Showing posts with label PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH. Show all posts
Showing posts with label PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH. Show all posts

Thursday, November 3, 2016

NỢ CÔNG MỨC NÀO THÌ TỐT?

Bởi khi chính phủ phải gánh mức nợ công cao, câu hỏi được đặt ra ra liệu áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng để trả nợ tốt hơn hay tận dụng mức lãi suất thấp để đầu tư phát triển? Đây là câu hỏi ở tầng kinh tế vĩ mô.

Nợ công ở các nước giàu bùng nổ trong giai đoạn 2007-2012, từ trung bình 53% lên gần 80% GDP. Có người nghĩ đó là một vấn đề và nói chính phủ cần phải cố hết sức để cắt giảm nợ. Nhưng quan điểm này không giống với một tài liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng trả sạch nợ chưa hẳn là một ý hay. Vậy nợ công đến mức nào là đủ, là an toàn?
Theo tạp chí chuyên về kinh tế The Economist của Anh, các kinh tế gia của IMF tính toán rằng nếu một chính phủ có thể, họ sẽ chọn mức nợ công thấp. Cuối cùng thì khi nợ công cao, các chính phủ phải áp những mức thuế không hề dễ chịu lên người dân và doanh nghiệp để lấy tiền trả nợ. Thuế cao là gánh nặng của cả nền kinh tế. Nhưng vấn đề thường không đơn giản như thế.
Nợ cao vẫn an toàn?
Bởi khi chính phủ phải gánh mức nợ công cao, câu hỏi được đặt ra ra liệu áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng để trả nợ tốt hơn hay tận dụng mức lãi suất thấp để đầu tư phát triển? Đây là câu hỏi ở tầng kinh tế vĩ mô.
Câu trả lời phụ thuộc vào “không gian tài chính” của chính phủ đó. Nói đơn giản, nợ nhiều nhưng làm ra nhiều khác với nợ nhiều nhưng làm ra rất ít. Ở đây có một khái niệm quan trọng là tỷ lệ “nợ/GDP”. Moody, một hãng đánh giá tín nhiệm, thường dựa vào tỷ lệ này để xếp hạng độ an toàn và ổn định của các quốc gia. Các nước có thể được xếp hạng dựa vào mức độ nợ/GDP và khả năng trả nợ bền vững.
Đối với các quốc gia được xếp vào khu vực màu đỏ hay vàng đậm trên bảng xếp hạng của Moody, điều chắc chắn là họ phải hành động để giảm nợ. Nhưng đối với các quốc gia ở khu vực màu xanh (Mỹ hay Brazil, nước tuy ngấp nghé khu vực màu vàng nhưng vẫn trong nhóm màu xanh), các chuyên gia IMF nói: đừng lo về nợ của các anh.
Với những nước này, tăng thuế và cắt giảm các khoản chi tiêu cần thiết để giảm nợ thậm chí còn gây hại hơn nhiều. Ví dụ một quốc gia ở khu màu xanh muốn giảm nợ từ mức 120% về 100% GDP. Người ta tính toán rằng cái giá phải trả cho việc tăng thuế (ví dụ số việc làm mất đi) còn cao hơn lợi ích nó mang lại.
Vậy họ nên làm gì trong trường hợp này? IMF cho rằng, tốt nhất là để nền kinh tế tiếp tục tốc độ tăng trưởng. Về lâu dài, nếu nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn nợ, gánh nặng nợ công tự nhiên sẽ giảm xuống vì tỷ lệ nợ/GDP đã giảm đi. Như vậy, theo IMF, nợ công cao hay thấp không quan trọng bằng tỷ lệ nợ/GDP và tốc độ, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Khi bàn về nợ công, nhiều nhà kinh tế thường lấy ví dụ về các quốc gia trong liên minh thuế quan CAN gồm bốn nước Nam Mỹ là Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru.
Những nước này đã làm mất đi cơ hội tăng trưởng vì nợ nần quá nhiều? Năm 2010, hai nhà kinh tế là Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff của Đại học Harvard cho rằng tốc độ tăng trưởng của một quốc gia sẽ chậm lại đáng kể khi tỷ lệ nợ công/GDP đạt mức 90%. Ít ai bị thuyết phục với lý luận này. Rồi năm 2013, ba nhà kinh tế của Đại học Massachusetts Amherst phát hiện ra rằng lỗi tính toán đã làm lệch kết quả nghiên cứu của Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff.
Tài liệu của IMF đưa ra năm 2014 lại một lần nữa thách thức lý luận của bà Reinhart và ông Rogoff. Sử dụng các số liệu nợ và tăng trưởng từ năm 1821 đến 2012, các tác giả của IMF phát hiện ra rằng, tăng trưởng GDP trên đầu người diễn ra chậm hơn ở những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên 90%, khi soi chiếu vào số liệu các năm.
Nhưng có nhiều khía cạnh mà sự tăng trưởng chậm lại được tạo ra bởi các nhân tố không liên quan gì đến nợ công. Ví dụ, tăng trưởng của các nước với nợ công ở mức hơn 135% GDP chủ yếu chậm lại do hai nền kinh tế Nhật Bản và Đức sụp đổ, năm 1945.
Nhưng nợ công bao nhiêu mới là tốt?
Nếu xem xét mức độ nợ công trung bình trong giai đoạn 15 năm, không có bằng chứng nào cho thấy các quốc gia với mức nợ trên 80% GDP tăng trưởng chậm hơn. Thậm chí những nước với tỷ lệ nợ 200% như nước Anh sau Thế chiến II vẫn có những mức tăng trưởng trung hạn vững chắc.
Số nợ tuyệt đối do vậy không quan trọng bằng “quỹ đạo nợ”. Các nước với mức nợ công tăng dần sẽ chịu đựng mức tăng trưởng chậm dần. Dễ thở hơn là các nước có nợ công giảm dần, cho dù số nợ đã ở mức cao. Ở các nước có nợ công tăng dần, thâm hụt ngân sách khiến nền kinh tế dễ mất ổn định hơn. Theo tạp chí Vox, có nhiều tranh cãi tồn tại bấy lâu nay về câu hỏi, tỷ lệ nợ công bao nhiêu là tốt. Câu trả lời phổ biến là 60%. Có nghĩa là vượt quá mức này có thể đe dọa sự ổn định tài chính quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, các quốc gia mới nổi lên, 40% là tỷ lệ được đề xuất và tỷ lệ này không nên bị phá vỡ trong dài hạn.
Tất nhiên, như nói ở trên, không thể có một tỷ lệ tốt nhất áp dụng chung cho các nước bởi tốc độ, quy mô và chất lượng tăng trưởng của mỗi nước khác nhau.
Theo Nguyễn Xuân Thủy
Nông nghiệp Việt Nam

Wednesday, October 26, 2016

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Trên thực tế, có nhiều cách đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên để đơn giản hoá cho quá trình phân tích, chúng ta sử dụng 4 kiểu phân tích được lựa chọn dưới đây. Mỗi kiểu phân tích không đứng độc lập lẫn nhau mà mỗi cái đều hỗ trợ, bổ sung làm rõ cho cái khác. Mỗi con số, kết quả trong quá trình phân tích đều là kết quả từ mỗi hoạt động kinh doanh tại một thời gian, không gian cụ thể, bị những yếu tố bên ngoài tác động nên trước khi sử dụng các phương pháp phân tích, cần xem xét các yếu tố dưới đây để loại trừ những ảnh hưởng gây méo mó:

- Những thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh: đầu tư, sáp nhập, chia tách….

- Những khoản mục không thường xuyên, không định kỳ

- Thay đổi trong chính sách kế toán

- Những thay đổi bất thường khác
- Mà doanh nghiệp chán quá thì kệ nó, mình làm tí Bitcoin

I.          PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN MỤC

Trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có rất nhiều các khoản mục, tuy nhiên chỉ tập trung phân tích một số khoản mục chính sau:


PHẦN II. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ

Phân tích chỉ số là công cụ đầy sức mạnh trong việc phát hiện sớm các vấn đề nếu nó được sử dụng đầy đủ. Nhưng sẽ là rất nguy hiểm nếu suy diễn và phản ứng chỉ theo một chỉ số nhất định. Một nhận định từ chỉ số sẽ chính xác nếu chúng ta xem xét nó trên tổng thể các chỉ số khác, các khuynh hướng, các vấn đề đang xảy ra tại doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.


PHẦN III. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN

Báo cáo dòng tiền là cách cơ bản chỉ ra luồng tiền dịch chuyển của dòng tiền. Chúng được sử dụng để trình bày xem tiền đã được sử dụng như thế nào trong quá khứ và một báo cáo như vậy có thể được làm ra để chứng minh các quỹ sẽ được sử dụng như thế nào trong tương lai.

Đối với ngân hàng, phân tích dòng tiền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì cuối cùng chỉ có tiền mới đảm bảo cho thanh toán, một doanh nghiệp dù có lợi nhuận cao nhưng tiền lại nằm hết tại TSLĐ, hoặc bị chiếm dụng khác thì rủi ro thanh toán của khách hàng đó vẫn rất cao.



Sơ đồ dưới đây sẽ chỉ ra chu kỳ của dòng tiền tham gia kinh doanh



Tiền mặt --> Các khoản phải trả --> Mua sắm NVL --> Quá trình sản xuất --> Thành phẩm tồn kho --> Thêm lợi nhuận gộp --> Các khoản phải thu --> Tiền mặt



Khi phân tích dòng tiền của doanh nghiệp, phân tích các hệ số sau:

1.   Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào

Tuesday, October 25, 2016

PHÂN TÍCH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN

Các số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động của Công ty. Các vấn đề cần thiết khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
- Cơ cấu doanh thu
- Tăng/giảm doanh thu: Nếu giảm phân tích lý do giảm. Nếu tăng đột biến phân tích lý do tăng đột biến và bản chất của việc tăng này
- Tăng/giảm giá vốn; tăng/giảm tỷ lệ giá vốn/doanh thu. Lý do tăng/giảm
- Phân tích hoạt động thực tế của doanh nghiệp so với số liệu phản ánh trên báo cáo thuế.
Lợi nhuận là mục tiêu tối thượng của chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp, là chỉ tiêu được đánh giá là trọng yếu nhất trong mọi hoạt động phân tích tài chính. Cũng chính vì lẽ đó, lợi nhuận cũng là đối tượng để các nhà kế toán, quản trị tài chính của doanh nghiệp có những kế hoạch, chính sách đặc biệt để có những số liệu khác nhau tuỳ vào từng mục đích. Vấn đề ở đây đối với cán bộ ngân hàng là xác định xem báo cáo thuế và báo cáo điều hành của doanh nghiệp có độ chính xác đến bao nhiêu.



1. Một số phương pháp doanh nghiệp thường làm để ghi giảm lợi nhuận như sau:
- Ghi giảm doanh thu:
+ Công ty có thể thành lập ra một vài công ty con để ghi giảm doanh thu
+ Xuất hoá đơn thẳng từ người bán hàng cho người mua hàng, thường các doanh nghiệp nhập khẩu uỷ thác áp dụng cách này.
+ Công ty có thể bán lẻ hàng nên không xuất hoá đơn đầu ra. Trong trường hợp này phải xác định sự hợp lý giữa giá đầu vào với giá đầu ra. Nếu đầu vào cũng mua không cần xuất hoá đơn thì việc ghi giảm doanh thu của doanh nghiệp là dễ dàng. Tuy nhiên nếu đầu vào nhập khẩu hoặc mua trong nước phải xuất hoá đơn thì đầu ra tối thiếu cũng phải bằng giá vốn nhập vào.
- Ghi tăng chi phí:
+ Ghi tăng giá vốn hàng bán: trường hợp này có thể chỉ thực hiện được đối với các công ty đầu vào cũng là công ty cùng chủ sở hữu.
+ Ghi tăng các chi phí lương, quản lý, khấu hao cơ bản
+ Hạch toán phần vốn do CSH góp vào vốn vay để ghi tăng chi phí lãi vay
+ Thay đổi phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nếu giá hàng hoá NVL đang có xu hướng tăng lên, Doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp hạch toán LIFO (nhập sau xuất trước) để chênh lệch giá mua – giá bán thấp đi. Nếu giá hàng hoá NVL đang có xu hướng giảm đi thì sẽ sử dụng phương pháp hạch toán FIFO (nhập trước xuất trước) để làm giảm chênh lệch giá mua – giá bán.
+ Ghi giảm giá trị tài khoản chi phí chưa kết chuyển để tăng chi phí đã kết chuyển trong kỳ, từ đó ghi tăng chi phí được hạch toán.
+ Không ghi nhận những khoản tổn thất trong kinh doanh đã được xử lý, ghi tăng những khoản tổn thất trong kinh doanh để hạch toán vào chi phí trong tài khoản thiếu chờ xử lý.



2. Một số phương pháp doanh nghiệp thường làm để ghi tăng lợi nhuận như sau:
+ Thoả thuận với các công ty bán hàng v/v xuất hàng với giá thấp hơn thực tế để ghi giảm giá vốn.
+ Ghi tăng giá trị tài khoản chi phí chưa kết chuyển để giảm chi phí đã kết chuyển trong kỳ, từ đó giảm chi phí được hạch toán.
+ Giấu những khoản tổn thất trong kinh doanh, chưa hạch toán vào chi phí trong tài khoản thiếu chờ xử lý
+ Ẩn dấu những chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ vào giá trị các tài khoản hàng tồn kho (hạch toán vào chi phí kinh doanh dở dang hoặc thành phẩm) để làm giảm chi phí thực hạch toán trong giá vốn hàng bán.
+ Hạch toán thấp chi phí KHTSCĐ, chi phí quản lý, các khoản chi phí tài chính
+ Thay đổi phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nếu giá hàng hoá NVL đang có xu hướng tăng lên, Doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp hạch toán FIFO (nhập trước xuất trước) để chênh lệch giá mua – giá bán cao hơn. Nếu giá hàng hoá NVL đang có xu hướng giảm đi thì sẽ sử dụng phương pháp hạch toán LIFO (nhập sau xuất trước) để làm tăng chênh lệch giá mua – giá bán.