Hệ số nợ: Nợ phải
trả/Vốn CSH
Tỷ lệ này càng nhỏ thì giá trị VCSH càng lớn,lại là nguồn vốn không hoàn trả, điều đó có nghĩa là khả năng tài chính của doanh nghiệp càng tốt. Nếu tỷ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là doanh nghiệp đang không thể trả được các khoản nợ theo những điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý hoặc cũng có thể dòng tiền của doanh nghiệp sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay. Trong trường hợp thanh lý giải thể doanh nghiệp, hệ số này cho biết mức độ được bảo vệ của các chủ nợ. Các chủ nợ được quyền ưu tiên đòi lại phần của mình trong tài sản của doanh nghiệp. Theo một số tài liệu thì tỷ suất này chỉ nên ở mức độ tối đa là 5.
Tuy nhiên, để xác định thực chất khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và mức độ phụ thuộc vào các khoản nợ thì cũng phải phân tích bản chất từng khoản nợ, chủ nợ là ai và áp lực trả nợ như thế nào. Ví dụ có những khoản vốn của CSH bỏ vào kinhdoanh nhưng doanh nghiệp hạch toán vào phần nợ để tăng chi phí lãi vay, giảm lợi nhuận.
Tỷ suất tự tài trợ: VCSH/tổng nguồn vốn
Tỷ số này càng cao, độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng giảm trên cả góc độ chủ sở hữu và ngân hàng.
Đối với doanh nghiệp:
- Tỷ lệ cao bảo đảm cho doanh nghiệp độc lập về mặt tài chính. Khi có những biến động không thuận lợi trên thị trường thì tác động đến lợi nhuận ít hơn do hệ số đòn bảy tài chính thấp.
- Nhà quản lý được tin cậy và dễ dàng hơn khi tìm kiếm các nguồn tài trợ bên ngoài
- Chi phí lãi vay thấp làm tăng chi trả cổ tức cho cổ đông.
Đối với ngân hàng, nếu tỷ suất này thấp:
- Khả năng bù đắp tổn thất vốn vay từ VCSH của doanh nghiệp là rất thấp
- Chi phí lãi vay, áp lực thanh toán nợ gốc cao buộc ngân hàng phải luôn theo dõi tình hình thu hồi nợ vay, phát sinh chi phí.
<- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
No comments:
Post a Comment