Tuesday, January 31, 2023

3 chòm sao luôn sống ngay thẳng, nói không với nịnh hót


3 chòm sao luôn sống ngay thẳng
nói không với nịnh hót

Với ba chòm sao trong 12 cung hoàng đạo, họ là những luôn sống ngay thẳng, không thích nói dối hay nịnh hót. Cùng VietnamWorks tìm hiểu họ là những ai nhé!

XEM THÊM

Tăng ca: Khi "bóc lột" đội lốt "cống hiến"

Liệu tăng ca là cơ hội để bạn cống hiến hay do bạn đang bị bóc lột mà không biết?

XEM THÊM
CÁC BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU TRONG TUẦN
Buồn của sếp: Nghiêm thì bị ghét, thân thiện thì không có uy
 
"Sếp và nhân viên" là câu chuyện muôn thuở. Nhiều người đau đầu không biết phải cư xử thế nào cho phù hợp.
 
XEM THÊM
Chòm sao sống ngay thẳng, nói không với nịnh hót
 
Với ba chòm sao trong 12 cung hoàng đạo, họ là những luôn sống ngay thẳng, không thích nói dối hay nịnh hót.
 
XEM THÊM
Chọn công việc văn phòng lương 8 triệu hay freelance lương không giới hạn?
 
Các bạn sinh viên đắn đo có nên chọn công việc văn phòng lương 8 triệu hay freelance lương không giới hạn.
 
XEM THÊM
Cách deal lương sau khi thử việc sao cho không "điêu"
 
Để tăng cơ hội được nhận vào vị trí công việc mơ ước, nhiều bạn đã hạ thấp mức lương mong muốn...
 
XEM THÊM
Tôi bất ngờ bị cho thôi việc vì từ chối làm việc vào ngày nghỉ
 
"Do đặc thù công việc làm trong ngành, tôi luôn có những deadline bất chợt và gần như "không có ngày nghỉ"
 
XEM THÊM
Làm việc như thế nào với Sếp là người yêu cũ?
 
Phải đối mặt với người yêu cũ mỗi ngày ở công ty, thậm chí người đó còn là sếp mình nữa, mình phải làm sao đây?
 
XEM THÊM
Xem thêm các bài viết khác trên HR Insider
Copyright © 2023 VietnamWorks, All rights reserved.
Chúc mừng! Bạn nhận được email này vì bạn đã là thành viên của VietnamWorks.

Our mailing address is:
VietnamWorks
Floor 20, e.town Central, 11 Doan Van Bo, Ward 13, District 4
Hochiminh City, SGN 700000
Vietnam

Add us to your address book


Want to change how you receive these emails?
You can update your preferences or unsubscribe from this list.


 unsubscribe from this list.

Tuesday, January 24, 2023

LỊCH TA VÀ NỀN VĂN HOÁ LÚA NƯỚC CỔ TRUYỀN




( Trần-Quốc-Vượng)

THỜI GIAN, gắn liền với Không gian, tồn tại KHÁCH QUAN trong từng sự vật, từ thế giới vi mô đến thế giới vĩ mô. 
Con người cổ xưa, làm ăn và lễ lạt, "trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm"… Nhìn mặt trời "mọc" và "lặn", nhìn bóng mình, bóng cau, bóng mái nhà soi trong nắng, ngắn-dài hay "tròn bóng"; Trông trăng, trăng tròn-trăng khuyết, "trăng lên, trăng đứng, trăng tàn" ; Trông sao, sao Hôm-sao Mai, chuôi sao Bắc đẩu… mà Nhận Thức thời gian đắp đổi và định ra Thời Gian Con Người, Thời Gian Xã Hội.

"Thời", "Thì" chuyển vào "Đời", đời sống, đời người: dậy thì-đương thì-lỡ thì-quá thì…"Năm" trở thành "Tuổi": tuổi thơ, tuổi trẻ, tuổi già, "mỗi xuân mỗi tuổi như đuổi xuân đi". "Mùa" cũng là "vụ": vụ chiêm-vụ mùa… Và thêm nữa những khái niệm cao hơn: giai đoạn, thời kỳ, kỷ nguyên, thời đại…

Cùng với thời gian diễn biến, con người cũng THỂ CHẾ HOÁ THỜI GIAN, xây dựng Cơ Cấu Thời Gian thành Lịch. LỊCH là Cái Biểu Thời Gian Khách Quan Đã Được Nhận Thức qua Chủ Quan của con người, vì con người. Nhận thức ấy có tính Động qua Lịch sử, qua Không gian, tuỳ thuộc mỗi cộng đồng-tộc người, mỗi vùng văn hoá, mỗi khu vực văn minh, tuỳ theo trình độ sống-chất lượng sống, trình độ văn hoá-chất lượng văn hoá… LỊCH đã, đang và sẽ còn được xem xét lại và cải tiến không ngừng, cho tiếp cận ngày càng sát đúng với Thời tiết (năm)-Tuần trăng (tháng)-ngày đêm, giờ khắc… 



Nếu mỗi con người là mỗi "đồng hồ sinh học" trong thời sinh học con người thì mỗi vùng trời, vùng đất, vùng người cũng đã và cần có mỗi lịch, mỗi giờ-khắc-tháng-năm riêng, trong nền lịch chung nhân loại. Cần cái CHUNG, mà cũng cần cái RIÊNG.

Từ vài ba ngàn năm trước Công nguyên, trước ảnh hưởng văn minh Trung Hoa và Ấn Độ xuống/và sang miền Đông Nam Á từ Trường Giang tới miền bán đảo Đông Dương - những cư dân cổ ở khu vực này chủ yếu là những cộng đồng tộc người Tày-Thái cổ, Môn-Khơ me cổ, Tạng-Miến cổ, Mã Lai cổ… mà sử sách gọi phiếm xưng là Man, là Việt (Bách Việt) – đã xây dựng thành công một Miền Văn Hoá Lúa Nước, một khu vực Văn Minh Nông Nghiệp Lúa Nước, trong đó có Văn Minh Châu Thổ Sông Hồng, hay Văn Minh Đông Sơn, mà đỉnh cao biểu tượng là Trống Đồng. Hơn bất cứ việc gì hết, nghề trồng lúa nước đòi hỏi phải Nắm Vững Thời Tiết. 
Ở một vùng châu Á gió mùa, mà khí hậu tuy nói chung là nóng ẩm (hằng số khí hậu) nhưng thời tiết lại đầy biến động, thất thường (biến số thời tiết)… những người chủ của nền văn hoá-văn minh này đã đề cao trên hàng đầu Bảng Giá Trị Văn Hoá việc nắm vững yếu tố THÌ (thì thời gian, thời vụ): "Nhất Thì Nhì Thục", "Biết Sự Trời, Mười Đời Chẳng Khó (nghèo)".

Và bởi thế, người ta đã xây dựng một thể chế Lịch 12 Con Vật (Lịch này của miền Đông Nam Á cổ, không phải gốc Trung Hoa hay Ấn Độ). 
[Không thể nào quan niệm nổi một cư dân (người Việt cổ) đã biết trồng lúa hai mùa mỗi năm từ trước Công nguyên ("Lúa Giao Chỉ, chín 2 mùa, tháng 5 chín, tháng 10 lại chín" – Dị Vật Chí quyển I của Dương Phù, đầu thế kỷ I), đề cao yếu tố "Thì" lên hàng đầu việc làm ăn, mà lại không có Lịch của riêng mình! Ngày xưa, mỗi thành tựu văn hoá lớn nào của người Việt Nam, người ta cũng cố tìm cội nguồn nơi Trung Quốc. Đó là tâm lý Tự Ty Dân Tộc không đúng đắn.]

NĂM gồm 12 tháng; THÁNG theo tuần trăng (tháng => Blăng => Trăng), có 2 loại, tháng thiếu 29 ngày, tháng đủ 30 ngày. NGÀY (hrei Chàm, thngay Khơ me) gồm nửa sang (ban ngày)-nửa tối (ban đêm), và gồm 12 GIỜ, từ "nửa đêm về tối".

 LỊCH ấy, về cơ bản là xuất phát từ việc nhìn Ngắm Trăng: "Mồng Một lưỡi trai, mồng Hai lá lúa, mồng Ba câu liêm, mồng Bốn lưỡi liềm, mồng Năm liềm giật, mồng Sáu thật trăng… mười rằm trang náu, mười sáu trăng treo, mười bảy sảy giường chiếu…; nhìn Ngắm Sao, "sao Hôm sao Mai, hay "Đêm đêm tưởng giải Ngân hà/Chuôi sao Bắc đẩu đã ba năm tròn". Nhưng lịch ấy cũng căn cứ vào cả chuyển động của mặt Trời. Người ta chiêm nghiệm: "Đêm tháng Năm chưa mằm đã sáng (tiết Hạ chí) – Ngày tháng Mười chưa cười đã tối" (tiết Đông chí).

Người ta bắt đầu "đọc" được Nhịp Điệu Thời Gian qua những nhịp hoa văn lặp đi lặp lại trên đồ gốm Phùng Nguyên, tiền Đông Sơn (đầu thiên niên kỷ II trước Công nguyên). Người ta đã tìm cách "đọc" Lịch Lạc Việt ghi trên trống đồng, thạp đồng Đông Sơn (thiên niên kỷ I trước Công nguyên) mà ngoài công dụng thực tế (nhạc cụ, đồ đựng…) người ta đã thấy chúng còn là, hay chủ yếu là, những vật Biểu Tượng Của Vũ Trụ: Mặt trời giữa mặt trống, nắp thạp với 12-14 cánh sao, 4 chim mỏ dài nối nhau bay ngược chiều kim đồng hồ trên đa số trống Đông Sơn (4 mùa ?), 4 cặp trai gái giao phối hồn nhiên trên nắp thạp với mặt trời Đông Sơn ở giữa (4 tiêu điểm Xuân phân-Hạ chí-Thu phân-Đông chí ?), 6 hình thuyền bơi quanh thân thạp, mỗi thuyền có khắc lớp tách đôi, mỗi nửa có nhiều khắc nhỏ (tháng, ngày ?)… Lịch ấy - đúng hơn là "mảnh vụn" của lịch ấy – còn đọng lại trong phôn-cờ-lo (Folklore) Việt-Mường-Tày-Thái-Lô lô- Hà Nhì…

Sao chăng nữa, lịch Đông Nam Á cổ 12 con vật, lịch của toàn miền văn hoá tộc người trồng lúa nước không phải chỉ là lịch trăng (âm lịch) mà đã là Lịch Trăng-Trời-Sao (âm dương hợp lịch).

Nền văn minh Trung Hoa cổ, xuất phát từ một cơ tầng văn hoá trồng khô (culture sèche, kê, cao lương…) ở miền hoàng thổ (loess) trung du Hoàng hà, trải các đời Thương-Chu-Tần-Hán-Sở, đã có Một Loại Âm-Dương Lịch Khác, khá là tiến bộ: Giờ, ngày, tháng, năm được mã hoá theo hệ thống CAN (10), CHI (12) với chu kỳ Hoa giáp 60 (giáp tý – quý hợi) và đang trong quá trình cải tiến, biến đổi (Lịch Thương "kiến Sửu", tháng 12 là tháng đầu năm; lịch Chu "kiến Tý"- tháng 11; lịch Tần-Hán-Sở "kiến Hợi"-tháng 10); thứ tự tháng tương đối với cái gọi là Lịch Hạ "kiến Dần" (tháng Giêng). Về Lịch Hạ xin xem đoạn sau sẽ rõ.

Từ Tây Chu-Xuân Thu (khoảng thế kỷ VIII trước Công nguyên) ở miền bình nguyên Giang Hán (trung lưu Trường Giang) xuất hiện Nước Sở là một quốc gia phi Hoa rồi nửa Hoa và cuối cùng Hoa hoá ở thượng tầng (tầng lớp thống trị), còn tầng nền vẫn là cư dân trồng lúa nước. Nhà Chu ban đầu gọi Sở là "Kinh man", "Sở man", không coi là Hoa Hạ. Vua Sở xưng VƯƠNG cho ngang vế với nhà Chu, cũng tuyên bố rõ "Ta là man di, không cùng thuỵ hiệu với Trung Quốc (chỉ Chu), (xem Tư Mã Thiên, Sử Ký, Sở Thế Gia…). Các vua Sở đều có danh hiệu Hùng熊- tức KHUN, CUN- chức vụ "thủ lĩnh" của người phương Nam, phi Hoa Hạ. Nước Sở ở trung lưu Trường Giang, cũng như các nước Ba, Thục ở thượng lưu và Ngô, Việt ở hạ lưu Trường Giang đều xuất phát từ một nền tảng văn hoá phi Hoa (văn hoá lúa nước) rồi mới dần dần bị Hoa hoá.
Vua Sở thấy ở vùng lãnh thổ mình cai trị Cư Dân Trồng Lúa Nước (với thủ lĩnh huyền thoại hay anh hùng văn hoá Là Viêm đế (vua xứ nóng) Thần Nông (khác Hoàng đế là thủ lĩnh thần thoại hay anh hùng văn hoá của ngừoi Hoa) Đã Có Sẵn Một Thể Chế Lịch 12 Con Vật Ứng Với Nghề Nông Trồng Lúa Nước Và Các Nghi Lễ Nông Nghiệp Kèm Theo (Tết Đoan ngọ 5/5 thuộc tiết Hạ chí, Tết Cơm Mới 10/10 quanh tiết Lập Đông, tết Trung thu 15/8 quanh tiết Thu phân… đây vốn là nghi lễ nông nghiệp vùng văn hoá lúa nước không phải gốc Trung Hoa, cũng như các sự tích mưa ngâu (chàng chăn trâu-nàng canh cửi), hai sao Khiên ngưu và Vụ nữ đều thuộc phân dã đất Việt (xem Hán thư - Địa lý chí).

Các nhà thiên văn lịch pháp học của Sở đã Cải Tiến lịch này, bổ sung bằng những kinh nghiệm và kiến thức thiên văn phong phú của Trung Hoa. 
[Các "mảnh vụn" của lịch cổ truyền (bằng lời, bấm đốt tay) còn đọng lại ở dân gian Việt-Mường-Tày-Thái-Lô Lô-Hà Nhì… Nếu sưu tầm, nghiên cứu, đối chiếu với âm, dương lịch ngày nay thật cẩn thận thì có thể phục chế được bảng lịch cổ ngàn xưa].

Đó là Lịch Tháng Giêng (Dần) là tháng đầu năm, muộn hơn 2 tháng so với lịch Chu đương thời (Sở tỏ ra khác Chu, sử dụng lịch văn hoá phương Nam). 
Người ta dùng chữ nghĩa Trung Hoa và hệ Can-Chi biên soạn thành sách "Kinh Sở tuế thời ký". Để tỏ ra cổ xưa hơn cả Chu đương thời, người ta "thác cổ" (giả danh mượn tiếng xưa – một tâm lý phổ biến của người xưa ở phương Nam trước áp lực ngày càng nặng nề của văn minh Hoa Hạ, gọi là tâm lý "Nam nhân, Bắc hướng") gọi đó là Lịch Đời Hạ. 
Y như các vua phương Nam, để tỏ ra "không kém Trung Quốc" (vô tốn Trung Hoa) cũng "đẩy" tổ tiên của mình lên ngang thời "tam đại" hoặc tìm gốc phương Bắc (Thái Bá, Trọng Ung) cho "oai" hơn…

Tần thay Chu (vốn ở phía Tây Nam của Chu, bị Chu xem là Nhung (phi Hoa) gần với dân du mục Trung Á), thay luôn cả tháng gốc của lịch Chu để tỏ ra "mới", "sửa chính sóc". Hán thay Tần, các đời vua đều theo các thể chế của Tần, kể cả thể chế lịch. Thế nhưng Hán Lưu Bang cũng như Sở Hạng Võ, vốn đều là người nước Sở, tập nhiễm sâu sắc văn hoá lúa nước phương Nam. Đó là một chuyện.

Nền tảng kinh tế nông nghiệp Trung Hoa, cây  lương thực nuôi sống người Hoa là Kê và Cao Lương. Đời Thương bắt đầu trồng Mạch (kiều trồng khô) do chịu ảnh hưởng từ miền Kapkadơ, Trung Á, song các nghiên cứu lịch sử nông nghiệp hiện đại Trung Quốc đều thừa nhận là cho đến trước đời Tần, mạch chưa phải là nguồn lương thực lượng yếu của người Hoa. 

Lúa Gạo cũng vậy, người Hoa biết trồng lúa gạo từ Thương-Ân, song đến cuối Xuân Thu (VI-V trước Công nguyên) Khổng Tử người nước Lỗ còn bảo ăn toàn CƠM là cực kỳ lãng phí ! 
Sau đó Tần diệt Thục, diệt Sở, xâm lược Bách Việt (218-209 trước Công nguyên) và nhất là Hán Vũ đế (140-87 trước Công nguyên) đã bành trướng mạnh mẽ xuống phương Nam chiếm hết đất Việt, thì Lúa Gạo dần đã trở thành nguồn lương thực chính của Trung Hoa (cho đến thập kỷ 50 của thế kỷ XX, Hoa Bắc không tự túc được lương thực, phải nhờ vào lúa gạo của Hoa Nam). 

Thế là từ Hán Vũ đế trở đi, văn minh Hoa hạ đã Hội Nhập Văn Minh Lúa Nước Phương Nam. Và Hoa Nam trở thành địa bàn lương thực chính của toàn đế chế Hán. 
Đó là hai chuyện.

Chính dựa trên những điều kiện đó mà khoảng năm 104-103 trước Công nguyên, Hán Vũ đế đã lệnh sửa "chính sóc", ban hành lịch mới (Thái sơ), bảo là trở về với Lịch Hạ, "kiến Dần", kỳ thực là dùng lịch của miền Kinh Sở, Miền Văn Minh Lúa Nước Phương Nam.
Nhờ thiên Nghiên Điển ở Kinh Thư… người ta đã biết được Lịch Chu. Nhờ văn giáp cốt đào thấy ở Ân Khư, người ta biết qua loa lịch Thương Ân. Nhưng cho Đến Nay, Giới Khảo Cổ Học Trung Quốc (rất đông) Đã Đào Đâu Ra Cái Lịch Đời Hạ, Với Tảng Nền Văn Hoá Hạ ?

Cái gọi là "lịch Hạ kiến Dần" thực ra là lịch Sở, lịch của miền Kinh Sở (Hồ Bắc-Hồ Nam), miền văn hoá lúa nước. Lịch ấy được người Hoa "Chữ Nghĩa Hoá" thành sách vở, trải rất nhiều lần cải tiến từ Hán đến Thanh, đã trở thành lịch âm – dương của Á Đông hiện nay, mà nhiều người quen gọi là LỊCH TÀU, và cũng có thời (thuộc Pháp) gọi là LỊCH TA.

Đúng ra, phải gọi lịch đó là Lịch Hoa-Việt.

Lịch ấy vốn là thành tựu văn hoá của người Việt-Sở (trồng lúa nước), được bổ xung phong phú bởi nhiều thế hệ kinh nghiệm thiên văn lịch pháp Trung Hoa. Lịch ấy không hẳn sát đúng hẳn với miền hoàng thổ Hoa Bắc (quê hương buổi đầu của người Hoa), cũng không sát đúng hẳn với miền châu thổ sông Nhị - quê hương buổi đầu của người Việt Nam. Nó đã "trông trăng", "trông sao", dựa vào thực tiễn làm ăn và biểu hiện qua vốn liếng ca dao tục ngữ.

Lịch đó là thành tựu chung của miền văn hoá lúa nước cổ truyền.

Nguồn: fb Kiên Gốc Sậy.

Monday, January 16, 2023

Mánh - Truyện Kiều

Thuý Kiều sau khi bị Mã Giám Sinh giả vờ cưới nhưng sau đó bán vào lầu xanh, nàng toan tự vẫn. Tú Bà liền lập mưu, để nàng ra lầu Ngưng Bích ở một thời gian, sau cử Sở Khanh ra, giả vờ yêu rồi rủ đi trốn, để có cớ bắt lại, lần này thì Kiều không thoát được, chấp nhận làm ở lầu xanh. Tú Bà nói với Kiều như sau:

"Vừa tuần nguyệt sáng gương trong,
Tú bà ghé lại thong dong dặn dò:
"Nghề chơi cũng lắm công phu,
Làng chơi ta phải biết cho đủ điều."
Kiều rằng: "Mưa gió dập dìu,
Liều thân thì cũng phải liều thế thôi!"
Mụ rằng: "Ai cũng như ai.
Người ta ai mất tiền hoài đến đây?
-----
Này con thuộc lấy làm lòng,
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề
Chơi cho liễu chán hoa chê,
Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời!"


 

Là chủ của lầu xanh, Tú Bà dặn Kiều phải có chiêu trò khác biệt, nếu ai cũng như ai thì việc gì người ta phải tốn tiền đến đây. Bà đào tạo "7 chữ vành ngoài", nói muốn lừa cảm xúc người ta phải có 7 mánh, khiến người ta tin tưởng, có lợi cho bản thân rồi bắt đầu im lặng, hỏi không trả lời, vờ như không quen biết nữa.

- Khốc (hoặc khấp) (哭): Có nghĩa là khóc, dùng nước mắt để tranh thủ lòng thương cảm của khách làng chơi. Phải diễn khóc như thật để chứng tỏ mình thành tâm, dùng gừng sống hoặc củ hành tẩm vào khăn tay để lau thì nước mắt sẽ tuôn như suối.

- Tiễn (剪): Có nghĩa là cắt, cùng khách mỗi người cùng cắt một mớ tóc, kết thành một sợi rồi chia cho nhau buộc vào hai cánh tay, làm lễ "kết tóc" biểu tỏ bền chặt, khách sẽ tưởng là mình chân thành.

- Thích (刺): Có nghĩa là chích, xăm vào cổ tay hay trên bắp đùi tên riêng của khách, nói đây là chồng thân yêu, khách càng thêm tin tưởng.

- Thiêu (烧): Có nghĩa là đốt hương nhang, cả hai áp người vào nhau cùng đốt các huyệt trên bụng, trên cánh tay, thề thốt, chịu đau để lừa khách tin.

- Giá (嫁): Có nghĩa là cưới hỏi. Nếu khách là kẻ giàu có thì thủ thỉ, bàn chuyện cưới, xin làm vợ lẽ. Tất nhiên khách muốn cưới thì phải bỏ ra một số tiền lớn để chuộc mình ra. Khi đã xài hết tiền thì tìm cách lật lọng.

- Tẩu (走): Có nghĩa là chạy. Nếu khách hết tiền, không thể chơi tiếp thì tống khứ đi, giả vờ rủ đi trốn, hẹn giờ hẹn chỗ nhưng không đến, đánh tiếng cho lính đi bắt kẻ bỏ trốn, khách phải sợ mà trốn thật, không dám quay lại nữa.

- Tử (死): Có nghĩa là chết (giả). Thề thốt cho họ tin là mình yêu họ, chỉ biết có họ thôi, nếu họ không tin thì lăn đùng ra đòi chết ngay tại chỗ, mắt he hé nhìn, nói "cả hai cùng chết hơn là chẳng lấy được nhau!". Lúc đó, khách đem hết bạc tiền ra dâng cho mình.

Truyện Kiều được học ở lớp 9, có bạn nhớ có bạn quên, nên đăng lại. Thuý Kiều bản tính trung thực nên không thực hiện được các mánh khoé lừa lọc của Tú Bà. Thấy Kiều đẹp và ngoan nên Thúc Sinh đã cưới Kiều về cho làm vợ lẽ. Còn những cô khác toàn dùng mánh khoé bất nhân bất nghĩa như trên thì cả đời chôn vùi ở lầu xanh, vì lừa người sẽ bị người lừa lại. Cuối đời của Tú Bà cũng rất bi đát vì sống toàn âm mưu, lập kế, dùng mánh, dùng khoé, sống mà cứ giả vờ thì rất ác độc. Hậu thế soi mà răn mình.

Các mánh của Tú Bà cũng là những mánh của người tham khác trong xã hội, mình biết để tránh, hoặc cao hơn thì đứng nhìn cho vui. Bạn nào thấy hay thì lưu lại.

---------------------------

Các bạn học về văn hoá nghệ thuật hay nhân văn ngôn ngữ, hoặc quản trị, nên tìm hiểu về chữ Hán (-Nôm), sẽ giúp ích mình rất nhiều, nhất là đọc sách xưa tích cũ. Có thể giao lưu với anh ở dưới còm vì anh này sau khi lưu loát tiếng Anh thì bắt đầu chinh phục chữ Hán. Chữ Hán không có khó đâu, chỉ có 214 bộ ghép lại, có mấy chục bộ phổ biến xuất hiện thường xuyên, còn lại lâu lâu mới thấy, đoán mò cũng ra được nghĩa, vì là chữ tượng hình. Xưa nay chỉ có cỡ 100 bạn chữ Hán Nôm để đọc sách cổ của cha ông mình, coi văn tự trên các di tích (như Nguyễn Trãi chẳng hạn, viết chữ Hán đọc hay lắm). Nhưng chỉ còn vài ba bạn đủ kiên nhẫn theo được, còn lại, như lẽ thường của đám đông, hào hứng ba bữa.

Ăn trưa cùng Tony

Tuesday, January 10, 2023

Chuyện nghỉ việc: Muốn “ra đi” trong êm đẹp và để lại ấn tượng tốt, cần lưu ý tránh làm 6 điều này






 Chuyện nghỉ việc: Muốn "ra đi" trong êm đẹp và để lại ấn tượng tốt, cần lưu ý tránh làm 6 điều này

Chuyện nghỉ việc: Muốn "ra đi" trong êm đẹp
và để lại ấn tượng tốt, cần lưu ý tránh làm 6 điều này

Hãy lưu ý 6 điều cần tránh này để "rút lui" mà vẫn khiến mọi người có cái nhìn tốt đẹp về mình sau khi nghỉ việc.

XEM THÊM




 

Tại sao phải gồng mình làm lãnh đạo
nếu bạn thích hợp làm nhân viên hơn?

Ai cũng có thể trở thành leader, nhưng không phải ai cũng có tố chất của người lãnh đạo. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn mất đi ưu thế
của mình trong mắt tập thể....

XEM THÊM


 

CÁC BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU TRONG TUẦN
Trắc nghiệm tâm lý: Khám phá nét tính cách ẩn giấu của bạn
 
Bạn sẽ lựa chọn đi trên con đường nào? Hãy xem con đường nào phản ánh đúng nhất về tính cách của bạn
 
XEM THÊM
3 kiểu thu nhập giúp bạn rủng rỉnh tiền bạc
 
Với giá trị cuộc sống ngày càng phát triển và những hóa đơn mà bạn cần phải trả hàng tháng khiến bạn phải đau đầu.
 
XEM THÊM
Các đầu mục bạn cần lưu tâm trong hợp đồng lao động năm 2023
 
Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu các đầu mục mà bạn cần lưu tâm trong hợp đồng lao động năm 2023 nhé!
 
XEM THÊM
5 cách giao tiếp đi đâu cũng tạo thiện cảm tốt
 
Người có tài ăn nói thường gặp thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống, gặt hái được nhiều thành công.
 
XEM THÊM
Tôi bật lại sếp trong giờ họp và nhận đơn thôi việc sau đó
 
Cá nhân tôi cảm thấy một phần có lỗi nhưng phần còn lại là sự không phục. Lẽ ra tôi nên suy nghĩ kỹ trước khi nói.
 
XEM THÊM
Bỏ túi cách đối phó với sếp nói nhiều
 
Thay vì trao đổi và nhận câu trả lời để hoàn thành công việc thì bạn lại vướng vào chuyện vòng vo của sếp.
 
XEM THÊM
Xem thêm các bài viết khác trên HR Insider
Copyright © 2023 VietnamWorks, All rights reserved.
Chúc mừng! Bạn nhận được email này vì bạn đã là thành viên của VietnamWorks.

Our mailing address is:
VietnamWorks
Floor 20, e.town Central, 11 Doan Van Bo, Ward 13, District 4
Hochiminh City, SGN 700000
Vietnam

Add us to your address book


Want to change how you receive these emails?
You can update your preferences or unsubscribe from this list.


 unsubscribe from this list.