Monday, June 28, 2021

NUÔI GIUN THÙNG XỐP (NUÔI TRÙN QUẾ TỪ RÁC SINH HOẠT)

 


Trùn quế được xem là nguồn phân sạch, rất tốt để dùng làm phân bón cho cây trồng. Chúng ta có thể tạo phân trùn quế bằng các rác thải sinh hoạt hằng ngày. Vừa tạo ra nguồn phân hữu cơ, vừa giải quyết vấn đề rác thải dư thừa. Tuy nhiên, quá trình nuôi trùn quế cũng khá mất thời gian chứ không phải 1, 2 ngày là dùng được.

Tập tính của trùn là sống trong môi trường ẩm ướt. Do đó, hỗn hợp tạo phân trùn phải luôn giữ độ ẩm. Nếu khô sẽ khiến trùn có thể bị chết.

Cách tạo phân trùn đơn giản như sau:

Sử dụng thùng xốp hoặc các vật dụng khác có thể chứa đựng được. Tốt nhất là dùng loại có nắp đậy để đề phòng mưa gió, chuột,… Dụng cụ đựng không nhất thiết phải kín, có thể dùng thùng xốp có lỗ. Nhưng chú ý phải che mưa để tránh trôi thức ăn và trùn theo dòng nước.

Các rác thải hữu cơ từ nhà bếp bao gồm: nước vo gạo, bã đậu, cơm thừa canh cặn, thân của các loại rau rủ, vỏ trái cây,…

Lấy một ít con trùn hoặc phân trùn có sẵn. Ta có tìm thấy trùn ở dưới đáy của các chậu cây. Hoặc có thể mua con giống ở các trại nuôi trùn quế hay các cửa hàng bán đồ câu cá.

Nuôi trùn quế
Rác thải hữu cơ nhà bếp tận dụng nuôi trùn quế

Tiếp theo, cứ một lớp đất ẩm thì ra rải một lớp rác hữu cơ. Nếu có phân trùn thì có thể cho vào một ít. Vì trong phân trùn thường có nhiều trứng trùn.

Nếu có thể, cần đặt thêm một ống nhựa ở giữa đống rác ủ. Ống nhựa có tác dụng lưu thông khí, thức ăn dễ phân hủy hơn.

Chú ý khi nuôi trùn quế

Phân bò là nguồn thức ăn tốt cho trùn, nên có thể sử dụng nếu có. Nên sử dụng phân bò tươi hòa tan với nước rồi đổ cho trùn ăn. Chú ý không dùng phân bò đã qua xử lý.

Một lưu ý quan trọng nữa là phải giữ ẩm cho hộp phân trùn. Vì trùn chỉ sống được trong môi trường ẩm nhưng không ướt quá. Nhưng nếu quá khô thì trùn sẽ bò ra ngoài hoặc chết. Nhưng nếu trường hợp quá ẩm ướt thì chỉ cần bỏ thêm giấy carton vụn vào để hút ẩm. Trong môi trường ẩm ướt vừa phải, trùn sinh sôi nảy nở nhanh chóng hơn.

nuôi trùn quế
Trùn con xuất hiện sau quá trình ủ

Sau một tháng ủ thì phân trùn có màu nâu, tơi xốp, không phát ra mùi và có nhiều trùn con. Như vậy, ta có thể sử dụng thành phẩm để bón cho rau và các loại cây trồng khác.

Wednesday, June 23, 2021

**Ủ PHÂN XANH HIỆU QUẢ **

(FB TS Chang hoang dã)



Chào các cậu, bài viết trước của tớ về việc phân loại rác được các cậu đón nhận nồng hậu quá 😁, nên tớ nhận được rất nhiều câu hỏi về ủ phân xanh - composting. Tớ đã tập hợp các câu hỏi để trả lời chung trong post này.

Việc ủ phân xanh rất đơn giản, nhưng nó cũng...phức tạp hơn việc chỉ đơn thuần là đào hố hay dùng thùng để đựng thực phẩm và chờ nó thối rữa đó các cậu ạ!

Để có 1 thùng compost thực sự hiệu quả thì nó cần có sự cân bằng giữa nguyên liệu nâu (carbon material: báo, giấy, rơm rạ, lá khô.vv..), nguyên liệu xanh (thực phẩm thừa bỏ đi), không khí và nước. Vì vậy mà khi thùng ủ của các cậu có mùi, ruồi nhặng, kiến v..v. đều do chưa đạt được sự cân bằng này.

Các cậu cũng cần nhớ nhé: thực phẩm thừa nếu đem chôn dưới đất (hay đậy kín trong thùng), trong điều kiện thiếu không khí sẽ sản sinh ra khí methan - một loại khí còn gây hại gấp 26 lần khí CO2 trong việc tạo ra hiệu ứng nhà kính. Vậy nên, nếu các cậu ủ phân xanh để làm giảm khí thải và giảm carbon footprints của bản thân thì tuyệt đối đừng lấp kín hố hay đậy chặt thùng ủ phân nhé!



THÙNG Ủ PHÂN CÓ MÙI, THU HÚT RUỒI NHẶNG VÀ DÒI

Đây là câu hỏi tớ nhận được nhiều nhất. Và gần như sau khi hỏi ra thì ai cũng trả lời là do các bạn ý đậy kín nắp thùng. Khi bạn đậy chặt nắp thùng ủ phân, ở điều kiện thiếu không khí thì những vi sinh vật và vi khuẩn hiếu khí có lợi, giúp phân hủy những thực phẩm thừa này không thể sinh sôi và "làm việc" của chúng được. Khi đó, vi khuẩn yếm khí sẽ phát triển, tạo ra mùi hôi thối và thu hút ruồi nhặng.

Ngoài ra, còn có thể có những nguyên nhân như cậu cho quá nhiều rác thực phẩm nhưng không có đủ mùn gỗ, giấy báo.v.v. để hút bớt ẩm, khiến cho thùng ủ của cậu có quá nhiều nước. Ngoài ra, cũng tránh tuyệt đối việc đổ cả nước thải (nước vo gạo, rửa bát.v.v.) vào thùng ủ phân. Để giữ cho môi trường thùng ủ được cân bằng (áp dụng cả cho việc đào hố ủ phân), thì cậu nên giữ tỷ lệ tương đối giữa nguyên liệu nâu và xanh. Một cách đơn giản để chắc chắn không quên là luôn có 1 thùng đựng lá cây khô, mùn gỗ hoặc giấy báo xé nhỏ bên cạnh thùng ủ. Cuối mỗi ngày sau khi đã cho hết thực phẩm thừa thì rải luôn 1 lớp vật liệu nâu lên trên cùng. Đó là lớp trên cùng vừa giúp giữ ẩm, nhưng cũng hút ẩm và làm sạch mùi cho thùng ủ nhà mình.



THÙNG Ủ CÓ KIẾN
Đa phần là do quá khô. Có thể là cho quá nhiều nguyên liệu nâu mà không đủ nguyên liệu xanh. Có thể cho một chút nước và đảo thùng ủ để đảm bảo độ ẩm và cân bằng lượng vật liệu cho vào thùng. Nếu đào hố ủ phân ở ngoài, có thể phun nước trực tiếp rồi đảo. Mặc dù vậy thì kiến cũng giúp quá trình compost diễn ra nhanh hơn, nên nếu có hố ở bên ngoài và không bị quá nhiều kiến thì các cậu cũng không nên lo lắng quá.

NHÀ CÓ QUÁ NHIỀU RÁC
Vài cách giúp việc này:
i) Hạn chế rác thải thực phẩm: Nhà tớ thì thường nấu luôn các loại vỏ có thể ăn được như vỏ cà rốt, vỏ khoai tây .v.v Những thực phẩm thừa như củ quả... có thể đông đá, đến khi đủ nhiều thì nấu lên làm vegetable stock.

ii) Cắt nhỏ thực phẩm thừa sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy. Nhưng tránh dùng máy xay để xay nhé! vì như thế vừa tốn năng lượng lại đưa vào thùng ủ phân quá nhiều nước một lúc, dễ gây tình trạng bốc mùi.

Nếu hai cách trên vẫn không khả thi thì có thể xem xét:

Nuôi giun quế: Giun đẩy nhanh quá trình phân hủy, cũng vô cùng sạch sẽ, dễ làm, và tiện cho các hộ gia đình sống ở khu chung cư. Tham khảo ở: https://tranducmien.vn/thung-nhua-nuoi-giun-2

**Hot Composting: **Loại composting chúng mình thường làm là cold composting. Hot Composting có thể đẩy nhanh quá trình phân hủy lên đến hơn 26 lần, mặc dù nó đòi hỏi nhiều việc hơn và diện tích cũng lớn hơn cold composting.
Đây là trang website tớ thấy vô cùng là kiến thức cho việc compost mà các cậu có thể tham khảo: https://www.thespruce.com/search?q=compost




 Ủ phân Bokashi: sử dụng chế phẩm EM: https://skythanhtran.com/u-phan-huu-co-bokashi-tu-rac-nha-bep/

Nếu bạn có điều kiện kinh tế, có thể sử dụng máy xử lý rác thải nhà bếp (khá là đắt đó!!): https://smartcaravietnam.com/en/


Cái chết của cây keo 300 tuổi giữa sa mạc Sahara

Xoay sở sống sót gần 3 thế kỷ giữa sa mạc và được mệnh danh là cây "cô đơn" nhất thế giới, cây Ténéré lại có kết cục khó ai lường trước được.

Sa mạc không phải là nơi dễ sống, nhất là với những loài không có khả năng tìm nơi tránh khỏi cái nóng triền miên của mặt trời. Tuy nhiên, một cây keo đã tồn tại trên sa mạc Ténéré (thuộc Sahara) suốt hàng trăm năm. Điều đáng buồn là cái chết của nó lại do con người gây ra.

"Ngọn hải đăng sống" giữa sa mạc

Cây Ténéré là một cây keo sống ở sa mạc cùng tên, thuộc ranh giới Sahara phía đông bắc Niger. Dù nổi danh vì là cây cô đơn, trước kia nó nằm trong một cụm cây lớn hơn. Trên thực tế, hàng nghìn năm trước, khu vực này có lẽ từng được bao phủ bằng rừng. Khi khí hậu thay đổi và mưa ít dần, số lượng cây đã giảm xuống và biến mất.

Khi được ghi nhận lần đầu trong tư liệu của các nhà thám hiểm phương Tây, đây là cây xanh duy nhất trong bán kính 400 km tính từ cây Ténéré, xung quanh chỉ là cát.

Nó trở thành một biểu tượng, cột mốc của địa phương, được các đoàn du mục và khách du hành sử dụng để định hướng trong những chuyến đi mạo hiểm. Suốt hàng trăm năm, các đoàn lạc đà chở muối, chà là và những loại hàng hóa khác đều dừng chân tại cây.

Cây trở thành cột mốc trên mọi bản đồ địa phương. Ảnh: SBS-News.
Cay Tenere anh 1
Cây trở thành cột mốc trên mọi bản đồ địa phương. Ảnh: SBS-News.
Cay Tenere anh 1
Cay Tenere anh 1

Cây trở thành cột mốc trên mọi bản đồ địa phương. Ảnh: SBS-News.

Khi Michel Lesourd, một chỉ huy của quân đội Đồng minh, thấy cây keo này vào năm 1939, ông rất sửng sốt khi biết có thứ sống nổi trông điều kiện khắc nghiệt như vậy. "Người ta phải thấy mới dám tin cây tồn tại. Bí mật của nó là gì? Sao nó có thể tồn tại với sự xuất hiện của những con lạc đà? Sao vô số người Touareg không cắt cành của nó để nhóm lửa pha trà?", ông viết.

Tàn phá cây là điều cấm kỵ với dân du mục. Đó là mệnh lệnh của bộ tộc mà tất cả phải tôn trọng. Hàng năm, người Touareg tụ họp quanh cây trước khi bắt đầu hành trình đi qua sa mạc Ténéré. Cây keo đã trở thành một ngọn hải đăng sống, là dấu mốc cuối cùng trước khi người Touareg rời Agadez đến Bilma, cũng là nơi đầu tiên đón họ trở về.

Chính vì thế, không một cành cây nào bị cắt xuống để nhóm lửa, và lạc đã không được phép ăn lá của Ténéré. Vai trò "hải đăng" và điểm gặp gỡ dẫn đến việc một chiếc giếng được đào ở đây năm 1938. Khi khoan xuống lòng đất để tìm nước, họ phát hiện ra cây sống sót suốt nhiều thế kỷ nhờ bộ rễ đâm sâu 35 m xuống nguồn nước ngầm.

Rễ cây vươn sâu 35 m để đến nguồn nước ngầm. Ảnh: Cabinetmagazine.
Cay Tenere anh 2
Cay Tenere anh 2

Rễ cây vươn sâu 35 m để đến nguồn nước ngầm. Ảnh: Cabinetmagazine.

Cái chết xui xẻo sau 300 năm sinh tồn

Cây keo chỉ cao vài mét, với vài cành còn lá xanh vẫn cố gắng bám chặt lấy sự sống đã trở thành biểu tượng cho sự bền bỉ mà người sống trên sa mạc cần có để sinh tồn. Nhưng hai sự cố không may đã kết thúc cuộc đời của Ténéré.

Vụ va chạm với ôtô đầu tiên của cây xảy ra vào những năm 1940, khi một tài xế bất cẩn đâm vào cây, khiến một trong hai thân cây bị gãy. Anh ta cắt thân gãy đi để che giấu vụ việc. Cây keo có vị trí quan trọng với người địa phương đã bị tổn hại nặng nề, nhưng vẫn sống sót.

Cuộc đời của Cây Ténéré chấm dứt sau hai vụ va chạm. Ảnh: Atlasobscura.
Cay Tenere anh 3
Cay Tenere anh 3

Cuộc đời của Cây Ténéré chấm dứt sau hai vụ va chạm. Ảnh: Atlasobscura.

Một tài xế xe tải khác cuối cùng đã đặt dấu chấm hết cho cây Ténéré. Năm 1973, thân còn lại bị một tài xế người Libya đâm phải và gãy đôi, khiến cây chết hẳn. Một vài người cho rằng anh ta say rượu, nhưng không có bằng chứng cho thấy điều đó là sự thật. Có thể anh ta ngủ gật, hoặc một đám bụi bất ngờ che khuất tầm nhìn. Dù sao, sau gần 300 năm, cuối cùng cây cũng không thoát khỏi số phận như những đồng loại của mình.

Những gì còn lại của cây được đưa về Bảo tàng Quốc gia Niger ở Niamey vào cuối năm đó, một đài tưởng niệm được xây dựng ở nơi cây từng sống. Được làm từ sắt và trông như cột ăng-ten, đài tưởng niệm này khó có thể sánh nổi với vẻ đẹp độc nhất vô nhị của nguyên bản.

Đài tưởng niệm không thể thay thế nguyên bản. Ảnh: Cabinetmagazine.
Cay Tenere anh 4
Cay Tenere anh 4

Đài tưởng niệm không thể thay thế nguyên bản. Ảnh: Cabinetmagazine.

Dù đã chết hơn 50 năm, câu chuyện về Cây Ténéré vẫn được lưu truyền. Sự tồn tại kỳ diệu của nó cuối cùng chấm dứt bởi vận đen. Điều bí ẩn thực sự là tại sao hai tài xế có thể đâm trúng một cây sống duy nhất giữa sa mạc.

Sunday, June 20, 2021

Lấy iPhone, nhóm tội phạm vét sạch tiền gửi ngân hàng của nạn nhân



Thay vì trộm iPhone để bán lại, một băng nhóm tội phạm ở Brazil tìm cách mở khóa và lấy tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

Tại São Paulo, thành phố lớn nhất Brazil, thời gian gần đây xảy ra tình trạng trộm cướp nhắm đến iPhone. Chỉ vài giờ sau khi lấy được máy, tội phạm mở khóa, truy cập vào ứng dụng ngân hàng và đánh cắp toàn bộ tiền trong tài khoản.

Toi pham be khoa iPhone de trom tien tu tai khoan ngan hang anh 1

Tang vật bị cảnh sát thu giữ trong một đợt truy quét tội phạm trộm cắp điện thoại ở Brazil. Ảnh: Folha de S.Paulo.

Theo trang tin địa phương Folha de S.Paulo, hình thức này xảy ra từ đầu đại dịch và ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong câu chuyện được đề cập, một số người bị trộm iPhone 11, iPhone XR, sau đó điện thoại của họ bị mở khóa và mất sạch tiền.

Trước khi xảy ra đại dịch, nạn trộm cắp khá phổ biến ở Brazil. Tuy nhiên, đa số trường hợp sau khi lấy được, những tên trộm sẽ bán lại "chiến lợi phẩm". Giờ đây, tội phạm lại chú ý đến thông tin bên trong máy.

Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Brazil (Procon-SP) tại bang São Paulo lên kế hoạch kiện các ngân hàng, Apple và những nhà sản xuất smartphone khác vì để xảy ra tình trạng này.

"Procon nhận thấy có một băng nhóm tội phạm liên quan đến thiết bị di động. Hoạt động chính của chúng không phải mua bán mà là vượt qua bảo mật để đánh cắp tài khoản ngân hàng. Điều này được thực hiện thông qua một đội quân tin tặc", Giám đốc Procon-SP, Fernando Capez cho biết.

"Những tên cướp chú ý đến lượng thông tin mà mọi người đưa vào điện thoại của họ", cảnh sát trưởng São Paulo, Roberto Monteiro cho biết. Theo quan chức này, thông thường tội phạm chú ý đến điện thoại Android hơn vì dễ mở khóa, tuy nhiên, chúng bắt đầu có khả năng vượt qua hệ thống bảo mật của iOS.

Không rõ làm thế nào các băng nhóm trộm cắp tại Brazil có thể mở iPhone đang bị khóa và vượt qua cả lớp bảo mật trên ứng dụng ngân hàng.

Trả lời về vấn đề này, đại diện 2 ngân hàng lớn nhất Brazil là Brazil Nubank và Itaú Unibanco cho rằng họ thường xuyên cập nhật các bản vá bảo mật cho ứng dụng trên điện thoại.

Liên đoàn Ngân hàng Brazil khẳng định tất cả ứng dụng đều được bảo mật từ quá trình phát triển đến việc sử dụng chúng.

"Khách hàng buộc phải đặt mật khẩu cho các app ngân hàng trước khi dùng. Tất cả dữ liệu trong quá trình sử dụng, bao gồm mật khẩu đều được bảo mật hoàn toàn".

Nếu đang sử dụng iPhone hoặc những dòng điện thoại khác, người dùng nên kích hoạt các hình thức bảo mật như Face ID, mật khẩu trên một số app quan trọng, chẳng hạn email, ghi chú, ứng dụng ngân hàng… và khóa thẻ ngay sau khi phát hiện bị đánh cắp.

Thursday, June 10, 2021

'Con mắt thứ 3' phát hiện nhân viên trốn việc ở Trung Quốc

Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc sử dụng các thiết bị giám sát để theo dõi hiệu suất làm việc, quản lý thái độ của người lao động.

Jiang Yi (32 tuổi) sinh ra ở Bắc Kinh, nói rằng tại nơi làm việc trước đây anh bị theo dõi ngay khi kết nối thiết bị điện tử cá nhân với mạng của công ty.

Nơi làm việc cũ của Jiang, một công ty công nghệ cỡ vừa ở thủ đô Trung Quốc, đã sử dụng phần mềm DiSanZhiYan, hay còn gọi là "con mắt thứ 3", để giám sát toàn bộ công nhân viên.

"Tôi đã làm việc 12-16 giờ/ngày cho đến một hôm sếp cũ gọi tôi tới văn phòng và hỏi tại sao lại xem hai video không liên quan trong giờ làm việc".

Nhân viên tại trụ sở của Alibaba ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, làm việc ngoài giờ để chuẩn bị cho lễ hội mua sắm 11/11/2018. Ảnh: VCG.
phan mem giam sat nhan vien anh 1
phan mem giam sat nhan vien anh 1

Nhân viên tại trụ sở của Alibaba ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, làm việc ngoài giờ để chuẩn bị cho lễ hội mua sắm 11/11/2018. Ảnh: VCG.

Tương tự một số phần mềm giám sát nhân viên được sử dụng ở Mỹ như CloudDesk, "con mắt thứ 3" giám sát việc sử dụng web và thời gian nhàn rỗi của người lao động. Ngoài ra, phần mềm này còn gửi thông báo cho nhà tuyển dụng mỗi khi nhân viên xem video trên các trang web phát trực tuyến.

Jiang cho biết "báo cáo hiệu quả công việc" hàng tuần được "con mắt thứ 3 thu thập" cung cấp phân tích chính xác đến từng phút về những gì mỗi nhân viên đã xem trên các trang web, ứng dụng.

"Hệ thống khiến nhân viên sợ hãi. Họ biết rằng mình đang bị theo dõi trong suốt ca làm việc kéo dài 12 tiếng. Cuộc sống 996 vốn đã đủ khốn khổ rồi", Jiang đề cập đến văn hóa làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần ở Trung Quốc.

Anh cho biết một số đồng nghiệp của mình thậm chí còn cảm thấy bị hệ thống thúc ép phải tuân theo quy tắc "007" - một thuật ngữ để chỉ việc phải online làm việc 24 giờ/ngày, tất cả các ngày trong tuần.

Giám sát từ biểu cảm cho đến thời gian đi vệ sinh

Trên trang web của công ty, "con mắt thứ 3" được nhận xét là "toàn năng, ổn định và có thể thích ứng với mọi phương tiện giám sát". Hệ thống này hiện có hàng nghìn khách hàng, từ các tổ chức chính phủ cho đến tập đoàn công nghệ.

Những hệ thống giám sát nhân công không còn xa lạ gì tại Trung Quốc. Vào năm 2018, ứng dụng giám sát di động Zhongduantong đã được phát triển để theo dõi vị trí, thời gian đi vệ sinh của nhân viên trong quá trình làm việc. Cho đến nay, hơn 347 công ty đã sử dụng ứng dụng này.

Sangfor Technologies, công ty cung cấp hệ thống giám sát trực tuyến cho Alibaba, Bytedance, Xiaomi, cũng đã phát triển ứng dụng giúp các công ty giám sát lịch sử trình duyệt web trên thiết bị di động và hồ sơ sử dụng ứng dụng của nhân viên bất cứ khi nào họ sử dụng Wifi của công ty.

Công nhân làm việc tại trụ sở của Pinduoduo, một nền tảng thương mại điện tử ở Thượng Hải vào năm 2018. Ảnh: AP.
phan mem giam sat nhan vien anh 2
phan mem giam sat nhan vien anh 2

Công nhân làm việc tại trụ sở của Pinduoduo, một nền tảng thương mại điện tử ở Thượng Hải vào năm 2018. Ảnh: AP.

Theo báo cáo của Nikkei, Sangfor Technologies còn cho phép các công ty chặn những ứng dụng di động có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên như Weibo.

Nhiều công ty thậm chí tìm cách quản lý thái độ, cảm xúc của nhân viên thông qua các thiết bị điện tử. Tạp chí Week in China chỉ ra trường hợp một công ty sử dụng camera an ninh để buộc nhân viên phải cười khi bắt đầu ngày làm việc.

"Chúng tôi hy vọng bầu không khí buồn tẻ do đại dịch gây ra sẽ được thư giãn bằng những khuôn mặt tươi cười", đại diện công ty này nói.

To Jia Kai, phó giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, đã đặt câu hỏi về mức độ mà các chương trình, ứng dụng sẽ quản lý người lao động cũng như xã hội loài người.

"Thực tế hệ thống máy móc chỉ có thể nắm bắt phiên bản đơn giản hóa các hành vi của con người mà thôi. Ví dụ, nếu một công nhân bị cảm hôm nay, liệu các chương trình có thể phát hiện ra điều đó và cho người này thêm thời gian hoàn thành công việc của mình không? Câu trả lời chắc chắn là không", Jia nói với Nikkei.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GOOGLE MEET ĐỂ HỌP VÀ DẠY HỌC ONLINE

Google meet là gì

Google meet là hệ thống học/họp trực tuyến qua mạng trên nền Web được tích hợp trong bộ G-suite của Google. Thầy cô hoàn toàn có thể sử dụng Google meet để tổ chức các buổi học/họp trực tuyến với số lượng người tham gia đồng thời lên đến 250 người/room 

Một số lưu ý khi sử dụng Google meet

  • Các thành viên tham gia cần có tài khoản email, có thể là tên miền riêng hoặc gmail
  • Người tạo lớp học (thầy cô) cần có Gmail giáo dục
  • Google Meet hoạt động tốt nhất trên trình duyệt web Google Chrome
  • Hỗ trợ điện thoại thông minh trên nền IOS và Android (Hangouts Meet)
  • Hỗ trợ ghi hình buổi học/họp và lưu trữ trên Google Drive
  • Rất dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí
  • Tích hợp với các công cụ khác trên bộ G-suite như: Lịch, Classroom.
  • Số người tham gia học/họp trực tuyến tối đa: 250 người

Hướng dẫn sử dụng.

Bước 1: Trên Google Chrome Đăng nhập vào hệ thống thông qua đường link: https://meet.google.com/

Hoặc thầy cô đăng nhập vào gmail thông thường, sau đó chọn Google Meet

Bước 2: Bấm chọn Tham gia hoặc bắt đầu 1 cuộc họp (Join or start a meeting)

Nếu trên lịch có những lịch học/ họp đã được lên lịch trước thì thầy cô sẽ nhìn thấy danh sách lớp học/ họp ở ngay bên dưới nút Tham gia….

Bước 3: Đặt tên cho buổi học/họp và chọn Tiếp tục (Continue)

Lưu ý: Không đặt tên lớp bằng tiếng Việt có dấu.

Bước 4: Chọn More Option và Cài đặt để cấu hình Camera và Micro nếu cần thiết (thường không cần điều chỉnh vì hệ thống tự nhận biết). Sau khi thiết lập song chọn Tham gia ngay

Bước 5: Mời các thành viên tham gia họp bằng cách chép và chuyển (email) cho họ liên kết (URL) của cuộc họp/ lớp học

Nếu học sinh hoặc các thành viên đều dùng chung 1 loại email của công ty hoặc nhà trường và được phân nhóm thì thầy cô có thể sử dụng email nhóm để mời nhanh các thành viên vào nhóm. Ví dụ mời tất cả học sinh lớp TMĐT K54 vào lớp và nhóm hs này đã được tạo trên hệ thống Email thì thầy cô chỉ cần mời tài khoản email nhóm đó vào lớp thì tất cả học sinh sẽ vào lớp.

HOẶC chọn Thêm người để mời, với cách mời này chúng ta có thể thêm từng người hoặc Copy và Paste danh sách email của nhiều người (tối đa một lần chép và dán là 30 email).

Note: Nếu mời sinh viên theo cách thông thường của Google Meet như trên, thì khi học sinh tham gia lớp học phải được thầy cô xác nhận, việc này sẽ làm mất thời gian với lớp đông và khi học sinh vào muộn. Thầy cô có thể lên lịch buổi học trên Google Calendar cùng tài khoản email để lớp học được hiệu quả hơn.

Bước 6: Trình bày trong lớp học, chọn Trình bày ngay bây giờ, chọn Toàn bộ màn hình hoặc Một cửa sổ và mở file để trình chiếu 

  • Toàn bộ màn hình của bạn: Với lựa chọn này thì học sinh có thể quan sát được tất cả những gì đang diễn ra trên màn hình của thầy cô.
  • Một cửa sổ: Học sinh chỉ có thể quan sát được những gì đang diễn ra trên cửa sổ mà thầy cô lựa chọn

 Bước 7: Ghi hình cuộc họp chọn  nút Tùy chọn  và chọn Ghi lại cuộc họp để ghi (file video sẽ được lưu trên Google Drive , Khi muốn kết thúc ghi hình chọn Tùy chọn và chọn Dừng ghi

Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản cho thầy cô trong quá trình sử dụng Google Meet để tổ chức lớp học hoặc cuộc họp online. Chúc thầy cô có những trải nghiệm thú vị cùng Google Meet                                                                                                                                                                             Billy Nguyễn