cũng chỉ là một dạng chi nhánh.
Số lượng bao nhiêu thì đủ?
Các ngân hàng đang đua nhau mở thêm các điểm giao dịch. Và hiện tại, với các điểm giao dịch, máy ATM thì có thể nói, ngân hàng len lỏi đến cấp phố, hầu như con phố nào cũng có ít nhất một ngân hàng, to thì chi nhánh, bé thì quỹ tiết kiệm.
Ở đây, vô địch về việc mở điểm giao dịch phải kể đến các ngân hàng nhà nước (Agribank) và các ngân hàng do nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Đơn cử, trên địa bàn quận Thanh Xuân, Agribank có gần 20 điểm giao dịch (bao gồm cả Chi nhánh, Phòng Giao dịch), trong đó, có những tuyến đường như Nguyễn Trãi, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Quý Đức có từ 2 - 3 phòng giao dịch. Điều này chắc chắn không một ngân hàng thương mại cổ phần nào có được.
Các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước chiếm cổ phần chi phối khác như Vietinbank, BIDV đều có mức độ dày đặc các điểm giao dịch cũng chỉ kém tý chút như chi nhánh Vietinbank Chương Dương có tận 8 Phòng Giao dịch trên địa bàn quận Long Biên và cũng chỉ tập trung chủ yếu ở gần gần các khu vực đường Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, và Ngọc Lâm.
Các ngân hàng thương mại cổ phần khác tuy không “đạt được” độ một phố có thể có 2 phòng giao dịch, nhưng sự xuất hiện cũng dày đặc không kém như Techcombank, MaritimeBank…
Ngoài ra, theo lý thuyết thông thường, mỗi chi nhánh sẽ hoạt động kinh doanh ở một địa bàn cụ thể, và có thể mở các phòng giao dịch ở xung quanh đó phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Ví dụ, chi nhánh Long Biên của một ngân hàng thường đặt trụ sở chi nhánh trên địa bàn quận Long Biên, và mở thêm các phòng giao dịch,quỹ tiết kiệm trên địa bàn quận này để hoạt động.
Tuy nhiên không hẳn vậy, các chi nhánh của các ngân hàng có thể có các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc trên khắp thành phố. Điển hình như Chi nhánh Vietinbank Chương Dương có cả các phòng giao dịch ở tận nhiều quận trong thành phố. Và hiện tượng này không phải là hiếm và tồn tại ở nhiều ngân hàng.
Việc này đương nhiênsẽ không gây ra rủi ro gì cho hoạt động của hệ thống, nhưng các ngân hàng cũng nên xem lại mạng lưới quy hoạch chi nhánh, phòng giao dịch của mình. Đặc biệt, đối với các ngân hàng có quá nhiều phòng giao dịch thì nên xử lý bởi các phòng giao dịch chưa chắc đã đem lại hiệu quả cao khi nó xuất hiện quá dày đặc, thậm chí, có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong chính một hệ thống ngân hàng.
Trần Anh Tuấn

Mẫu sườn kế hoạch mở chi nhánh

1.1 Tình hình kinh tế
Tình hình kinh tế quốc tế và trong nước: tốc độ tăng trưởng, lãi suất, lạm phát…
Phân tích tình hình kinh tế của địa phương, tốc độ phát triển, thu nhập bình quân trên đầu người, mức độ ổn định kinh tế của khu vực…
Phân tích ảnh hưởng của nền kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2 Tình hình doanh nghiệp
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá khứ và hiện tại.

1.3 Nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh
a. Chiến lược phát triển
Chiến lược phát triển của doanh nghiệp dẫn đến nhu cầu mở rộng kinh doanh và mở thêm đại lý.
b. Lựa chọn hướng mở rộng
Nêu nên các lý do tại sao mở thêm chi nhánh ở vị trí hiện tại là hợp lý. (Điểm mạnh, điểm yếu, nhân khẩu, kinh tế…)

2.0 Phân tích ngành
2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường là ai?
Điểm mạnh điểm yếu của đối thủ?
Đặc điểm, xu hướng cạnh tranh trong ngành là gì? (VD: tập trung cải tiến công nghệ hay tập trung giảm giá thành sản phẩm…)
2.2 Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp chính của doanh nghiệp (đối tác bán hàng, đối tác cung cấp các tư liệu sản xuất như máy móc, giấy…)
Cung cấp sản phẩm cho riêng doanh nghiệp hay cho cả đối thủ cạnh tranh.
Uy tín của các nhà cung cấp như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến hoạt động của doanh nghiệp không?
2.3 Phân tích khách hàng
Khách hàng của công ty là ai?
Khả năng đàm phán về giá cũng như lợi thế của khách hàng có lớn không? (nếu thị trường độc quyền thì thị khả năng đàm phán là không lớn, ngược lại thị trường phân tán thì khách hàng có lợi thế đàm phán tốt hơn)
2.4 Sản phẩm thay thế
1 vài sản phẩm dịch vụ chính có thể thay thế cho sản phẩm dịch vụ của công ty
2.5 Tương lai của ngành
Phân tích xu hướng tương lai của ngành.

3.0 Chiến lược Marketing
3.1 Phân tích khách hàng mục tiêu
a. Khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu của công ty là ai?
b. Qui mô thị trường
Qui mô thị trường là bao nhiêu? (Dựa trên số liệu thống kê nhân khẩu học hoặc các số liệu thị trường để tính toán.
c. Phân tích khách hàng mục tiêu
Các nhóm khách hàng tiêu biểu (viên chức hay công nhân, nam hay nữ…)
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng (giá cả, thương hiệu, chất lượng, mẫu mã…)
Quá trình quyết định mua hàng (các bước trong quyết định mua hàng của khách hàng)
3.2 Chiến lược marketing
Chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp là gì? (chi phí tối thiểu, hiệu quả tối đa)

4p trong marketing
a. Sản phẩm
Lựa chọn sản phẩm như thế nào? Sản phẩm nào thu hút khách hàng? Sản phẩm nào mang lại hiệu quả kinh tế?…
b. Giá
Định giá như thế nào là tối ưu? Định giá theo chi phí, định giá theo giá trị, định giá theo thị trường…
c. Địa điểm
Vị trí ở đâu là tối ưu nhất? thu hút khách hàng nhất, chi phí hợp lý nhất…
d. Quảng bá hình ảnh
Dùng chiến lược gì để quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp?
3.3 Các kênh marketing chính
Sử dụng kênh marketing nào để thu hút khách hàng? (bảng hiệu, loa, tờ rơi…)
3.4 Chiến lược thương hiệu
Cách thức đồng bộ thương hiệu ở chi nhánh với tổng công ty.

3.5 Kế hoạch thực hiện chương trình marketing
Sơ đồ giant tổ chức chương trình marketing
Tháng
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Hoàn thiện cấu trúc và nội dung website.
Nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm logo và slogan.
Tiến hành các hoạt động seo website: nghiên cứu phân tích từ khóa, mua từ khóa, đặt back link, trao đổi banner.
Thiết kế chương trình marketing: theo sự kiện đặc biệt và hàng tháng
Chạy quảng cáo facebook
Đặt banner hướng đối tượng (chạy thử nghiệm)
Hợp tác và chạy chương trình marketing theo mô hình chuỗi: tìm đối tác, lên kế hoạch hợp tác, chạy chương trình.
Tuyển nhân viên marketing

Tính toán và phân bổ chi phí marketing.
4.0 Chiến lược bán hàng
4.1 Chiến lược bán hàng
Các cách thức để gia tăng doanh số bán hàng.
4.2 Các kênh bán hàng
Bán tại cửa hàng? Qua hệ thống nhân viên bán hàng?
4.3 Tổ chức chương trình bán hàng (nếu có. VD: chương trình bán hàng giảm giá, khuyến mãi, chiết khấu cho đại lý…)
4.4 Kế hoạch bán hàng
Mục tiêu bán hàng mà công ty mong muốn đạt được trong ngắn và dài hạn?
Cách thức để đạt được mục tiêu mà công ty đề ra?
Những việc quan trọng mà công ty cần phải tập trung cải tiến về mặt bán hàng.
5.0 Kế hoạch nhân sự
5.1 Mô hình tổ chức
1.1 Sơ đồ tổ chức

5.2 Nhu cầu nhân sự
Nhân sự cần bao nhiêu người? Đội ngũ quản lý gồm những ai?
5.3 Chính sách nhân sự
Tiền lương và tổng quĩ lương cho chi nhánh là bao nhiêu?
Có nhu cầu mở rộng hệ thống nhân sự không? Mở rộng bao nhiêu?
Chế độ thời gian làm việc, qui định về ngày nghỉ…
Chính sách đào tạo, tuyển dụng, khen thưởng của công ty là gì?
5.4 Phong cách lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp
6.0 Kế hoạch tài chính
Phần tài chính thì căn cứ vào báo cáo tài chính trong quá khứ và các thông tin liên quan đến hoạt động bán hàng: doanh thu, doanh số… để cân đối với kế hoạch marketing, bán hàng, nhân sự…
6.1 Nhu cầu đầu tư
Nhu cầu đầu tư là bao nhiêu?
Phân bổ vào những việc gì?
Phân tích các chỉ số đầu tư? (ROA,ROE, NPV, IRR…)
6.2 Phân tích điểm hoà vốn

6.3 Kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến


 Biểu đồ: Lãi ròng năm 2014

6.4 Bảng lưu chuyển tiền tệ dự kiến

6.5 Bảng cân đối kế toán dự kiến
Các bảng tính tài chính chỉ mang tính tham khảo tùy công ty mà có bảng tính phù hợp
7.0 Phụ lục
Các phần khác cần lưu ý thì cho vào phụ lục.

Tuesday, July 26, 2016

Hành động nhỏ mang lại kết quả lớn


Phương pháp quản lý thời gian POMODORO - Vũ khí TẬP TRUNG SIÊU ĐẲNG của NGƯỜI THÀNH CÔNG
Hàng ngày, Akira Lê áp dụng Pomodoro trong công việc và cuộc sống của mình như sau:
  • 1 Pomodoro để thu thập thông tin thị trường chứng khoán
  • 1 Pomodoro để phân tích biểu đồ kỹ thuật
  • 1 Pomodoro để theo dõi các mã cổ phiếu trong danh mục
  • 2 Pomodoro để biên soạn tài liệu và gửi cho Phùng
  • 2 Pomodoro để dành cho gia đình
  • 1 Pomodoro để đọc sách
  • 2 Pomodoro để tập thể dục
  • ...
Tin tôi đi, với Pomodoro, cuộc sống và công việc của bạn sẽ thay đổi ngay lập tức.
"Hành động nhỏ mang lại kết quả lớn"


Warren Buffett đầu tư như 1 cô gái (8 nguyên tắc)

Warren Buffett:

8 nguyên tắc mọi nhà đầu tư đều cần - Warren Buffett invests like a girl

Akira Lê rất tâm đắc với 7 lời khuyên sau đây của ông ấy:

1. Ưu tiên đầu tư vào chính mình
2. Duy trì sức khỏe trong ba lĩnh vực: trí tuệ, thể chất, tinh thần
3. Nuôi dưỡng các thói quen tích cực và thực hiện chúng hàng ngày
4. Không ngừng học hỏi
5. Luôn ở bên cạnh những người xuất sắc
6. Dành thời gian hướng nội, tìm hiểu bản thân
7. Làm những điều bạn yêu thích

Monday, July 25, 2016

3 rủi ro phổ biến khi sử dụng chứng thư bảo lãnh

(ĐTCK) Khi phát hành hay nhận chứng thư bảo lãnh, cả doanh nghiệp và ngân hàng đều đối mặt với rủi ro không thu hồi được tiền và tranh chấp kéo dài. Bảo lãnh không hủy ngang vẫn không nhận được tiền CTCP Xuất nhập khẩu thép hình miền Bắc (“Công ty Thép hình” - bên A) và CTCP Đầu tư Văn Phú Building (“Công ty Văn Phú” - bên B) ký hợp đồng thuê cọc. Để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng, bên A yêu cầu phải có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng. Một ngân hàng TMCP lớn ở miền Bắc đã phát hành chứng thư bảo lãnh cam kết không hủy ngang và khẳng định chịu trách nhiệm thanh toán tối đa theo giá trị thư bảo lãnh ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu đầu tiên kèm theo hồ sơ chứng minh bên B đã vi phạm hoặc không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thanh toán. Nhận được bảo lãnh, Công ty Thép hình yên tâm thực hiện hợp đồng với Công ty Văn Phú. Sau thời gian thực hiện hợp đồng, đến thời hạn thanh toán, Công ty Văn Phú không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Đến thời hạn cuối cùng bảo lãnh có hiệu lực, Công ty Thép hình gửi văn bản yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trong vòng 7 tháng kể từ ngày Công ty Thép hình gửi văn bản yêu cầu thực hiện bảo lãnh, ngân hàng không trả tiền cũng không có văn bản trả lời. Đây không phải là trường hợp hiếm hoi phát sinh tranh chấp về bảo lãnh. Bảo lãnh là một loại bảo đảm nghĩa vụ thanh toán theo Bộ luật Dân sự và là một nghiệp vụ của ngân hàng. Đặc điểm của hình thức bảo lãnh là bên được bảo lãnh không đưa tài sản cụ thể nào để đảm bảo sẽ thanh toán. Khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bên đứng ra bảo lãnh, ở đây là ngân hàng, sẽ thực hiện việc thanh toán. Vì lý do không có tài sản cụ thể được đưa vào để đảm bảo nên các ngân hàng thường thận trọng khi sử dụng biện pháp này. Thông thường, ngân hàng chỉ phát hành bảo lãnh khi DN vay là khách hàng tốt hạng A đến AAA, có phương án vay vốn khả thi và bên bảo lãnh là một trong những đối tượng ngân hàng lựa chọn, bao gồm bảo lãnh từ các ngân hàng, những tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn, một số tổ chức định chế tài chính lành mạnh khác được ngân hàng lựa chọn. CTCP Dược phẩm Viễn Đông (DVD) từng bảo lãnh cho một công ty khác vay ngân hàng 100 tỷ đồng, nhưng chính DVD sau đó đã phá sản, khiến ngân hàng khó đòi khoản nợ này Ba rủi ro phổ biến Trên thực tế, biện pháp bảo lãnh nêu trên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thứ nhất, rủi ro đến từ điều kiện thanh toán của bảo lãnh không khả thi. Như trường hợp nêu trên, chứng thư bảo lãnh yêu cầu bên nhận bảo lãnh phải gửi hồ sơ chứng minh bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ. Điều khoản như trên thường dẫn tới bế tắc cho cả 3 bên: ngân hàng, khách hàng bên thụ hưởng bảo lãnh và khách hàng bên được bảo lãnh. Ngay cả khi bên thụ hưởng bảo lãnh cung cấp hồ sơ đầy đủ và yêu cầu thanh toán bảo lãnh, thì bên được bảo lãnh cũng cho rằng, họ chưa vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Trong khi đó, cơ quan duy nhất có thể đưa ra phán quyết họ có vi phạm hay không là tòa án. Nếu chỉ dừng ở mức tranh chấp giữa 2 bên, ngân hàng không thể biết được có vi phạm hay không. Nếu không được khách hàng chấp nhận là đã vi phạm, thì ngân hàng không thể thực hiện thanh toán bảo lãnh, bởi sau đó ngân hàng sẽ không thể buộc khách hàng nhận nợ được. Như vậy, ngân hàng tự đưa mình vào thế “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”, thanh toán bảo lãnh thì không đòi nợ khách hàng được, mà không thanh toán bảo lãnh thì bên thụ hưởng sẽ đòi tiền và dễ dẫn đến tranh chấp, khiếu nại. Do đó, các ngân hàng có kỹ năng nghiệp vụ tốt thường phát hành bảo lãnh vô điều kiện, tức là chỉ cần nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì ngân hàng lập tức thanh toán cho bên thụ hưởng. Sau đó, ngân hàng buộc khách hàng nhận nợ, nếu không trả được nợ thì xử lý tài sản. Nội dung này thường được ngân hàng đưa vào hợp đồng cấp bảo lãnh ký với khách hàng. Cách làm này vừa bảo đảm việc thông suốt trong quan hệ bảo lãnh, vừa tôn cao uy tín ngân hàng, vì việc thanh toán đúng hạn. Rủi ro thứ hai mà ngân hàng và DN gặp phải là người ký phát không đúng thẩm quyền. Về nguyên tắc, pháp luật chỉ khống chế hai nội dung cơ bản liên quan đến thẩm quyền mà người tham gia giao dịch buộc phải biết. Một là, đại diện theo pháp luật được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là người có thẩm quyền ký kết tối cao. Mọi văn bản phát ra phải do người này ký hoặc do người này ủy quyền. Một hợp đồng do chủ tịch HĐQT ký vẫn có thể vô hiệu nếu như không được người đại diện theo pháp luật ủy quyền. Hai là, thẩm quyền tối cao về quyết định của CTCP là HĐQT. Luật Doanh nghiệp quy định, những hợp đồng giao dịch vượt quá 50% tổng tài sản đều phải được HĐQT thông qua. Người tham gia giao dịch chỉ cần biết 2 điều cơ bản này. Các vấn đề khác thuộc về phân quyền nội bộ trong DN thì người tham gia tham gia giao dịch không buộc phải biết. Rủi ro người ký phát không đúng thẩm quyền thường rơi vào trường hợp người ký không phải là đại diện theo pháp luật, không được người đại diện ủy quyền, phân cấp hoặc giao dịch có giá trị quá lớn. Do đó, bên phát hành bảo lãnh có quyền viện dẫn pháp luật để từ chối bảo lãnh. Việc ký kết không đúng thẩm quyền thường xuất phát từ dấu hiệu cố ý làm trái để thu lợi bất chính đối với cán bộ ngân hàng. Đây là vụ việc đang được cơ quan công an điều tra ở một ngân hàng nhà nước lớn, trong đó giám đốc chi nhánh đã ký kết nhiều hợp đồng bảo lãnh không thực hiện đúng quy trình, hồ sơ nghiệp vụ, có khả năng vượt quá thẩm quyền. Rủi ro thứ ba là bảo lãnh bị làm giả chữ ký, con dấu giả mạo người có thẩm quyền của bên phát hành bảo lãnh. Ngân hàng cho vay và nhận bảo lãnh thanh toán từ ngân hàng, nhưng chữ ký, con dấu của ngân hàng bạn bị làm giả. Người ký không có thật, dấu chưa từng đóng. Cũng có trường hợp, chữ ký thật, con dấu thật, nhưng thực tế người ký và con dấu đóng tại thời điểm cá nhân đó không có thẩm quyền ký. Nguyên nhân của các trường hợp này đều do ngân hàng nhận bảo lãnh chủ quan, làm tắt quy trình, không xác nhận lại với ngân hàng bạn về chứng thư bảo lãnh được làm trước. Có trường hợp ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng để thi công công trình xây dựng trên cơ sở nhận được bảo lãnh từ phía ngân hàng bạn. Khi khách hàng không trả nợ, ngân hàng cho vay yêu cầu thanh toán bảo lãnh thì nhận được trả lời từ chối thanh toán, vì đã hết thời hạn. Xem lại chứng thư bảo lãnh thì do câu chữ không chặt chẽ, dẫn đến mỗi bên hiểu một kiểu. Ngân hàng phát hành ghi bảo lãnh có hiệu lực trong 180 ngày kể từ ngày phát hành bảo lãnh. Ngân hàng thụ hưởng bảo lãnh lại hiểu 180 ngày làm việc, trừ ngày nghỉ, thứ Bảy, chủ Nhật… Bởi vậy, khi ngân hàng thụ hưởng bảo lãnh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán, thì ngân hàng bảo lãnh cho rằng, đã hết hạn bảo lãnh. Hơn nữa, dù là nhận bảo lãnh từ các DN lớn, có uy tín trên thị trường, song ngân hàng vẫn có nguy cơ không thu hồi được tiền khi DN phá sản. Thực tế, một ngân hàng đã nhận bảo lãnh từ DVD để cho một công ty vay trên 100 tỷ đồng. Thời điểm đó, DVD là doanh nghiệp lớn, có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, do vướng mắc các vấn đề nội bộ, một số thành viên chủ chốt của DVD ra tòa, doanh nghiệp phá sản là điều ngân hàng không ngờ. Cam kết bảo lãnh trở thành vô giá trị. Đây là nguy cơ phổ biến đối với các ngân hàng, vì đánh giá khách hàng đã khó, nhưng dù sao còn có phương án kinh doanh để xem xét, chứ đánh giá công ty bảo lãnh còn khó hơn, vì ngân hàng chỉ có thể dựa vào thông tin mà ngân hàng biết. Luật sư Trần Minh Hải Theo Chủ tịch HĐQT CTCP Đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, Giám đốc Công ty Luật Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư Chủ tịch HĐQT CTCP Đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, Giám đốc Công ty Luật Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư