Monday, November 22, 2021

Bác sĩ Đức chê phương pháp hồi phục của cầu thủ Việt

 

 Thứ sáu, 6/3/2020 17:50 (GMT+7)

Sau mỗi trận đấu hay buổi tập, nhiều cầu thủ Việt Nam chườm chân hoặc ngâm mình trong nước đá hàng chục phút để hồi phục. Tuy nhiên, đây là một phương pháp sai lầm.

Zing.vn có cuộc trò chuyện với Pablo Sawicki, người từng làm việc ở Việt Nam với tư cách bác sĩ vật lý trị liệu cho đội tuyển quốc gia và U20 quốc gia. Chuyên gia người Đức từng cực kỳ ngạc nhiên khi chứng kiến cách các cầu thủ phục hồi cơ bắp sau những buổi tập.

"Khi mới đến Việt Nam, tôi không thể tin vào mắt mình khi các nhân viên y tế chườm đá quanh chân cho cầu thủ ngay sau các buổi tập. Họ giữ nguyên túi đá nằm trên chân trong khoảng 15 đến 20 phút, từ sân tập về khách sạn. Tôi chưa từng được chứng kiến cách làm này bao giờ. Tôi từng làm việc tại Bundesliga và các cầu thủ không bao giờ thực hiện phương pháp tương tự.

Sau trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Bahrain vào ngày 3/1, bác sĩ nhanh chóng chườm đá cho hàng loạt cầu thủ. Ảnh: Quang Thịnh.
bac si pablo sa anh 1

Sau trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Bahrain vào ngày 3/1, bác sĩ nhanh chóng chườm đá cho hàng loạt cầu thủ. Ảnh: Quang Thịnh.

Mỗi khi bác sĩ đưa túi đá cho cầu thủ để làm mát cơ, anh ta cần tuân theo nguyên tắc. Theo tôi, phương pháp chườm đá này như truyền thống ở Việt Nam vì các cầu thủ thực hiện ngay từ nhỏ và không hề thắc mắc tại sao.

Nếu cầu thủ dính chấn thương, chườm đá là sự lựa chọn tuyệt vời. Khi đó, túi đá sẽ khiến các mạch máu giảm hiệu suất hoạt động và giảm các nguy cơ chảy máu bên trong. Càng nhiều máu chảy bên trong, cơ bắp càng lâu phục hồi. Chườm đá là phương pháp sơ cứu hữu hiệu khi cầu thủ chấn thương.

Tuy nhiên, các cầu thủ Việt Nam cũng thường xuyên chườm đá sau các buổi tập dù họ không chấn thương. Họ chạy bứt tốc, vận động với cường độ cao nên cơ thể sẽ sản sinh ra acid lactic, có hại cho việc phục hồi cơ bắp. Sau tập luyện, cầu thủ cần phải loại bỏ lượng acid lactic này trong máu. Nhưng khi họ chườm đá lên chân, các mạch máu sẽ căng cứng và máu sẽ khó lưu thông. Vì vậy, acid lactic không bị đào thảo sớm.

Ngược lại, nếu bạn đặt lên chân một túi nước ấm, quá trình đào thải acid lactic sẽ diễn ra nhanh hơn do mạch máu được mở rộng. Còn chườm đá là phản tác dụng. Nếu bạn thắc mắc vì sao cầu thủ Việt Nam có sức chịu đựng kém thì đây có lẽ là một trong những nguyên nhân hàng đầu.

Văn Lâm và Văn Hậu sử dụng máy dẫn lưu bạch huyết sau các trận đấu, buổi tập, để hồi phục cơ bắp. Ảnh: FBNV.
Văn Lâm và Văn Hậu sử dụng máy dẫn lưu bạch huyết sau các trận đấu, buổi tập, để hồi phục cơ bắp. Ảnh: FBNV.

Sau buổi tập, tốt nhất là các cầu thủ nên tắm hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm. Ở các nước trên thế giới, người ta thường dùng liệu pháp dẫn lưu bạch huyết. Nó rất hiệu quả nhưng Việt Nam chưa áp dụng. Đây là phương pháp giúp tăng tốc độ của bạch huyết, từ đó loại bỏ các chất gây hại một cách nhanh chóng.

Cả Đặng Văn Lâm và Đoàn Văn Hậu đều sử dụng máy dẫn lưu bạch huyết sau các buổi tập hoặc trận đấu. Nó hỗ trợ hệ thống bạch huyết làm việc hiệu quả và tăng tốc độ tái sinh cơ bắp", ông Pablo chia sẻ.

Cuối cùng, ông Pablo nhấn mạnh rằng các bác sĩ, cầu thủ ở Việt Nam nên xem xét lại những phương pháp truyền thống từng áp dụng. Phương pháp được áp dụng từ lâu có thể là phương pháp sai. Đôi khi, người hâm mộ tự hỏi rằng tại sao bóng đá Việt Nam kém phát triển. Có rất nhiều vấn đề còn giải quyết nhưng chắc chắn các phương pháp hồi phục sai khiến nền tảng thể lực, sức chịu đựng của các cầu thủ kém đi.

CHƯỜM ĐÁ SAU TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU

Theo: Sport5.vn

Sau các buổi tập và những trận thi đấu, hình ảnh các cầu thủ chườm đá lạnh hay ngâm mình trong những chậu nước đá không còn xa lạ với NHM. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về công dụng thực sự của phương pháp hồi phục này.

Tác động của việc chườm đá đến cơ thể

Khi kết thúc một buổi tập hay trận đấu, các cầu thủ sẽ thả lỏng, đồng nghĩa với việc đưa cơ thể về chế độ "nghỉ". Lúc này, các dòng máu sẽ hỗ trợ việc đưa oxy đến các mạch máu và loại bỏ những chất thải trong quá trình vận động (phổ biến nhất là acid lactic). Quá nhiều Acid Lactic trong cơ thể có thể dẫn đến việc vận động viên cảm thấy nặng nề, tay chân như đeo chì...

Về lý thuyết, khi ngâm mình trong đá lạnh hoặc chườm đá tại một vị trí trên cơ thể, các mạch máu co lại và rút máu khỏi chân khiến bạn cảm thấy tê cóng. Khi bước ra khỏi bồn tắm hay gỡ túi chườm,những dòng máu mới sẽ lập tức tràn ngập đến các vị trí được làm lạnh trước đó, đóng vai trò như một dòng nước xối mạnh, đẩy Acid Lactic ra khỏi cơ thể, đồng thời đem theo nguồn Oxy mới rất lớn.

Tại sao các cầu thủ U23 Việt Nam lại chườm đá sau khi tập luyện và thi đấu? - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Thuỷ (áo đen) áp dụng phương pháp ngâm nước đá cho các cầu thủ từ khá lâu.

Ngoài ra, việc chườm đá cũng giúp cầm máu tại các vị trí bị viêm, hạn chế sưng tấy ở vùng bị tổn thương. Nếu muốn đẩy nhanh quá trình hồi phục thể lực, các cầu thủ có thể ngâm toàn bộ cơ thể trong nước đá. Đây là phương pháp được khá nhiều đội bóng tại Việt Nam sử dụng.

Sự thay đổi của phương pháp chườm đá lạnh theo thời gian

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy, người có quãng thời gian rất dài gắn bó với thể thao Việt Nam, việc sử dụng đá lạnh để hồi phục cho các vận động viên đã thay đổi trong những năm gần đây.

Trước đây, 90% các vận động viên thường chườm trực tiếp các túi đá lạnh khoảng 1-2 độ vào các vị trí bị đau. Tuy nhiên, việc dùng đá quá lạnh như vậy sẽ khiến những vị trí đó có thể bị tê cứng hoàn toàn, điều này rất không tốt cho sức khỏe và có thể làm giảm đi sự linh hoạt của vận động viên trong một khoảng thời gian ngắn. Đó là sai lầm đã tồn tại từ trước tới nay và cần được thay đổi.   Tại sao các cầu thủ U23 Việt Nam lại chườm đá sau khi tập luyện và thi đấu? - Ảnh 1.

.

Tại sao các cầu thủ U23 Việt Nam lại chườm đá sau khi tập luyện và thi đấu? - Ảnh 2.

Hiện tại, thay vì sử dụng các túi đá lạnh 1-2 độ, các bác sĩ chuyển sang dùng những túi nước lạnh từ 6-12 độ. Ảnh: Tiến Tuấn.

img_4862img_4865

Xuân Trường và trung vệ Bùi Tiến Dũng sau buổi tập sáng 26/7 cũng đã chườm đá ở các điểm đầu gối và mu bàn chân. Để khắc phục vấn đề này mà vẫn đảm bảo độ khép của các mạch máu, bác sĩ Trọng Thủy chia sẻ ông đã nghiên cứu và hiện tại chuyển sang dùng những túi nước lạnh chỉ khoảng 6 - 12 độ. Đây được cho là sự thay đổi cần thiết để tránh những rủi ro xảy ra với các vận động viên: "Theo nguyên lý thì sử dụng nước đá để hỗ trợ phục hồi chấn thương là chính xác. Nhưng dùng đá quá lạnh sẽ khiến máu không tới được các vị trí bị tổn thương, khiến chấn thương chậm lành, hơn nữa còn tăng khả năng bị canxi hóa, thoái hóa nhanh hơn nếu dùng trong thời gian dài. Tôi đã nghiên cứu rất nhiều và đang cố gắng để thay đổi thói quen này cho mọi người".                                                                                                                                           -------------                                                                        TUY NHIÊN, BÁC SỸ Pablo Sawicki- người từng làm việc ở Việt Nam với tư cách bác sĩ vật lý trị liệu cho đội tuyển quốc gia và U20 quốc gia lại nghĩ khác. 

Bác sĩ Đức chê phương pháp hồi phục của cầu thủ Việt