Wednesday, October 26, 2016

PHÂN TÍCH XU HƯỚNG

Phân tích xu hướng là quá trình so sánh các dữ liệu kinh doanh theo thời gian để xác định kết quả đạt được hoặc các xu hướng. Sau đó, bạn có thể phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp với những xu hướng đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh của bạn.
 Phân tích xu hướng giúp bạn hiểu rõ việc kinh doanh của mình đang được thực hiện như thế nào và dự đoán xem các hoạt động kinh doanh đó sẽ dẫn bạn tới đâu.. Việc làm này nếu được thực hiện tốt sẽ giúp bạn có định hướng để điều chỉnh việc kinh doanh của mình đi đúng hướng
Bạn có thể sử dụng viêc phân tích xu hướng để cải thiện công việc kinh doanh của bạn bằng cách:
•        Xác định các lĩnh vực kinh doanh đang hoạt động tốt, từ đó bạn có thể tiếp nối thành công
•        Xác định các lĩnh vực kinh doanh hoạt động kém hiệu quả
•        Cung cấp bằng chứng phục vụ cho việc ra quyết định của bạn.
Hướng dẫn này sẽ giúp bạn hiểu cách sử dụng dữ liệu thứ cấp để phân tích xu hướng và cải thiện công việc kinh doanh của bạn.
Lựa chọn xu hướng và kết quả để phân tích
Yếu tố góp phần vào thành công chung của bạn - thường được gọi là chỉ số hoạt động chính (Key Performance Indicators - KPIs) – là điểm khởi đầu tốt cho các phân tích xu hướng thông dụng.
Rà soát các chỉ số hoạt động chính (KPIs)
Khi lựa chọn các KPIs để theo dõi và xem xét phục vụ phân tích xu hướng, bạn hãy tìm các yếu tố tác động đến doanh số bán hàng, chi phí và dòng tiền.
Ví dụ, khi xem xét doanh số bán hàng, bạn hãy theo dõi các số liệu cho thấy những gì đang xảy ra trong việc kinh doanh của bạn, chẳng hạn như:
•        Các nhóm sản phẩm đang bán chạy
•        Các sản phẩm ưu tiên với lợi nhuận tốt nhất và các điều khoản thanh toán tốt nhất đang được bán như thế nào
•        Hiệu suất bán hàng của từng nhân viên
•        Tỷ lệ chuyển đổi (tức là tỷ số dẫn đến doanh số bán hàng) đang thay đổi như thế nào.
Đánh giá xu hướng tài chính
Các xu hướng tài chính có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và vì thế cần được đo lường:
•        Việc bán hàng
•        Chi phí của hàng hóa
•        Chi phí điều hành
•        Dòng tiền
•        Lợi nhuận ròng.
Phân tích các xu hướng khác
Các yếu tố khác tác động đến hiệu quả kinh doanh tổng thể bao gồm:
•        Tốc độ lưu thông hàng hóa
•        Điều khoản thanh toán và nợ hoặc thời gian trả nợ.
•        Giờ giao dịch
•        Khu vực trưng bày hoặc diện tích sàn
•        Số nhân viên
•        Chi phí quản lý lãng phí.
Phát triển một hệ thống phân tích xu hướng
Bằng cách theo dõi hiệu quả việc kinh doanh trong một khoảng thời gian dài, bạn có thể thiết lập thông tin hữu ích về các xu hướng. Sau đó, bạn có thể sử dụng dữ liệu này để tinh chỉnh các quyết định và chiến lược kinh doanh của mình.
Các giai đoạn trong phân tích xu hướng
Thiết lập hệ thống phân tích xu hướng một cách hiệu quả:
•        Chuẩn bị để phân tích - xác định những dữ liệu về hoạt động và kết quả mà bạn sẽ kiểm tra và so sánh
•        Áp dụng ngưỡng - xác định những ngưỡng mà ở đó sự thay đổi là đáng chú ý. Ví dụ, việc tăng hoặc giảm 10% doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian cần được điều tra để tìm ra nguyên nhân. Hãy là người ra quyết định bởi bạn là người hiểu rõ nhất việc kinh doanh của mình.
•        Tiến hành phân tích nguyên nhân - xác định nguyên nhân của những sự thay đổi, từ đó bạn có thể sử dụng thông tin này để lập kế hoạch và ra quyết định trong tương lai.
Sử dụng hệ thống quản lý thông tin
Nhằm đảm bảo việc phân tích của bạn có ý nghĩa, hãy thiết lập hệ thống và quy trình lưu trữ để ghi lại các thông tin một cách chính xác. Trao đổi các quy trình mà cả bạn và nhân viên của bạn đều hiểu.
Hãy đảm bảo các dữ liệu kinh doanh được thu thập, lưu trữ, báo cáo và đánh giá một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách:
•        Lưu trữ các thông tin chính xác về kinh doanh - bao gồm thông tin tài chính, số giờ làm của nhân viên, hàng hóa (vào hoặc ra) và các chiến dịch tiếp thị
•        Phân tích xu hướng tại những thời điểm quyết định quan trọng - ví dụ, các vấn đề về lợi tức dòng tiền tiềm năng, nhân sự, những thời điểm đạt doanh số bán hàng cao nhất và sự thành công của các chiến dịch tiếp thị
•        Thu thập thông tin một cách định kỳ - theo tần suất được xác định cho từng loại dữ liệu cần thu thập
•        Duy trì tính nhất quán dữ liệu - bằng cách thống nhất những số liệu nào được và không được thu thập. Ví dụ, doanh số bán hàng của đợt hàng mới mà không tính đến doanh số của đợt hàng cũ trong thời gian tiếp thị.
•        Lưu trữ thông tin dưới dạng có thể sử dụng được - ví dụ, bằng cách sử dụng bảng tính hoặc phần mềm kế toán
•        Khuyến khích sự tham gia của cả nhóm - bằng cách trao đổi những gì bạn đang làm với những người thu thập và lưu trữ dữ liệu.
Điểm chuẩn kinh doanh của bạn
Điểm chuẩn là một cách để đo lường hiệu quả của bạn so với các doanh nghiệp có quy mô tương tự trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Bạn có thể chấm điểm hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh doanh quan trọng đối với thành công của bạn.
Hạn chế của phân tích xu hướng
Bạn cũng nên lưu ý những trường hợp ứng dụng phân tích xu hướng không hiệu quả. Ví dụ như:
•        Khi tình hình thay đổi nhanh chóng thì các dữ liệu thứ cấp có thể không sử dụng được
•        Việc so sánh dữ liệu hàng năm có thể không phải lúc nào cũng mô tả chính xác cho việc kinh doanh của bạn bởi có những  yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả
•        Các dữ liệu thu thập được trong một khoảng thời gian dài không cho phép hiệu chỉnh theo mức lạm phát.
Phân tích xu hướng để cải thiện kinh doanh
Việc dành thời gian phân tích các kết quả kinh doanh của bạn là có giá trị bởi nó giúp bạn cải thiện việc kinh doanh của mình.
Phân tích xu hướng chính xác sẽ giúp phát hiện các xu hướng trong hoạt động kinh doanh của bạn – những điều không thể nhận thấy một cách hiển nhiên nếu chỉ căn cứ vào các chỉ số kinh doanh theo từng ngày.
Bạn có thể phân tích xu hướng hoạt động kinh doanh của bạn thông qua việc:
•        Thực hiện các tính toán tài chính
•        Nhìn nhận các tỷ số
•        Tạo ra các bảng thông tin
•        Vẽ biểu đồ các kết quả theo thời gian.
Tiến hành phân tích xu hướng Phân tích một xu hướng thường không có giá trị , nhưng khi thông tin về xu hướng được kết hợp với những quan sát và thông tin khác về kinh doanh có thể trở thành một công cụ mạnh cho việc ra quyết định về kinh doanh.
Dưới đây là một ví dụ về việc thay đổi nhân sự:
Thay đổi nhân sự trong năm 2011
•        Quý I 10%
•        Quý II 14%
•        Quý III 16%
•        Quý IV 8%
Thông tin trên cho thấy việc thay đổi nhân sự gần đây đã giảm - thường là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, thông tin trên không cho bạn biết được ảnh hưởng của nó tới kinh doanh như thế nào. Để tìm ra câu trả lời, bạn cần phải phân tích các yếu tố khác.
Biểu đồ dưới đây chỉ ra những điều hữu ích hơn so với thông tin đơn lẻ ở phía trên.
Thay đổi nhân sự từ năm 2009- 2011


Nếu để tách bạch thông tin như ban đầu, ta sẽ nhận thấy chiều hướng có vẻ tích cực. Tuy nhiên khi so sánh qua các năm như trong đồ thị thì sự thay đổi mỗi quý là lớn hơn đáng kể so với cùng kì các năm trước.
Sự thay đổi nhân sự đang có xu hướng đi lên. Điều này cung cấp cho bạn một cảnh báo rằng thay đổi nhân sự đang trở thành một vấn đề và bạn có thể cần phải điều chỉnh.



<- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

No comments:

Post a Comment