Tuesday, March 30, 2021

Dự án Thành phố Cà phê theo trường phái 'kiến trúc chữa lành'


Tập đoàn Trung Nguyên Legend đầu tư xây dựng Thành phố Cà phê ưu tiên sự hài hòa giữa yếu tố bản địa và tinh thần hiện đại.

Dự án Thành phố Cà phê quy mô 45,45ha, tọa lạc tại trung tâm "thủ phủ cà phê" Buôn Ma Thuột được Trung Nguyên Legend khởi công từ tháng 1/2017. Dự án được định hướng thành khu đô thị chuẩn mực tại Buôn Ma Thuột, tạo dựng không gian sống sinh thái theo phương châm "xanh - bản sắc - thịnh vượng". Trào lưu kiến trúc chữa lành được ứng dụng tại dự án để cụ thể hóa mục tiêu đó.

Định nghĩa kiến trúc chữa lành

Kiến trúc chữa lành là trường phái kiến trúc ở các quốc gia hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật Bản... Trường phái tập trung thiết kế không gian kiến trúc thúc đẩy quá trình phục hồi, bảo vệ sức khỏe; loại bỏ sự căng thẳng từ môi trường (tiếng ồn, chất lượng không khí kém...) vì sự phát triển khỏe mạnh về thân, tâm, trí của cư dân.

polyad

Phối cảnh trường học tại Thành phố Cà phê.

Với kiến trúc chữa lành, từ khi định hình ý tưởng thiết kế không gian, các kiến trúc sư phải thấu hiểu địa hình, khí hậu, văn hóa đời sống, thói quen sinh hoạt của người dân... để đưa ra các thiết kế hài hòa nhu cầu cộng đồng và tôn tạo hệ sinh thái tự nhiên.

Kiến trúc chữa lành dựa trên nguyên lý tôn trọng văn hóa, kiến trúc bản địa. Các chất liệu sử dụng trong xây dựng thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe, thích ứng sự biến đổi của tự nhiên (nhiệt độ, ánh sáng, sự thay đổi mùa..), khí hậu, thổ nhưỡng.

"Không gian của kiến trúc chữa lành có thể kết nối với cảm xúc của mỗi cá nhân và cộng đồng khi sống, làm việc và hoạt động trong nó. Trải nghiệm kiến trúc chữa lành giúp mỗi người đánh thức giác quan nhờ mùi thơm, cây cỏ, màu sắc...", đại diện Trung Nguyên Legend cho hay.

Phát triển dự án Thành phố Cà phê, Trung Nguyên Legend tuân thủ nguyên lý của kiến trúc chữa lành trong mọi khâu: quy hoạch, thiết kế kiến trúc, chất liệu sử dụng và nội, ngoại thất...

polyad

Kiến trúc Bảo tàng Thế giới Cà phê có cảm hứng từ nhà rông, nhà dài Tây Nguyên

Một trong những điểm nhấn của dự án là Bảo tàng Thế giới Cà phê. Theo chủ đầu tư, kiến trúc của bảo tàng cảm tác dựa trên sự kết hợp giữa kiến trúc nhà rông, nhà dài của văn hóa Tây Nguyên và sóng âm từ tiếng chuông ngân.

Các khối nhà Bảo tàng Thế giới Cà phê cách điệu thành những đường cong đa hình, uyển chuyển. Toàn bộ hệ mái bảo tàng làm từ đá bazan bản địa. Công trình kiến trúc độc bản như đang chuyển động, nhịp nhàng tựa những nốt nhạc trên cung đàn đa âm.

Ngoài Bảo tàng Thế giới Cà phê, vườn Zen (Zen Garden) hay tổ hợp tiện ích gym, yoga, bắn cung cũng được xây dựng, khởi tạo dựa trên triết lý kiến trúc chữa lành.

Ngoài chất liệu, chủ đầu tư chọn kỹ thuật xây dựng gabion cổ xưa, có từ hơn 7.000 năm trước. "Đây là kỹ thuật xây dựng có những ưu điểm vượt trội như: có tính tương thích, thân thiện với môi trường; hỗ trợ thảm thực vật phát triển, tính thẩm mỹ cao, chống ồn, có khả năng làm mát tự nhiên, linh hoạt và tiết kiệm chi phí", đại diện Trung Nguyên Legend cho biết.

Dấu ấn văn hóa bản địa

Theo nhiều chuyên gia, với những tiêu chí dựa trên triết lý kiến trúc chữa lành, Trung Nguyên Legend đang làm bất động sản theo cách đi ngược với các chủ đầu tư khác. Không lấy cảm hứng từ các phong cách kiến trúc nổi tiếng như phong cách phục hưng, cổ điển châu Âu..., Thành phố Cà phê đặt yếu tố văn hóa bản địa lên hàng đầu.

Các công trình tại Thành phố Cà phê có kiến trúc quen thuộc trong đời sống người Việt.

Các công trình tại Thành phố Cà phê có kiến trúc quen thuộc trong đời sống người Việt.

Những thành công của Bảo tàng Thế giới Cà phê là minh chứng trong cách làm bất động sản khác biệt của Trung Nguyên Legend. Tập đoàn đã khởi tạo trung tâm văn hóa của cộng đồng những người yêu và đam mê cà phê.Với dự án Thành phố Cà phê, Trung Nguyên Legend giới thiệu các công trình kiến trúc độc bản, đặc biệt của Việt Nam. Các sản phẩm vừa có sự chắt lọc tinh hoa kiến trúc chữa lành từ các quốc gia phát triển, vừa hài hòa với kiến trúc quen thuộc trong đời sống người Việt. Thành phố Cà phê tập trung vào phát triển hạ tầng tiện ích, tôn tạo tự nhiên bằng việc trồng hàng chục nghìn cây xanh trong nội khu dự án; với mục tiêu xây dựng cộng đồng bền vững.

Mỗi năm, chủ đầu tư tổ chức hàng trăm hoạt động, sự kiện văn hóa về nhiều lĩnh vực, dành cho nhiều độ tuổi, thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, khách du lịch khi đến trải nghiệm.                                                                                                      Không chỉ vậy, Bảo tàng Thế giới Cà phê cũng trở thành trung tâm cà phê nghệ thuật với các triển lãm chuyên đề, các chương trình hội thảo, trải nghiệm... về cà phê. "Hơn một năm hoạt động, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn, giúp doanh thu du lịch Đắk Lắk tăng gần 40%, góp phần gia tăng hàng nghìn công ăn việc làm cho người dân địa phương", đại diện Trung Nguyên Legend cho biết.

Hoài Phong
Ảnh: Trung Nguyên Legend

Học sinh thi Khoa học kỹ thuật: “Hãy dừng lại càng sớm càng tốt”!



Dự án
Dự án "Giường bệnh thông minh hỗ trợ cho người mất chức năng vận động tay chân sử dụng tại nhà" của học sinh Trường THPT Hoa Lư A, tỉnh Ninh Bình đạt giải Nhất KHKT quốc gia năm học 2020-2021. Ảnh: Báo Ninh BìnhNhững người "trong cuộc" đều có chung nhận xét là chúng ta đã đi quá xa trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia học sinh trung học, nên dừng lại để tránh những hệ lụy nặng nề.

Dù gặp nhiều sóng gió dư luận và cả COVID-19, nhưng cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) quốc gia học sinh trung học năm học 2020 – 2021 vẫn diễn ra tại Thừa Thiên - Huế, từ ngày 25-27.3.

Một hiện tượng đáng lưu ý: Theo thông báo từ Ban tổ chức cuộc thi, dự án "Giường bệnh thông minh hỗ trợ cho người mất chức năng vận động tay chân sử dụng tại nhà" của học sinh Trường THPT Hoa Lư A, tỉnh Ninh Bình đạt giải Nhất.

Đáng nói là, đề tài tương tự: "Giường I.o.T hỗ trợ người mất khả năng vận động tay chân" của em Cao Nguyễn Hùng và Nguyễn Đình Nhật (học sinh lớp 12A và 12G Trường THPT Hoa Lư A, Ninh Bình) đã giành giải Nhất KHKT tỉnh Ninh Bình năm 2019.

Hai tác giả đạt giải Nhất năm 2019, hiện đã ra trường, hai năm sau, không hiểu sao đề tài tương tự lại đạt giải Nhất quốc gia năm 2021.

Trước khi cuộc thi diễn ra, báo Lao Động đã có nhiều bài phản ánh những bất cập, tồn tại của cuộc thi như các đề tài vượt quá tầm của học sinh, mang tính chất hoang tưởng, không thực chất, không có tính ứng dụng, các dấu hiệu tiêu cực, sao chép của hàng loạt đề tài đạt giải.

Năm nay, vẫn tiếp tục xuất hiện các đề tài "khủng" vượt quá tầm hiểu biết, khả năng của học sinh phổ thông hoặc đã được cày nát qua nhiều năm là "chữa ung thư" và "cánh tay rô bốt", "điều trị xơ vữa động mạch", "hoại tử", "thiết bị thông minh hỗ trợ người khiếm thị"... đạt giải cao.

Nếu có thống kê đầy đủ, tôi tin rằng tỷ lệ trùng lặp đề tài/dự án, ý tưởng của cuộc thi qua các năm là rất lớn. Một điều trùng hợp nữa, là hầu hết các đề tài, dự án không có khả năng ứng dụng, sản xuất tung ra thị trường.

Như Báo Lao Động đã có nhiều bài phân tích, học sinh trung học chưa đủ độ chín về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu, sáng tạo, không có điều kiện và thời gian sáng tạo, nghiên cứu KHKT một cách bài bản, chuyên nghiệp. Vì vậy, cuộc thi tất yếu sẽ sinh ra đối phó, "luồn lách" và đủ hình thức khác nhau để có sản phẩm, có giải.

Là nhà giáo, tôi được nhiều đồng nghiệp là học trò, bạn bè, người thân đang công tác trong ngành giáo dục khắp mọi miền đất nước tâm sự, chia sẻ về cuộc thi KHKT của học sinh. Tất cả đều có chung nhận xét ban đầu cuộc thi có mục đích tốt, nhưng sau đó cuộc đua thành tích, danh hiệu đã đẩy cuộc thi đi quá xa, theo hướng không thực chất, không hiệu quả, gây lãng phí vô cùng lớn, áp lực và nguy hại nhất là làm cho học sinh quen với cách ứng xử dối trá, không trung thực.

"Cuộc thi KHKT đã đi quá xa theo hướng tiêu cực và không thực chất. Hãy dừng lại càng sớm càng tốt, tránh để lại những hệ lụy không đáng có cho thế hệ trẻ"- nhiều giáo viên bày tỏ nguyện vọng tha thiết lên Bộ trưởng Bộ GDĐT-Bộ KHCN.

LÊ VĂN VỴ (NGUYÊN GIÁM ĐỐC TTGDTX HUYỆN HƯƠNG SƠN-HÀ TĨNH)

Ngân hàng Nhà nước: Mobile Money tiềm ẩn rủi ro chưa thể lường trước

Ngân hàng Nhà nước cho rằng Mobile Money tiềm ẩn rủi ro phát sinh mà thời điểm hiện tại chưa thể lường hết trước được.

Ngân hàng Nhà nước: Mobile Money tiềm ẩn rủi ro chưa thể lường trước - 1

Ngân hàng Nhà nước cho rằng Mobile Money tiềm ẩn rủi ro phát sinh mà thời điểm hiện tại chưa thể lường hết trước được. Ảnh minh họa

Dư luận đang rất quan tâm tới việc triển khai dịch vụ Tiền di động (Mobile Money) vừa được Thủ tướng đồng ý cho thí điểm trong hai năm.

Thông tin về vấn đề Mobile Money, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho rằng Mobile Money là dịch vụ mới, chưa được quy định tại văn bản pháp lý hiện hành và có thể tiềm ẩn rủi ro phát sinh mà thời điểm hiện tại chưa thể lường hết trước được.

Do đó, đại diện NHNN cho rằng các Bộ ngành phải tiếp tục hoàn thiện chính sách trong quá trình thực hiện thí điểm và sau khi tổng kết đánh giá sau 2 năm thực hiện.

Trước đó, ngày 9/3, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 316/QĐ-TTG phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money).

Hạn mức giao dịch Mobile Money không quá 10 triệu đồng/tháng/tài khoản cho tổng giao dịch.

Phó Thống đốc cho rằng, để làm được điều này thì các doanh nghiệp viễn thông cần khẩn trương xây dựng Hồ sơ đề nghị triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Quyết định 316/QĐ-TTg.

NHNN, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện thẩm định các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý.

Sau khi triển khai chính thức, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với NHNN và Bộ Công an trong công tác quản lý doanh nghiệp viễn thông, thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc thí điểm an toàn, hiệu quả, không để tội phạm lợi dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật.

"Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi và nắm bắt thông tin phản ánh dư luận liên quan đến việc thực hiện thí điểm Mobile Money để kịp thời phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an xử lý các vướng mắc, phát sinh", Phó Thống đốc cho biết.                                                                                     

                                               Theo C.Sơn (Báo Giao Thông)

Bộ tài chính: Mua bán tiền ảo thông qua các sàn Binance, Coinbase,...hay thỏa thuận trực tiếp đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro


Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, Việt Nam chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo, cũng chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch các đồng tiền ảo, tài sản ảo.

Theo Bộ Tài chính (BTC), thời gian qua, một số người dân đã nộp đơn tố giác hiện tượng lừa đảo trong việc mua bán tiền ảo. BTC cho biết, hiện nay, Việt Nam chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo, cũng chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch các đồng tiền ảo, tài sản ảo. Do vậy, các hoạt động mua bán, trao đổi các đồng tiền ảo do một số cá nhân tại Việt Nam thực hiện thông qua các sàn giao dịch tiền ảo quốc tế như Binance, Coinbase… hoặc thông qua hình thức thỏa thuận trực tiếp tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Trước tình hình đó, ngày 29/01/2018, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước – Bộ Tài chính (UBCKNN) đã có thông báo trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban, trong đó khuyến cáo các nhà đầu tư cẩn trọng khi tham gia đầu tư vào tiền ảo, tài sản ảo để hạn chế những tổn thất có thể xảy ra. UBCKNN cũng đã có công văn đề nghị các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán không được thực hiện các hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới tiền ảo trái pháp luật.

Bộ Tài chính cũng đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo theo Quyết định số 664/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 nhằm triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.

Hiện nay, Tổ đã bước đầu triển khai công tác nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo cũng như kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động quản lý, giám sát liên quan. UBCKNN, đơn vị được giao chủ trì Tổ nghiên cứu, cũng đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ về "Xây dựng khuôn khổ pháp lý quản lý tài sản mã hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam". Đề tài nghiên cứu có thể đưa ra những đề xuất ban đầu đối với vấn đề quản lý, giám sát các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa trong thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính (UBCKNN) sẽ tiếp tục thúc đẩy công tác nghiên cứu để đề xuất với Chính phủ về cơ chế quản lý, giám sát các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo trong chức năng, nhiệm vụ được giao, hướng tới cân bằng giữa mục tiêu sáng tạo, tăng trưởng kinh tế với mục tiêu đảm bảo an toàn, an ninh cho thị trường tài chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư cũng như các thành viên khác tham gia thị trường.

Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tài sản ảo, tiền ảo, đồng thời tăng cường cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ và hệ lụy của việc tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tài sản ảo, tiền ảo chưa được pháp luật quy định.

Thu Thủy

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Friday, March 26, 2021

BÁN LAN, NỘP THUẾ THẾ NÀO?


Tổng cục Thuế vừa gửi công văn yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý thuế đối với giao dịch lan đột biến.

Ngày 26-3, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết đã gửi công văn yêu cầu cục thuế các tỉnh, TP tăng cường quản lý thuế đối với giao dịch lan đột biến.

 Tổng cục Thuế chỉ đạo khẩn về thu thuế giao dịch lan đột biến  - Ảnh 1.

Cây lan được cho giao dịch với giá 250 tỉ đồng tại Quảng Ninh - Ảnh: TRỌNG ĐỨC

Theo Tổng cục Thuế, thời gian vừa qua xuất hiện nhiều thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo mạng phản ánh về các giao dịch mua bán lan đột biến với giá trị lớn, gần đây nhất là tại tỉnh Hà Nam và tỉnh Quảng Ninh.

Để làm rõ về vấn đề này làm cơ sở cung cấp thông tin chính thống cho báo chí, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế các tỉnh, TP triển khai việc nắm bắt tình hình về các giao dịch mua bán lan đột biến trên địa bàn, đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên ngành để xác minh thực tế và xử lý quản lý thuế theo đúng quy định của pháp luật về Quản lý thuế, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).


Căn cứ theo các quy định hiện hành về quản lý thuế, Tổng cục Thuế cho biết, về chính sách thuế GTGT, trường hợp lan đột biến do doanh nghiệp, tổ chức tự trồng và bán ra thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp lan đột biến do doanh nghiệp, hợp tác xã nộp Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì không phải kê khai, tính nộp Thuế GTGT.

Trường hợp lan đột biến do doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác ở khâu kinh doanh thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.

Trường hợp lan đột biến do doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bán ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.

Về chính sách thuế TNDN, Tổng cục Thuế cho biết, trường hợp tổ chức, doanh nghiệp có thu nhập từ việc bán lan đột biến thì thuộc đối tượng phải nộp thuế TNDN theo quy định. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp có thu nhập từ việc bán lan đột biến đáp ứng quy định tại khoản 1, Điều 4 Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 3-6-2008 (được sửa đổi tại khoản 2, Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật vê thuế) thì được miễn thuế TNDN theo quy định.

Trường hợp phát sinh giao dịch mua bán của hộ gia đình, cá nhân, theo Tổng cục Thuế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có phát sinh giao dịch mua bán lan đột biến thì thuộc diện điều chỉnh của thuế GTGT và thuế TNCN theo quy định về hoạt động kinh doanh với thuế suất thuế GTGT 1% và thuế TNCN 0,5%.

"Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt) chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác thì sản phẩm nông nghiệp trong trường hợp này không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 và được miễn thuế TNCN theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12"- đại diện Tổng cục Thuế cho hay.

Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, TP căn cứ quy định pháp luật Thuế và pháp luật có liên quan thực hiện công tác quản lý thuế đối với giao dịch mua bán lan đột biến tại địa bàn và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định pháp luật. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển cơ quan chức năng có liên quan xử lý theo quy định của pháp luật

Saturday, March 20, 2021

Sống lâu nhờ mẹo "xoè bàn tay, đếm ngón tay" kéo dài 5.000 năm của người Nhật: Kì diệu, dễ thực hiện!

Jin Shin Jyutsu được coi là phương pháp bí truyền kéo dài tuổi thọ của người Nhật Bản. Cách thức thực hiện đơn giản, chỉ bằng cách xoa bóp các ngón tay để chữa lành tổn thương cơ thể và cải thiện tinh thần, người Nhật đã lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác suốt 5.000 năm nay. Họ cho rằng, khi nắm chặt ngón tay cái, cơ thể giải phóng những căng thẳng trong não bộ, giúp thoát khỏi những căng thẳng, ức chế thần kinh.

Nghe qua có vẻ rất khó tin, nếu như không muốn nói là hoàn toàn vô lý. Nhưng những nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh được điều đó.

Kết quả nghiên cứu vượt ngoài sức tưởng tượng 

Trung tâm Ung thư Markey thuộc Trường ĐH Kentucky (Mỹ) phát hiện những bệnh nhân ung thư được điều trị bằng phương pháp Jin Shin Jyutsu "nhận được những cải thiện rõ rệt" trong việc giảm triệu chứng căng thẳng, đau đớn và buồn nôn, Lifehack thông tin.

Một nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente ở California, Mỹ đã tiến hành áp dụng phương pháp Jin Shin Jyutsu cho một bệnh nhân đa u tủy xương. Thông thường, khi xạ trị, bệnh nhân sẽ gặp nguy cơ bị viêm niêm mạc cao, nhưng bệnh nhân này chỉ bị viêm niêm mạc nhẹ một lần duy nhất. Anh ấy cũng "bị nôn ít hoặc không nôn trong suốt quá trình nằm viện". Trong số các bệnh nhân đa u tủy xương đang điều trị ở trung tâm, anh ấy là trường hợp duy nhất không bị nôn.

Từ đó, các nhà nghiên cứu kết luận Jin Shin Jyutsu thật sự hiệu quả bởi tất cả các bộ phận trong cơ thể được kết nối với nhau. Khi một phần trong cơ thể bị "ốm", nó sẽ gây đau đớn cho toàn cơ thể, chứ không chỉ ở riêng phần đó.

Lúc đó, 5 ngón tay và lòng bàn tay sẽ kết nối với cảm xúc và các cơ quan trong cơ thể. Tác động vào bàn tay trong 3-5 phút sẽ cải thiện nguồn năng lượng truyền đến các khu vực cần thiết, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Sống lâu nhờ mẹo xoè bàn tay, đếm ngón tay kéo dài 5.000 năm của người Nhật: Kì diệu, dễ thực hiện!  - Ảnh 1.

Phương pháp "Xoè bàn tay, đếm ngón tay" thực hiện như thế nào? 

Tất cả những gì bạn cần làm là ghi nhớ cách xoa bóp 5 ngón tay như dưới đây:

Ngón tay cái

Nếu bị căng thẳng, bạn chỉ cần giữ ngón tay cái thật chặt và đếm đến 20 giây. Việc đơn giản này lại có tác dụng giúp giảm căng thẳng cũng như làm dịu hệ thống thần kinh của bạn.

Bạn đang bị rối loạn tiêu hóa cũng nên thực hiện theo bài tập này bởi ngón tay cái được kết nối với lá lách và dạ dày.

Ngón tay trỏ

Ngón tay trỏ được kết nối đến thận. Có thể ngăn chặn sỏi thận và suy thận bằng cách giữ ngón tay trỏ trong một thời gian ngắn để cân bằng nước trong cơ thể, ngăn ngừa sỏi hình thành.

Ngón tay giữa

Tức giận, thất vọng và mệt mỏi đều được kết nối với ngón tay giữa. Nếu bạn đang trải qua một cơn đau đầu nhẹ, hãy nắm chặt ngón tay giữa, nỗi đau của bạn sẽ biến mất.

Mặt khác, các ngón tay giữa được kết nối với gan, túi mật và bàng quang, vì vậy bạn có thể điều trị bệnh liên quan đến các bộ phận kia một cách tự nhiên bằng cách giữ ngón tay ba lần trong ngày.

Ngón tay đeo nhẫn

Ngón tay này được kết nối với trung tâm, đến phổi. Khi nắm chặt, massage ngón tay đeo nhẫn giúp bạn thở tốt hơn. Bài tập này có lợi cho những người đang bị khó thở hay các vấn đề về hô hấp.

Sống lâu nhờ mẹo xoè bàn tay, đếm ngón tay kéo dài 5.000 năm của người Nhật: Kì diệu, dễ thực hiện!  - Ảnh 2.

Phương pháp Jin Shin Jyutsu. (Ảnh: pinterest)

Ngón tay út

Nắm chặt và ấn nhẹ ngón tay út giúp làm dịu dây thần kinh trong cơ thể. Đồng thời, những ngón tay nhỏ được kết nối với trung tâm còn giúp ngăn ngừa cơn đau tim và bệnh về tim mạch.

Lòng bàn tay

Lòng bàn tay được kết nối với cơ hoành và rốn. Áp sát hai lòng bàn tay của bạn với nhau có lợi cho chăm sóc sức khỏe tổng thể.

Friday, March 12, 2021

Mobile Money có an toàn và bảo mật?

 

Mobile Money - tiền di động tiếp tục là chủ đề thu hút sự quan tâm của giới công nghệ tài chính.

    Mobile Money có an toàn và bảo mật?

    Mục tiêu của chương trình thí điểm là tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam.

    Tuy nhiên đa phần người dân ở những khu vực này vẫn sử dụng những thiết bị điện thoại đơn giản. Vậy khi thực hiện giao dịch thanh toán qua Mobile Money liệu có an toàn và bảo mật?

    Mobile Money có an toàn và bảo mật?  - Ảnh 1.

    Dịch vụ Mobile Money sẽ sớm được triển khai trong quý II/2021. Ảnh: Báo Tin tức.

    Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, có 2 cách để nạp tiền vào tài khoản Mobile Money.

    Thứ nhất, nạp tiền mặt trực tiếp vào tài khoản Mobile Money tại các cửa hàng giao dịch viễn thông của 3 nhà mạng là VNPT, Viettel, Mobifone hay các đại lý ủy quyền của 3 nhà mạng này.

    Thứ hai, nạp tiền gián tiếp thông quan tài khoản thanh toán ngân hàng của khách hàng hoặc từ Ví điện tử của người dùng tại chính nhà mạng viễn thông 

    Như vậy, sử dụng thẻ cào nạp tiền vào tài khoản Mobile Money là không hợp lệ và cũng để đảm bảo an ninh tiền tệ quốc ra, phòng tránh rửa tiền.

    Ông Nguyễn Sơn Hải - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Truyền thông VNPT Media nói: "Đối với khách hàng của Mobile Money không thể dụng thẻ cào để nạp tiền. Theo quy định của Nhà nước để đảm bảo quản lý thẻ cào và tiền Mobile Money được tách biệt nhau đảm bảo an toàn cho khách hàng và nền kinh tế".

    Mobile Money có an toàn và bảo mật?  - Ảnh 2.

    Người dùng có thể sử dụng Mobile Money để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. Ảnh: Dân trí.


    Ngoài ra, các công nghệ bảo mật xác thực giao dịch tiên tiến như EKYC cũng đã được triển khai, giúp khách hàng thao tác dễ dàng không phải nhập mật khẩu nhiều lần nhưng vẫn tuyệt đối an toàn khi giao dịch. Đây được xem là yếu tố tạo ra sự cạnh tranh của từng đơn bị triển khai thí điểm.



    "Đối với nhà cung cấp dịch vụ chúng tôi sẽ cố gắng thiết kế một cách đơn giản nhất và đặt ra những tiện lợi hơn như giới hạn bao nhiêu tiền mới phải nhập mã OTP, tiếp theo là màn hình sẽ đưa ra những lựa chọn, khách hàng chủ cần nhấn 1,2 hoặc 3", ông Nguyễn Sơn Hải cho hay.



    Theo các đơn vị tham gia thí điểm, việc tài khoản Mobile money chỉ có thể thanh toán với các tài khoản nội bộ trong nhà mạng viễn thông đăng ký, chưa có sự liên kết chéo giữa các nhà mạng là cần thiết và sẽ giúp hệ thống vận hành ổn định trong giai đoạn 2 năm đầu thí điểm.

    Mẹo làm sạch màn hình TV đơn giản và an toàn, mà vẫn giữ cho hình ảnh luôn rõ nét


    Mẹo làm sạch màn hình TV đơn giản và an toàn, mà vẫn giữ cho hình ảnh luôn rõ nét

    Làm sạch TV không khó - tất cả những gì bạn cần là loại vải lau phù hợp.

    Các dòng TV khác nhau có thể nhạy cảm ở các khu vực khác nhau, do đó, phương pháp tốt nhất để làm sạch màn hình TV cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại TV trong gia đình bạn.

    Các TV độ nét cao như OLED và LCD có xu hướng màn hình cực kỳ nhạy cảm và có thể dễ trầy xước, vì vậy cần phải hết sức cẩn thận khi làm sạch chúng.

    Nhưng nhìn chung, có một phương pháp chung đơn giản để làm sạch bất kỳ màn hình TV nào.

    Cách làm sạch màn hình TV

    Trước hết, hãy nhớ luôn nhẹ nhàng. Màn hình TV rất nhạy cảm và nếu không cẩn thận, bạn có thể làm hỏng hoặc thậm chí làm đổ TV. Không ai muốn mang lại những rắc rối lớn chỉ vì muốn lau chùi một chút bụi bặm.

    Nhớ tắt TV trước khi làm sạch nó. Tắt TV giúp giảm nguy cơ hư hỏng điện và màn hình tối của TV giúp bạn dễ dàng nhìn thấy bụi, bẩn, tóc và cặn bẩn.

    Hãy sử dụng một miếng vải mềm và khô. Vải sợi nhỏ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Các loại vải sợi nhỏ có thể dễ dàng mua được ở nhiều cửa hàng tạp hóa khác nhau với giá cả hợp lý. Chất liệu mềm mại của chúng giúp bám bụi và tóc mà không làm xước hay để lại sợi vải. Hoặc, nếu có một miếng vải mềm đi kèm với TV khi bạn mua nó, hãy sử dụng miếng vải đó.

    Mẹo làm sạch màn hình TV đơn giản và an toàn, mà vẫn giữ cho hình ảnh luôn rõ nét - Ảnh 1.

    Vải sợi nhỏ rất lý tưởng để lau TV mà không làm hỏng màn hình

    Nhớ là không được xịt bất cứ thứ gì lên TV của bạn, đặc biệt là không xịt hóa chất. Hóa chất mạnh có thể làm hỏng màn hình TV và bất kỳ hơi ẩm nào cũng có thể chui vào các khe hở trên khung, có thể gây ra hỏa hoạn do đoản mạch.

    Hãy từ từ lau màn hình theo hình tròn. Nếu TV của bạn bị lung lay, bạn có thể giữ miếng vải bằng một tay và đỡ TV bằng tay kia. Một lần nữa, hãy nhẹ nhàng: Không dùng vải hoặc ấn quá mạnh vào màn hình TV.

    Mẹo làm sạch màn hình TV đơn giản và an toàn, mà vẫn giữ cho hình ảnh luôn rõ nét - Ảnh 2.

    Chiếu ánh sáng vào TV có thể giúp làm lộ vị trí bụi.

    Lau các mặt bên và mặt sau của TV. Màn hình TV không phải là khu vực duy nhất tích tụ bụi - hãy lau sạch bất kỳ mảnh vụn nào bạn có thể nhìn thấy trên khung và dây cáp, đặc biệt là ở phía sau. Bạn cũng sẽ muốn làm sạch cả các cổng và phích cắm.

    Nếu bạn cần làm sạch màn hình kỹ hơn, hãy sử dụng một lượng nhỏ nước. Đừng bao giờ đổ hoặc xịt nước trực tiếp lên màn hình TV. Thay vào đó, hãy làm ẩm vải một chút và nhẹ nhàng lau sạch đống hỗn độn.

    Đối với những vết bẩn đóng cục, bạn có thể dùng một giọt xà phòng rửa bát nhỏ một chút lên vải. Và sau khi đã lau sạch, hãy lau lại màn hình một lần nữa bằng khăn khô mềm để đảm bảo an toàn. Nếu có vết bám trên khung, hãy làm tương tự. Chỉ cần đảm bảo không có bất kỳ chất lỏng nào chui được vào trong các vết nứt hoặc cổng cắm.

    Theo Bảo Nam

    Pháp luật và Bạn đọc

    Ngân hàng cảnh báo ‘chiêu’ lừa đảo mới đánh cắp thông tin khách hàng


    Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) vừa cho biết, gần đây xuất hiện một số hình thức lừa đảo mới nhằm đánh cắp thông tin dịch vụ ngân hàng và qua đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.
    Khách hàng cần bảo mật thông tin thẻ một cách tuyệt đối  /// Ảnh Ngọc Thắng
    Khách hàng cần bảo mật thông tin thẻ một cách tuyệt đối
    ẢNH NGỌC THẮNG
    Phương thức chung của các hình thức lừa đảo này là thông qua việc mạo danh ngân hàng, nhân viên ngân hàng để yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng.
    Đối tượng lừa đảo thực hiện gửi nội dung thông báo kèm theo đường link lừa đảo qua tin nhắn SMS, email, phần mềm chat… Thậm chí giả mạo tin nhắn SMS thương hiệu Vietcombank, để lừa khách hàng bấm vào link và cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng số và dịch vụ thẻ (tên đăng nhập, số thẻ, mật khẩu, mã OTP), từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng.
    Để đảm bảo an toàn thông tin và tài khoản, Vietcombank khuyến cáo khách hàng không bám vào các đường link; ngân hàng không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như tin nhắn SMS, email, facebook… Trường hợp đã bấm vào đường link, tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản, dịch vụ ngân hàng số (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP), dịch vụ thẻ (số thẻ, mã OTP), thông tin tài khoản hay bất cứ thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng, thông tin cá nhân nào khác.
    Ngân hàng cảnh báo 'chiêu' lừa đảo mới đánh cắp thông tin khách hàng - ảnh 1

    Tội phạm thường xuyên dùng chiêu thức tinh vi để lấy cắp thông tin khách hàng

    ẢNH NGỌC THẮNG

    Một hình thức lừa đảo khác, theo Vietcombank, đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện để hỏi khách hàng hay thông báo cho khách hàng về một số nội dung như: chờ tiền về, trục trặc dịch vụ, xác minh giao dịch vừa thực hiện, lộ thông tin thẻ… Sau đó, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng số và dịch vụ thẻ (tên đăng nhập, số thẻ, mật khẩu, mã OTP), từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng.
    Vietcombank khẳng định, ngân hàng không bao giờ gọi điện để yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ. Do đó, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật khi nhận được các cuộc gọi như này.
    Bên cạnh đó, Vietcombank cũng khuyến cáo, khách hàng không chia sẻ các thông tin cá nhân, thông tin dịch vụ ngân hàng, thông tin giao dịch ngân hàng… lên mạng xã hội để tránh bị đối tượng lừa đảo lợi dụng mạo danh cán bộ ngân hàng liên hệ, yêu cầu được hỗ trợ hoặc yêu cầu cung cấp thông tin nhằm thực hiện các hành vi lừa đảo, gian lận và chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng.
    Anh Vũ

    Cấm sử dụng ví điện tử để rửa tiền, lừa đảo, gian lận



    Ảnh: VGP News

    VTV.vn - Trong dự thảo mới nhất hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề xuất cấm sử dụng ví điện tử để rửa tiền, lừa đảo, gian lận.

    Các hành vi bị cấm gồm: sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác; cấm mua, bán, thuê, chuyển nhượng, mở hộ hoặc duy trì ví điện tử nặc danh, mạo danh; cấm làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép; ủy thác, giao đại lý cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động không được phép.

    Cảnh giác với chiêu lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản ví điện tử


    Ảnh minh họa.

    VTV.vn - Các doanh nghiệp ví điện tử vừa phát đi cảnh báo đến khách hàng trước thủ đoạn lừa đảo người dùng, chiếm đoạt tài khoản ví điện tử của các đối tượng xấu.

    Mạo danh các doanh nghiệp ví điện tử, gọi điện, nhắn tin qua mạng xã hội yêu cầu người dùng ví điện tử cung cấp thông tin là những thủ đoạn các đối tượng sử dụng để lừa người dùng, từ đó chiếm đoạt tài khoản ví điện tử để trục lợi.

    Các đối tượng giả mạo thường đánh vào tâm lý thích quà tặng, trúng thưởng, khuyến mãi của người dùng. Sau đó liên lạc, yêu cầu người dùng cung cấp các thông tin cá nhân để bảo mật cho tài khoản ví điện tử như số điện thoại, email, chứng minh nhân dân, mật khẩu hay thậm chí là mã OTP trong giao dịch. Khi người dùng mắc bẫy, các đối tượng sẽ dùng các thông tin này để chiếm đoạt tài khoản và tiền trong ví điện tử.

    Dù chiêu thức khá tương đồng so với lừa đảo tài khoản ngân hàng hay thẻ cào điện thoại như trước đây, tuy nhiên một số người dùng cả tin vẫn mắc bẫy.

    Giới chuyên gia khuyến cáo người dùng cần nâng cao ý thức bảo vệ các thông tin bảo mật, đặc biệt là mã OTP; không doanh nghiệp chân chính nào yêu cầu cung cấp các thông tin như vậy qua tin nhắn hay điện thoại.


    Lừa đảo qua ví điện tử gia tăng

    Thanh Xuân
    Với xu hướng phát triển ví điện tử gia tăng, tội phạm đã lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dân để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng bên cạnh những chiêu lừa "cổ điển" khác.
    Nhiều chiêu trò lừa đảo lấy tiền trong tài khoản ngân hàng /// Ngọc Thắng
    Nhiều chiêu trò lừa đảo lấy tiền trong tài khoản ngân hàng
    NGỌC THẮNG

    Giả mạo nhân viên ví điện tử, ngân hàng

    Lừa đảo qua ví điện tử để lấy trộm thông tin tài khoản ngân hàng là một trong những chiêu thức mới mà tội phạm lừa đảo triển khai gần đây.
    Theo Vietcombank, đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên ngân hàng, nhân viên cung cấp dịch vụ ví điện tử yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để nâng cấp dịch vụ hoặc khách hàng đăng ký dịch vụ để được hưởng khuyến mãi. Khi khách hàng đăng ký dịch vụ kết nối tài khoản ngân hàng với ví điện tử và cung cấp các thông tin dịch vụ, đối tượng lừa đảo đã lấy được thông tin tài khoản của khách hàng.
    Cũng liên quan đến ví điện tử, một chiêu lừa khác là tội phạm khai thác những thông tin khi khách hàng sử dụng ví điện tử có những thắc mắc và đăng tải câu hỏi lên website/fanpage của nhà cung cấp. Lúc này, đối tượng lừa đảo lấy thông tin của khách hàng và giả mạo là nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ liên hệ với khách hàng để "chăm sóc", hỏi về những vướng mắc khi sử dụng dịch vụ. Sau đó, đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin các dịch vụ ngân hàng như là 1 bước để khắc phục lỗi dịch vụ. Từ đây, tội phạm sẽ lấy được thông tin tài khoản ngân hàng của khách và chiếm đoạt tiền.
    Đánh vào lòng tham của một số người, tội phạm giả mạo tin nhắn của ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Vào cuối tháng 9, Công an huyện Thanh Chương (Nghệ An) ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Lê Thế Hoàng (SN 1995, trú tại thôn 7, xã Quang Minh, TP.Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lê Thế Hoàng khai nhận đã làm giả tin nhắn của ngân hàng để chiếm đoạt của bà Lê Thị D. 162 triệu đồng. Chiêu lừa của Lê Thế Hoàng là lên mạng xã hội (Facebook, Zalo…) tìm kiếm thông tin của bà D., sau đó nhờ bà D. nhận giúp tiền qua chuyển khoản có hưởng hoa hồng và chuyển khoản số tiền này đi. Bà D. đồng ý thực hiện thì Hoàng tạo ra các tin nhắn giả danh ngân hàng nhắn tin với cú pháp thông báo tài khoản bà D. đã nhận được tiền. Bà D. tin đã nhận tiền nên thực hiện chuyển khoản số tiền này cho Hoàng. Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.

    Thận trọng với những chiêu lừa "cổ điển"

    Ngoài ra, những chiêu lừa "cổ điển" vẫn được tội phạm sử dụng và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người dân. Chẳng hạn, giả danh công an, tòa án, viện kiểm sát thông báo khách hàng có liên quan đến vụ án buôn lậu/rửa tiền/mua bán ma túy, yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin dịch vụ ngân hàng hoặc cài đặt dịch vụ theo yêu cầu của đối tượng lừa đảo; giả danh cho vay tiền trên mạng, yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin dịch vụ ngân hàng để hoàn tất hồ sơ vay nhưng thật chất là để lấy thông tin tài khoản ngân hàng.
    Tội phạm lừa đảo mạo danh là người thân, người mua hàng thông báo sẽ chuyển tiền cho khách hàng. Đối tượng gửi cho khách hàng đường link giả yêu cầu khách hàng xác nhận thông tin. Khách hàng truy cập vào đường link giả và cung cấp cho đối tượng các thông tin về tên truy cập, mật khẩu, mã OTP của khách hàng.
    Vietcombank cảnh báo khách hàng cảnh giác trước những chiêu lừa đảo trên và tuyệt đối giữ bí mật thông tin dịch vụ ngân hàng điện tử, thông tin thẻ. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin trên cho bất kỳ ai thông qua bất kỳ phương thức giao tiếp nào như email, tin nhắn, trao đổi miệng... Không nên lưu thông tin bảo mật ngân hàng điện tử và thẻ trên các thiết bị điện tử và các website cũng như dưới bất kỳ hình thức nào. Hạn chế truy cập tài khoản ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính trên các thiết bị lạ.
    Đồng thời, đối tượng lừa đảo thường nghiên cứu thông tin khách hàng qua các trang mạng xã hội và mạo danh người thân, người quen để mượn tiền, cho vay, chuyển tiền… nên khách hàng cần xác thực thông tin những người thân, bạn bè trước khi có giao dịch chuyển tiền. Trước khi đăng nhập những thông tin tài khoản ngân hàng vào những website, khách hàng nên kiểm tra đó là những trang có uy tín, độ bảo mật cao hay không, sau khi thực hiện xong các giao dịch, khách hàng cần đăng xuất khỏi tài khoản ngay.

    Cảnh giác lừa đảo trực tuyến giao dịch ngân hàng, ví điện tử


    QĐND - Lợi dụng thời gian cận Tết nhu cầu giao dịch tài chính gia tăng, các đối tượng xấu giả mạo tin nhắn định danh của các ngân hàng, ví điện tử khiến cho nhiều người dùng mất cảnh giác, bị dẫn dụ truy cập vào các website giả mạo nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền.

    Để phòng tránh các thiệt hại gây ra bởi lừa đảo trực tuyến, người dùng không truy cập vào các đường link (kết nối) bất thường, trước khi điền mật khẩu phải kiểm tra kỹ địa chỉ website, không cung cấp các thông tin nhạy cảm như tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP cho bất kỳ ai và trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

    Dùng thiết bị phát sóng di động giả mạo gửi tin nhắn lừa đảo

    Theo ghi nhận thực tế, những ngày qua, nhiều người sử dụng cho biết, họ thường xuyên nhận được tin nhắn thông báo tài khoản của mình đang được sử dụng ở nước ngoài và đề nghị người dùng truy nhập vào một website liên kết để hủy giao dịch hoặc thay đổi mật khẩu. Khi truy cập vào đường link có trong tin nhắn, người dùng được dẫn đến website có tên miền và giao diện gần giống với website của ngân hàng. Tuy vậy, đây đều là các website giả mạo. Các tin nhắn này thường được gắn tên của một số ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) như: Sacombank (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín), ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu)... Điều nguy hiểm là các đối tượng sử dụng kỹ thuật nhằm mạo danh các ngân hàng thông qua phần tên tiêu đề của tin nhắn, trong khi nhiều điện thoại thông minh hiện nay có chức năng gộp tin nhắn của những thuê bao cùng tên. Do vậy, những tin nhắn định danh ngân hàng giả mạo sẽ bị gộp luôn với các tin nhắn thực của ngân hàng nhằm gây sự nhầm lẫn.

    Cảnh giác lừa đảo trực tuyến giao dịch ngân hàng, ví điện tử
    Diễn tập phòng, chống tấn công mạng trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng tại Chương trình "Diễn tập thực chiến phòng thủ không gian mạng". 

    Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) hiện đã ghi nhận tình trạng trên. Qua xác minh, đánh giá, Cục An toàn thông tin (ATTT) khẳng định, các tin nhắn giả mạo này không xuất phát từ hệ thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp viễn thông mà được tán phát thông qua các thiết bị phát sóng di động giả mạo. Đây là các thiết bị có nguồn gốc từ nước ngoài, được các đối tượng mua bán, sử dụng trái phép nhằm mục đích thực hiện những cuộc tấn công tán phát tin nhắn rác lừa đảo người dùng, đặc biệt là người dùng tại các khu vực đô thị.

    Theo đó, đối tượng tấn công sử dụng các thiết bị phát sóng giả mạo (IMSI Catcher/SMS Broadcaster) để thực hiện gửi tin nhắn rác trực tiếp vào điện thoại mà không thông qua mạng viễn thông di động. Các tin nhắn này bị các đối tượng thay đổi thông tin nguồn gửi như số điện thoại, đầu số hoặc tên định danh nhằm mục đích tạo lòng tin với người dùng. Nội dung tin nhắn thường là quảng cáo, hướng dẫn hoặc chứa đường kết nối tới website giả mạo giống như các website chính thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng để đánh cắp thông tin người dùng như tài khoản, mật khẩu, mã OTP... Người dùng không nhận biết được website giả mạo nên cung cấp thông tin cá nhân truy cập vào tài khoản ngân hàng như điền tên tài khoản, mật khẩu; website giả mạo sẽ điều hướng sang website khác hoặc thông báo đề nghị người dùng chờ đợi. Khi ấy, đối tượng xấu dùng thông tin cá nhân của người dùng để đăng nhập vào website chính thức của các tổ chức tài chính, ngân hàng nhằm lấy mã xác thực OTP (nếu cần). Sau khi điện thoại người dùng nhận được mã xác thực OTP, website giả mạo sẽ được điều hướng sang trạng thái yêu cầu người dùng cung cấp mã xác thực OTP. Người dùng không cảnh giác sẽ cung cấp thông tin mã OTP để đối tượng hoàn tất quá trình chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

    Phản ánh bất thường qua đầu số 5656

    Các chuyên gia bảo mật nhận định, tài chính-ngân hàng là một lĩnh vực đặc thù, do vậy, đây luôn là mục tiêu của các đối tượng tấn công. Một trong những xu hướng tấn công lĩnh vực này của năm 2021 là tấn công lừa đảo trực tuyến với tần suất nhiều hơn và phương thức tinh vi hơn. Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) Trần Quang Hưng phân tích: "Trước đây, chúng ta chỉ đối mặt với tin tặc là con người thì bây giờ có thêm công cụ là máy móc trang bị trí tuệ nhân tạo. Cuộc chiến bảo vệ an ninh mạng hiện không đơn thuần là cuộc chiến giữa con người với con người mà là con người với máy móc công nghệ cao. Nguy cơ bị tấn công mạng là hằng ngày, hằng giờ và không xác định được đâu là thời điểm chúng ta bị tấn công". Do đó, ông Trần Quang Hưng đề xuất, các tổ chức tài chính, ngân hàng thay vì bị động cần chủ động phòng thủ. Bản thân các đơn vị xác định hệ thống sẵn sàng bị tấn công để luôn luôn giám sát, tìm ra nguy cơ rủi ro nhằm phát hiện và ngăn chặn sớm nhất.

    Đối với người dùng, để phòng ngừa và phối hợp xử lý, Cục ATTT đề nghị người dân kiểm tra, xác minh kỹ các website, ứng dụng trong các tin nhắn mà người dùng nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu, tin nhắn từ các đầu số ngắn; tuyệt đối không truy cập vào các website, ứng dụng có nguồn gốc, nội dung không rõ ràng. Ngoài ra, khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị phản ánh với Cục ATTT qua đầu số tin nhắn 5656 hoặc qua website https://thongbaorac.ais.gov.vn để Cục ATTT kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý. Đồng thời thông báo cho cơ quan công an hoặc Cục ATTT khi phát hiện các đối tượng sử dụng, mua bán, trao đổi các thiết bị phát sóng giả mạo qua số đường dây nóng của cục là 0339035656.

    Bài và ảnh: VŨ MY

    BLOGGER, YOUTUBER



    Google, cơ quan chủ quản của Youtube, vừa thông báo sẽ khấu trừ và đánh thuế thu nhập cho những nhà sáng tạo nội dung trên Youtube (Youtuber) không sống tại Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc các Youtuber tại Việt Nam và các quốc gia khác bên ngoài Mỹ sẽ phải đóng thuế cho thu nhập của mình kiếm được từ Youtube. Chính sách mới của Youtube sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 6 tới đây và Google kêu gọi các Youtuber cung cấp thông tin thuế với Google để đảm bảo mức đóng thuế phù hợp. Cụ thể: - Đối với những Youtuber sống bên ngoài nước Mỹ, nếu khai báo thông tin thuế trước ngày 31/5/2021, họ sẽ phải chịu mức thuế 30% cho các doanh thu đến từ người xem tại Mỹ. (Nhấn mạnh là lượt xem tại Mỹ) - Đối với những Youtuber sống bên ngoài nước Mỹ, nếu không nộp khai báo thuế, Youtuber sẽ bị đánh thuế 24% đối với doanh thu đến từ người xem ở mọi quốc gia. "Theo luật thuế tại Mỹ, Google bắt buộc phải khấu trừ thuế khi người sáng tạo nội dung không ở Mỹ, nhưng kiếm được thu nhập từ người xem tại Mỹ", phát ngôn viên của Google giải thích về chính sách mới của Youtube. Chính sách này không ảnh hưởng đến các Youtuber tại Mỹ, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các Youtuber tại các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, nhất là với những kênh Youtube có lượng người xem lớn đến từ Mỹ. Với các kênh nội dung Việt Nam lượng view xem chủ yếu vẫn là trong nước, Mỹ chỉ chiếm 1 số nhỏ. Tuy nhiên, giá quảng cáo cho 1.000 view tại thị trường Mỹ lại cao hơn ở Việt Nam gấp nhiều lần.