Khi nguồn kiếm lợi nhuận dễ dàng từ mảng ngân hàng đầu tư bị các cơ quan điều tiết động đến, giới ngân hàng nay quay sang tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ.
Ngân hàng bán lẻ (1): Thời của "sáng tạo mới nổi"
Thắng hay bại là ở trận này
Khi nguồn kiếm lợi nhuận dễ dàng từ mảng ngân hàng đầu tư bị các cơ quan điều tiết động đến, giới ngân hàng nay quay sang tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ. Đây là một mảng cực lớn trong ngành ngân hàng.
Ở Mỹ, các nghiệp vụ ngân hàng thương mại và ngân hàng bán lẻ mang lại 750 tỷ đôla doanh thu mỗi năm, tương đương khoảng trên 20% tổng doanh thu ngành ngân hàng toàn cầu. Và tại Châu ÂU, nơi thị trường vốn vẫn kém phát triển hơn so với ở Mỹ, lợi nhuận của phần lớn các tập đoàn ngân hàng lớn trong vài năm tới sẽ phụ thuộc vào thành tích của bộ phận ngân hàng bán lẻ.
Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng khiến giới ngân hàng đột ngột quan tâm tới cái công việc nhận tiền gửi và thực hiện thanh toán buồn tẻ là họ sẽ không còn có thể dựa vào thị trường tiền tệ để tài trợ cho phần lớn các hoạt động của mình vì nếu thị trường đột ngột đóng băng, họ sẽ rất dễ bị tổn thương.
Những ngân hàng dựa vào nguồn vốn ngắn hạn từ doanh nghiệp (wholesale funding) sẽ buộc phải trả lãi cao hơn, có xếp hạng tín dụng thấp hơn và bị cơ quan điều tiết giám sát ngặt nghèo.
Bên cạnh yêu cầu ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu (VCSH), Basel 3 cũng sẽ khuyến khích họ huy động vốn từ những nguồn ổn định hơn so với thị trường tiền tệ. Trong đó, tốt nhất là tiền tửi từ khách hàng cá nhân.
Cơ quan điều tiết thích tiền gửi vì khách gửi tiền bình thường ít khi chuyển tài khoản của mình sang ngân hàng khác. Vì thế ngân hàng nào muốn "hòa", chứ chưa nói đến "phát", sẽ phải tích cực cạnh tranh hơn để tiếp cận được với tiền gửi và tài khoản séc của hàng triệu khách hàng nhỏ lẻ.
"Chi nhánh đây này"
Các thị trường mới nổi có nhiều kinh nghiệm đáng để họ học tập, đây là một trong những khu vực ngành ngân hàng bán lẻ phát triển sôi động nhất trong những năm gần đây. Các ngân hàng trong nhóm nước này đang vượt qua những đối thủ từ các nước giàu về tính hiệu quả, công nghệ và cả sáng tạo.
"Chi nhánh đây này," Om Prakash Bhatt vừa nói vừa rút điện thoại di động ra khỏi túi. Mới tháng 4 năm nay ông vẫn còn là Chủ tịch của Ngân hàng nhà nước Ấn Độ (State Bank of India, SBI), một trong những tổ chức tài chính thuộc sở hữu của nhà nước có quy mô lớn đến nỗi số chi nhánh thuộc ngân hàng này tương đương với 1/6 số chi nhánh ngân hàng trên toàn nước Mỹ.
Một thập kỷ trước, SBI còn là hiện thân đáng xấu hổ cho các ngân hàng nhà nước lớn tại các nước nghèo. Dù cho tôn chỉ có là phục vụ người nghèo nhưng phần lớn khách hàng của SBI là dân thành thị. Khi mà các ngân hàng trên toàn cầu đang cho lắp đặt các máy chủ khổng lồ thì SBI cân đối sổ sách bằng tay. Mất gần một tháng quy trình thanh toán mới hoàn thành, bên cạnh đó là hàng tá giấy tờ được gửi từ chi nhánh này tới chi nhánh nọ.
Giờ SBI đang dạy cho cả thế giới cách sử dụng điện thoại di động, thẻ ATM và internet để hạ chi phí bộ phận ngân hàng bán lẻ. "Những phát minh thực sự tuyệt diệu đang ào tới từ các thị trường mới nổi," Noel Gordon từ công ty tư vấn Accenture, nói. "Họ dùng những người chưa được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng làm một phòng thí nghiệm khổng lồ để tìm ra các phương pháp mới."
Ngân hàng ở các thị trường mới nổi đang hưởng lợi nhờ chậm đầu tư cho công nghệ. Phần lớn họ đều lỡ nhịp trong cái thời sử dụng hệ thống máy chủ, vốn từng khiến nhiều ngân hàng ở các nước giàu khốn khổ vì hệ thống máy tính lỗi thời và kém linh hoạt. Thay vào đó họ bắt đầu tiêu tiền đúng lúc máy tính rẻ hơn và tích hợp vào các hệ thống thông tin như internet và điện thoại di động tốt hơn.
Dù có kinh doanh cái gì thì dùng được hệ thống máy tính mới nhất cũng là một "lợi thế cực lớn", Vernon Hill nói. Ông thành lập Commerce Bancorp năm 1973 với một chi nhánh rồi lãnh đạo nó cho đến khi ngân hàng được bán cho TD Bank của Canada năm 2008, kấy nó có tới 435 chi nhánh. Gần đây ông mới khai trương Metro Bank tại Anh.
Phòng thí nghiệm khổng lồ
Các thị trường mới nổi sáng tạo đến thế cũng là vì có rất nhiều khách hàng đang muốn tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Ở vùng nông thôn Ấn Độ, nông dân chỉ có việc làm trong khoảng 5 tháng mỗi năm, vì thế họ cần phải tiết kiệm. Trước đây, họ sẽ mua các vật dụng trong bếp về rồi sau đó bán lại cho thương lái với giá chiết khấu 10% khi cần tiền mua thức ăn, Janmejaya Sinha từ Boston Consulting Group ở Mumbai nói. Giờ công nghệ đã thay thế cho vật dụng nhà bếp.
Để vươn tới những ngôi làng hẻo lánh, SBI tuyển dụng các đại lý có điện thoại di động gắn kèm đầu đọc thẻ. Khách hàng quẹt thẻ tiết kiệm của mình qua điện thoại rồi đưa cho đại lý số tiền mình muốn gửi. Khi muốn rút tiền, đại lý lại đưa tiền cho khách. Nghe có vẻ hơi lạ nhưng chi nhánh thực sự chính là chiếc di động, và chiếc di động ấy đang mang SBI tới 100.000 ngôi làng không có ngân hàng.
ICICI, ngân hàng lớn thứ hai Ấn Độ, cũng có một hệ thống tương tự. "Giá trị giao dịch và doanh thu ở Ấn Độ thấp hon nhiều, có lẽ chỉ bằng 1/10 so với các ngân hàng phương Tây," CEO của ICICI, ông Chanda Kochhar, nói. "Thế nên chúng tôi chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài dùng tới công nghệ."
Ở Kenya, các công ty điện thoại còn đi trước cả ngân hàng. Khoảng 60% người trưởng thành sử dụng M-PESA, hệ thống cho phép họ chuyển tiền từ điện thoại này sang điện thoại khác. Dù vậy, chưa tới ¼ người Kenya có tài khoản ngân hàng.
Các nước đang phát triển cũng có một cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với chi nhánh ngân hàng. Một trong những ngân hàng phát triển nhanh nhất Malaysia là RHB's Easy, mở cửa 7 ngày/tuần và không bắt khách hàng phải điền vào bất cứ giấy tờ gì. "Nó giống như McDonald's vậy," Sinha nói."Thực đơn chỉ có 5 món và nhưng đồ ăn được dọn ra bàn trong chưa tới 10 phút."
Sáng tạo ào ạt, lợi nhuận bùng nổ. Ngân hàng ở các thị trường mới nổi tăng trưởng 20-25%/năm, có khi còn hơn. Nhiều ngân hàng báo cáo tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) 20-25%, thế nên vốn lấy từ nguồn lợi nhuận giữ lại cũng đủ để họ đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel 3.
Liệu các ngân hàng này có dùng những bài học có được ở quê nhà để mở rộng sang Mỹ và Châu Âu? Chưa phải bây giờ, chủ yếu là vì họ đang phải chạy hết tốc lực để bắt kịp nhịp độ tăng trưởng tại nước mình. "Sao phải đi đâu nếu ở đây tôi cũng đang tăng trưởng 35%/năm?" ông Puri từ ngân hàng HDFC nói.
Minh Tuấn
Theo Economist
Ngân hàng bán lẻ (1): Thời của "sáng tạo mới nổi"
Thắng hay bại là ở trận này
Khi nguồn kiếm lợi nhuận dễ dàng từ mảng ngân hàng đầu tư bị các cơ quan điều tiết động đến, giới ngân hàng nay quay sang tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ. Đây là một mảng cực lớn trong ngành ngân hàng.
Ở Mỹ, các nghiệp vụ ngân hàng thương mại và ngân hàng bán lẻ mang lại 750 tỷ đôla doanh thu mỗi năm, tương đương khoảng trên 20% tổng doanh thu ngành ngân hàng toàn cầu. Và tại Châu ÂU, nơi thị trường vốn vẫn kém phát triển hơn so với ở Mỹ, lợi nhuận của phần lớn các tập đoàn ngân hàng lớn trong vài năm tới sẽ phụ thuộc vào thành tích của bộ phận ngân hàng bán lẻ.
Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng khiến giới ngân hàng đột ngột quan tâm tới cái công việc nhận tiền gửi và thực hiện thanh toán buồn tẻ là họ sẽ không còn có thể dựa vào thị trường tiền tệ để tài trợ cho phần lớn các hoạt động của mình vì nếu thị trường đột ngột đóng băng, họ sẽ rất dễ bị tổn thương.
Những ngân hàng dựa vào nguồn vốn ngắn hạn từ doanh nghiệp (wholesale funding) sẽ buộc phải trả lãi cao hơn, có xếp hạng tín dụng thấp hơn và bị cơ quan điều tiết giám sát ngặt nghèo.
Bên cạnh yêu cầu ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu (VCSH), Basel 3 cũng sẽ khuyến khích họ huy động vốn từ những nguồn ổn định hơn so với thị trường tiền tệ. Trong đó, tốt nhất là tiền tửi từ khách hàng cá nhân.
Cơ quan điều tiết thích tiền gửi vì khách gửi tiền bình thường ít khi chuyển tài khoản của mình sang ngân hàng khác. Vì thế ngân hàng nào muốn "hòa", chứ chưa nói đến "phát", sẽ phải tích cực cạnh tranh hơn để tiếp cận được với tiền gửi và tài khoản séc của hàng triệu khách hàng nhỏ lẻ.
"Chi nhánh đây này"
Các thị trường mới nổi có nhiều kinh nghiệm đáng để họ học tập, đây là một trong những khu vực ngành ngân hàng bán lẻ phát triển sôi động nhất trong những năm gần đây. Các ngân hàng trong nhóm nước này đang vượt qua những đối thủ từ các nước giàu về tính hiệu quả, công nghệ và cả sáng tạo.
"Chi nhánh đây này," Om Prakash Bhatt vừa nói vừa rút điện thoại di động ra khỏi túi. Mới tháng 4 năm nay ông vẫn còn là Chủ tịch của Ngân hàng nhà nước Ấn Độ (State Bank of India, SBI), một trong những tổ chức tài chính thuộc sở hữu của nhà nước có quy mô lớn đến nỗi số chi nhánh thuộc ngân hàng này tương đương với 1/6 số chi nhánh ngân hàng trên toàn nước Mỹ.
Một thập kỷ trước, SBI còn là hiện thân đáng xấu hổ cho các ngân hàng nhà nước lớn tại các nước nghèo. Dù cho tôn chỉ có là phục vụ người nghèo nhưng phần lớn khách hàng của SBI là dân thành thị. Khi mà các ngân hàng trên toàn cầu đang cho lắp đặt các máy chủ khổng lồ thì SBI cân đối sổ sách bằng tay. Mất gần một tháng quy trình thanh toán mới hoàn thành, bên cạnh đó là hàng tá giấy tờ được gửi từ chi nhánh này tới chi nhánh nọ.
Giờ SBI đang dạy cho cả thế giới cách sử dụng điện thoại di động, thẻ ATM và internet để hạ chi phí bộ phận ngân hàng bán lẻ. "Những phát minh thực sự tuyệt diệu đang ào tới từ các thị trường mới nổi," Noel Gordon từ công ty tư vấn Accenture, nói. "Họ dùng những người chưa được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng làm một phòng thí nghiệm khổng lồ để tìm ra các phương pháp mới."
Ngân hàng ở các thị trường mới nổi đang hưởng lợi nhờ chậm đầu tư cho công nghệ. Phần lớn họ đều lỡ nhịp trong cái thời sử dụng hệ thống máy chủ, vốn từng khiến nhiều ngân hàng ở các nước giàu khốn khổ vì hệ thống máy tính lỗi thời và kém linh hoạt. Thay vào đó họ bắt đầu tiêu tiền đúng lúc máy tính rẻ hơn và tích hợp vào các hệ thống thông tin như internet và điện thoại di động tốt hơn.
Dù có kinh doanh cái gì thì dùng được hệ thống máy tính mới nhất cũng là một "lợi thế cực lớn", Vernon Hill nói. Ông thành lập Commerce Bancorp năm 1973 với một chi nhánh rồi lãnh đạo nó cho đến khi ngân hàng được bán cho TD Bank của Canada năm 2008, kấy nó có tới 435 chi nhánh. Gần đây ông mới khai trương Metro Bank tại Anh.
Phòng thí nghiệm khổng lồ
Các thị trường mới nổi sáng tạo đến thế cũng là vì có rất nhiều khách hàng đang muốn tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Ở vùng nông thôn Ấn Độ, nông dân chỉ có việc làm trong khoảng 5 tháng mỗi năm, vì thế họ cần phải tiết kiệm. Trước đây, họ sẽ mua các vật dụng trong bếp về rồi sau đó bán lại cho thương lái với giá chiết khấu 10% khi cần tiền mua thức ăn, Janmejaya Sinha từ Boston Consulting Group ở Mumbai nói. Giờ công nghệ đã thay thế cho vật dụng nhà bếp.
Để vươn tới những ngôi làng hẻo lánh, SBI tuyển dụng các đại lý có điện thoại di động gắn kèm đầu đọc thẻ. Khách hàng quẹt thẻ tiết kiệm của mình qua điện thoại rồi đưa cho đại lý số tiền mình muốn gửi. Khi muốn rút tiền, đại lý lại đưa tiền cho khách. Nghe có vẻ hơi lạ nhưng chi nhánh thực sự chính là chiếc di động, và chiếc di động ấy đang mang SBI tới 100.000 ngôi làng không có ngân hàng.
ICICI, ngân hàng lớn thứ hai Ấn Độ, cũng có một hệ thống tương tự. "Giá trị giao dịch và doanh thu ở Ấn Độ thấp hon nhiều, có lẽ chỉ bằng 1/10 so với các ngân hàng phương Tây," CEO của ICICI, ông Chanda Kochhar, nói. "Thế nên chúng tôi chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài dùng tới công nghệ."
Ở Kenya, các công ty điện thoại còn đi trước cả ngân hàng. Khoảng 60% người trưởng thành sử dụng M-PESA, hệ thống cho phép họ chuyển tiền từ điện thoại này sang điện thoại khác. Dù vậy, chưa tới ¼ người Kenya có tài khoản ngân hàng.
Các nước đang phát triển cũng có một cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với chi nhánh ngân hàng. Một trong những ngân hàng phát triển nhanh nhất Malaysia là RHB's Easy, mở cửa 7 ngày/tuần và không bắt khách hàng phải điền vào bất cứ giấy tờ gì. "Nó giống như McDonald's vậy," Sinha nói."Thực đơn chỉ có 5 món và nhưng đồ ăn được dọn ra bàn trong chưa tới 10 phút."
Sáng tạo ào ạt, lợi nhuận bùng nổ. Ngân hàng ở các thị trường mới nổi tăng trưởng 20-25%/năm, có khi còn hơn. Nhiều ngân hàng báo cáo tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) 20-25%, thế nên vốn lấy từ nguồn lợi nhuận giữ lại cũng đủ để họ đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel 3.
Liệu các ngân hàng này có dùng những bài học có được ở quê nhà để mở rộng sang Mỹ và Châu Âu? Chưa phải bây giờ, chủ yếu là vì họ đang phải chạy hết tốc lực để bắt kịp nhịp độ tăng trưởng tại nước mình. "Sao phải đi đâu nếu ở đây tôi cũng đang tăng trưởng 35%/năm?" ông Puri từ ngân hàng HDFC nói.
Minh Tuấn
Theo Economist
No comments:
Post a Comment