Trên thực tế, có nhiều
cách đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên để đơn giản
hoá cho quá trình phân tích, chúng ta sử dụng 4 kiểu phân tích được lựa chọn dưới
đây. Mỗi kiểu phân tích không đứng độc lập lẫn nhau mà mỗi cái đều hỗ trợ, bổ
sung làm rõ cho cái khác. Mỗi con số, kết quả trong quá trình phân tích đều là
kết quả từ mỗi hoạt động kinh doanh tại một thời gian, không gian cụ thể, bị những
yếu tố bên ngoài tác động nên trước khi sử dụng các phương pháp phân tích, cần
xem xét các yếu tố dưới đây để loại trừ những ảnh hưởng gây méo mó:
- Những thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh:
đầu tư, sáp nhập, chia tách….
- Những khoản mục không thường xuyên, không định
kỳ
- Thay đổi trong chính sách kế toán
I. PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN MỤC
Trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có rất nhiều các khoản mục, tuy nhiên chỉ tập trung phân tích một số khoản mục chính sau:
PHẦN II. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ
Phân tích chỉ số là công cụ
đầy sức mạnh trong việc phát hiện sớm các vấn đề nếu nó được sử dụng đầy đủ.
Nhưng sẽ là rất nguy hiểm nếu suy diễn và phản ứng chỉ theo một chỉ số nhất định.
Một nhận định từ chỉ số sẽ chính xác nếu chúng ta xem xét nó trên tổng thể các
chỉ số khác, các khuynh hướng, các vấn đề đang xảy ra tại doanh nghiệp nói
riêng và nền kinh tế nói chung.
PHẦN III. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN
Báo cáo dòng tiền là cách cơ bản chỉ ra luồng
tiền dịch chuyển của dòng tiền. Chúng được sử dụng để trình bày xem tiền đã
được sử dụng như thế nào trong quá khứ và một báo cáo như vậy có thể được làm
ra để chứng minh các quỹ sẽ được sử dụng như thế nào trong tương lai.
Đối với ngân hàng, phân tích dòng tiền có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng vì cuối cùng chỉ có tiền mới đảm bảo cho thanh toán,
một doanh nghiệp dù có lợi nhuận cao nhưng tiền lại nằm hết tại TSLĐ, hoặc bị
chiếm dụng khác thì rủi ro thanh toán của khách hàng đó vẫn rất cao.
Sơ đồ dưới đây sẽ chỉ ra chu kỳ của dòng tiền
tham gia kinh doanh
Tiền mặt --> Các khoản phải trả --> Mua
sắm NVL --> Quá trình sản xuất --> Thành phẩm tồn kho --> Thêm lợi
nhuận gộp --> Các khoản phải thu --> Tiền mặt
Khi phân tích dòng tiền của doanh nghiệp, phân
tích các hệ số sau:
1. Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào
2. Hệ
số dòng tiền từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào
3. Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền vào
3. Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền vào
- "VCSH + nợ dài hạn - TSCĐ > 0 không mất cân đối tài chính". Nợ dài hạn ngoài tài trợ cho bộ phận tài sản dài hạn còn tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Vậy chúng ta có nên trừ thêm phần TSLĐ thường xuyên trong công thức trên?
ReplyDeleteVCSH + Nợ DH - TSCD nếu lớn hơn 0 chính bằng phần nguồn vốn dài hạn sử dụng đầu tư vào tài sản lưu động rồi. Nếu bạn trừ đi thì nó ra kết quả bằng 0 luôn đấy
Công thức này để kiểm tra xem Tài sản dài hạn được hình thành từ nguồn vốn nào: Nếu Tổng nguồn vốn dài hạn (Bao gồm VCSH + Nợ dài hạn) lớn hơn giá trị TSDH thì không bị lệch nguồn. Ngược lại nếu nhỏ hơn giá trị TSDH thì Tài sản dài hạn được hình thành một phần từ nguồn vốn ngắn hạn => Mất cân đối. Tại sao gọi là mất cân đối: Khi đến hạn phải trả nguồn vốn ngắn hạn doanh nghiệp sẽ không có nguồn để thanh toán -> gây khả năng mất tính thanh khoản.
- "Lý do mất cân đối tài chính: Công ty có khoản nợ dài hạn đến hạn trả hạch toán vào phần nợ ngắn hạn; Công ty có khoản nợ hạch toán ngắn hạn nhưng thực chất có thể sử dụng dài hạn"
Theo nguyên tắc hạch toán kế toán, các khoản phải trả dài hạn khi hạn trả còn lại từ 1 năm trở xuống sẽ được hạch toán vào Khoản Nợ ngắn hạn. Nếu nguyên nhân đúng như vậy thì không đáng lo ngại vì thực chất khoản đó là nguồn vốn dài hạn.
Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ cân đối này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không. Mối quan hệ cân đối này được thể hiện qua sơ đồ sau:
ReplyDeleteNếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn là điều hợp lý vì dấu hiệu này thể hiện doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời, nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn điều này chứng tỏ doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn vì xuất hiện dấu hiệu doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn vào tài sản dài hạn. Mặc dù nợ ngắn hạn có khi do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạn tuy nhiên chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán cho nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính xấu hơn.
Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn là cả vốn chủ sở hữu, nhưng nếu phần thiếu hụt được bù đắp từ nợ ngắn hạn là điều bất hợp lý như trình bày ở phần cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nếu phần tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn điều này chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn. Hiện tượng này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận kinh doanh giảm và những rối loạn tài chính doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn chúng ta cần chú trọng đến nguồn vốn lưu động thường xuyên. Nguồn vốn lưu động thường xuyên không những biểu hiện quan hệ giữa cân đối giữa tài sản với nguồn vốn mà nó còn có thể cho chúng ta nhận thức được những dấu hiệu tình hình tài chính trong sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
Quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp phải hình thành nên phần dư ra giữa tài sản ngắn hạn so với nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn phải lớn hơn tài sản dài hạn mới đảm bảo cho hoạt động thường xuyên, phù hợp với sự hình thành, phát triển và mục đích sử dụng vốn. Phần chênh lệch này gọi là vốn lưu động thường xuyên. Căn cứ vào mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, ta có các mối quan hệ cân đối sau:
Như vậy, nếu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn không và lớn hơn nhu cầu vốn lưu động thiết yếu, thì đây là một dấu hiệu tài chính lành mạnh và đảm bảo cân đối giữa tài sản với nguồn vốn trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn nhu cầu tài sản ngắn hạn thiết yếu hoặc âm thì đây là dấu hiệu tài chính bất bình thường và mất cân đối giữa tài sản với nguồn vốn, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp rối loạn nghiêm trọng hơn, doanh nghiệp mất dần đến toàn bộ vốn sở hữu và đến bờ vực phá sản.
Nguồn: Ths. Vũ Quang Kết - TS. Nguyễn Văn Tấn (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)