Showing posts with label ngân hàng. Show all posts
Showing posts with label ngân hàng. Show all posts

Friday, March 12, 2021

Cảnh giác với chiêu lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản ví điện tử


Ảnh minh họa.

VTV.vn - Các doanh nghiệp ví điện tử vừa phát đi cảnh báo đến khách hàng trước thủ đoạn lừa đảo người dùng, chiếm đoạt tài khoản ví điện tử của các đối tượng xấu.

Mạo danh các doanh nghiệp ví điện tử, gọi điện, nhắn tin qua mạng xã hội yêu cầu người dùng ví điện tử cung cấp thông tin là những thủ đoạn các đối tượng sử dụng để lừa người dùng, từ đó chiếm đoạt tài khoản ví điện tử để trục lợi.

Các đối tượng giả mạo thường đánh vào tâm lý thích quà tặng, trúng thưởng, khuyến mãi của người dùng. Sau đó liên lạc, yêu cầu người dùng cung cấp các thông tin cá nhân để bảo mật cho tài khoản ví điện tử như số điện thoại, email, chứng minh nhân dân, mật khẩu hay thậm chí là mã OTP trong giao dịch. Khi người dùng mắc bẫy, các đối tượng sẽ dùng các thông tin này để chiếm đoạt tài khoản và tiền trong ví điện tử.

Dù chiêu thức khá tương đồng so với lừa đảo tài khoản ngân hàng hay thẻ cào điện thoại như trước đây, tuy nhiên một số người dùng cả tin vẫn mắc bẫy.

Giới chuyên gia khuyến cáo người dùng cần nâng cao ý thức bảo vệ các thông tin bảo mật, đặc biệt là mã OTP; không doanh nghiệp chân chính nào yêu cầu cung cấp các thông tin như vậy qua tin nhắn hay điện thoại.


Thursday, February 4, 2021

Số vụ mạo danh tin nhắn ngân hàng để lừa đảo gia tăng dịp cận Tết

 

Nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục cảnh báo thủ đoạn kẻ gian mạo danh tin nhắn, thương hiệu ngân hàng đính kèm đường link có mã độc nhằm lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tiền của khách hàng.

Thời gian gần đây nhiều người phản ánh họ nhận được tin nhắn giả mạo ngân hàng nhằm mục đích lấy cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Theo đó, các đối tượng xấu gửi tin nhắn giả mạo các ngân hàng phổ biến tại Việt Nam như ACB, Sacombank… với nội dung như sau: "Chúng tôi phát hiện tài khoản của bạn đang tiêu dùng ở nước ngoài. Nếu không phải bạn đang tiêu dùng vui lòng nhấp vào link (liên kết) để hủy thanh toán" hoặc "Tài khoản ngân hàng của bạn có dấu hiệu bất thường, vui lòng đổi mật khẩu tại đây…".

Khi nhấp vào đường link được gửi kèm trong tin nhắn, người dùng sẽ bị chuyển hướng đến một trang web giả mạo có giao diện tương tự như website chính thức của ngân hàng. Nếu điền thông tin đăng nhập, tiền trong tài khoản sẽ nhanh chóng bị “bốc hơi”.

Trước tình trạng này, các ngân hàng đã đồng loạt gửi thư, thông báo để cảnh báo đến các khách hàng của mình. Như ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa email cảnh báo tới từng khách hàng cảnh báo về việc, gần đây xuất hiện hình thức mạo danh tin nhắn của ngân hàng để lừa khách hàng bấm vào đường link trong tin nhắn. Từ đó đánh cắp thông tin dịch vụ ngân hàng điện tử và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.

Cũng với thủ đoạn này, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) ghi nhận hiện tượng kẻ gian giả mạo email ngân hàng nhằm mục đích đánh cắp thông tin của người nhận.

Đối tượng lừa đảo sử dụng email có tên là "TECHCOMBANK" để gửi đến người nhận, thông báo về việc một khách hàng khác gửi nhầm tiền đến tài khoản, đồng thời đính kèm một biểu mẫu chứa mã độc.

Số vụ mạo danh tin nhắn ngân hàng để lừa đảo gia tăng dịp cận Tết - Ảnh 1.

Người dùng cần tuyệt đối bảo mật thông tin cá nhân, tài khoản, thẻ... để tránh bị mất tiền oan.

​Khi khách hàng click vào file đính kèm, mã độc sẽ tự động được cài vào thiết bị, máy tính, từ đó có khả năng đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng.

"Đây không phải là hiện tượng lừa đảo mới. Hiện tại, với các bước xác nhận thông tin nhiều lớp của Techcombank, việc lừa đảo này không dễ dàng có thể đánh cắp được tài khoản của khách hàng. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm, khi nhu cầu thanh toán, mua sắm tăng cao, việc kẻ gian sử dụng tên TECHCOMBANK làm tên email có thể khiến khách hàng hiểu lầm, dẫn tới cung cấp thông tin cá nhân, có thể bị khai thác cho mục đích xấu" – đại diện Techcombank nói.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng cảnh báo tin nhắn SMS mạo danh ngân hàng này để lừa đảo với thủ đoạn tương tự. ACB khẳng định các yêu cầu cung cấp thông tin hoặc số OTP hoặc mời mở link đường dẫn để là giả mạo.

Trước đó, nhiều ngân hàng, ví điện tử khác cũng cảnh báo thủ đoạn này và khuyến cáo khách hàng cần tuyệt đối bảo mật thông tin, nhất là không cung cấp mã OTP cho bất cứ ai trong bất kỳ trường hợp nào để tránh mất tiền oan.

Để bảo vệ an toàn tài khoản, các ngân hàng khuyến cáo người dùng cần cẩn trọng trước các yêu cầu "download" (tải về) hoặc khai báo thông tin, đặc biệt là các thông tin bảo mật của tài khoản bao gồm: số CMND, số điện thoại, địa chỉ email, mật khẩu đăng nhập, mã SmartOTP, số thẻ...

Đặc biệt, tuyệt đối không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn/email lạ hoặc không rõ nguồn gốc. Các ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật của khách hàng dưới bất cứ hình thức nào…

Theo Thái Phương, Ảnh: Lam Giang

Người lao động



Wednesday, October 26, 2016

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Trên thực tế, có nhiều cách đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên để đơn giản hoá cho quá trình phân tích, chúng ta sử dụng 4 kiểu phân tích được lựa chọn dưới đây. Mỗi kiểu phân tích không đứng độc lập lẫn nhau mà mỗi cái đều hỗ trợ, bổ sung làm rõ cho cái khác. Mỗi con số, kết quả trong quá trình phân tích đều là kết quả từ mỗi hoạt động kinh doanh tại một thời gian, không gian cụ thể, bị những yếu tố bên ngoài tác động nên trước khi sử dụng các phương pháp phân tích, cần xem xét các yếu tố dưới đây để loại trừ những ảnh hưởng gây méo mó:

- Những thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh: đầu tư, sáp nhập, chia tách….

- Những khoản mục không thường xuyên, không định kỳ

- Thay đổi trong chính sách kế toán

- Những thay đổi bất thường khác
- Mà doanh nghiệp chán quá thì kệ nó, mình làm tí Bitcoin

I.          PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN MỤC

Trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có rất nhiều các khoản mục, tuy nhiên chỉ tập trung phân tích một số khoản mục chính sau:


PHẦN II. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ

Phân tích chỉ số là công cụ đầy sức mạnh trong việc phát hiện sớm các vấn đề nếu nó được sử dụng đầy đủ. Nhưng sẽ là rất nguy hiểm nếu suy diễn và phản ứng chỉ theo một chỉ số nhất định. Một nhận định từ chỉ số sẽ chính xác nếu chúng ta xem xét nó trên tổng thể các chỉ số khác, các khuynh hướng, các vấn đề đang xảy ra tại doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.


PHẦN III. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN

Báo cáo dòng tiền là cách cơ bản chỉ ra luồng tiền dịch chuyển của dòng tiền. Chúng được sử dụng để trình bày xem tiền đã được sử dụng như thế nào trong quá khứ và một báo cáo như vậy có thể được làm ra để chứng minh các quỹ sẽ được sử dụng như thế nào trong tương lai.

Đối với ngân hàng, phân tích dòng tiền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì cuối cùng chỉ có tiền mới đảm bảo cho thanh toán, một doanh nghiệp dù có lợi nhuận cao nhưng tiền lại nằm hết tại TSLĐ, hoặc bị chiếm dụng khác thì rủi ro thanh toán của khách hàng đó vẫn rất cao.



Sơ đồ dưới đây sẽ chỉ ra chu kỳ của dòng tiền tham gia kinh doanh



Tiền mặt --> Các khoản phải trả --> Mua sắm NVL --> Quá trình sản xuất --> Thành phẩm tồn kho --> Thêm lợi nhuận gộp --> Các khoản phải thu --> Tiền mặt



Khi phân tích dòng tiền của doanh nghiệp, phân tích các hệ số sau:

1.   Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào

Wednesday, July 27, 2016

Mẫu sườn kế hoạch mở chi nhánh

1.1 Tình hình kinh tế
Tình hình kinh tế quốc tế và trong nước: tốc độ tăng trưởng, lãi suất, lạm phát…
Phân tích tình hình kinh tế của địa phương, tốc độ phát triển, thu nhập bình quân trên đầu người, mức độ ổn định kinh tế của khu vực…
Phân tích ảnh hưởng của nền kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2 Tình hình doanh nghiệp
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá khứ và hiện tại.

1.3 Nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh
a. Chiến lược phát triển
Chiến lược phát triển của doanh nghiệp dẫn đến nhu cầu mở rộng kinh doanh và mở thêm đại lý.
b. Lựa chọn hướng mở rộng
Nêu nên các lý do tại sao mở thêm chi nhánh ở vị trí hiện tại là hợp lý. (Điểm mạnh, điểm yếu, nhân khẩu, kinh tế…)

2.0 Phân tích ngành
2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường là ai?
Điểm mạnh điểm yếu của đối thủ?
Đặc điểm, xu hướng cạnh tranh trong ngành là gì? (VD: tập trung cải tiến công nghệ hay tập trung giảm giá thành sản phẩm…)
2.2 Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp chính của doanh nghiệp (đối tác bán hàng, đối tác cung cấp các tư liệu sản xuất như máy móc, giấy…)
Cung cấp sản phẩm cho riêng doanh nghiệp hay cho cả đối thủ cạnh tranh.
Uy tín của các nhà cung cấp như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến hoạt động của doanh nghiệp không?
2.3 Phân tích khách hàng
Khách hàng của công ty là ai?
Khả năng đàm phán về giá cũng như lợi thế của khách hàng có lớn không? (nếu thị trường độc quyền thì thị khả năng đàm phán là không lớn, ngược lại thị trường phân tán thì khách hàng có lợi thế đàm phán tốt hơn)
2.4 Sản phẩm thay thế
1 vài sản phẩm dịch vụ chính có thể thay thế cho sản phẩm dịch vụ của công ty
2.5 Tương lai của ngành
Phân tích xu hướng tương lai của ngành.

3.0 Chiến lược Marketing
3.1 Phân tích khách hàng mục tiêu
a. Khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu của công ty là ai?
b. Qui mô thị trường
Qui mô thị trường là bao nhiêu? (Dựa trên số liệu thống kê nhân khẩu học hoặc các số liệu thị trường để tính toán.
c. Phân tích khách hàng mục tiêu
Các nhóm khách hàng tiêu biểu (viên chức hay công nhân, nam hay nữ…)
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng (giá cả, thương hiệu, chất lượng, mẫu mã…)
Quá trình quyết định mua hàng (các bước trong quyết định mua hàng của khách hàng)
3.2 Chiến lược marketing
Chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp là gì? (chi phí tối thiểu, hiệu quả tối đa)

4p trong marketing
a. Sản phẩm
Lựa chọn sản phẩm như thế nào? Sản phẩm nào thu hút khách hàng? Sản phẩm nào mang lại hiệu quả kinh tế?…
b. Giá
Định giá như thế nào là tối ưu? Định giá theo chi phí, định giá theo giá trị, định giá theo thị trường…
c. Địa điểm
Vị trí ở đâu là tối ưu nhất? thu hút khách hàng nhất, chi phí hợp lý nhất…
d. Quảng bá hình ảnh
Dùng chiến lược gì để quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp?
3.3 Các kênh marketing chính
Sử dụng kênh marketing nào để thu hút khách hàng? (bảng hiệu, loa, tờ rơi…)
3.4 Chiến lược thương hiệu
Cách thức đồng bộ thương hiệu ở chi nhánh với tổng công ty.

3.5 Kế hoạch thực hiện chương trình marketing
Sơ đồ giant tổ chức chương trình marketing
Tháng
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Hoàn thiện cấu trúc và nội dung website.
Nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm logo và slogan.
Tiến hành các hoạt động seo website: nghiên cứu phân tích từ khóa, mua từ khóa, đặt back link, trao đổi banner.
Thiết kế chương trình marketing: theo sự kiện đặc biệt và hàng tháng
Chạy quảng cáo facebook
Đặt banner hướng đối tượng (chạy thử nghiệm)
Hợp tác và chạy chương trình marketing theo mô hình chuỗi: tìm đối tác, lên kế hoạch hợp tác, chạy chương trình.
Tuyển nhân viên marketing

Tính toán và phân bổ chi phí marketing.
4.0 Chiến lược bán hàng
4.1 Chiến lược bán hàng
Các cách thức để gia tăng doanh số bán hàng.
4.2 Các kênh bán hàng
Bán tại cửa hàng? Qua hệ thống nhân viên bán hàng?
4.3 Tổ chức chương trình bán hàng (nếu có. VD: chương trình bán hàng giảm giá, khuyến mãi, chiết khấu cho đại lý…)
4.4 Kế hoạch bán hàng
Mục tiêu bán hàng mà công ty mong muốn đạt được trong ngắn và dài hạn?
Cách thức để đạt được mục tiêu mà công ty đề ra?
Những việc quan trọng mà công ty cần phải tập trung cải tiến về mặt bán hàng.
5.0 Kế hoạch nhân sự
5.1 Mô hình tổ chức
1.1 Sơ đồ tổ chức

5.2 Nhu cầu nhân sự
Nhân sự cần bao nhiêu người? Đội ngũ quản lý gồm những ai?
5.3 Chính sách nhân sự
Tiền lương và tổng quĩ lương cho chi nhánh là bao nhiêu?
Có nhu cầu mở rộng hệ thống nhân sự không? Mở rộng bao nhiêu?
Chế độ thời gian làm việc, qui định về ngày nghỉ…
Chính sách đào tạo, tuyển dụng, khen thưởng của công ty là gì?
5.4 Phong cách lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp
6.0 Kế hoạch tài chính
Phần tài chính thì căn cứ vào báo cáo tài chính trong quá khứ và các thông tin liên quan đến hoạt động bán hàng: doanh thu, doanh số… để cân đối với kế hoạch marketing, bán hàng, nhân sự…
6.1 Nhu cầu đầu tư
Nhu cầu đầu tư là bao nhiêu?
Phân bổ vào những việc gì?
Phân tích các chỉ số đầu tư? (ROA,ROE, NPV, IRR…)
6.2 Phân tích điểm hoà vốn

6.3 Kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến


 Biểu đồ: Lãi ròng năm 2014

6.4 Bảng lưu chuyển tiền tệ dự kiến

6.5 Bảng cân đối kế toán dự kiến
Các bảng tính tài chính chỉ mang tính tham khảo tùy công ty mà có bảng tính phù hợp
7.0 Phụ lục
Các phần khác cần lưu ý thì cho vào phụ lục.

Friday, April 24, 2015

DANH SÁCH WEBSITE MỘT SỐ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM


STT
TÊN NGÂN HÀNG
WEBSITE
1
ABBank
2
ACB
3
Agribank
4
ANZ
5
Bac A Bank
6
BaoViet Bank
7
BIDV
8
Citibank
9
DongA Bank
10
Eximbank
11
GP Bank
12
HDBank
13
HSBC
14
LienVietPostBank
15
Maritime Bank
16
MB
17
MDBank
18
MHB
19
Nam A Bank
20
NCB
21
OCB
22
OceanBank
23
PVcomBank
24
Sacombank
25
SaiGonBank
26
SCB
27
SeABank
28
SHB
29
Southern Bank
30
Standard Chartered
31
Techcombank
32
TPBank
33
VIB
34
VID Public Bank
35
Viet Capital Bank
36
VietABank
37
VietBank
38
Vietcombank
39
VietinBank
40
VPBank

***