Tuesday, June 1, 2021

[Trên tay] Emotiv - Thiết bị đọc sóng não không dây giá 300 USD


Thường thì chúng ta đã thấy nhiều bài trên tay về các smartphone, tablet, máy tính các loại, loa, tai nghe, lạ hơn một chút thì có xe máy, xe hơi, tủ lạnh. Còn hôm nay, Ken sẽ gửi chia sẻ với các bạn một thiết bị lạ hơn hết thảy những thứ kể trên, đó là máy đọc sóng não Emotiv. Chiếc máy này được thiết kế bởi Tan Le, một người Mỹ gốc Việt, và đáng ngạc nhiên là lúc đầu cô học Luật và Thương mại chứ không phải học kỹ thuật hay y sinh. Bên dưới là bài trên tay của Ken, mời các bạn cùng xem.

Thay vì Ken làm một video review thì Ken nghĩ sẽ tuyệt vời hơn nếu các bạn xem video dưới đây, khi Tan Le trình diễn demo trong hội nghị quốc tế TED. Còn mình sẽ giải thích sơ lược về tính năng của thiết bị này. Emotiv là một bộ các cảm biến phức tạp được sử dụng để đo các xung điện phát ra khi não suy nghĩ. Đặc biệt, giá của nó chỉ là 300 USD, thích hợp dùng cho người tiêu dùng đầu cuối chứ không đắt hàng nghìn hay cả chục nghìn đô nhưng những máy móc chuyên dụng trước đây. Nó hoạt động không dây, và chỉ mất vài phút để đeo vào nên rất tiện cho chúng ta.

Để dùng được Emotiv, chúng ta cần đến một phần mềm trên máy tính. Ứng dụng này có khả năng mô phỏng lại một số ý nghĩ trong đầu của chúng ta rồi thể hiện nó lên một vật thể trên màn hình (hình hộp màu cam ở phần trên tay bên dưới chính là vật thể này). Rộng hơn, các lập trình có thể dùng Emotiv cùng các hàm lập trình (API) để xây dựng nên các ứng dụng thực tế ảo hoặc bất kì phần mềm nào có thể dùng ý nghĩ để điều khiển, không cần đến chuột.Sau khi ship về, mở hộp ra thì trông rất giống cái thùng đồ chơi hơn là đồ công nghệ, vì đa số chi tiết làm bằng nhựa, mình nghĩ nếu phủ lớp chất liệu sang trọng hơn thì sẽ nhìn giống đồ nghề trong phim khoa học viễn tưởng hơn. Sau đây là vài hình ảnh mở hộp và chi tiết về Emotiv.Cảm nhận ban đầu:

Phải nói là ban đầu Ken khá hoảng khi khui hộp ra thì thấy bộ khung của emotiv toàn bằng nhựa và có vẻ mỏng manh nên nghĩ là nó yếu, sợ mình bung mạnh ra thì nó gãy mất, vì đeo nó phải đeo tương tự như đeo headphone, nhưng khi đeo ướm thử thì lại rất thoải mái. Các đầu mút ấn mạnh nhưng không khó chịu, đeo một lúc mà không bị đau. Khi đeo vô soi gương thì cảm tưởng mình như siêu nhân ấy.

Tiếp đến là hơi lo khi đọc hướng dẫn. Vì đọc hướng dẫn sẽ tạo cảm giác là hàng này chỉ dành cho "developer", tức là khó xài.

Thứ nhất, nó dựa vào sự tiếp xúc của các đầu mút với da đầu. Tức là nếu cạo đầu thì sẽ chạy tốt nhất. Thứ hai, các đầu nút tiếp xúc phải được nhỏ vào một loại dung dịch muối đặc biệt của BAUSCH+LOMB thì mới chạy được. Tuy nhiên, dung dịch này có thể mua ở nhà thuốc khá dễ và rẻ tiền, hoặc cùng lắm thì xài dung dịch muối ăn cũng được. Mục đích của nó chỉ là để da đầu được tiếp xúc tốt hơn và dẫn điện vào các đầu mút thôi. Dung dịch muối này khá nhẹ, và không gây hại ngay cả khi tiếp xúc với mắt người. Dựa theo điều này thì nếu bạn không cạo đầu, thì cách tốt nhất là nhúng nguyên cái đầu vô thau nước muối rồi đeo cái mạng này lên.

Sử dụng:

Tuy nói vậy nhưng khi sử dụng thì thấy là khá dễ dàng. Công đoạn khó nhất là đeo cái mạng này lên sao cho các đầu mút nằm đúng vị trí, đặc biệt là phải tự thao tác một mình, tuy nhiên, mất 2 phút thì Ken cũng làm cho nó nằm đúng vị trí.

Quy trình sử dụng thế này:
  1. Cài đĩa chương trình Emotiv
  2. Sạc lần đầu theo đúng hướng dẫn.
  3. Cắm đầu thu tín hiệu cổng giao tiếp USB vào máy, chạy chương trình Emotiv.
  4. Đeo thiết bị vào, chỉnh đúng vị trí.
  5. Tạo một người dùng mới.
  6. Quan sát các nút vị trí, chỉnh sao cho toàn bộ các nút đều có màu xanh lá trên chương trình là ok.
  7. Luyện tập sử dụng và thực hiện như video trên.
*Mở rộng: Đối với developer, các nguồn code liên hệ website của sản phẩm để tìm hiểu thêm. Ứng dụng tốt cho các bạn muốn làm app thực tế ảo, và nhiều ứng dụng "khoa học viễn tưởng" đời thực khác.Bước khó khăn nhất: như đã nói, là bước chỉnh các đầu nút sao cho tín hiệu hiển thị trên màn hình toàn là màu xanh lá cây. Mình đã cố gắng chỉnh đầu nút để làm sao có nhiều dạng nhất cho các bạn quan sát: Đen = ko tín hiệu, Đỏ = tín hiệu yếu, Vàng = tạm được, Xanh lá = tốt.

2.png

Nguyên nhân thứ nhất là: bạn thấm chưa đủ dung dịch dẫn điện vào đầu nút tiếp xúc, khiến tín hiệu tiếp xúc với da đầu không ổn. Nguyên nhân thứ hai là: đầu nút nằm lệch, hoặc không đúng vị trí như hướng dẫn. Giải quyết vài giây là xong, sau đó thì mình được tín hiệu tốt như hình bên dưới. Sau đó thì ta có thể tiếp tục sử dụng.

3.png

Bạn có thể quan sát biểu hiện hay cảm xúc thông qua gương mặt ảo trên màn hình.
3a.png

Đây là biểu đồ sóng não, đường màu cam thể hiện sự hưng phấn hoặc bình tĩnh, đường màu xám cho thấy sự không thích thú về một vấn đề gì đó. Cuối cùng, màu xanh dương, thể hiện sự suy ngẫm.
3b.png

Đây là sử dụng ý nghĩ để điều khiển cái cục cam cam này di chuyển. Hình ngay bên dưới này là trạng thái chuẩn của nó.

3d.png

Đây là mình siêu nhân, mình đẩy nó ra xa một tí.
6.png

Còn đây là thao tác kéo sang trái
5.png

Đây trò thú vị: làm biến mất. Đúng là cái trò này mệt não nhất, mình chưa làm nó mất hoàn toàn được, vì vừa tập trung đầu óc mà phải bấm chụp ảnh màn hình nữa, nên khó làm.
4.png

Tổng kết:

  • Giá thiết bị: 299$. Đây là cái giá khá rẻ so với những gì nó làm được.
  • Giải trí: Đây là một ứng dụng hết sức thú vị, chúng ta thường có xu hướng so sánh não bộ của nhau nên nếu bạn bè cạnh tranh làm chung với nhau thì rất vui.
  • Phát triển: Ngoài vui ra, đây là một ứng dụng rất có tiềm năng trong thế giới app thực tế ảo. Hiện tại Việt Nam chưa có người ra mắt app nào dựa trên thiết bị này. Mảnh đất mới vẫn còn màu mỡ, và sự sáng tạo của Việt Nam luôn khiến thế giới ngạc nhiên.
  • Hy vọng chúng ta sẽ sớm có các trải nghiệm thực tế ảo mới, biến "khoa học viễn tưởng" thành lịch sử.
-------------------------
Update thông tin vì có nhiều bạn thắc mắc:
- Đồng sáng lập Emotiv có 2 người gốc Việt: Đỗ Hoài Nam và Lê Thái Thị Tần (tức Tan Le).
- Tan Le hiện là người Mỹ chứ không phải người Úc (cô đã sinh ra ở Việt Nam, lớn lên ở Úc và chuyển sang Mỹ).
- Đây không phải là sản phẩm của Việt Nam, chỉ ké được cái hơi là "gốc Việt" thôi. Các trang sau còn rất nhiều comment hữu ích cho các bạn muốn nghiên cứu thêm về Emotiv, như cmt này của lanin
ona.

No comments:

Post a Comment