Friday, September 30, 2016

Từ việc Vinschool chuyển sang mô hình phi lợi nhuận, nhìn lại “thị trường” giáo dục tư nhân Việt Nam

British Council cũng hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận và là đơn vị đào tạo tiếng Anh với học phí cao nhất Việt Nam. UNIS Hà Nội là một ngôi trường phi lợi nhuận dành cho cả những gia đình nước ngoài và gia đình Việt Nam hiện đang sống ở Hà Nội, mức học phí là 500 triệu đồng/năm.

Từ việc Vinschool chuyển sang mô hình phi lợi nhuận, nhìn lại "thị trường" giáo dục tư nhân Việt Nam


Trong tuần vừa qua, Tập đoàn Vingroup đã công bố chuyển đổi hệ thống Vinmec và Vinschool sang mô hình phi lợi nhuận, cam kết dành 100% lợi nhuận để sử dụng cho việc tái đầu tư nhằm liên tục nâng cấp và phát triển hệ thống.

Thông tin này thoạt đầu có thể khiến nhiều người nghĩ rằng Vinmec và Vinschool sẽ hoạt động không có lợi nhuận và thậm chí sẽ cung cấp dịch vụ chất lượng cao với giá rẻ.

Thực tế, doanh nghiệp phi lợi nhuận theo quy định là doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp và hoạt động như các doanh nghiệp thông thường. Chỉ khác là những đơn vị này cam kết sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đăng ký.

Những trường học phi lợi nhuận có học phí đắt đỏ

Có thể hiểu các trường đại học theo mô hình lợi nhuận hoạt động giống như một công ty, kinh doanh và kiếm tiền cho cổ đông trong khi những trường theo mô hình phi lợi nhuận có mục tiêu hướng đến là chất lượng giáo dục của sinh viên, giúp họ hoàn thành việc học và thành công trong sự nghiệp.

Tại Việt Nam, British Council cũng hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận và là đơn vị đào tạo tiếng Anh với học phí cao nhất Việt Nam. UNIS Hà Nội là một ngôi trường phi lợi nhuận dành cho cả những gia đình nước ngoài và gia đình Việt Nam hiện đang sống ở Hà Nội, mức học phí là 500 triệu đồng/năm.

Còn tại đại học RMIT Việt Nam (một trường phi lợi nhuận), học phí cho chương trình Đại học nằm trong khoảng 500 – 800 triệu đồng cho toàn bộ khóa học.

Một trong những trường Đại học nổi tiếng nhất thế giới – Harvard – chính là một trường đại học phi lợi nhuận. Nhưng đây cũng là một trong những ngôi trường có học phí cao và tăng nhanh nhất. Cơ hội học tập dành tại Havard dành cho sinh viên "không giàu có" là học bổng.

Bên cạnh việc thu học phí của những sinh viên giàu có, Harvard còn có nhiều nguồn thu khác. Nguồn thu chính của trường đến từ các khoản quyên góp, học phí, tài trợ, quà hiện vật. Theo Bloomberg, những khoản này chiếm từ 60-70% ngân sách của Harvard và được sử dụng để giảm gánh nặng cho sinh viên hoặc cung cấp nguồn lực dành cho học bổng. Chính vì vậy khi các trường như Harvard không nhận được nhiều tài trợ, quyên góp, họ có thể cắt giảm chi tiêu cho học bổng.

Thị trường trường học tư nhân tại Việt Nam: béo bở

Theo thống kê, trong khoảng thời gian từ năm 2000 – 2013, số trường Đại học, cao đẳng (công lập/ngoài công lập) tăng trưởng bình quân mỗi năm lên tới 6,5%, nhanh hơn tốc độ tăng sinh viên trong giai đoạn 2000 – 2013 (bình quân tăng 6,1%/năm).

Nhìn con số các trường Đại học, cao đẳng tăng nhanh cũng thấy được phần nào mức độ hấp dẫn của lĩnh vực đầu tư này dù ít đơn vị công bố con số doanh thu, lợi nhuận.

Các Tập đoàn lớn tại Việt Nam không đứng ngoài công cuộc "trồng người". Trước Vingroup, FPT và Tân Tạo đã thành lập các trường đại học mang tên mình. Ngoài ra, RMIT Vietnam, Anh văn hội Việt Mỹ (VUS), FPT Education và Trung tâm tiếng Anh Apollo là 4 trong rất nhiều trường tư tên tuổi hiện nay hoạt động tại Việt Nam.
Trong đó, FPT Education là đơn vị hoạt động hiệu quả nhất. Do Tập đoàn FPT sở hữu 100% vốn, năm 2014, FPT Education đạt 590 tỷ đồng doanh thu thuần nhưng lợi nhuận đạt được lên tới 171 tỷ đồng. Biên lợi nhuận của FPT Education là 29%.

Trước khi Vinschool chuyển sang mô hình phi lợi nhuận thì RMIT là trường đại học phi lợi nhuận duy nhất trong nhóm các trường tư nói trên, và cũng là trường có biên lợi nhuận thấp nhất mặc dù doanh thu thực sự nổi trội. Biên lợi nhuận của RMIT chỉ ở mức 5,5% năm 2014 đạt doanh thu trên 1.100 tỷ đồng.

2 trung tâm tiếng Anh Apollo và VUS mặc dù tính chất hoạt động tương đối giống nhau, nhưng kết quả hoạt động khác biệt rõ rệt. Thành lập sau Apollo 4 năm (năm 1998), chỉ hoạt động ở Tp.HCM, VUS lại có doanh thu thuần gấp 3 lần so với Apollo. So sánh số trung tâm 2 trường có, thậm chí số trung tâm của Apollo vẫn nhỉnh hơn với 19 cơ sở trên khắp các thành phố lớn ở Việt Nam, VUS chỉ có 15 trung tâm tại Tp.HCM.

Không những thua kém về doanh thu, biên lợi nhuận của Apollo cũng thấp hơn hẳn so với VUS, chỉ đạt 7,1% trong khi VUS đạt 22,36% - là một tỷ lệ tương đối lớn đối với bất kỳ ngành kinh doanh nào.

Dù không cùng thời điểm, nhưng nếu so với các trường này, doanh thu từ mảng giáo dục của Tập đoàn Vingroup năm 2015 là 514 tỷ đồng – chiếm 1,5% doanh thu thuần của Tập đoàn – là một con số không tồi.

Hải Thanh

Theo Trí thức trẻ

Tuesday, September 27, 2016

Khách hàng Vinaphone, Mobifone, Viettel làm sao để biết mình có bị “lén” cài dịch vụ và trừ tiền oan?




Khách hàng bị 'cưỡng bức' dùng dịch vụ nhà mạng


Khách hàng của Mobifone hãy nhắn tin KT gửi 994; khách hàng Vinaphone nhắn TK gửi 123 và thuê bao Viettel hãy nhắn tin TC gửi 1228 để biết mình đang dùng các dịch vụ gia tăng nào.

Khách hàng Vinaphone, Mobifone, Viettel làm sao để biết mình có bị "lén" cài dịch vụ và trừ tiền oan?


Sự việc các khách hàng của Mobifone đang lên tiếng kiện nhà mạng này về việc bị "lén" cài dịch vụ và mất tiền một cách oan uổng đang thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận.

Không chỉ khách hàng Mobifone, mà các khách hàng dùng nhà mạng khác cũng đang hoang mang không biết liệu mình có phải là một trong số các nạn nhân như vậy hay không.

Với thuê bao Mobifone

Khách hàng dùng MobiFone hãy nhắn tin KT cho tổng đài 994 (KT gửi 994) để kiểm tra các dịch vụ mà mình đang dùng. Tổng đài sẽ gửi tin nhắn tự động trả lời về các dịch vụ mà bạn đang sử dụng.

Hiện Mobifone đang cung cấp hơn 40 dịch vụ về giải trí như Adam&Eva, ClipZone, GameZone, 2Funny, Mobi Radio... Hơn 30 dịch vụ chuyên về thông tin như an ninh xã hội, thông tin thời tiết, m thể thao, bạn nhà nông, m care, m voice...Nhà mạng này cũng có 4 dịch vụ giáo dục và gần 20 dịch vụ về tiện ích.

Thuê bao Vinaphone

Người dùng có thể chủ động thao tác ngay trên bàn phím của mình, bấm gọi *123# và làm theo hướng dẫn. Hệ thống sẽ thông báo bạn đang dùng những dịch vụ gì, chẳng hạn 3G Vinaphone, nhạc chờ funring, Chuyển vùng quốc tế…

Người dùng cũng có thể nhắn tin TK và gửi 123, hệ thống sẽ trả về cho bạn tin nhắn chứa nội dung là những dịch vụ mà bạn dang sử dụng.

Nếu hệ thống trả về tin nhắn "quy khach hien dang khong dang ky su dung dich vu nao. De biet them chi tiet, quy khach vui long lien he tong dai 9191 (200đ/1 phut)" thì bạn có thể yên tâm là mình không sử dụng dịch vụ nào bị trừ tiền của Vinaphone cả.

Thuê bao Viettel

Khách hàng dùng Viettel hãy soạn tin nhắn TC gửi đến 1228 để xem danh sách các dịch vụ giá trị gia tăng số thuê bao Viettel này đã đăng ký. Trong tin nhắn trả lời, Viettel cũng sẽ kèm theo hướng dẫn cú pháp nhắn tin hủy dịch vụ.

Ngoài ra, khách hàng cũng có thể vào trang web của Viettel (vietteltelecom.vn) rồi đăng nhập bằng tài khoản Viettel . Sau khi đăng nhập, hãy bấm mục Tiện ích rồi chọn Di động trả trước hoặc trả sau rồi vào tiếp mục Tra cứu dịch vụ GTGT, nhập mã bảo mật rồi bấm Xác nhận để kiểm tra các dịch vụ.

Hiện Viettel và Vinaphone cũng đang cung cấp hàng chục dịch vụ gia tăng về các lĩnh vực giải trí tổng hợp, dịch vụ quảng cáo, âm nhạc, tiện ích, game, tin nhắn, sách truyện, tổng đài thông tin.

Bị lén cài dịch vụ và trừ tiền oan thì phải làm sao?

Cho đến nay, nhiều khách hàng không đăng ký sử dụng dịch vụ gia tăng nhưng vẫn bị trừ tiền gây bức xúc cho người dùng, nhưng dường như vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ. Ngay cả Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có làm việc với các nhà mạng cũng vẫn chưa làm thỏa mãn người tiêu dùng bởi các nhà mạng đều có câu giải thích rằng do người dùng điện thoại, nhất là điện thoại thông minh nhiều chức năng, không nắm bắt hết cách sử dụng điện thoại của mình nên đã đăng ký, sử dụng dịch vụ tự động mà khách hàng… không biết...








Hầu hết các khách hàng vẫn phải hoặc là gọi điện đến tổng đài yêu cầu nhà mạng cắt dịch vụ mà họ không đăng ký và chịu mất tiền oan những lần trước đó.

Nhưng cũng có nhiều trường hợp đến trung tâm khách hàng của các nhà mạng, yêu cầu họ cung cấp thông tin chi tiết các dịch vụ, từng khoản một và yêu cầu họ giải thích về các trường hợp. Nếu không phải lỗi của người dùng thì nhà mạng phải trả lại tiền cho khách hàng.

Theo tư vấn của các luật sư, nếu người dùng xác định họ không đăng ký dịch vụ mà vẫn bị ép dùng dịch vụ và trừ tiền oan thì đừng ngại ngần kiện các nhà mạng.








Phương Thảo

Theo Infonet

Hướng dẫn kiểm tra dịch vụ Viettel nào đang dùng


ictnews
Nếu muốn kiểm soát xem chúng ta đang dùng dịch vụ gì hoặc thấy số thuê bao bị trừ tiền vì một dịch vụ giá trị gia tăng chưa hề đăng ký, hãy kiểm tra lại để hủy. Bạn có ít nhất 2 cách để kiểm tra dịch vụ Viettel nào đang sử dụng.
Viettel và các nhà mạng khác  như VinaPhone hay MobiFone đều tung ra rất nhiều gói sản phẩm, dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) phục vụ đầy đủ tiện ích các mặt đời sống. Tuy nhiên, nếu một thuê bao sử dụng quá nhiều thì cũng cần kiểm soát được xem mình đang dùng những dịch vụ gì. Hơn nữa, có không ít phản ánh về việc bất ngờ bị trừ tiền vì một dịch vụ mà người ấy nhớ là chưa hề đăng ký, vì vậy hãy kiểm tra lại và từ đó nhà mạng cũng có chỉ dẫn hủy dịch vụ nếu cần…

Hướng dẫn kiểm tra dịch vụ Viettel nào đang sử dụng

+ Cách 1: Nhắn tin SMS

Hãy soạn tin nhắn TC gửi đến 1228 để xem danh sách các dịch vụ giá trị gia tăng số thuê bao Viettel này đã đăng ký. Trong tin nhắn trả lời, Viettel cũng sẽ kèm theo hướng dẫn cú pháp nhắn tin hủy dịch vụ.
B1-Huong-dan-kiem-tra-dich-vu-Viettel-Dich-vu-gia-tri-gia-tang-GTGT-VAS-Screenshot_2015-08-22-14-47-17.jpg
Hướng dẫn kiểm tra dịch vụ Viettel nào đang sử dụng: Hãy soạn tin nhắn TC gửi đến 1228 để xem danh sách các dịch vụ giá trị gia tăng số thuê bao Viettel này đã đăng ký.

+ Cách 2: Vào trang chủ Viettel

Bước 1: Vào trang chủ Viettel (vietteltelecom.vn) rồi đăng nhập bằng tài khoản Viettel. Sau khi đăng nhập, hãy bấm mục Tiện ích rồi chọn Di động trả trước.

A0-Huong-dan-kiem-tra-dich-vu-Viettel-Dich-vu-gia-tri-gia-tang-GTGT-VAS.jpg
Hướng dẫn kiểm tra dịch vụ Viettel nào đang sử dụng: Vào trang chủ Viettel (vietteltelecom.vn) rồi đăng nhập bằng tài khoản Viettel. Sau khi đăng nhập, hãy bấm mục “Tiện ích” rồi chọn “Di động trả trước” (mũi tên).
Bước 2: Vào mục Tra cứu dịch vụ GTGT, nhập mã bảo mật rồi bấm Xác nhận.
A2-Huong-dan-kiem-tra-dich-vu-Viettel-Dich-vu-gia-tri-gia-tang-GTGT-VAS.jpg
Hướng dẫn kiểm tra dịch vụ Viettel nào đang sử dụng: Vào mục “Tra cứu dịch vụ GTGT”, nhập mã bảo mật rồi bấm “Xác nhận” (mũi tên).
A3-Huong-dan-kiem-tra-dich-vu-Viettel-Dich-vu-gia-tri-gia-tang-GTGT-VAS.jpg
Hướng dẫn kiểm tra dịch vụ Viettel nào đang sử dụng: Hệ thống sẽ đưa ra danh sách dịch vụ VAS bạn đang đăng ký nếu có…

Anh Hào

Thursday, September 22, 2016

TÀI KHOẢN CÁC NGÂN HÀNG

Hiện tại các ngân hàng của Việt Nam đều có quy tắc riêng trong việc đưa ra con số tài khoản nhất định. Có ngân hàng quy định số tài khoản dài đến 15 chữ số song có nhà băng chỉ có 8 chữ số.

Những điều thú vị về số tài khoản các ngân hàng


Khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng thì thẻ ATM hay tên đăng nhập, mật khẩu, số tài khoản,... là những thông tin cốt yếu nhất của mỗi khách hàng. Trên thực tế, nhiều người không để ý có thể tưởng nhầm số thẻ là số tài khoản thanh toán, cũng như thắc mắc về các dãy số tài khoản mỗi ngân hàng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin thú vị về điều này.

Số thẻ và số tài khoản

Nhiều người vẫn nhầm lẫn số thẻ in dập trên thẻ ATM là số tài khoản. Thực tế, đó chỉ là dãy số để các ngân hàng theo dõi các khách hàng, còn số tài khoản hầu hết sẽ không in trên thẻ.

Muốn biết được số tài khoản của mình để thực hiện các giao dịch chuyển tiền, mua bán,... có hai cách thực hiện. Một là dùng thẻ đưa vào máy ATM nhập mật khẩu sau đó chọn nút vấn tin tài khoản chọn in hóa đơn chi tiết để có thông tin cần tìm. Cách thứ hai là mang thẻ và CMND đến bất cứ chi nhánh, phòng giao dịch nào tại ngân hàng mở thẻ để yêu cầu họ cung cấp số tài khoản.

Đa phần các thẻ ATM để rút tiền tại Việt Nam đều liên kết qua một tài khoản thanh toán. Đây là tài khoản thường không tính lãi suất hàng tháng, hoặc lãi suất không kỳ hạn ở mức thấp nhất của ngân hàng.

Song cũng có loại thẻ, số thẻ đồng thời là số tài khoản. Loại thẻ này thường không chính chủ, có thể mua nó dễ dàng ở một vài ngân hàng và tặng cho người khác một cách lịch sự, hiện đại. Người được tặng có thể cà thẻ để chi tiêu, rút tiền hoặc thậm chí có thể thanh toán online...Loại thẻ VISA/MasterCard trả trước của một vài ngân hàng là điển hình có số thẻ dùng chung với số tài khoản.

Cấu trúc số tài khoản tùy thuộc từng ngân hàng

Hiện tại các ngân hàng của Việt Nam đều có quy tắc riêng trong việc đưa ra con số tài khoản nhất định. Chẳng hạn số tài khoản của Vietcombank gồm 13 số, trong đó 3 số đầu đại diện cho một chi nhánh ngân hàng, ví dụ 001 là Sở giao dịch, 002 là chi nhánh Hà Nội, 007 là chi nhánh TP.HCM, 044 là chi nhánh Tân Bình,...

Hoặc chỉ cần ai đó nói tên tài khoản bắt đầu bằng 711A là đã biết ngay đó là tài khoản của ngân hàng VietinBank. Số tài khoản của các khách hàng VietinBank thường với cấu trúc bao gồm 711A ở đầu và 8 số phía sau. Ví dụ: 711A 12345678.

Phần ký tự chữ có trong số tài khoản có phần hạn chế nếu khách hàng muốn chuyển khoản tiền tại cây ATM mà phải chuyển khoản qua tài khoản trực tuyến hoặc đến tận quầy giao dịch.

Một số ngân hàng có số tài khoản khá dài như Bắc Á bao gồm 15 chữ số, 3 số đầu là mã chi nhánh. Số tài khoản của ngân hàng Techcombank gồm 14 số, trong đó 3 số đầu đại diện cho 1 chi nhánh ngân hàng: Ví dụ 102 là chi nhánh TP.HCM, 196 là chi nhánh Ba Đình - Hà Nội...
Trong khi đó, VPBank là ngân hàng có số tài khoản khá đơn giản với 8-9 chữ số và không bao gồm ký tự chữ.

Có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng

Ngân hàng cho phép khách hàng mở nhiều tài khoản dưới 1 mã số khách hàng (CIF). Mã số này thường quản lý dựa trên một số trên giấy tờ cá nhân (CMND, hộ chiếu…). Nhờ đó một ngân hàng có thể biết khách hàng của mình đang có bao nhiêu tài khoản thanh toán, bao nhiêu thẻ tín dụng, bao nhiêu tài khoản gửi tiết kiệm… Khách hàng cũng có thể mở thêm tài khoản thanh toán ngoại tệ như USD, EUR khi có nhu cầu.

Theo ý kiến của nhiều người, việc mở thêm tài khoản thấy tiện hơn việc mở thẻ phụ, khi cần in sao kê tài khoản cũng dễ quản lý và kiểm soát hơn nhiều.

Mai Ngọc-Tri Thức Trẻ

Ngân hàng bán lẻ hãy "dè chừng" với mô hình kinh doanh này!

Tâm lý tiêu cực của khách hàng khi phải trải qua quá trình xét duyệt phức tạp và yêu cầu khắt khe của Ngân hàng thương mại là tiền đề giúp mô hình này sẽ trở nên là đối thủ rất "nặng ký" với các ngân hàng bán lẻ truyền thống.

Ngân hàng bán lẻ hãy


Thế giới bùng nổ cho vay ngang hàng

Sàn giao dịch cho vay ngang hàng (Peer to Peer – P2P) là cơ chế cho vay trực tiếp và tín chấp, giúp người đi vay uy tín mượn tiền từ nhà đầu tư mà không cần qua trung gian. Đây là phương thức kết nối người có vốn và người cần vốn thông qua nền tảng trực tuyến mới cùng với hệ thống công nghệ tiên tiến. Các khoản vay thường là nhỏ (từ 5 triệu đến 300 triệu đồng) từ nhiều nhà cho vay khác nhau, với thời hạn trung bình từ 1 tháng đến 2 năm và mức lãi suất từ 10% đến 25%/năm tuỳ vào từng loại khách hàng.

Mô hình cho vay ngang hàng lần đầu tiên xuất hiện ở Anh, bùng nổ mạnh mẽ tại thị trường Mỹ và phát triển đạt đỉnh tại Trung Quốc.

Tháng 3/2005, Zopa là 1 sàn giao dịch P2P, được sáng lập tại Anh và được coi là website cho vay P2P đầu tiên trên thế giới, chuyên dành cho các cá nhân và đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ. Đến 2006 và 2007, hai nhà cung cấp sàn giao dịch P2P khác tại Mỹ là Prosper và Lending Club ra đời, chiếm lĩnh thị phần khổng lồ tại thị trường cho vay ngang hàng tại Mỹ (khoảng 10 tỷ USD).

Tại Châu Á, Trung Quốc được biết đến là quốc gia đầu tiên phát triển mô hình cho vay mới mẻ này, ngay từ năm 2007. Tuy nhiên phải đến 2012, thị trường P2P Trung Quốc mới thực sự phát triển vượt bậc trong mọi khía cạnh, từ số lượng nhà đầu tư, đến nền tảng cho vay và lợi nhuận kinh doanh và đạt khoảng 17 tỷ USD về doanh số giao dịch. Tuy nhiên, Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc cho biết đến cuối năm 2015 đã có hơn 400 tỷ nhân dân tệ đầu tư từ hơn 3.600 công ty giao dịch ngang hàng P2P và hơn 1.000 công ty trong số này là có vấn đề.

Còn tại Việt Nam thì sao?

Tâm lý tiêu cực của khách hàng khi phải trải qua quá trình xét duyệt phức tạp và yêu cầu khắt khe của Ngân hàng thương mại (NHTM) cũng như các Tổ chức tín dụng (TCTD) khác là tiền đề giúp mô hình này sẽ trở nên là đối thủ rất "nặng ký" với các ngân hàng bán lẻ truyền thống tại Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong thời gian qua tại Việt Nam, hình thức cho vay không thông qua ngân hàng cũng đã phổ biến tại Việt Nam nhưng không thông qua sàn giao dịch trực tuyến, ví dụ như tín dụng "đen", cầm đồ hay các doanh nghiệp cho nhân viên tạm ứng/vay tiền.

Theo số liệu từ Ngân hàng thế giới (WB), tại Việt Nam, cứ trong 3 người thì chỉ có ít hơn 1 người tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng và có xấp xỉ 53 triệu người lao động gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay tiêu dùng cá nhân hoặc phục vụ vốn kinh doanh nhỏ. Đây cũng chính là cơ hội của cho vay tiêu dùng thông qua hình thức trực tuyến của P2P.

Hiện nay ở Việt Nam, các hình thức cung cấp sản phẩm tài chính đã bắt đầu phát triển trên các kênh phi truyền thống, tuy nhiên số lượng vẫn còn rất khiêm tốn. Điển hình như, sản phẩm cho vay mua hàng trả góp lãi suất 0% của Công ty MobiVi (là một loại hình của công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ - Fintech) đang được hưởng ứng mạnh mẽ trong cộng đồng công nhân ở các doanh nghiệp phía Nam và thu hút lượng vốn lớn từ 4 quỹ đầu tư nước ngoài (bao gồm: Công ty Experian Châu Á Thái Bình Dương, Quỹ Kusto Tiger tại Việt Nam, Công ty Unitus Impact của Mỹ và Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation của Nhật Bản).

Sản phẩm cho vay ngang hàng trực tuyến của một Fintech khác là Loanvi (LoanVi là sản phẩm thuộc Công ty Cổ phần Finsom) được thành lập năm 2015 và đang trong quá trình thử nghiệm và vận hành nội bộ. Một công ty khác có tên là Wingoinvest cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm. Sản phẩm cho vay tín chấp trực tuyến này hiện chưa có công ty Fintech Việt Nam nào tham gia nhưng cũng đã hoạt động bán trực tuyến tại các Công ty tài chính.

Theo thống kê của Viện Chiến lược Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cuối năm 2010, cho vay tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 2,3% tổng dư nợ tương đương 16.000 tỷ đồng. Nhưng đến cuối 2015, con số này đã tăng lên 6,8% tương đương 90.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là cho vay tiêu dùng theo phương thức truyền thống (không trực tuyến) thông qua các công ty tài chính, các TCTD. Còn doanh số cho vay trực tuyến và tín chấp thông qua hình thức P2P thì không đáng kể và chỉ mới ở giai đoạn thử nghiệm.

Quy trình giao dịch của sàn cho vay ngang hàng

Quy trình cho vay này thường thông qua 4 bước phổ biến. Đầu tiên khách vay chọn khoản vay và kỳ hạn vay mong muốn, sau đó điền thông tin vào đơn đăng ký trên website đã được thiết kế theo mẫu có sẵn. Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký vay, nhân viên công ty sẽ liên hệ với khách hàng vay để và hoàn tất hợp đồng vay. Tiếp theo là hai bên thực hiện việc ký kết hợp đồng và nhận thông tin xét duyệt. Cuối cùng, khách hàng vay nhận tiền vay qua tài khoản hoặc tại các điểm giao dịch đối tác của công ty Fintech.

Tương lai nào cho sàn P2P tại Việt Nam trong thời gian tới?

Hình thức cho vay ngang hàng hiện nay có rất nhiều tiện ích vượt trội và điều đó sẽ giúp cho mô hình này sẽ ngày càng phát triển hơn tại Việt Nam trong thời gian tới, điển hình như:

Giúp cho các đối tượng là cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, không đủ điều kiện tiếp cận với ngân hàng, sẽ tiếp cận được với nguồn vốn vay thông qua P2P. Nhà đầu tư sẽ có được lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi vào ngân hàng (mức lãi suất đầu tư trung bình của sàn P2P là 16%/năm, trong khi mức lãi suất tiền gửi cao nhất vào ngân hàng hiện nay cũng chỉ khoảng 8,2%/năm) và người vay cũng có lãi suất vay thấp hơn lãi suất vay của các công ty tài chính (mức lãi suất vay trung bình của sàn P2P là từ 10% đến 25%/năm, trong khi lãi suất vay của công ty tài chính có khi lên trên 60%/năm).

Việc thẩm định hồ sơ vay của các công ty Fintech này luôn được thực hiện thông qua hệ thống thông tin lớn và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt nên sẽ đảm bảo được số tiền của nhà đầu tư cũng như trong trường hợp có rủi ro thì các sàn P2P sẽ bồi thường tiền cho chủ đầu tư và điều này được quy định chặt chẽ trên hợp đồng. Sàn P2P cũng hạn chế đến mức thấp nhất sự chênh lệch kỳ hạn giữa huy động và cho vay vốn, vốn là đặc trưng của ngân hàng truyền thống, do phần lớn các khoản cho vay tối đa là 2 năm.

Mô hình cho vay này cũng đầy rủi ro

Hoạt động của sàn giao dịch cho vay ngang hàng trên thế giới vẫn chưa cho thấy có những rủi ro lớn nào xảy ra. Tuy nhiên, nhìn vào cách hoạt động và quy trình quản trị của mô hình này vẫn có thể có một số rủi ro tiềm tàng xảy ra nếu các cơ quan chức năng không kiểm soát tốt và những người điều hành doanh nghiệp này không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quản trị doanh nghiệp.

Rủi ro đầu tiên là trong trường hợp sàn giao dịch sau khi huy động tiền từ nhà đầu tư mà không tiến hành cho vay, thậm chí đem số tiền đó sử dụng vào mục đích khác rồi thua lỗ và dẫn đến việc sàn giao dịch sụp đổ, tương tự như việc phá sản của nhiều sàn giao dịch bitcoin của một số nước trên thế giới, qua đó xóa sạch niềm tin của các nhà đầu tư vào lĩnh vực còn non trẻ này. Do đó, các cơ quan chức năng cần có quy định yêu cầu các doanh nghiệp P2P "phong tỏa" nguồn vốn chưa được giải ngân từ những người gửi tiền tiết kiệm/đầu tư và sắp xếp cho bên thứ ba quản lý dư nợ cho vay nếu họ ngừng giao dịch, hoặc có thể tiến hành cho mua bảo hiểm các khoản tiền gửi của chủ đầu tư.

Một rủi ro khác là hoạt động này chưa được pháp luật Việt Nam quy định một cách rõ ràng trong các văn bản pháp luật hiện hành. Do đó, khi có rủi ro xảy ra từ phía khách hàng hay chủ sàn P2P, thì các bên rất khó giải quyết với nhau cũng như cơ quan chức năng cũng thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, các nội dung cam kết trên các trang web của các sàn đang giao dịch P2P thử nghiệm hiện nay tại Việt Nam cũng chưa thật sự chi tiết và quyền lợi của khách hàng cũng chưa được đề cập khi các tranh chấp xảy ra.

Tóm lại, bên cạnh các lợi ích vượt trội của mô hình cho vay P2P này so với các NHTM truyền thống như: thời gian xét duyệt cho vay nhanh, số tiền cho vay nhỏ, giao dịch trực tuyến… và so với các công ty tài chính như: lãi suất cho vay rẻ hơn nhiều, được các nhà đầu tư lớn tin tưởng và rót vốn…, hoạt động này cũng mang lại nhiều rủi cho khách hàng. Do đó, trong thời gian tới, Nhà nước cần sớm ban hành các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh hiệu quả hoạt động giao dịch thông qua sàn P2P này nhằm từ đó giúp cho khách hàng có thêm các kênh để lựa chọn vay khi cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh.


TS. Bùi Quang Tín

Theo Trí thức trẻ

Ngân hàng bán lẻ bước vào cuộc cách mạng lớn nhất trong 200 năm

Công nghệ bùng nổ với internet, smartphone, giao dịch trực tuyến hứa hẹn sẽ tạo ra bộ mặt mới cho ngành ngân hàng bán lẻ vốn không mấy thay đổi trong suốt nhiều năm qua.

Ngân hàng bán lẻ bước vào cuộc cách mạng lớn nhất trong 200 năm

Ngành tài chính đã chứng kiến quá nhiều sự kịch tính trong những năm gần đây. Tuy nhiên, còn một thứ vẫn kiên định ít nhất là trong suốt 1 thế kỷ qua : hệ thống chi nhánh của ngân hàng. Ở hầu hết các ngân hàng lớn của châu Âu, mỗi ngân hàng có hàng ngàn chi nhánh bành trướng ở các thị trường. Ở Mỹ, sau thời kỳ Đại suy thoái, các luật lệ đã kìm hãm sự tăng trưởng của các ngân hàng mang tầm cỡ quốc gia. Tuy nhiên, ở cấp độ bang, cấu trúc của các ngân hàng vẫn không hề thay đổi. Trong khi các lĩnh vực khác đã được cải tiến, mở rộng và sau đó lại sụp đổ, ngân hàng bán lẻ vẫn không thay đổi.

Giờ đây, sự thay đổi to lớn đang đến dưới sự dẫn dắt của công nghệ với sự bùng nổ internet trên smartphone, quá trình xử lý dữ liệu nhanh chóng với khối lượng lớn trên máy tính và các khách hàng sẵn sàng tiến hành các thao tác trực tuyến phức tạp. Những bước tiến này hứa hẹn sẽ thay đổi hoàn toàn hoạt động kinh doanh cũng như tổ chức của các ngân hàng.

Cuộc cách mạng có thể được nhìn thấy rõ nhất ở các đường phố lớn trung tâm. Các chi nhánh đã trở nên ít quan trọng hơn và số lượng cũng giảm bớt. Những chi nhánh được giữ lại có diện mạo hoàn toàn khác. Thay vì bước vào một chi nhánh để thanh toán séc hay lấy hóa đơn, hầu hết mọi người làm việc này thông qua điện thoại di động. Thay vì mở ví để trả tiền và lưỡng lự giữa việc thanh toán bằng  tiền mặt hay bằng thẻ, người tiêu dùng chỉ cần thao tác trên chiếc điện thoại của mình. Trên điện thoại có tích hợp ví ảo được cung cấp bởi các hãng như Google, PayPal, Square. Nếu bạn quên điện thoại ở nhà, chỉ cần cung cấp số điện thoại và mã bảo mật và sau đó có thể tiếp tục công cuộc mua sắm.

Nếu đây chỉ là một cách để gia tăng tiện lợi trong thanh toán, có lẽ các ngân hàng sẽ chỉ nhún vai. Tuy nhiên, điều này hứa hẹn thúc đẩy quan hệ tài chính hiện có của bạn. Thay vì dùng thẻ để trả 2 USD cho một tách cà phê và có nguy cơ phải chịu mức phí 35 USD vì chi vượt mức, chiếc điện thoại sẽ chọn cách thanh toán tốt nhất. Thẻ tín dụng có mức lãi suất cao cùng với chế độ thưởng dè dặt sẽ bị gạt ra khỏi chiếc ví thông minh này. Thanh toán bù trừ sẽ tự động được áp dụng để bù đắp cho những khoản nợ đắt đỏ nhất trước tiên. Tiền phạt vi phạm đối với  khoản thấu chi sẽ trở thành thứ chỉ tồn tại trong quá khứ.

Những sự thay đổi này cho phép khách hàng có nhiều quyền lực hơn, người dùng có thể có được các giao dịch tốt nhất mà không mất nhiều công sức, tất nhiên là phù hợp với lợi nhuận của ngân hàng. Một trong những đối tượng hưởng lợi nhiều nhất chính là những người di cư, vốn trước đây thường phải chịu phí 20% trên tổng số tiền họ thường gửi về nhà. Những người có xếp hạng tín dụng xấu chắc chắn sẽ không phải chịu lãi suất 1,000%/năm cho các khoản vay trong ngày nữa.

Điều này làm xói mòn mô hình ngân hàng bán lẻ kiểu cũ. Định giá trở nên minh bạch hơn, khó có thể giả bộ rằng dịch vụ ngân hàng là miễn phí khi trong thực tế, ngân hàng phải dựa vào khách hàng cho ngân hàng vay không tính lãi dưới dạng tiền gửi chứ không phải là kiếm được lợi nhuận từ các khách hàng bị thấu chi. Các ngân hàng có thể sẽ phải chap nhận mức lãi thấp hơn đối với thẻ tín dụng, các khoản vay cá nhân và vay thế chấp.

Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội lớn cho các ngân hàng. Họ có thể giảm chi phí do đóng cửa rất nhiều chi nhánh và khai thác nguồn doanh thu mới có được từ nguồn dữ liệu khách hàng khổng lồ. Một ngân hàng có thể biết mọi động thái mua sắm của khách hàng có thể đưa ra được mức chiết khấu hấp dẫn đúng thời điểm đối với sản phẩm có liên quan. Điều này tương tự như trường hợp của Google, thực hiện quảng cáo dựa trên các hoạt động tìm kiếm của khách hàng. Cuộc cách mạng cũng tạo cho các ngân hàng tốt nhất cơ hội mở rộng phạm vi với nền tảng IT.

Trong hầu hết các cuộc cách mạng ngành bán lẻ, các chính trị gia thường không làm được việc gì khác ngoài đứng tránh sang một bên. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng lại là chuyện khác: với vai trò trung tâm trong nền kinh tế, chính phủ cần phải đảm bảo hoạt động của các ngân hàng là an toàn và dễ dàng tiếp cận.

Xét về khía cạnh tiếp cận, một số ý kiến tỏ ra lo ngại rằng nếu ngân hàng hướng đến trực tuyến nhiều hơn thì người già, người nghèo và những người ít hiểu biết về máy tính sẽ bị loại ra khỏi hệ thống tài chính. Tuy nhiên, các hệ thống mobile-banking với chi phí thấp được triển khai thành công ở Kenya, Ấn Độ hay Brazil là một tín hiệu tích cực.

An toàn là một vấn đề khó giải quyết hơn. Các hãng độc quyền tạo ra thặng dư khổng lồ khiến các ngân hàng ít có lợi thế hơn phải chọn rủi ro.  Các ngân hàng phải tích hợp hệ thống phòng trừ rủi ro, và đương nhiên khách hàng phải chịu các chi phí này. 

Rất nhiều nhà hoạch định chính sách lo ngại sự thay đổi này cùng với sự cạnh tranh gay gắt sẽ mang lại nhiều rủi ro hơn và sẽ có khuynh hướng cản trở sự thay đổi bằng cách bóp nghẹt các công ty khởi nghiệp hoặc không cho các định chế nước ngoài thâm nhập thị trường trong nước. Tuy nhiên, họ nên cưỡng lại ý muốn đó. Nền tảng của sự ổn định tài chính là phải đảm bảo được các ngân hàng có đủ vốn và thanh khoản để có thể tiếp tục kinh doanh khi tình hình xấu đi. Nếu họ làm như vậy, các ngân hàng sẽ chỉ còn cách cạnh tranh gay gắt với nhau.


Anh Thư


Theo Trí thức trẻ/TTVN

Ngân hàng bán lẻ (1): Thời của “sáng tạo mới nổi”

Khi nguồn kiếm lợi nhuận dễ dàng từ mảng ngân hàng đầu tư bị các cơ quan điều tiết động đến, giới ngân hàng nay quay sang tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ.

Ngân hàng bán lẻ (1): Thời của "sáng tạo mới nổi"

Thắng hay bại là ở trận này

Khi nguồn kiếm lợi nhuận dễ dàng từ mảng ngân hàng đầu tư bị các cơ quan điều tiết động đến, giới ngân hàng nay quay sang tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ. Đây là một mảng cực lớn trong ngành ngân hàng.

Ở Mỹ, các nghiệp vụ ngân hàng thương mại và ngân hàng bán lẻ mang lại 750 tỷ đôla doanh thu mỗi năm, tương đương khoảng trên 20% tổng doanh thu ngành ngân hàng toàn cầu. Và tại Châu ÂU, nơi thị trường vốn vẫn kém phát triển hơn so với ở Mỹ, lợi nhuận của phần lớn các tập đoàn ngân hàng lớn trong vài năm tới sẽ phụ thuộc vào thành tích của bộ phận ngân hàng bán lẻ.

Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng khiến giới ngân hàng đột ngột quan tâm tới cái công việc nhận tiền gửi và thực hiện thanh toán buồn tẻ là họ sẽ không còn có thể dựa vào thị trường tiền tệ để tài trợ cho phần lớn các hoạt động của mình vì nếu thị trường đột ngột đóng băng, họ sẽ rất dễ bị tổn thương.

Những ngân hàng dựa vào nguồn vốn ngắn hạn từ doanh nghiệp (wholesale funding) sẽ buộc phải trả lãi cao hơn, có xếp hạng tín dụng thấp hơn và bị cơ quan điều tiết giám sát ngặt nghèo.

Bên cạnh yêu cầu ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu (VCSH), Basel 3 cũng sẽ khuyến khích họ huy động vốn từ những nguồn ổn định hơn so với thị trường tiền tệ. Trong đó, tốt nhất là tiền tửi từ khách hàng cá nhân.

Cơ quan điều tiết thích tiền gửi vì khách gửi tiền bình thường ít khi chuyển tài khoản của mình sang ngân hàng khác. Vì thế ngân hàng nào muốn "hòa", chứ chưa nói đến "phát", sẽ phải tích cực cạnh tranh hơn để tiếp cận được với tiền gửi và tài khoản séc của hàng triệu khách hàng nhỏ lẻ.

"Chi nhánh đây này"

Các thị trường mới nổi có nhiều kinh nghiệm đáng để họ học tập, đây là một trong những khu vực ngành ngân hàng bán lẻ phát triển sôi động nhất trong những năm gần đây. Các ngân hàng trong nhóm nước này đang vượt qua những đối thủ từ các nước giàu về tính hiệu quả, công nghệ và cả sáng tạo.

"Chi nhánh đây này," Om Prakash Bhatt vừa nói vừa rút điện thoại di động ra khỏi túi. Mới tháng 4 năm nay ông vẫn còn là Chủ tịch của Ngân hàng nhà nước Ấn Độ (State Bank of India, SBI), một trong những tổ chức tài chính thuộc sở hữu của nhà nước có quy mô lớn đến nỗi số chi nhánh thuộc ngân hàng này tương đương với 1/6 số chi nhánh ngân hàng trên toàn nước Mỹ.

Một thập kỷ trước, SBI còn là hiện thân đáng xấu hổ cho các ngân hàng nhà nước lớn tại các nước nghèo. Dù cho tôn chỉ có là phục vụ người nghèo nhưng phần lớn khách hàng của SBI là dân thành thị. Khi mà các ngân hàng trên toàn cầu đang cho lắp đặt các máy chủ khổng lồ thì SBI cân đối sổ sách bằng tay. Mất gần một tháng quy trình thanh toán mới hoàn thành, bên cạnh đó là hàng tá giấy tờ được gửi từ chi nhánh này tới chi nhánh nọ.

Giờ SBI đang dạy cho cả thế giới cách sử dụng điện thoại di động, thẻ ATM và internet để hạ chi phí bộ phận ngân hàng bán lẻ. "Những phát minh thực sự tuyệt diệu đang ào tới từ các thị trường mới nổi," Noel Gordon từ công ty tư vấn Accenture, nói. "Họ dùng những người chưa được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng làm một phòng thí nghiệm khổng lồ để tìm ra các phương pháp mới."

Ngân hàng ở các thị trường mới nổi đang hưởng lợi nhờ chậm đầu tư cho công nghệ. Phần lớn họ đều lỡ nhịp trong cái thời sử dụng hệ thống máy chủ, vốn từng khiến nhiều ngân hàng ở các nước giàu khốn khổ vì hệ thống máy tính lỗi thời và kém linh hoạt. Thay vào đó họ bắt đầu tiêu tiền đúng lúc máy tính rẻ hơn và tích hợp vào các hệ thống thông tin như internet và điện thoại di động tốt hơn.

Dù có kinh doanh cái gì thì dùng được hệ thống máy tính mới nhất cũng là một "lợi thế cực lớn", Vernon Hill nói. Ông thành lập Commerce Bancorp năm 1973 với một chi nhánh rồi lãnh đạo nó cho đến khi ngân hàng được bán cho TD Bank của Canada năm 2008, kấy nó có tới 435 chi nhánh. Gần đây ông mới khai trương Metro Bank tại Anh.

Phòng thí nghiệm khổng lồ

Các thị trường mới nổi sáng tạo đến thế cũng là vì có rất nhiều khách hàng đang muốn tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Ở vùng nông thôn Ấn Độ, nông dân chỉ có việc làm trong khoảng 5 tháng mỗi năm, vì thế họ cần phải tiết kiệm. Trước đây, họ sẽ mua các vật dụng trong bếp về rồi sau đó bán lại cho thương lái với giá chiết khấu 10% khi cần tiền mua thức ăn, Janmejaya Sinha từ Boston Consulting Group ở Mumbai nói. Giờ công nghệ đã thay thế cho vật dụng nhà bếp.

Để vươn tới những ngôi làng hẻo lánh, SBI tuyển dụng các đại lý có điện thoại di động gắn kèm đầu đọc thẻ. Khách hàng quẹt thẻ tiết kiệm của mình qua điện thoại rồi đưa cho đại lý số tiền mình muốn gửi. Khi muốn rút tiền, đại lý lại đưa tiền cho khách. Nghe có vẻ hơi lạ nhưng chi nhánh thực sự chính là chiếc di động, và chiếc di động ấy đang mang SBI tới 100.000 ngôi làng không có ngân hàng.

ICICI, ngân hàng lớn thứ hai Ấn Độ, cũng có một hệ thống tương tự. "Giá trị giao dịch và doanh thu ở Ấn Độ thấp hon nhiều, có lẽ chỉ bằng 1/10 so với các ngân hàng phương Tây," CEO của ICICI, ông Chanda Kochhar, nói. "Thế nên chúng tôi chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài dùng tới công nghệ."

Ở Kenya, các công ty điện thoại còn đi trước cả ngân hàng. Khoảng 60% người trưởng thành sử dụng M-PESA, hệ thống cho phép họ chuyển tiền từ điện thoại này sang điện thoại khác. Dù vậy, chưa tới ¼ người Kenya có tài khoản ngân hàng.

Các nước đang phát triển cũng có một cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với chi nhánh ngân hàng. Một trong những ngân hàng phát triển nhanh nhất Malaysia là RHB's Easy, mở cửa 7 ngày/tuần và không bắt khách hàng phải điền vào bất cứ giấy tờ gì. "Nó giống như McDonald's vậy," Sinha nói."Thực đơn chỉ có 5 món và nhưng đồ ăn được dọn ra bàn trong chưa tới 10 phút."

Sáng tạo ào ạt, lợi nhuận bùng nổ. Ngân hàng ở các thị trường mới nổi tăng trưởng 20-25%/năm, có khi còn hơn. Nhiều ngân hàng báo cáo tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) 20-25%, thế nên vốn lấy từ nguồn lợi nhuận giữ lại cũng đủ để họ đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel 3.

Liệu các ngân hàng này có dùng những bài học có được ở quê nhà để mở rộng sang Mỹ và Châu Âu? Chưa phải bây giờ, chủ yếu là vì họ đang phải chạy hết tốc lực để bắt kịp nhịp độ tăng trưởng tại nước mình. "Sao phải đi đâu nếu ở đây tôi cũng đang tăng trưởng 35%/năm?" ông Puri từ ngân hàng HDFC nói.

Minh Tuấn
Theo Economist

Saturday, September 17, 2016

CHUYỂN TIỀN GIỮA CÁC THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI


Hiện nay, ba mạng di động GSM lớn nhất Việt Nam là Viettel, Vinaphone và MobiFone đều đã mở dịch vụ "bắn" tiền giữa các thuê bao trả trước trong cùng mạng.




Trong lúc nhỡ, các thuê bao trả trước có thể chuyển tiền cho bạn bè, người thân. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Dịch vụ i-Share của Viettel xuất hiện từ giữa năm 2008, cho các thuê bao trả trước có thời gian sử dụng từ 12 tháng trở lên có thể chuyển tiền cho thuê bao khác. Phí chuyển tiền là 5% tổng số tiền cần chuyển đi, do đó trong tài khoản sử dụng phải có đủ lượng tiền cần chuyển và tiền để trả phí dịch vụ.
Người sử dụng sẽ đăng ký lấy mật khẩu chuyển tiền có 8 chữ số bằng cách nhắn tin theo cú pháp MK chuyen tien gửi đến 136 (miễn phí và mật khẩu này chỉ được cấp một lần, có thể hỏi lại bằng cách gọi 19008198 cước phí 200 đồng/phút, có thể đổi lại bằng cách gọi đến 900).
Muốn chuyển tiền, cần soạn theo phương pháp USSD (người dùng bấm ngay trên bàn phím của điện thoại):
*136*Mật khẩu*Số thuê bao nhận tiền*Số tiền chuyển#  rồi nhấn OK. (Ví dụ *136*12345678*0168xxxxxx*50000# và nhấn OK).
Sau Viettel vài tháng, Vinaphone cung cấp dịch vụ chuyển tiền mang tên 2Friends, cho phép các thuê bao trả trước có thời gian sử dụng từ 6 tháng trở lên có thể chuyển tiền sang thuê bao khác, nhưng chỉ từ Tài khoản chính sang Tài khoản chính. Số tiền tối đa được chuyển mỗi lần là 50.000 đồng và phí dịch vụ là 1.000 đồng.
Người sử dụng sẽ đăng ký dịch vụ bằng cách nhắn tin với cú pháp DK rồi gửi số 999. Hệ thống sẽ nhắn lại thông báo thành công và mật khẩu sử dụng gồm 6 chữ số (chỉ được cấp 1 lần, muốn lấy lại nhắn MK gửi 999, muốn đổi nhắn DMK  Mật khẩu cũ Mật khẩu mới và gửi 999).
Muốn chuyển tiền, người dùng có 2 cách:
Nhắn tin SMS, soạn CT  Mật khẩu Số điện thoại nhận tiền  Số tiền rồi gửi 999 (Ví dụ CT 123456 0912xxxxxx 50000)




Phương pháp USSD, soạn *999*Mật khẩu*Số điện thoại nhận tiền*Số tiền chuyển# rồi nhấn OK (Ví dụ *999*123456*0912xxxxxx*50000# rồi nhấn OK).
Đầu tháng 3/2009, MobiFone tung ra dịch vụ tương tự có tên M2U, cho phép thuê bao trả trước có thời gian hoạt động từ 6 tháng trở lên có thể chuyển tiền cho thuê bao khác. Số tiền tối đa được chuyển đi là 100.000 đồng và phí dịch vụ là 2.000 đồng.
Muốn sử dụng, người dùng đăng ký bằng cách dùng phương pháp USSD, bấm *117*Mật khẩu muốn sử dụng*Mật khẩu muốn sử dụng# rồi bấm phím OK (Ví dụ *117*12345*12345# và nhấn OK). Trong đó mật khẩu tối đa có 5 chữ số.
Khi chuyển tiền, soạn *119*Số điện thoại nhận tiền*Số tiền chuyển*Mật khẩu# rồi bấm OK (Ví dụ *119*0904xxxxxx*100000*12345# rồi nhấn OK).
Các nhà cung cấp dịch vụ đều yêu cầu thuê bao trả trước muốn chuyển tiền phải trong tình trạng hoạt động (2 chiều), thuê bao nhận tiền khi bị khóa 2 chiều sẽ được mở mạng và nhận 1 ngày sử dụng. Dịch vụ chuyển tiền này không đi kèm với tặng ngày sử dụng.



Việt Toàn

Friday, September 16, 2016

Look after the golden son

Chăm con thời nay sao mà khó quá so với thời các cụ!
Chẳng qua là quy luật tự nhiên học rồi, hiểu rồi nhưng không áp dụng. Ho hắng mũi dãi thì cũng phải đôi ba ngày từ khi nhiễm bệnh ủ bệnh phát bệnh xong mới khỏi được. Các mẹ chỉ muốn thấy mũi, thấy dãi hô biến là nó phải hết ngay. Có mà bố của virus. Ăn uống cũng vậy, gớm các nàng to như cái thùng phuy mà có lúc còn õng ẹo ứ ừ, không ăn cái này, đang no cái kia, cư để́ đói một lúc xem có ăn không!

Thôi chém thế thôi em còn bận đi rong cho cậu út ăn cơm! Rồi còn đi mua thuốc ho nữa.

Wednesday, September 14, 2016

70% dân Việt không biết mình ăn quá nhiều muối

Điều tra mới nhất Bộ Y tế vừa công bố cho thấy người Việt ăn mặn gấp đôi so với khuyến cáo. Thế nhưng có đến 70% người được hỏi cho rằng họ ăn lượng muối rất vừa phải, thậm chí ở mức ít.

Ăn nhiều gấp đôi so với khuyến cáo
Công bố của Bộ Y tế về các yếu tố nguy cơ với bệnh không lây nhiễm được điều tra trong năm 2015 cho thấy, lượng tiêu thụ muối của một người Việt trung bình là 9,4 g muối trong 1 ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO (dưới 5 g một người 1 ngày).
Ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong 3.740 đối tượng tham gia nghiên cứu thì có đến 70,3% người có thói quen thường xuyên thêm muối/bột canh hoặc trộn mắm vào thức ăn trước hoặc trong khi ăn.
Cũng trong số này cho thấy đa số đối tượng thường xuyên sử dụng thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao, rơi nhiều nhất vào nhóm người trẻ từ 18 – 29 tuổi.
Thế nhưng đến gần 70% cho rằng họ sử dụng lượng muối vừa phải, khoảng 14,6% cho rằng dùng ít hoặc rất ít.
Theo TS Bắc, sở dĩ nhiều người cứ ngỡ mình ăn ít muối, nhưng thực ra lại nạp lượng muối rất lớn vào cơ thể, bởi họ sử dụng nhiều loại gia vị khác nhau trong một bữa ăn, từ nước mắm, bột nêm, bột canh… đến mắm tôm. Ngoài ra người tiêu dùng chưa nhận diện được các loại thức ăn chứa nhiều muối.
Muối không chỉ có trong muối hạt, bột canh, mắm... mà còn chứa nhiều trong các loại thực phẩm từ dưa muối đến thức ăn sẵn. Khoai tây chiên cũng là một trong những thực phẩm được cảnh báo có hàm lượng muối cao.
Muối không chỉ có trong muối hạt, bột canh, mắm... mà còn chứa nhiều trong các loại thực phẩm từ dưa muối đến thức ăn sẵn. Khoai tây chiên cũng là một trong những thực phẩm được cảnh báo có hàm lượng muối cao.
Trong khi đó, ăn nhiều muối là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, đột quỵ, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam, chiếm khoảng 33% tổng số tử vong. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh tim mạch là người Việt sử dụng lượng muối nhiều, gấp 2 lần so với khuyến cáo.
“Phần lớn người được hỏi biết rằng ăn nhiều muối sẽ có tác động không tốt đến sức khỏe và cũng phần lớn đến 70% cho rằng họ chỉ ăn lượng muối vừa phải mà không hề biết rằng mình ăn quá nhiều muối. Trong khi thực tế, lượng “vừa phải” này đã cao gấp đôi so với khuyến cáo, kéo theo một loạt nguy cơ các bệnh lý kể trên”, TS Bắc nói.
Nhận diện thức ăn nhiều muối
Cũng trong điều tra này hé lộ nguyên nhân khiến người Việt ăn nhiều muối mà không biết, bởi họ quan niệm muối chỉ đơn thuần là muối hạt, muối tinh, bột canh mà không chú ý đến lượng gia vị, thức ăn nhiều muối ăn hàng ngày.
Trong khi đó, gia vị chứa muối có rất nhiều loại từ bột canh, hạt nêm, muối ớt, muối tiêu; gia vị chứa muối dạng lỏng gồm có nước mắm, xì dầu, tương, mắm tôm.
“Cần ghi nhớ, thành phần chủ yếu của muối trong khẩu phần ăn của chúng ta là natri. Natri cũng có trong mì chính (bột ngọt), một loại gia vị người Việt sử dụng rất phổ biến”, TS Bắc nói.
Ngoài ra phải kể đến các thức ăn chứa nhiều muối mà truyền thống người Việt ăn phổ biến là cà muối, dưa muối, kim chi, cá muối, thịt muối.
Ngay trong các đồ ăn vặt như bim bim, bánh mặn; muối có trong đồ hộp, đồ ăn sẵn như thịt hộp, pho mát, giăm bông, mỳ tôm, xúc xích ruốc, mắm tép chưng thịt.
Để không “vô tình” nạp nhiều muối không kiểm soát được, các chuyên gia khuyến cáo người dân không để sẵn nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn; Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu.
Mức tối đa không quá một phần năm thìa cà phê m2uối cho một bữa ăn của một người/ngày; Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên; Yêu cầu các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn; Đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối; Nên cho trẻ ăn thực phẩm tự nhiên và không thêm muối.
Được biết, hiện WHO đang hỗ trợ Việt Nam thực hiện kế hoạch hành động toàn cầu để giảm gánh nặng bệnh không lây nhiễm, trong đó có mục tiêu giảm lượng muối tiêu thụ toàn cầu xuống khoảng 30% vào năm 2015. WHO khuyến cáo trẻ em từ 2 đến 15 tuổi chỉ nên ăn ít muối hơn so với lượng muối khuyến cáo cho người lớn, đó là ít hơn 5gam một ngày và được điều chỉnh thích hợp với nhu cầu năng lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Hồng Hải

Các địa điểm du lịch ở Hòa Bình



Cùng Phượt – Hòa Bình là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km, giáp ranh với các tỉnh Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Sơn La và Thanh Hóa. Đây là vùng đất được coi là cái nôi của nền văn hóa Mường với vô vàn điều kỳ lạ chưa được khám phá. Với lợi thế gần Hà Nội cùng nhiều địa điểm hấp dẫn, Hoà Bình là một trong những vùng đất các bạn có thể dễ dàng khám phá vào mỗi dịp cuối tuần. Cùng Phượt xin giới thiệu với các bạn một số địa điểm du lịch phượt ở Hòa Bình, lần lượt các huyện theo hướng từ Hà Nội lên tới Mai Châu để các bạn có thể sắp xếp và kết hợp trong chuyến đi của mình nhé.
©Bản quyền hình ảnh : Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của tác giả maquan, khoitran, Hoang Mai nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.

Động Đá Bạc

Động Đá Bạc thuộc xóm Đá Bạc xã Liên Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình. Cách thị trấn Lương Sơn 10km và cách Hòa Bình gần 50km. Từ Hà Nội đi theo hướng lên Hòa Bình, đến bưu điện Lương Sơn thì rẽ trái theo đường liên xã qua cầu Treo -> xóm Cời -> xóm Nàng Hang xã Cư Yên -> xóm nước lạnh -> xóm Gò Mè (xã Liên Sơn) là tới được động.
Đường vào Động Đá Bạc
Động Đá Bạc còn có tên gọi khác là động Tiên, nằm trong lòng núi Pai Dáy (hay còn gọi là núi Hang Beo). Đầu năm 1990, một số ng­ời dân địa ph­ương xóm Đá Bạc đi lấy củi tình cờ đã phát hiện ra di tích động. Cửa động hư­ớng Đông Nam, rộng chừng 1m, cao 2m. Động có chiều dài 65m, chiều rộng từ 4 đến 22m, vòm cao từ 1,5 đến 15m.
Bước vào cửa động, du khách như­ bị choáng ngợp trư­ớc một rừng thạch nhũ rủ xuống từng chùm, từng khối trắng bạc, lơ lửng tựa như­ những chùm hoa đang hé nở, lại như­ chiếc đèn mầu trang trí trong những ngày hội, khi có ánh đèn chiếu vào những khối đá bỗng sáng rực lên phản chiếu lại tạo ra những tia xanh, đỏ, tím, vàng óng ánh. Từ đây du khách đi theo con đường lát gạch ở bên trong động khoảng 6m ngư­ớc nhìn lên thấy một khoảng trống đó là lối lên Cô Tiên.
Động Cô Tiên ở cao hơn nền động chính gần 2m, leo qua 10 bậc thang, du khách sẽ bắt gặp vòm trần có nhiều nhũ đá rủ xuống, kết thành nhiều dải, uốn l­ợn mềm mại như­ bức màn nhung có nhũ buông thẳng, có dải nhũ v­ươn dài xuống, đầu nhọn chĩa ra nhiều phía, treo lơ lửng trên vòm trần thật lạ mắt. Nét kỳ diệu ở đây là d­ưới chân các khối nhũ đá, n­ước nhỏ xuống theo năm tháng tạo thành hai bể nư­ớc thiên tạo xinh xắn. Phía trong bể nư­ớc là hệ thống các ruộng bậc thang như­ đư­ợc thu nhỏ lại. nhỏ nhắn, bờ của các thửa ruộng bậc thang đ­ược đá uốn l­ợn, đẽo gọt chạm khắc kỳ phu tạo nên những bức trạm nổi thiên nhiên sinh động. Vào mùa m­ưa, nư­ớc từ trong các nhũ đá, từ vòm trần nhỏ xuống các thửa ruộng bậc thang đầy ăm ắp n­ớc nh­ư đang chuẩn bị vào vụ mới.
Đi tiếp vào trong động như thu hẹp lại nhỏ nhắn kín đáo và thanh thoát như­ buồng ngủ, những dải nhũ đá thanh mảnh, mềm mại buông xuống như­ tấm ri đô, có dải trông như tấm màn gió. Vào sâu bên trong các khối nhũ đá tạo hình như­ những chiếc bình hoa cổ màu vàng óng ả, bên ngoài đư­ợc chạm khắc tinh tế, kỳ phu. Tại đây tạo hoá như xếp đặt các khối nhũ tròn chịa, sù sì như­ những chùm quả gấc, quả sầu riêng, có khối như­ những tổ ong treo lơ lửng, có chùm xoè ra nh­ư hình quả phật thủ, chùm quả khế. Phía d­ưới nền hang là hàng chục, hàng trăm cột đá bên những đụn thóc, đụn gạo, núi vàng, cây bạc, sừng sững tiếp giáp những đầu voi, đầu tê giác và hình thác nước tuôn trào, đi qua những đập đá còn in lại dấu vết và hình dáng chảy xiết của thác.
Đi sâu vào chút nữa, d­ưới vòm động cao rộng, màu thạch nhũ ánh như­ dát bạc giữa thế giới những hình hài kỳ dị, vừa thật, vừa ảo ta như­ lạc vào chốn thiên cung thần bí mà choáng ngợp. Ngư­ớc nhìn lên trần hang phía tay trái, ta bàng hoàng gặp những hình t­ượng sống động. Nổi bật là hình nàng Tiên ngả lư­ng trên vách đá, phía đối diện với cô Tiên, in nổi lên vách đá là hình con rồng với tư thế đang bay lượn trên sóng nước. Với những nhũ đá, măng đá, cột đá, vân đá…động Đá Bạc đã tạo thành một tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ lạ của tạo hoá. Với những vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ sẽ tạo nên nguồn cảm hứng để sáng tác cho các nhà thơ, nhà văn, hoạ sĩ và điêu khắc. Cao hơn và rộng hơn là tất cả nhân dân và du khách đến đây chiêm ng­ỡng vẻ đẹp để thêm yêu núi non đồng ruộng của sứ sở này.
Ban đầu cửa động chỉ là một khe nhỏ vừa một ng­ười chui vào, sau khi phát hiện trong lòng động có nhiều nhũ đá đẹp với nhiều dáng hình gây trí tư­ởng tư­ợng kỳ thú, dân địa ph­ương đã mở rộng cửa để vào động.
Để thuận lợi cho khách tham quan đến thư­ởng thức cảnh đẹp trong động, những năm gần đây Ban quản lý đã lắp đặt hệ thống điện thắp sáng trong động, sửa sang, lát gạch lối đi lại trong động.

Suối Ngọc Vua Bà

Suối Ngọc-Vua Bà khu du lịch thuộc xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Đây là một quần thể du lịch sinh thái với diện tích 300ha. Rừng cây ở đây bao gồm mỡ, keo, thông và nhiều cây ăn quả phủ kín những quả đồi. Đến đây du khách có thể thả hồn mình vào thiên nhiên, mắc võng nằm dưới tán cây, bơi lội trong những hồ nước tự nhiên rộng vài trăm héc ta.

Khu du lịch Thác Thăng Thiên

Nằm trên dãy núi Viên Nam, cách Hà Nội hơn 50km về hướng Tây (thuộc huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình), khu du lịch Thác Thăng Thiên được bao phủ bởi một cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn màu xanh với rất nhiều loài động thực vật phong phú.
Chảy len lỏi giữa rừng núi là dòng suối Anh với làn nước xanh trong mát rượi. Dọc theo suối có 4 thác nước đẹp, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều khám phá thú vị. Bầu không khí trong lành của thiên nhiên hoang sơ sẽ khiến những mệt mỏi của bạn dường như tan biến.
Sau những giờ phút khám phá, hòa mình cùng thiên nhiên, các bạn có thể thư giãn, nghỉ ngơi trong những ngôi nhà sàn dân dã mang đậm nét dân tộc trong khu du lịch. Không chỉ có thế, khu du lịch còn có một bể bơi rộng nằm ngay giữa rừng núi xanh bạt ngàn. Các bạn thoả sức bơi lội, tham gia một số trò chơi dưới nước…

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình

Thủy điện Hòa Bình khi về đêm (Ảnh : Xóm Nhiếp Ảnh)
Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La khánh thành đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành. Công trình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 megawatt, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240.000 kilowatt. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kilowatt giờ (KWh).
Thủy điện Hòa Bình khi xả lũ
Tại sân Nhà truyền thống Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình thang, trên đó có tấm biển thép khắc chìm dòng chữ: “Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư được mở vào ngày 1-1-2100”. “Kho lưu trữ” lá thư thực chất chỉ là một khối bê tông hình thang có cạnh đáy 2 mét, chiều cao 1,8 mét, cạnh trên 0,8 mét, nặng gần 10 tấn. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và đồng chí Đỗ Mười đồng ý, lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mời một số nhà văn, nhà báo, nhà trí thức tham gia viết thư. Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam chưa có tục lệ này, cho nên không được “chôn” vào lòng đập mà nên đặt ở chỗ nào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo tổng công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông. Lá thư hiện nay để trong khối bê tông là một công trình tập thể. Sau khi lá thư được hoàn chỉnh về nội dung, một cán bộ viết chữ đẹp được giao nhiệm vụ chép hai bản đó với tiếng Việt và tiếng Nga bằng mực Tàu.

Bảo tàng không gian văn hóa Mường

Bảo tàng không gian văn hóa MườngĐịa chỉ : Đường Tây Tiến – TP Hòa Bình – Tỉnh Hòa Bình
Điện thoại : 0913 553937
Bắt nguồn từ niềm cảm hứng sâu sắc của một Hoạ sĩ trẻ với khát vọng tái hiện lại toàn bộ không gian sống của người Mường. Sau 10 năm sưu tầm và gần 1 năm xây dựng. Đến ngày 16-12-2007 Bảo tàng “Không gian Văn hoá Mường”  khai trương và chính thức đi vào hoạt động. Bảo tàng nằm trên vạt đồi trong một thung lũng đá vôi nhỏ, hẹp có diện tích 5ha cách trung tâm thành phố Hoà Bình 7km hướng đi Sơn La (nằm trên con đường mới mang tên Đường Tây Tiến). Đây vốn là địa bàn sinh sống của người Mường cổ. Bảo tàng “ Không gian văn hoá Mường” là Bảo tàng tư nhân đầu tiên về văn hóa của dân tộc Mường, một dân tộc có bề dày truyền thống văn hoá trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Công trình được chính chủ nhân của nó bỏ vốn, thiết kế và xây dựng. Bảo tàng được chia làm 2 khu vực chung là:
Khu tái hiện : Gồm 4 khu nhà sàn (nhà Lang, nhà Ậu, nhà Nóc, nhà Nóc trọi) đại diện cho 4 tầng lớp trong xã hội Mường
  • Nhà Lang: là tầng lớp có quyền lực cao nhất, nắm quyền thống trị toàn Mường.
  • Nhà Ậu: là những người giúp việc cho nhà Lang.
  • Nhà Noóc:  là tầng lớp bình dân trong xã hội Mường.
  • Nhà Nóc Trọi: là tầng lớp bần cùng nhất trong xã hội Mường.
Các ngôi nhà này được sưu tầm và xây dựng từ chính các ngôi nhà cổ thuộc các tầng lớp trong xã hội Mường. Nguyên liệu dùng để làm được lấy từ các loại thảo mộc như: gỗ, tre, nứa, lá…là những loại cây rất gần gũi với người Mường.
Khu trưng bày : Gồm các nhà trưng bày theo chủ đề, trưng bày cố định Trong đó có rất nhiều hiện vật có giá trị như: Cồng, Chiêng, Lư , Ninh bằng đồng…) và nhiều các hiện vật về đời sống sinh hoạt, kinh tế, văn hoá….của người mường như: công cụ đánh bắt cá, công cụ nghề dệt, dụng cụ săn bắn, phòng tang ma, đồ dùng sinh hoạt gia đình, xe nước… Bảo tàng có một thư viện với hơn năm nghìn đầu sách, với nhiều thể loại khác nhau như Văn học, Lịch sử, Khoa học kỹ thuật…Đặc biệt là sách về Văn hóa dân tộc và Văn hóa Mường. Đáp ứng nhu cầu khách tham quan học tập, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên. Đến nay Bảo tàng “Không gian Văn hóa Mường” đã sưu tầm và lưu giữ được hơn 3000 hiện vật. Có thể nói Bảo tàng “Không gian Văn hoá Mường” là một trung tâm trưng bày và lưu giữ quý giá về dân tộc Mường ở Hoà Bình nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Nơi đây không chỉ là là nơi để thăm quan, giải trí mà còn là nơi để tìm hiểu, nghiên cứu về giá trị Văn hoá truyền thông của dân tộc Muờng. Bảo tàng được triển khai xây dựng và phát triển theo quan niệm mới phù hợp với xu thế phát triển chung của Bảo tàng hiện nay. Khách thăm quan đến đây không chỉ được nhìn, ngắm, xem mà còn thực sự hoà mình vào cuộc sống hàng ngày của người dân Mường như làm nương rẫy, giã gạo, dệt vải, quay sợi, thưởng thức các món ăn dân tộc, hoà mình vào không khí âm nhạc lễ hội, các trò chơi dân gian của người Mường. Lấy “Không gian Văn hoá Mường” làm trung tâm nên cách bày trí đơn giản, gần gũi không cầu kì, không trưng bày trong tủ kính. Nhưng tất cả các chi tiết dù nhỏ nhất ( hàng rào, đường đi, sắp đặt đồ đạc, bàn thờ thổ công…) đều tái hiện lại những nét đặc trưng cơ bản của xã hội Mường về đời sống xã hội, kinh tế, phong tục tập quán của dân tộc Mường – một xã hội Mường thu nhỏ. Vì vậy từ nhân dân các miền trong cả nước, học sinh, sinh viên, cán bộ nghiên cứu… đến khách nước ngoài đều tìm thấy sự hấp dẫn ở đây.

Động Tiên Phi

Động Tiên Phi nằm ở trên đỉnh đồi Thúc hay còn gọi là đồi Thung Phi thuộc xóm Gai, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình. Từ trung tâm thành phố Hoà Bình theo đường Cù Chính Lan, rẽ trái qua cầu Hoà Bình, theo đường Thịnh Lang, rẽ trái theo đường đi xóm Gai, thành phố Hoà Bình khoảng 8km là tới di tích. Gọi là Động Tiên Phi là vì khi du khách đến cửa động b­ớc vào trong m­ươi bư­ớc, ng­ước nhìn lên phía trướcmặt, ngay trên vách động có một dải nhũ đá trông tựa giống nh­e một bóng dáng cô tiên trong tư­ thế bay bổng thật mơ mộng tuyệt đẹp. Cũng chính vì vẻ đẹp huyền diệu đó, mà nhân dân địa ph­ương và ý kiến đóng góp của khách thăm quan, động được đổi tên thành Tiên Phi. Động Tiên Phi nằm trên đỉnh đồi Thúc hay còn gọi là đồi Thung Phi, có độ cao 80m so với mặt ruộng, cửa động quay về h­ớng Đông Bắc. Từ bãi đỗ xe, đi theo con đ­ờng mòn dốc lên thoai thoải, du khách leo hết dốc đến đỉnh đồi gặp một bãi t­ơng đối bằng phẳng, hai bên bãi nhân dân ở đây dựng lên các lều quán bằng tre, nứa làm nơi nghỉ chân cho khách thập ph­ơng qua lại thăm động.
Đi tiếp 100m theo dốc lên thoai thoải là đến cửa động, dọc lối lên động là hàng cây ph­ượng vĩ, cây mít, cây bạch đàn và cây tre ngà đan xen nhau xoè tán, phủ lá râm mát hai bên đư­ờng. Phía bên trái cửa động là đền trình, đền đư­ợc tạo lập trong một vòm mái đá, phía trư­ớc cửa đền trình là cây cổ thụ xanh tốt. Bên phải là rừng thông xen kẽ cây bạch đàn và bãi cỏ gianh xanh biếc cả một vạt đồi. Sau khi thắp hư­ơng xong ở đền trình, du khách sẽ bắt gặp một cửa động, lối vào động là một khe đá hẹp, thoai thoải dốc vào phía trong động.
Động được chia làm hai ngăn – Ngăn ngoài: Chiều dài 15m, chiều rộng 8m, vòm trần cao 20m. Lòng động đôi chỗ gồ ghề đá và dốc xuống về phía trong, đất nền màu vàng thẫm, khô ráo, các vách ngăn và vòm trần có nhiều nhũ đá, vân đá, rủ xuống xoè ra lệch góc, lệch cạnh, tạo thành nhiều hình ảnh trông ngộ nghĩnh và rất sinh động. Trên vòm động, gần cửa ra vào có một lối thông lên đỉnh núi làm cho ánh sáng tự nhiên lọt vào mờ mờ, ảo ảo, càng làm ăng thêm vẻ đẹp lấp lánh của các nhũ đá, vân đá mà tọ hoá đã ban cho. Ngăn này cấu trúc nh­ một nhà chờ cao ráo, thoáng mát như một toà lâu đài tĩnh mịch, vừa trang nghiêm vừa huyền bí mờ mờ, ảo ảo. Ngăn động này không phải là một ngăn động đá đơn điệu mà là thế giới sống động những sinh linh ẩn hiện trong biết bao hình hài bằng đá, hình nh­ không một nhũ đá nào lại không có ít ra một hình t­ợng quen thuộc, khiến cho ta liên t­ưởng đến thế giới của sự sống. – Ngăn trong: Chiều dài 53m, chiều rộng 20m, vòm trần cao 10m. Lòng động khá bằng phẳng, nền đất màu vàng thẫm khô ráo, đôi chỗ ẩm ­ướt bởi những giọt nư­ớc từ trên vòm trần nhỏ xuống, đ­ường đi lối lại thông thoáng, dễ dàng, dư­ới ánh sáng của những ngọn đèn điện mờ ảo, du khách sẽ đ­ược đắm mình trong suy tưởng của cái đẹp thiên hình vạn trạng của đá núi của chốn thần tiên, những nhũ đá huyền bí dư­ới bàn tay gọt đẽo, trạm khắc kỳ phu của tạo hoá, không chỉ tạo nên những tác phẩm điêu khắc, những cung điện, những bức chạm nổi thiên nhiên sinh động mà còn tạo ra các khối kiến trúc độc đáo đó là các chuông đá, cồng đá, cái thì như con đại bàng bay, con voi chầu, voi phục cõng trên lư­ng con sư­ tử, con rồng đang trư­ờn mình bay bổng lên không trung. Phía tay phải là những dải nhũ đá từ vòm trần rủ xuống thanh mảnh mềm mại buông xuống nh­ư tấm màn the, gõ vào những dải mỏng, rỗng ấy tuỳ theo cách gõ mà vang lên nh­ư tiếng chiêng, tiếng cồng vậy. Càng vào trong càng gặp nhiềư những nhũ đá kỳ lạ trông như những hình người, hình cây, những chùm hoa, chùm quả. Tất cả tựa như vườn thượng uyển của vua chúa xưa.
Cuối động là một giếng tiên nước trong vắt, mát lạnh giếng hình bán nguyệt rộng 3m, sâu 30cm. Động Tiên Phi là một kiệt tác mà thiên nhiên tạo lập và ban tặng cho Hoà Bình với những kiệt tác của thiên nhiên làm say đắm lòng du khách, khiến cho du khách không muốn chia tay sớm với một sứ sở thần tiên của đất Mường.

Thung Nai

Hồ Hòa Bình (Ảnh – maquan)
Thung Nai trong nhiều năm gần đây là điểm đến quen thuộc mỗi dịp cuối tuần của những người yêu thích bình yên, tránh ồn ào, khói bụi. Là một xã thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, Thung Nai nằm trong lòng hồ sông Đà, cách trung tâm thành phố 25 km và Hà Nội khoảng 110 km.

Bản du lịch Giang Mỗ (xã Bình Thanh)

Cách thành phố Hòa Bình 10km theo trục đường đường Tây Tiến của thành phố Hòa Bình, bản Giang Mỗ gồm hơn 100 nóc nhà sàn nằm bình yên trong một thung lũng nhỏ dưới chân núi Mỗ, thuộc xã Bình Thanh, huyện Cao Phong. Với bản sắc văn hóa bản địa vật thể và phi vật thể đậm nét truyền thống đặc trưng của người dân tộc Mường vẫn được lưu giữ, bảo tồn nguyên vẹn, từ lâu nơi đây đã được du khách trong và ngoài nước biết đến là một điểm nhấn của du lịch văn hoá cộng đồng nổi bật nơi đất Mường Hòa Bình. Sự đặc biệt luôn hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tới bản Mỗ chính bởi đây là một bản Mường, những đặc trưng truyền thống trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, phong tục, văn hóa của người dân nơi đây vẫn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy; đặc biệt là những nếp nhà sàn Mường cổ được xây dựng theo kiểu con rùa (nhà rùa) vẫn giữ được vẹn nguyên những nét mộc mạc đơn sơ – một kiểu kiến trúc cổ truyền rất khác biệt so với kiểu nhà của các dân tộc khác như Thái, Tày, Dao, Mông… Nhà sàn nơi đây mang tính gắn kết cộng đồng cao, gắn liền với phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân bản Mường, được dựng quây quần bên nhau, ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao để đón nhận khí trời cũng như thuận tiện cho việc trồng trọt, làm nương rẫy và chăn nuôi. Là điểm nằm trên tuyến du lịch từ thành phố Hòa Bình đi cảng du lịch Thung Nai, cảng Bình Thanh nên khách du lịch có thể tiếp cận bản Giang Mỗ rất thuận tiện và dễ dàng bằng xe ô tô, xe máy trong thời gian ngắn. Đến đây du khách sẽ được đón tiếp nồng hậu bởi người dân địa phương chất phác, nhiệt tình, thân thiện và mến khách; dạo bước trên con đường uốn lượn dài hơn 1km từ ngoài đường chính vào đến cuối bản, dừng chân tại bất kỳ ngôi nhà sàn nào mà mình thấy thích để tìm hiểu, cảm nhận lối kiến trúc nhà sàn Mường cổ, cách ứng xử mang đậm nét văn hóa bản Mường qua những câu chuyện với chủ nhà, qua cách bài trí, sinh hoạt thường ngày của người dân trong bản và cảm nhận nếp sống mộc mạc, thuần hậu của con người nơi đây. Tại bản Giang Mỗ, giữa không gian bình lặng, du khách được tự do thả mình chiêm ngưỡng cảnh quan, vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng; tham gia trực tiếp vào các hoạt động gắn liền với cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân bản địa như: học chăn nuôi gia súc, gia cầm; làm nương rẫy, trồng rừng; làm các sản phẩm thủ công truyền thống, đồ lưu niệm từ mây, tre; nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá văn nghệ dân gian Mường qua các tiết mục ca múa nhạc Mường cổ trong âm thanh của tiếng chiêng, trống, sáo ôi,… do chính người dân bản biểu diễn; tìm hiểu, học cách chế biến và thưởng thức những món ăn đặc trưng do chính tay chủ nhà chế biến theo cách thức và gia vị riêng của người Mường bằng nguyên liệu nuôi trồng được: xôi nếp nương, xôi cẩm, thịt lợn cỗ lá, gà đồi, cá suối đồ, ngâm rượu chuối Bên cạnh nếp nhà sàn truyền thống, du khách sẽ được các thiếu nữ Mường giới thiệu về nghề thủ công truyền thống với những dụng cụ lao động sản xuất cổ được làm từ nguyên liệu tự nhiên gỗ, tre hoặc nứa như: khung dệt vải, cung, nỏ, hệ thống dẫn nước, dụng cụ làm ruộng, nương rẫy…; giới thiệu về trang phục dân tộc, những sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống: túi xách, khăn; các loại nhạc cụ; vật dụng chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt cá…
Ngoài các hoạt động tại bản Giang Mỗ, du khách có thể tới thăm quan các điểm du lịch lân cận như: tượng đài chiến công diệt xe tăng của Anh hùng Cù Chính Lan – gắn liền với chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta trong chiến dịch Hòa Bình lịch sử (1951 – 1952); thăm quan Bảo tàng không gian Văn hóa Mường; thăm điểm nước nóng gần bản đang được xem xét khảo sát đưa vào khai thác. Đặc biệt, với vị trí nằm gần khu du lịch Hồ Hòa Bình, gần khu vực cảng du lịch Thung Nai nên du khách rất thuận tiện khi chỉ mất 20 phút đi xe tới cảng, lên thuyền đi thăm quan các điểm du lịch nổi tiếng trên lòng Hồ như: đền và động Thác Bờ, khu nghỉ Đảo Dừa, Cối Xay Gió,…

Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh

Khu bảo tồn thiên nhiên thuộc địa phận 4 xã Tân Pheo – Trung Thành – Đoàn Kết – Đồng Chum, huyện Đà Bắc. Đây là một khu rừng giàu và đa dạng về thảm thực vật, động vật. Rừng Pu Canh không giống như những khu bảo tồn thiên nhiên khác. Ở đây vẫn còn nguyên sự hoang sơ, huyền bí và thâm u của rừng già như nó vốn có.

Đền Bà chúa Thác Bờ

Theo tương truyền, Đền Bờ (xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình) thờ bà chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao bà người Dao ở Vầy Nưa lo liệu quân lương, thuyền mảng (không rõ tên). Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất, 2 bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hoà nên nhân dân đã phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng.
Dốc lên đền Bà chúa Thác Bờ
Lâu nay, người dân trong vùng tôn vinh hai bà là “Chúa Thác Bờ”, hàng năm vẫn mở hội đền vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhỏ nhưng vẫn cho cảm giác uy nghi bởi hòa vào tổng thể cảnh quan núi non sông nước hùng vĩ. Ðặc biệt, đền có rất nhiều tượng, với 38 pho lớn nhỏ. Trong đó có hai pho tượng đồng là tượng thờ chính…

Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi

Khu du lịch Suối khoáng Kim Bôi độc đáo hấp dẫn bởi nguồn nước khoáng từ ngàn xưa trong vắt, không mùi, vô khuẩn, khi vừa lộ thiên nhiệt độ 34 -> 36oC, thành phần chính là Bicacbonat Sunphat Canxi – Magie, thuộc loại nước khoáng giải khát chữa bệnh có lợi cho sức khoẻ con người.
Theo các nhà khoa học, nước khoáng Kim Bôi được xuất lộ ra từ vỉa đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, khi lộ thiên nước có nhiệt độ 34-36 độ C, được đánh giá là suối khoáng có thành phần hóa học ổn định nhất. Qua kiểm nghiệm, nguồn nước khoáng Kim Bôi là điều kiện lý tưởng để phục hồi sức khỏe, giúp chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp… Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Banis ở Bulgaria.
Đến đây, du khách có thể nghỉ ngơi và tận hưởng nguồn suối nóng tuyệt vời tại khu du lịch suối khoáng Kim Bôi, khách sạn Công đoàn, Vresort, hoặc các khu nhà nghỉ. Nguồn khoáng nóng phun lên từ độ sâu 175,5 m và được bơm dẫn trực tiếp vào các bể tắm phục vụ du khách. Nhiều người ưa dân dã, lựa chọn những khu nhà nghỉ để gần gũi với thiên nhiên, hơn nữa có thể vừa đắm mình thư giãn, lại vừa có thể nghe tiếng nước phun lên ào ào vô tận từ dưới lòng đất.

Cửu thác Tú Sơn

Cửu thác Tú Sơn (Ảnh – khoitran)
Cửu thác Tú Sơn được ví như danh thắng “đệ nhất’ xứ Mường với núi non hùng vĩ, suối thác thơ mộng, cùng khí hậu mát mẻ trong lành khiến ai đến đây cũng đều ngỡ như đang lạc bước ở Đà Lạt, hay đắm mình trong sương sớm Sapa.
(Ảnh – khoitran)
Cách thành phố Hoà Bình trên 20km, cách thủ đô Hà Nội 60km, khu du lịch sinh thái Cửu Thác Tú Sơn nằm trên địa phận xóm Củ, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi (tỉnh Hoà Bình), cạnh đường quốc lộ 12B, gần khu suối khoáng nóng Kim Bôi. Đường lên với Cửu thác, du khách có thể cảm nhận được sự mộc mạc, hoang sơ từ cảnh vật đến cả nếp sống của đồng bào dân tộc nơi đây. Người dân sống quanh khu cửu thác chủ yếu là người Mường.
  • Thác Tiên Tắm hùng vĩ và thơ mộng, với nước trong vắt như gương soi.
  • Ở thượng ngàn cửu thác Tú Sơn, cao 1.300m so với mặt nước biển, là Thác hồ Âu Cơ huyền bí, nơi còn lưu dấu tích một “quả trứng Âu Cơ” khổng lồ hóa đá nằm giữa suối.
  • Thác Quan Lang trải chiếu bồng bềnh, êm ru như tình yêu quan lang lén lút hò hẹn với người tình bên dòng suối mà người xưa đã lưu lại thành truyền thuyết.
  • Thác Hồ Út Lót gắn liền với câu chuyện tình yêu trắc trở của nàng Út Lót vừa thông minh, vừa xinh đẹp với chàng Hồ Liêu không lấy được nhau hóa thành đôi bướm trắng rập rờn bên suối.
  • Choáng ngợp nhất là Thác Bạc, cao hơn 20m, tựa như mái tóc của sơn nữ xứ Mường, được trang điểm cầu kỳ bằng thứ màu bạc lấp lánh. Dòng thác tấu lên những tiếng ầm ầm, ào ào nghe như bản hùng ca của núi rừng Tây Bắc. Chốc chốc hơi nước và ánh nắng lại hòa quyện vào nhau tạo thành những chiếc cầu vồng kỳ ảo.
  • Động Long Cung là một dòng suối cổ xưa chảy từ đầm hồ ba nhánh. Do trên cao đất đá tuôn xuống lấp tắc, làm nước đổi dòng, suối này trở thành hang động huyền ảo.
  • Đi qua cây cầu treo rung rinh trước gió và gần 200 bậc thang đá là đặt chân tới khu vườn Thượng Uyển ở độ cao 1.000m so với mực nước biển. Khí hậu mát mẻ, dõi mắt về bốn phía là những cánh rừng già nguyên sinh, xanh thẳm mờ sương. Ven suối là những nhà sàn nhỏ xinh nằm im lìm bên những tảng đá như đàn voi đá tranh nhau tắm ngụp dưới dòng nước trong mát.
  • Thác Thiên Ngọc Thạch: từ chân thác nhìn lên cao sẽ thấy một hòn đá tròn khổng lồ, màu xanh ngọc, như đang treo lơ lửng giữa trời. Dưới chân thác là không gian mênh mông, huyền ảo, tráng lệ của động Thuỷ Cung, với muôn vàn hoa lá khoe sắc rực rỡ.
  • Thác hồ Trượng Phu cao 100m – dòng thác như từ trên trời buông xuống hồ Tiên Sa rộng 300m2, phía trên hồ Tiên Sa là giếng Ngọc.

Mộ cổ Đống Thếch

Đống Thếch là tên gọi khu mộ Mường cổ thuộc xóm Chiềng Động, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình. “Đống” theo quan niệm của người Mường dùng để chỉ những nơi mồ mả, nơi chôn cất người chết. Còn “Thếch” là địa danh chỉ vùng đất, vì thế mà khu mộ mang tên địa danh là Đống Thếch. Khu mộ Đống Thếch nằm ở phía Tây Bắc thung lũng Mường Động, xã Vĩnh Đồng. Trên đường 12B, cách huyện lỵ huyện Kim Bôi 6km, cách trung tâm thành phố Hoà Bình 24km về phía Đông Nam, từ ngoài đường nhìn vào ta sẽ thấy một thung lũng nhỏ, cao ráo, bằng phẳng, đi sâu vào bên trong ta thấy nhấp nhô hàng trăm hòn mồ cao thấp đứng cùng thời gian mưa nắng, địa thế khu đất khá đẹp, bằng phẳng giao thông đi lại thuận tiện, vây quanh ba mặt khu mộ cổ Đống Thếch là những quả đồi thấp tạo nên một bồn địa nhỏ trong một thung lũng lớn. Khu đất có địa thế, hình dáng miệng rồng, một thế đất theo quan niệm thuật phong thuỷ ngày xưa. Cho nên từ lâu dòng họ quan lang Mường Động đã độc chiếm làm nghĩa địa để làm nơi yên nghỉ cuối cùng của dòng họ mình. Với diện tích rộng vài vạn mét vuông, trải qua nhiều đời khu mộ cổ Đống Thếch đã ẩn chứa hàng trăm ngôi mộ của nhiều thế hệ dòng họ Đinh. Trong đó có nhiều ngôi mộ, xung quanh quanh được chôn nhiều hòn mồ cao lớn như cắm dấu ấn biểu hiện quyền lực của dòng họ lang Mường Động. Đống Thếch trở thành “Thánh địa” riêng của nhà lang, bị cây rừng phủ lên rậm rạp càng trở nên bí hiểm trước con mắt của người dân Mường Động từ đời này sang đời khác, mộ có niên đại sớm nhất là năm 1651. Đặc biệt trong khu mộ cổ có ngôi mộ của tướng quân Chiêu Đống hầu Đinh Công Kỷ là người có công giúp vua Lê Trung Hương chống giặc và xây dựng chiều chính.

Lũng Vân

Lũng Vân trong mây (Ảnh – Hoang Mai)
Nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 40km, Lũng Vân (huyện Tân Lạc) là một trong bốn cái nôi văn hóa lớn và cổ xưa nhất ở xứ Mường Hòa Bình. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vỹ cùng nét văn hóa đặc trưng, Lũng Vân đang là điểm đến của không ít người đam mê du lịch phượt. Được coi là “nóc nhà xứ Mường Bi”, bởi đó là vùng đất sinh sống cao nhất của người dân tộc Mường, đồng thời cũng là nơi chứa đựng rất nhiều câu chuyện đã đi vào huyền thoại.
Lũng Vân gồm những ngọn núi cao hùng vĩ điệp trùng thấp thoáng trong mây, với những con đường nhỏ nhưng dốc cao và vô cùng hiểm trở…Chính vì những điều kiện thiên nhiên và địa hình đó, nơi đây đã từng là điểm đến của một số nhóm phượt và off-road muốn trốn tránh sự ồn ào thành thị để tìm cho mình những giây phút trải nghiệm trong một không gian thiên nhiên tĩnh lặng.
Nằm ở độ cao 1200m so với mặt nước biển, nơi đây quanh năm mây mù bao phủ nên còn có tên gọi Thung Mây. Thung lũng được bao bọc bởi núi Trâu, núi Pó, núi Tiên, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình vào khoảng 20 – 23,3ºC. Cái tên Lũng Vân hẳn còn xa lạ với nhiều người. Một phần bởi nó nằm sâu bên trục đường Hòa Bình – Mộc Châu, đường tới Lũng Vân lại vô cùng hiểm trở với những đèo dốc liên tiếp dài 13km. Bởi thế, cũng dễ hiểu khi ít người biết về Lũng Vân.
Theo truyền thuyết được ghi lại trong áng mo “Đẻ đất, đẻ nước” của người Mường thì đã lâu lắm rồi, chẳng ai còn nhớ được, giữa chốn núi non hiểm trở đã xảy ra một cơn đại Hồng thuỷ. Nó bất thần đổ ập xuống trong một đêm mưa gió bão bùng. Dòng nước cuộn xiết đã cuốn trôi hết nhà cửa, trâu bò, con người và cả núi rừng. Giữa cuộc tan tác ấy, có đôi vợ chồng bấu víu được trên chiếc bè. Cứ thế, chiếc bè chìm nổi trong sóng dữ hết ngày này sang này khác cho đến khi vướng vào một cây cổ thụ khổng lồ có tên là Bi, rễ cây ăn xuyên qua “chín sông, mười núi” bền chắc đến nỗi cơn đại Hồng thuỷ kia không thể làm bật gốc. Khi cơn Hồng thuỷ rút đi, đôi vợ chồng nọ cũng không biết quê xứ của mình ở đâu để trở về. Bởi sau cơn Hồng thuỷ, mặt đất như trở lại thời hỗn mang, mọi thứ đều tan tác hoặc bị cuốn trôi. Không biết đi đâu, họ ở lại dựng nhà dưới gốc cây Bi, sinh con đẻ cái, phát rừng làm nương, cày cuốc sườn đồi thành ruộng bậc thang, làm Cọn lấy nước, thuần phục muông thú thành vật nuôi, lập bản, lập mường. Nhớ ơn cây thần cứu mạng, họ đã lấy tên cây đặt tên cho mường. Đó là vùng Mường Bi ngày nay – một mường lớn và trù phú nhất trong 4 mường Bi – Vang – Thàng – Động của xứ Mường Hoà Bình. Cái tên Lũng Vân, có lẽ được bắt nguồn từ điểm đặc trưng của một thung lũng với bốn bề là núi cao dựng, nối nhau trùng điệp quanh năm chờn vờn mây phủ. Xưa, Lũng Vân còn có tên là Mường Chậm. Theo những người dân thì chữ Chậm ở đây không phải là sự nhanh, chậm theo nghĩa thông thường. Nhưng trong tiếng Mường nó cũng chẳng thể hiện ý nghĩa gì. Nguồn gốc xa xưa của địa danh này cũng chẳng mấy ai rõ. Chỉ biết rằng truyền thuyết tạo nên xứ Mường trong mây này là một câu chuyện buồn của một cuộc trốn chạy quan Lang của một gia đình nghèo còn được ghi trong trí nhớ của một lớp người xưa cũ như một câu truyện truyền thuyết đời nối đời.
Tương truyền thì trong xứ Mường Hoà Bình, Mường Chậm là xứ mường trẻ nhất, nằm ở địa thế sâu, xa nhất. Nó là kết quả cuộc trốn chạy của một nhà dân thường. Vì phạm tội với nhà Lang nên phải bồng bế nhau bỏ mường đi tìm đất mới. Thuở ấy, nhà lang xứ Mường Bống ở đất Lạc Sơn cho đắp một con đập dẫn nước về các thửa ruộng bậc thang lẩn khuất giữa các khe nách núi. Từ khi có con đập, lũ trẻ thường rủ nhau tắm và chui luồn như những con rái cá trong cái cống dẫn nước bắc ngang qua chân núi. Một nhà dân thuộc họ Bùi vô tình đan cái ngõ hầu (đó) chặn một đầu bên kia miệng cống. Mải nô đùa, luồn lách 9 đứa trẻ bị giắt vào ngõ hầu và chết trong đó. Nhà lang phạt vạ, bắt nhà họ Bùi đan đủ 9 cái ngõ hầu, mỗi năm nộp lúa, ngô… quy ra vàng bạc đầy 9 cái ngõ hầu để nộp vạ cho mường… Không chịu được sự bất công, sau một mùa lúa mới, trong một đêm tối trời, nhà họ Bùi đã gùi chín gùi lúa mới bồng bế nhau bỏ mường, trốn khỏi nhà lang. Họ đi miết cho tới khi lạc vào một vùng hoang vu cây cối rậm rạp. Nghe tiếng Cuốc kêu, biết là vùng này có nước, họ mới dừng chân ở lại…. Mường Chậm được hình thành như thế. Con Cuốc chỉ đường cho người trốn vạ nhà lang được nhà họ Bùi nhớ ơn, không bao giờ ăn thịt. Cuộc sống bình yên trên vùng đất mới của dòng họ Bùi bắt đầu như vậy. Một năm sau, người vợ của nhà họ Bùi đi xúc cá, được một quả trứng. Bỏ đi đâu bà cũng bắt đúng quả trứng ấy. Lấy làm lạ, bà mang về cho gà ấp, quả trứng nở ra một con rắn. Con rắn hiền lành chẳng bao giờ làm hại ai cả.. Lớn lên, con rắn bò về cái lằn nước nơi trước kia người vợ nhà họ Bùi vớt được quả trứng. Trước khi đi, rắn bảo: “Con trả ơn nuôi dưỡng của bố mẹ bằng cách mở rộng đất cho bố cày”. Một đêm mưa gió, sấm chớp đùng đùng, nước ngập cả mường, kéo đổ cây, cuốn cả nhà… Đúng lúc ấy, con rắn hiện lên bảo với ông lão họ Bùi: “con sẽ đi dập dòng nước dữ cứu mường. Lúc con đi, bố phải nhắm mắt đọc câu thần chú “con tôi làm được” và không được mở mắt nhìn. Nếu không con sẽ chết ngay!”. Nói rồi, con rắn lao vào dòng nước dữ trong đêm giông gió. Người cha nghe theo, nhắm mắt đọc câu thần chú. Nhưng rồi cuối cùng vì sự tò mò, ông mở mắt ra và nhìn thấy một con giao long khổng lồ đang hút từng đụn nước vào bụng, vừa hút, vừa lấy thân mình khoét núi cho nước thoát đi…
Với những tiềm năng sẵn có, Lũng Vân hiện đang là một điểm thu hút khách du lịch. Đến Lũng Vân đẹp nhất vào thời điểm sau tết đến tháng Tư hàng năm, đó là lúc có nhiều mây bao phủ nhất. Mây bắt đầu từ chiều tối và đến sáng sớm hôm sau tan dần, đến giữa trưa thì trời quang hẳn. Đến Lũng Vân, du khách có thể tham quan, nghỉ đêm tại nhà sàn của người Mường, cùng làm những công việc hàng ngày với người dân hay tham gia các sinh hoạt văn hóa cộng đồng… Chợ Lũng Vân nằm ngay trung tâm xã, họp mỗi tuần một lần vào ngày thứ 3, du khách có thể đến đây để tìm hiểu những màu sắc văn hóa của dân tộc Mường.

Động Thác Bờ

Động Thác Bờ nằm trong dãy núi Chủa bên bờ hồ sông Đà thuộc xóm Bưng, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình. Từ trung tâm thành phố Hoà Bình, theo đư­ờng đến bến cảng đập thuỷ điện khoảng 7km, sau đó thuyền sẽ đưa du khách vãn cảnh ngược dòng sông Đà chừng 17km ta sẽ tới chân núi Chủa nằm ngay cạnh mép nước. Vào mùa nước cạn thì du khách sẽ phải leo bộ gần 100 bậc từ chân núi đến cửa động. Nhưng nếu vào mùa nước đầy thì du khách có thể dập dềnh từ thuyền sang nhà nổi, đi qua cầu phao được kết bằng những thân cây bương chạy dài khoảng 50 m cho tới bậc đá lên động. Động Thác Bờ nằm ở sườn núi phía Bắc của dẫy núi Chủa nhìn ra mặt sông. cửa động cao tới 25m, rộng 20m, thuộc xã Ngòi Hoa. Dãy núi đá vôi này kéo dài khoảng 8km. Trải dài nằm sát và bao bọc một phần lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình.
Từ xã Ngòi Hoa nhìn lại, dãy núi Chủa trông uy nghi, hùng vĩ, sừng sững giữa trời, dòng nước sông Đà vào mùa khô trong xanh, dịu dàng uốn lượn ven chân núi. Động có chiều sâu tới hơn 100m. Lòng động gập ghềnh, nhấp nhô chỗ rộng, chỗ hẹp, nơi rộng nhất tới 20m. Động được chia làm 3 cung phòng lớn. Cung phòng thứ nhất rộng rãi thoáng đãng, vòm trần cao. Cung này được bố trí như một phòng chờ hay một phòng khách lớn. Các khối nhũ 2 bên vách không nhiều nhưng rất đặc sắc. Chúng không phân bố riêng rẽ mà tạo thành từng cụm lớn khiến ta liên tưởng tới những bức tranh của các trường phái ấn tượng hay trìu tượng. Đặc biệt trên vách phía Tây, với dấu ấn của thời gian trôi qua đã để lại cho chúng ta một khối nhũ lớn mang hình tượng cá chép đang hoá rồng.
Từ ngoài đi vào bên trong ta phải qua một cây cầu nhỏ dài 30m bắc qua hồ nước. Vào mùa khô hồ không có nước, chỉ khi nước sông đà dâng cao tràn qua cửa động thì hồ lại ăm ắp nước. Nước không sâu, nhưng trong vắt, để du khách có thể thưởng ngoạn hàng đàn cá đang bơi lội (đó là cá từ sông theo nước đầy vào hang). Dọc đường đi, du khách sẽ bắt gặp một khối tượng rất kỳ lạ mọc từ nền động và cao tới gần 2m. Từ xa nhìn lại ta ngỡ như đây là một hướng dẫn viên của động đang chỉ đường cho du khách. Băng qua hồ nước, du khách sẽ được sứng sờ khi chiêm ngưỡng các tiên cảnh bên trong. Có thể nói đây là nơi đặc sắc nhất, là trung tâm, là linh hồn của động Thác Bờ. Bao sự ly kỳ, diễm lệ của động đều ẩn chứa bên trong, bước chân vào tới đây, cảm giác đầu tiên của du khách sẽ là sững sờ và choáng ngợp: Cả rừng nhũ đá đua nhau mọc lên, vươn xuống, với những hình thù thật kỳ lạ hấp dẫn du khách.
Giữa động có một cột đá khá lớn, xung quanh là tầng tầng lớp lớp các cột đá nhỏ mọc lên như rừng bụt mọc…Ngẩng đầu nhìn lên ta bắt gặp một vòm trần lô nhô căng chật hàng trăm, hàng ngàn khối nhũ đá rủ xuống, chỗ thì trắng xoá, lóng lánh bầu thon như những viên ngọc, chỗ thì vàng óng toả ra như một rừng hoa, chỗ thì rực rỡ như một phòng đèn hoa trang trí, chỗ thì sắc cạnh như lớp lớp san hô hay như những bụi xương rồng. Các khối nhũ đá được chạm chổ tinh tế những hình thù kỳ lạ bí ẩn, đường nét uyển chuyển, mềm mại… Hữu cung nằm cao hơn chính cung tới hơn 10m, đường lên cheo leo, ngoằn nghèo hơi khó đi, khiến cho du khách có cái háo hức như đang được tham dự vào cuộc tìm kiếm, khám phá những điều bí ẩn. Là một cung phòng khá lớn có chiều dài tới 30m, chiều rộng tới 15m, vòm trần cao, không khí thoáng đãng mát lành, được xem là nơi thờ phật: Các cột đá mọc lên từ những nền hang như những tượng phật. Bàn thờ phật được bố trí khá ngăn nắp, các tượng phật toạ lạc từ thấp đến cao. Hệ thống hang động là bảo tàng sống chứa những bằng chứng của quá khứ về điều kiện khí hậu, địa chất, động thực vật và thậm chí cả dấu vết, các hoạt động của con người. Qua tìm hiểu và nghiên cứu thực tế, về mặt địa chất, địa mạo động Thác Bờ thuộc loại hình hang động karst có giá trị về mặt địa chất địa mạo và du lịch
Hàng năm, vào mùa xuân là mùa trẩy hội của tuyến du lịch lòng hồ sông Đà Ba điểm tham quan chính tại đây là 2 đền Bà chúa Thác Bờ và động Thác Bờ, sau khi dâng hương tại 2 đền Bà chúa Thác, cầu mong mọi điều tốt đẹp lành trong năm mới, du khách sẽ được thư giãn với những tiên cảnh của động Thác Bờ.

Động Hoa Tiên

Di tích động Hoa Tiên di tích toạ lạc trong lòng dãy núi đá vôi, núi Bà thuộc xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình. Cách nơi di tích toạ lạc khoảng 1km về phía Đông, có một hồ nước rộng, trong xanh dân trong vùng gọi là hồ tiên tắm.Từ hai địa danh đó nhân dân nơi đây đã chọn hai mỹ tự đẹp nhất để đặt tên cho động là động Hoa Tiên.
Muốn thăm quan động du khách có thể đến với di tích bằng 2 tuyến.
  1. Từ trung tâm thành phố Hoà Bình, theo đường đến bến cảng đập thuỷ điện khoảng 7km…Từ đây du khách theo thuyền ngược lòng hồ sông Đà 27km sẽ đến địa phận xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, xuống thuyền đi bộ khoảng 100m nữa là tới động Hoa Tiên.
  2. Từ trung tâm thành phố Hoà Bình theo quốc lộ 6A tới ngã ba chân dốc Cun khoảng 5km, từ đây theo đường Tây Tiến qua xã Bình Thanh tới xã Thung Nai huyện Cao Phong khoảng 18km. Từ đây du khách có thể đi theo đường vào xã Ngòi Hoa khoảng 11,7km. Từ đây tiếp tục đi bộ ra bến đò xóm Nẻ, dùng thuyền đi khoảng 9km, đến cửa Ngòi du khách có thể theo đường bộ khoảng 3,7km là tới di tích.
Động Hoa Tiên gồm 2 cửa cách nhau 18m: cửa phía Đông nam và cửa phía Nam. Cửa Đông nam có chiều cao 5m; rộng bình 6m. Cửa hư¬ớng Nam cao 6m; rộng 9m. Cửa động cao hơn nền động khoảng 8-10m, muốn vào động du khách phải đi qua cầu thang bằng sắt, bắc ở hai cửa vào.
Ngay khi đặt chân vào trong động du khách hết sức ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tuyệt vời của đá với vô vàn khối nhũ đá, măng đá, cột đá đủ các hình thù kỳ thú, hấp dẫn du khách qua ánh sáng đèn những nhũ đá măng đá, cột đá phản chiếu ánh sáng lấp lánh như đèn màu sân khấu.
Động chính: Với chiều dài 61m; rộng 27m, từ cửa đi vào rẽ trái đi chừng 50m, động được chia thành 2 ngách nhỏ khi vào thăm quan động du khách bắt gặp vô vàn các nhũ đá nơi đây. Các khối có các hình thù vô cùng lý thú. Hình thì như vân vũ, hình như ông Bụt, ông Tiên toạ lạc trên các đám mây hồng ngũ sắc rực rỡ muôn màu. Trên vòm trần ta bắt gặp nhũ đá trông mềm mại rủ từ trên xuống tựa như¬ một chiếc chân váy mầu vàng rực rỡ như vừa được giặt xong vẫn còn vương trên đó những giọt nước li ti đọng lại long lanh.
Ngách động phía Bắc: Có chiều dài 60m; rộng 12m được ngăn cách với động chính bằng một dãy cột đá, măng đá cao xếp thành từng hàng lớn. Qua bức tường tự nhiên này du khách tiến vào lòng động. Nền động gồ ghề bởi các ruộng bậc thang nối tiếp nhau có chiều hơi dốc lên. Động này dài 60m, phía ngoài rất rộng có chỗ tới trên 20m, càng vào trong càng thu hẹp lại. Trần cao trung bình 15m.
Ngay tại đầu ngách này du khách bắt gặp một hồ nước nông, đây là điểm đầu cho cả một dãy dài các hồ nước nhỏ kế tiếp nhau tạo thành các ruộng bậc thang. Nước trong và mát lạnh dưới ánh sáng của đèn động hiện lên lung linh một cách lạ kỳ, du khách choáng ngợp bởi vẻ đẹp kỳ vĩ nơi đây.
Càng vào trong lòng động càng thu nhỏ lại, không gian nơi đây yên tĩnh để không khỏi giật mình trước một vài chú rơi rơi vỗ cánh bay vút vào bóng đêm, ở đây với vô vàn các khối nhũ đá, cột đá, măng đá nhiều hình thù kỳ bí, với ngai vàng lọng tía quả là một kiệt tác của thiên nhiên.
Ngách phía Tây nam: Ngách động này ăn sâu xuống và hướng ra phía ngoài núi, sau đó lượn hình vòng cung men theo triền núi đá vôi với độ sâu khoảng 48m, rộng trung bình 10 -12m, trần cao thấp không đều nhau có chỗ cao đến 30m, có chỗ thấp hẳn xuống tạo thành các cung bậc. Nền động gồ ghề và ẩm ướt, nền được tạo thành bởi nhiều tảng đá lớn xếp lại với nhau. Dưới ánh đèn vô vàn các nhũ đá, cột đá hiện ra với nhiều hình thù như được bàn tay chạm nhân tạo của những nghệ nhân tài ba tạo thành. Từ trần cao rủ xuống các dòng thác đá uốn lượn mềm mại như những dải lụa mềm, khẽ đung đưa trong gió, những hình ảnh đó hoà vào nhau tạo thành các khối kiến trúc hình thành nên các cột lớn từ dưới vút lên cao xoè ra như chống lấy cả khối trần đồ sộ. Có khối cao, khối thấp, khối đến mười người ôm không xuể, có khối chỉ như chiếc cột nhà sàn, có khối cao đến 20m, có khối chỉ cao 3- 4m. Tạo ra trong vách động này một bức tranh hoàn chỉnh mà trong đó hội tụ đầy đủ cả kiến trúc nghệ thuật tạo hình và hội hoạ.

Chùa Tiên

Chùa Tiên – Mẫu Đầm Đa (hay còn được người dân gọi là Chùa Tiên – Đầm Đa) là một ngôi chùa thuộc địa phận xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Chùa được Bộ văn hóa – Thông tin Việt Nam cấp bằng di tích lịch sử văn hóa tháng 9 năm 1989. Khu Du lịch Chùa Tiên – Đầm Đa là một quần thể du lịch bao gồm nhiều hang động, đền chùa tuyệt đẹp, nằm bên kia sườn dãy núi Hương Sơn Chùa Hương. Ngoài ra quần thể danh thắng Chùa Tiên là di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia.
Lễ hội chính của chùa Tiên được tổ chức vào 3 ngày: 4 – 6 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng Tư âm lịch. Mỗi năm lễ hội lại được tổ chức quy mô hơn, đông vui hơn, du khách bốn phương tìm về nhiều hơn. Gọi là lễ hội Chùa Tiên, nhưng đây là lễ hội chung cho cả khu di tích mà địa điểm chính được đặt ở Chùa Tiên.
Đến với lễ hội Chùa Tiên, du khách sẽ được thưởng thức một di sản văn hoá vừa vật thể, vừa phi vật thể. Những chiếc kiệu như từ truyền thuyết đi ra, như từ dã sử xuất hiện, vừa lạ vừa quen, vừa cổ xưa, vừa mới mẻ, vừa bình dị vừa thiêng liêng. Những chiếc kiệu Thành hoàng làng là trung tâm của đám rước, được khiêng trên đôi vai của các nam thanh nữ tú dân tộc Mường. Chiếc kiệu được rước trên những đôi vai của niềm tin, của lòng thành kính và của những ước mong. Kiệu Thành hoàng có thể đi, có thể chạy, có thể bay khi có niềm tin và niền tin vào sự linh thiêng được tăng lên.
Cùng với đám rước, là những nghi thức tế lễ: có dâng rượu dâng hương, có đọc sắc phong của triều vua xưa phong cho các vị Thành hoàng trong khu di tích, có dâng chúc văn cầu mong thần linh ban tặng mưa thuận gió hoà, nhà nhà an khang, xóm làng thịnh vượng… Đó là những nghi thức đã trở thành truyền thống để tôn vinh các vị thần Thành hoàng làng – những người đã vì nước vì dân được tôn thờ.
Chùa Tiên toạ lạc dưới chân núi Tung Sê trên một khu đất khá bằng phẳng có mặt tiền quay về hướng Đông Bắc. Theo truyền thuyết, Chùa Tiên được xây dựng từ rất xa xưa theo lối kiến trúc nhà sàn với nguyên vật liệu là tranh tre nứa lá. Trải qua năm tháng, ngôi chùa đã bị xuống cấp. Năm 1998, bằng nguồn vốn trùng tu tôn tạo di tích của Bộ Văn hoá Thông tin và sự đóng góp của chính quyền và nhân dân trong xã, ngôi chùa đã được trùng tu tôn tạo khang trang như ngày nay. Đến dâng hương tại Chùa Tiên, du khách sẽ có dịp được bày tỏ lòng thành kính lên các đức Phật các ước mong của mình.Phía sau Chùa Tiên ngay trong dãy núi Tung Sê, du khách sẽ được tới thăm danh thắng Động Tiên với nhiều điều kỳ thú. Đây là di tích khảo cổ đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng cấp quốc gia năm 1989.
Bên cạnh giá trị khảo cổ, động Tiên còn là di tích có giá trị thẩm mỹ cao. Đi sâu vào bên trong, ta sẽ bắt gặp không gian đầy huyền thoại. Ngẩng đầu lên ta bắt gặp một vòm trần lô nhô, đông đúc căng chật hàng trăm, hàng ngàn khối nhũ đá rủ xuống. Chỗ thì vàng óng toả ra như một rừng hoa, chỗ thì trắng xoá, bầu thon như những viên ngọc; chỗ thì rực rỡ như một căn phòng với các chùm đèn trang trí. Các khối nhũ đá được chạm chổ tinh tế những hình thù kỳ lạ, bí ẩn, đường nét uyển chuyển, mềm mại và khá cân đối.
Nét đặc biệt ở động Tiên là quần thể các cột đá mọc lên từ nền hang, giữa phòng là một khối nhũ lớn, xung quanh là bạt ngàn các cột nhũ nhỏ như hội quần tiên ở rừng thệ đà đông đúc các vị La Hán, các Bồ Tát, các thanh văn quây quần bên nhau nghe đức Phật Như Lai giảng kinh. Tất cả đều lặng lẽ trang nghiêm, không xô bồ ồn ã. Không gian cũng tĩng mịch u huyền càng tăng thêm vẻ tôn nghiêm. Và du khách càng ngắm, càng ngỡ như được đắm chìm vào tiên cảnh ấy. Và con người như được cảm thấy thanh cao hơn.

Nhà máy in tiền Chi Nê 

Nhà máy in tiền cách mạng tại Chi Nê
Những đồng tiền đầu tiên của Việt Nam
Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam nằm ở đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946-1947), nay là xã Cố Nghĩa – Lạc Thủy – Hòa Bình. Nơi đây, những “tờ bạc tài chính cụ Hồ” đầu tiên mang sứ mệnh lịch sử lớn lao đã ra đời.
Theo: https://cungphuot.info