Showing posts with label TIỀN SỐ. Show all posts
Showing posts with label TIỀN SỐ. Show all posts

Sunday, May 23, 2021

Tạo ra 1 đồng tiền số trong ... chưa đến 10 phút

Sở dĩ quá trình nhanh và dễ dàng đến vậy là nhờ các phần mềm và những bản mẫu có sẵn.

Nếu như thế giới tiền số vốn đã rất nổi tiếng với những cú biến động điên cuồng, thời gian gần đây có 1 thế giới khác nổi lên với mức độ điên rồ lớn hơn gấp nhiều lần: memecoin – những đồng tiền số bắt nguồn chỉ là 1 trò đùa do người dùng internet tạo ra và sau đó bơm thổi để tạo ra đà tăng trưởng cao đến mức vô lý. Trong thế giới memecoin chứa đầy sự hoang dã và mờ ám, một số người đang bắt đầu tạo ra những đồng tiền số của riêng họ để đáp ứng nhu cầu không giới hạn của số đông chỉ muốn tìm thứ gì đó để đầu cơ.

Đầu tuần này, 1 nhân vật có biệt danh là Tulpamancer Chaser đã tạo ra đồng tiền số mang tên Stalwart Network và niêm yết nó trên PancakeSwap (1 nền tảng giao dịch tiền số vận hành dựa trên smart chain của Binance). Tất cả các công đoạn được thực hiện và hoàn tất chỉ trong vòng 45 phút.

Con số 45 phút đã gây sửng sốt nhưng đã xuất hiện trường hợp còn "xuất sắc" hơn thế. Hai người có biệt danh AutomataEmily và Deli Gong (hiện đều đang ở Singapore) đã liên lạc với phóng viên Bloomberg qua Zoom và cho ông thấy toàn bộ quá trình tạo ra đồng tiền số có tên WART. WART được tạo ra và niêm yết trên sàn PancakeSwap trong chưa đầy 10 phút.

Sở dĩ quá trình nhanh và dễ dàng đến vậy là nhờ các phần mềm và những bản mẫu có sẵn. Ví dụ, chỉ cần nhập vào tên đồng tiền và khối lượng. 

Tạo ra 1 đồng tiền số trong ... chưa đến 10 phút - Ảnh 1.

Để vài phút sau Emily và Deli sẽ tạo ra các hợp đồng thông minh (smart contract) với một số lượng đồng BNB nhất định vì PancakeSwap vận hành trên Binance Smart Chain.

Tạo ra 1 đồng tiền số trong ... chưa đến 10 phút - Ảnh 2.

Còn một vài bước nữa, tuy nhiên toàn bộ quá trình từ bước chọn một vài thông số (tên đồng tiền, khối lượng lưu hành, "nuôi lớn" để tạo thanh khoản trên PancakeSwap và khiến đồng tiền có thể giao dịch được ít nhất là về lý thuyết) đến khi hoàn tất chỉ mất vài phút mà thôi. Và nếu có 1 mạng lưới các nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, bạn sẽ muốn sử dụng tên tuổi của họ để thổi giá đồng tiền mới tạo ra.

Emily và Deli cũng đang nghiên cứu phát triển nhiều dự án cơ sở hạ tầng trên hệ sinh thái Ethereum. Một trong những dự án của họ là Automota Network, dự án hướng đến mục tiêu tăng tính bảo mật của các giao dịch tiền số.


      Sunday, April 25, 2021

      Nguyên nhân đằng sau cơn bán tháo gây chấn động của Bitcoin

      Nguyên nhân đằng sau cơn bán tháo gây chấn động của Bitcoin

      Theo các nhà phân tích, đà giảm sâu của Bitcoin được châm ngòi bởi những khoản đặt cược với đòn bẩy cao và những đợt bán tháo mà các sàn giao dịch phái sinh tự kích hoạt.

      Sự bùng nổ của Bitcoin gần như đã mất đà, ít nhất là ở thời điểm này. Đồng tiền số lớn nhất thế giới tiếp tục giảm sâu ở phiên ngày hôm qua, rời khỏi mốc 50.000 USD và mất hơn 20% so với mức cao kỷ lục là 64.829 USD vào ngày 14/4.

      Thời điểm Bitcoin chạm đỉnh diễn ra cùng lúc với Coinbase niêm yết trên sàn Nasdaq. Cả 2 sự kiện này đã đánh dấu thời kỳ đỉnh cao của một đợt tăng giá khuấy động cả thị trường tiền số. Giá của Bitcoin đã tăng hơn gấp 3 lần vào năm 2020 và tăng gấp đôi vào đầu năm 2021 trước khi lao dốc.

      Đợt tăng giá bắt đầu hụt hơi vào cuối tuần trước, khi Bitcoin đột ngột giảm 17% xuống còn 52.149 USD, khi một nửa mức giảm diễn ra chỉ trong khoảng 20 phút. Dù đã hồi phục phần nào, nhưng diễn biến tiêu cực vẫn ổn định, kết thúc phiên thứ Sáu ở mức 50.620 USD.

      Nguyên nhân đằng sau cơn bán tháo gây chấn động của Bitcoin - Ảnh 1.

      Giá Bitcoin kể từ khi lao dốc vào Chủ nhật tuần trước.

      Theo Michael Oliver – chuyên gia của công ty nghiên cứu Momentum Structural Analysis, động lực của Bitcoin gần đây đã có dấu hiệu giảm sút. Kể từ khi Bitcoin lần đầu vượt qua mốc 60.000 USD vào tháng 3, tốc độ tăng đã chậm lại và chỉ được giao dịch trong phạm vi tương đối hẹp. Ông cho biết, đây là một dấu hiệu cho thấy rằng đà tăng có thể chững lại, như những gì đã diễn hồi cuối tuần trước.

      Tình trạng liên tục giảm sâu đã nhấn mạnh sự mong manh của sức tăng gần đây đối với đồng tiền số lớn nhất thế giới. Hiện tại, vẫn chưa rõ yếu tố nào đứng sau, châm ngòi cho đợt bán tháo này. Theo CoinMarketCap, 220 tỷ USD vốn hóa tiền số đã bị xóa sạch chỉ trong 1 giờ.

      Một số trader cho rằng nguyên nhân là tin đồn trên Twitter về việc Bộ Tài chính Mỹ chuẩn bị có động thái mạnh tay với một số tổ chức tài chính bị cáo buộc sử dụng tiền điện tử để rửa tiền. Tuy nhiên, người phát ngôn của cơ quan này từ chối bình luận.

      Dù yếu tố đã khơi mào cho đợt bán tháo là gì, các trader đều đồng tình rằng Bitcoin đã tăng tốc nhờ sự bùng nổ của một lượng lớn các giao dịch sử dụng đòn bẩy trên các sàn giao dịch phái sinh tiền số ở nước ngoài. Những sàn này vốn được quản lý thiếu nghiêm ngặt.

      Nguyên nhân đằng sau cơn bán tháo gây chấn động của Bitcoin - Ảnh 2.

      Theo nhà cung cấp dữ liệu Bybt, tổng cộng, nhà đầu tư đã bán tháo 10,1 tỷ USD giá trị tiền số trên các sàn giao dịch. Hơn 90% số vị thế bị bán tháo ngày hôm đó đến từ khoản đặt cược tăng giá vào Bitcoin hoặc các đồng tiền số khác. Thậm chí, gần 5 tỷ USD vị thế bị thanh lý đã diễn ra chỉ trên một sàn là Binance.

      Khi giá Bitcoin giảm, nhiều khoản đặt cược trong đó đã tự động bị bán ra. Điều này càng tạo thêm áp lực giảm giá và dẫn đến "vòng luẩn quẩn" cho đợt bán tháo tiếp theo. Do đó, một số nhà đầu tư đã mất rất nhiều tiền mà không nhận ra "lời cảnh báo".

      Jasim – một kỹ sư ở Kuwait, chia sẻ, anh bị đánh thức bởi tiếng chuông điện thoại vào lúc 5 giờ sáng hôm Chủ nhật. Anh lo lắng khi nhìn thấy một số trader đã bán tháo vị thế trên Binance. Sau đó, Jasim nhanh chóng đóng vị thế và chịu khoản lỗ không hề nhỏ là 9.000 USD.

      Đây không phải là lần đầu tiên Jasim rơi vào tình thế như vậy. Anh đã bán vị thế một vài lần kể từ khi gia nhập thị trường tiền số vào năm 2017. Jasim cho hay: "Vấn đề là sự tham lam." Dù chịu lỗ nhưng anh vẫn tiếp tục giao dịch, dự định sẽ cẩn thận hơn trong việc quản lý rủi ro.

      Các sàn giao dịch như Binance cho phép nhà đầu tư nhỏ lẻ gửi trước một số tiền tương đối nhỏ để đặt cược cho khoản lớn hơn. Ví dụ, giả sử một số trader mua hợp đồng tương lai sẽ nhận được lợi nhuận nếu giá Bitcoin tăng so với đồng USD.

      Nếu Bitcoin tăng, lợi nhuận của trader có thể lớn hơn nhiều so với việc họ mua Bitcoin. Tuy nhiên, nếu Bitcoin giảm, trader có thể phải gánh khoản lỗ lớn và phải nhanh chóng nạp thêm tiền vào tài khoản. Nếu không, sàn giao dịch sẽ tự động bán ra khoản nắm giữ của trader.

      Nguyên nhân đằng sau cơn bán tháo gây chấn động của Bitcoin - Ảnh 3.

      Tổng giá trị các vị thế bán/mua trên các sàn giao dịch phái sinh tiền số từ đầu tháng 4.

      Một nguyên nhân khác của tình trạng hỗn loạn hồi tuần trước là một số sàn – bao gồm cả Binance, cho biết nền tảng giao dịch gặp trục trặc do khối lượng giao dịch lớn. Các trader cho biết, họ không thể truy cập các sàn này và khiến tình trạng biến động trở nên trầm trọng hơn.

      Trong khi đó, các sàn giao dịch phái sinh tiền số ở nước ngoài cung cấp cho nhà đầu tư nhỏ lẻ mức độ đòn bẩy cao. Ví dụ, tại Binance, nhà đầu tư có thể nhận được mức đòn bẩy từ 1 đến 125x đối với một số hợp đồng tương lai, có nghĩa là nhà đầu tư có thể chỉ nạp 80 cent để nắm giữ một khoản tương đương 100 USD Bitcoin. Còn trên sàn CME ở Mỹ, nhà đầu tư cần khoản tiền gửi ít nhất 38 USD và có thể được công ty môi giới yêu cầu ở mức cao hơn.

      Tuy nhiên, các trader cho biết tốc độ bán tháo vào tuần trước diễn ra quá nhanh, từ đó càng nhấn mạnh vai trò của những khoản đặt cược sử dụng đòn bẩy lớn. Nhiều trong số đó là của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

      Ngoài ra, một số dấu hiệu khác cũng cho thấy động lực thúc đẩy của Bitcoin đang giảm dần. Đó là nhu cầu của nhà đầu tư tổ chức dần yếu đi và diễn biến không có gì nổi trội của Coinbase kể từ khi IPO vào tuần trước.

      Theo sàn tiền số OKEx, lượng giao dịch Bitcoin lớn – thường được thực hiện bởi các nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp, đã giảm nhẹ trong quý I so với quý IV/2020. Hơn nữa, công ty nghiên cứu CryptoCompare cho biết, tài sản do các nhà quản lý tài sản trong ngành đã giảm 4,5% còn 56 tỷ USD vào tháng 4 so với tháng 3. 

      Tham khảo Wall Street Journal

      Tác động của các gói hỗ trợ của Mỹ và hàm ý chính sách đối với Việt Nam



      Tác động của các gói hỗ trợ của Mỹ và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

      TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV cho rằng, với gói hỗ trợ 1.900 tỷ USD của Mỹ đang triển khai, dự báo xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng thêm khoảng 2,6 tỷ USD so với không có gói hỗ trợ.

      TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa có báo cáo Đánh giá tác động của các gói hỗ trợ của Mỹ và hàm ý chính sách đối với Việt Nam. Chúng tôi xin đăng tải báo cáo để độc giả cùng theo dõi.

      Chính sách tài khóa và tiền tệ của Mỹ năm 2020-2021

      Năm 2020, đại dịch Covid-19 xuất hiện, bùng phát trên phạm vi toàn cầu, đã đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ sau Đại khủng hoảng 1929-1933, với mức suy giảm 3,3%. Vì vậy, Chính phủ các nước đã phải đưa ra các gói hỗ trợ trị giá hàng trăm, hàng nghìn tỷ USD nhằm phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo IMF (1/2021), trong năm 2020, các gói hỗ trợ mà các nước đã công bố có quy mô khoảng 13.876 tỷ USD, tương đương 13,5% GDP toàn cầu năm 2020, trong đó 7.834 tỷ USD (7,4% GDP, chiếm 56,4% tổng các gói hỗ trợ) là các biện pháp tài khóa, còn lại 6.041 tỷ USD (6,1% GDP, chiếm 43,6%) là các biện pháp tiền tệ. Theo IMF (4/2021), tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo ở mức 6% năm 2021 và 4,4% năm 2022. Thương mại toàn cầu được dự báo phục hồi mạnh, tăng khoảng 8% năm 2021 và 4% năm 2022. Về lạm phát, WB và IMF (4/2021) dự báo CPI bình quân toàn cầu sẽ tăng lên mức 2,5% năm 2021, sau đó tăng khoảng 2,4% năm 2022.

      Trong năm 2020, Mỹ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 với gần 20 triệu người nhiễm và gần 350 nghìn ca tử vong (đến hết ngày 21/4/2021, Mỹ có 32,6 triệu người nhiễm và 583 nghìn người tử vong). Các hoạt động sản xuất, đầu tư, thương mại bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và thu nhập của người dân giảm mạnh; buộc Chính phủ Mỹ và Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ siêu nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế. Đối với chính sách tài khóa, theo IMF (1/2021), Mỹ đã ban hành các gói hỗ trợ tổng giá trị 3.503 tỷ USD, chiếm 16,7% GDP năm 2019 của Mỹ, trong đó chủ yếu là các biện pháp tăng cường chi tiêu (cho lĩnh vực phi y tế là 3.000 tỷ USD, chiếm 85,5%). Đối với chính sách tiền tệ, Fed duy trì lãi suất ở mức thấp 0-0,25%, hỗ trợ thanh khoản (mua trái phiếu, bảo lãnhvay vốn) với quy mô 510 tỷ USD, tương đương 2,4% GDP.

      Nhờ đó, kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu phục hồi và chỉ giảm 3,5% (tốt hơn so với dự báo trước đó là giảm 4,3%) năm 2020, trong đó kinh tế Mỹ hồi phục mạnh trong hai quý cuối năm với mức tăng trưởng GDP lần lượt là 33,4% và 4,3% (so với quý trước đó); tỷ lệ thất nghiệp ở mức 6,7% cuối năm 2020 (đã có 12,8 triệu việc làm được hồi phục trong số 22 triệu việc làm bị mất do đại dịch); lạm phát lõi ước tính ở mức 1,6%, cao hơn so với dự báo 1,5%. Với những tín hiệu tích cực như trên, Fed (3/2021) dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 6,5% năm 2021 (thay cho mức 4,2% dự báo trước đó) và tăng 3,3% năm 2022. Đây là mức tương tự với dự báo của IMF (4/2021), theo đó kinh tế Mỹ tăng trưởng 6,4% năm 2021 và 3,5% năm 2022, trong khi lạm phát ở mức 2,3% năm 2021 và 2,4% năm 2022. 

      Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ và các gói hỗ trợ của Mỹ 

      Tác động đối với kinh tế Mỹ

      Ngoài các gói hỗ trợ dưới thời Tổng thống Trump nêu trên, chính quyền Tổng thống Biden đã đề xuất 3 gói hỗ trợ lớn, trong đó 1 gói (1.900 tỷ USD) đã được thông qua, còn 2 gói lớn khác đang xem xét. Cụ thể:

      - Gói hỗ trợ 1.900 tỷ USD (mang tên Kế hoạch giải cứu nước Mỹ - American Rescue Plan - ARP) - đã được phê duyệt: bao gồm 5 khoản mục chính: (i) gần 800 tỷ USD trợ cấp trực tiếp tới các hộ gia đình, với 1.400 USD bổ sung cho khoản trợ cấp 600 USD trước đó và khoản 400 USD trợ cấp thất nghiệp bổ sung; (ii) 415 tỷ USD cho việc kiểm soát dịch bệnh, sản xuất và tiêm vaccine; (iii) 150 tỷ USD hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ; (iv) 176 tỷ USD hỗ trợ giáo dục để mở lại các cơ sở trường học cộng đồng; (v) 360 tỷ USD tài trợ Chính quyền các tiểu bang. Theo Viện Brookings (1/2021), gói ARP có thể giúp GDP của Mỹ tăng thêm 4 điểm phần % năm 2021 và thêm 2 điểm % năm 2022. Trong khi đó, theo CNBC (3/2021), cứ 1.000 tỷ USD chi tiêu thêm sẽ giúp GDP của Mỹ tăng thêm 2 điểm % trong 2 năm tiếp theo và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và gia tăng lạm phát sát mức mục tiêu 2% đề ra. Với tỷ trọng tập trung vào hỗ trợ tài chính cho các cá nhân và hộ gia đình chiếm 41,2% tổng giá trị, dự báo lĩnh vực tiêu dùng của Mỹ sẽ phục hồi mạnh năm 2021. Tuy vậy, theo Fitch ratings (3/2021), ARP sẽ khiến thâm hụt ngân sách năm 2021 của Mỹ chạm mức 15% GDP, trong khi nợ Chính phủ sẽ chạm mức 109% GDP năm 2021.

      Tác động của các gói hỗ trợ của Mỹ và hàm ý chính sách đối với Việt Nam - Ảnh 1.

      - Kế hoạch đầu tư 2.300 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng và việc làm (Kế hoạch việc làm Mỹ - American Jobs Plan - AJP) - đang nghiên cứu: gồm 5 phần chính(i) 621 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng giao thông; (ii) Hỗ trợ trực tiếp 400 tỷ USD cho chăm sóc người già và khuyết tật; (iii) 311 tỷ USD cải thiện cơ sở hạ tầng về nước uống, mở rộng Internet băng thông rộng và nâng cấp lưới điện; (iv) 328 tỷ USD xây nhà ở xã hội và trường học; (v) 590 tỷ USD cho sản xuất - nghiên cứu và phát triển (R & D) - đào tạo việc làm. Kế hoạch trên dự kiến được giải ngân trong 10 năm (2022-2031). Theo Moody's (4/2021), nếu Kế hoạch việc làm Mỹ (AJP) được triển khai thì cùng với tác động của Chương trình ARP, kinh tế Mỹ có thể đạt được mức tăng trưởng 7,2% năm 2021 (so với mức tăng 4,1% nếu không có các gói hỗ trợ) và mức 3,9% trong năm 2022 (so với mức tăng 5% nếu ko có các biện pháp hỗ trợ, chủ yếu do so sánh với mức nền thấp hơn). Các gói hỗ trợ này dự kiến giúp tạo ra 4,1 triệu việc làm, giúp tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống còn 5,6% cuối năm 2021 và xuống còn 4,4% năm 2022.

      Tác động của các gói hỗ trợ của Mỹ và hàm ý chính sách đối với Việt Nam - Ảnh 2.

      - Kế hoạch hỗ trợ các gia đình Mỹ (American families plan - AFP) – đang đề xuất: kế hoạch này ước tính trị giá 400 tỷ USD trong vòng 8 năm để đầu tư vào các dịch vụ y tế và xã hội, hỗ trợ các cá nhân và các hộ gia đình có người tàn tật, người phụ thuộc. Hiện tại, kế hoạch trên chưa được Tổng thống Biden công bố nội dung cụ thể. 

      Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại để đối phó với dịch Covid-19, nước Mỹ đã có 3 gói hỗ trợ lớn (trong đó có 2 gói hỗ trợ dưới thời Tổng thống Trump) với tổng giá trị khoảng 5.400 tỷ USD, tương đương khoảng 25,5% GDP năm 2020. Nếu 2 đề xuất còn lại (AJP và AFP) được Quốc hội Mỹ thông qua, tổng giá trị các gói hỗ trợ và đầu tư của Mỹ sẽ lên tới 8.100 tỷ USD trong giai đoạn 2020-2029, tương đương 38,3% GDP năm 2020

      Để bù lại và có tiền cho các gói hỗ trợ, Chính phủ Mỹ đã quyết định tăng thu bằng biện pháp tăng thuế thu nhập doanh nghiệp (từ 21 lên 28% từ năm 2021) với hy vọng thu về khoảng 2.000 tỷ USD trong 15 năm. Chưa thể đánh giá ngay tác động của chính sách này, nhưng có mặt trái là có thể khiến hành vi trốn thuế gia tăng hoặc đầu tư chưa chắc đã quay về Mỹ như mong muốn (để né trả thuế cao).

      Tác động đối với các nước Châu Á và Việt Nam

      Thứ nhất, các gói hỗ trợ của Mỹ (trước mắt là gói 1.900 tỷ USD) sẽ thúc đẩy tiêu dùng, cầu hàng hóa – dịch vụ, từ đó tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Khu vực Châu Á được đánh giá là hưởng lợi khá nhiều từ các gói hỗ trợ của Mỹ. Theo Citi Research (3/2021), kinh tế Mỹ dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong quý 2/2021 và tiếp tục tăng mạnh trong 3 quý kế tiếp nhờ các gói hỗ trợ này. Điều này sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu của Mỹ tăng lên (đồng nghĩa hoạt động xuất khẩu của các nước Châu Á được hưởng lợi, trong đó Việt Nam là nước hưởng lợi nhiều nhất. Dự kiến, nếu tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ đạt 7,7% năm 2021 (như dự báo của Bloomberg Economics) thì GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng thêm 1,085 điểm % hay ít nhất là 0,517 điểm phần % (như dự báo của các chuyên gia).

      Tác động của các gói hỗ trợ của Mỹ và hàm ý chính sách đối với Việt Nam - Ảnh 3.

      Với mục tiêu trọng tâm của gói hỗ trợ 1.900 tỷ USD là hỗ trợ tài chính cho các cá nhân và hộ gia đình Mỹ dự kiến đã và sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng đối với các mặt hàng giày dép, quần áo, đồ nội thất, điện thoại di động và thiết bị điện tử, hải sản… vốn là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mỹ (chiếm khoảng 76% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ năm 2020). Trong năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng 25,6% so với năm trước và quý 1/2021 tiếp tục tăng 38,9% so với cùng kỳ, giúp Việt Nam trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ 6 của Mỹ. 

      Theo ước tính của Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, với gói hỗ trợ 1.900 tỷ USD của Mỹ đang triển khai, dự báo xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng thêm khoảng 2,6 tỷ USD (so với không có gói hỗ trợ), qua đó giúp GDP Việt Nam năm 2021 (sau đánh giá lại) tăng trưởng thêm 0,8 điểm % (so với không có gói hỗ trợ). Đây là mức khá tương đồng với mức bình quân của các dự báo tại Biểu 3 nêu trên.

      Thứ hai, các gói hỗ trợ của Mỹ có thể khiến dòng vốn vào thị trường châu Á bị thay đổi. Citi Research (3/2021) nhận định kinh tế Mỹ hồi phục nhờ các gói hỗ trợ sẽ tạo áp lực tăng lạm phát và kinh tế Mỹ phục hồi tăng trưởng mạnh, điều này có thể khiến cho lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ cùng giá trị đồng USD tăng lên, kéo theo dòng vốn đầu tư quay lại thị trường Mỹ, khiến cho thanh khoản thị trường tài chính tại các nước Châu Á trở nên căng thẳng hơn. 

      Thứ ba, các gói hỗ trợ của Mỹ có thể khiến lạm phát toàn cầu tăng, gây áp lực tăng lạm phát và lãi suất đối với các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Trong ngắn hạn, các gói hỗ trợ của Mỹ giúp phục hồi nhu cầu sản xuất - tiêu dùng, góp phần khiến giá cả hàng hóa (giá dầu, sắt, thép, nông sản…) tăng lên (chỉ số Bloomberg Commodity index đã tăng 26,2% trong 9 tháng cuối năm 2020 và tăng 10% trong quý 1/2021), từ đó tạo áp lực tăng lạm phát và lãi suất tại các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, theo Citi Research (4/2021), kinh tế Mỹ và Châu Á hồi phục có thể khiến các nước Châu Á thu hẹp chính sách hỗ trợ cũng làm cho lãi suất có xu hướng tăng lên. Lãi suất tăng khiến chi phí vay vốn mới cộng với nghĩa vụ trả nợ hiện tại đều tăng, nhất là trong bối cảnh nợ toàn cầu (gồm nợ chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình) tăng rất nhanh giai đoạn 2019-2021 (một phần là vì tiền rẻ, lãi suất thấp), lên đến mức 365-370%GDP năm 2021.

      Thứ tư, chính sách tiền tệ siêu nới lỏng cùng chính sách tài khóa mở rộng với quy mô lớn khiến tình trạng đầu cơ vào thị trường chứng khoán, bất động sản, tiền kỹ thuật số…tăng lên, khiến bất ổn trên thị trường tài chính – tài sản toàn cầu gia tăng. Các khoản tiền hỗ trợ quy mô lớn cùng lãi suất ở mức thấp khiến nhiều thị trường chứng khoán trên toàn cầu tăng lên mức cao nhất trong lịch sử (Chỉ số chứng khoán Dow Jones của Mỹ tăng 7,2% năm 2020 và tăng 10,5% từ đầu 2021 năm đến nay; chỉ số MSCI Châu Á-TBD tăng gần 4% từ đầu năm); giá tiền kỹ thuật số (như giá Bitcoin tăng gần 70% từ đầu năm đến nay), bất động sản tăng mạnh (giá nhà ở toàn cầu tăng 5,6% năm 2020, mức tăng cao nhất từ năm 2018 và còn tăng)...v.v. IMF, WB đã có nhiều cảnh báo và kêu gọi các quốc gia lưu ý kiểm soát, hợp tác quốc tế để hạn chế rủi ro bong bóng xảy ra.

      Năm khuyến nghị chính sách

      Một là, mặc dù ngày 16/4/2021, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ, song chính sách thương mại của Việt Nam cần tiếp tục được điều hành theo hướng cân bằng hơn cán cân thương mại với Mỹ. Bên cạnh việc tiếp tục tận dụng cơ hội xuất khẩu hàng tiêu dùng sang Mỹ, Việt Nam cần xem xét tăng cường nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ Mỹ, đặc biệt là nông sản, sản phẩm năng lượng, máy móc, thiết bị công nghệ cao, thiết bị y tế, vaccine phòng chống Covid-19.... v.v. Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục phối hợp với Mỹ trong việc trao đổi thông tin về chính sách tiền tệ, tỷ giá, thương mại và các vấn đề khác mà phía Mỹ quan tâm (như an ninh mạng, thuế dịch vụ trực tuyến…). Đồng thời, các cơ quan chức năng, địa phương cần kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi đội lốt thương mại, đội lốt đầu tư để lợi dụng những ưu đãi từ hợp tác Việt - Mỹ, cũng như những hành vi trốn thuế.

      Hai là, cần tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và điều hành giá cả nhằm kiểm soát tốt lạm phát theo mục tiêu đề ra. Theo đó, cần: (i) Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt với các kịch bản khi có sự thay đổi chính sách tiền tệ của các NHTW lớn trên thế giới; phối kết hợp tốt với chính sách tài khóa, đảm bảo ổn định mặt bằng lãi suất và tỷ giá góp phần kiềm chế lạm phát theo mục tiêu; (ii) Xây dựng lộ trình và phối hợp thực thi kế hoạch tăng giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý (giá xăng dầu, giá điện, giá dịch vụ y tế - giáo dục…) một cách nhịp nhàng, hiệu quả, tránh giật cục; (iii) Tăng cường truyền thông cùng các biện pháp bình ổn giá nhằm giảm thiểu tâm lý lạm phát và hiện tượng "té nước theo mưa"…v.v.

      Ba là, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, hoàn thiện chính sách ưu đãi nhằm gia tăng tính cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước: (i) nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp;chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, thị trường trong nước (cũng là nâng cao tính tự lực, tự cường, khả năng chống chịu của nền kinh tế); (ii) xây dựng và nhất quán thực thi chính sách thu hút dịch chuyển dòng vốn đầu tư chất lượng cao; (iii) Nhất quán thực hiện Nghị quyết 02 và các quyết định, chương trình về cải cách thủ tục hành chính khác…v.v.

      Bốn là, chú trọng tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế, thị trường tài chính – tiền tệ đối với các cú sốc bên ngoài. Theo đó, cần: (i) tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính-tiền tệ; (ii) quan tâm hơn đến việc xây dựng mô hình quản lý-giám sát rủi ro hệ thống, mô hình ổn định tài chính-tiền tệ và cơ chế xử lý khủng hoảng tài chính; (iii) khẩn trương, quyết liệt xử lý những tồn đọng, bất cập về cổ phần hóa, thoái vốn, về xử lý TCTD yếu kém, nợ xấu; tăng năng lực tài chính (nhất là vốn điều lệ) cho các TCTD; tăng dự trữ ngoại hối phù hợp; phát triển cân bằng hơn, minh bạch hơn thị trường tài chính…v.v.

      Cuối cùng, cần tăng cường giám sát nguồn vốn, kiểm soát tình trạng đầu cơ trên thị trường bất động sản (nhất là hiện tượng sốt đất gần đây), thị trường chứng khoán, tiền kỹ thuật số nhằm giảm thiểu rủi ro bong bóng tài sản, hướng dòng vốn vào sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và cũng là để các thị trường này phát triển lành mạnh, bền vững hơn; đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

      TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

      Theo Nhịp sống kinh tế

      Bitcoin rơi thẳng đứng, giá có lúc suýt thủng mốc 52.000 USD


      Theo Investing, Bitcoin đang có một ngày giao dịch sóng gió. Bắt đầu phiên giao dịch, giá Bitcoin giao động ở mốc 60.000 USD/coin. Tuy nhiên, vào khoảng 10 giờ sáng theo giờ Hà Nội, cú sập bắt đầu xảy ra. Đồng tiền số giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới nhanh chóng sụt giảm nghiêm trọng, có lúc chỉ còn 52.058,5 USD/coin. Sau đó, giá Bitcoin chậm chậm tăng lên và đang được giao dịch ở mức 55.769,5 USD/coin vào lúc 12h10 theo giờ Hà Nội.

      Bitcoin rơi thẳng đứng, giá có lúc suýt thủng mốc 52.000 USD - Ảnh 1.

      Dẫu vậy, ở mức giá này, Bitcoin vẫn đang giảm 10,37% so với giá đầu phiên. Nó cách xa đỉnh 65.000 USD mà đồng tiền số này xác lập vào ngày 12/4. Hiện tại, chưa thể xác định nguyên nhân của cú sập giá vừa xảy ra.

      Việc Bitcoin cắm đầu lao dốc ngay lập tức kéo theo cú sập của các đồng tiền số khác. Đồng Ethereum hiện đang được giao dịch ở mức 2.175,23 USD/coin, giảm 12,34% so với đầu phiên. Đồng Binance Coin cũng mất 12,98% trong khi XRP chịu thiệt hại nặng nhất với gần 20% giá trị bị thổi bay.

      Bitcoin rơi thẳng đứng, giá có lúc suýt thủng mốc 52.000 USD - Ảnh 2.

      Sắc đỏ bao trùm thị trường tiền số.

      Chỉ vài ngày sau khi đạt kỷ lục, Bitcoin đã ghi nhận mức giảm tồi tệ nhất trong gần 2 tháng qua. Một số báo cáo trực tuyến cho rằng sự sụt giảm lần này bắt nguồn từ nguy cơ Bộ Tài chính Mỹ có thể trấn áp hoạt động rửa tiền được thực hiện qua các tài sản số.

      Bitcoin đạt mức giá kỷ lục vào tuần trước, trước thời điểm sàn giao dịch tiền số Coinbase niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ. Hiện tại Bitcoin, đồng tiền số giá trị vốn hóa lớn nhất, đã được định giá hơn 1.000 tỷ USD. Nó đã tăng hơn 800% trong năm qua.

      Sự chấp nhận ngày càng rộng rãi với tiền số đã thúc đẩy sự tăng giá của Bitcoin cũng như khiến nhiều mã khác chạm giá kỷ lục. Mối quan tâm tới tiền số tăng trở lại sau khi các công ty từ PayPal đến Square bắt đầu cho phép giao dịch bằng Bitcoin trên hệ thống của họ. Trong khi đó, các công ty chính thống như Morgan Stanley cũng bắt đầu cởi mở hơn với tiền số.

      Những cú tăng giá đã làm lu mờ những lo ngại kéo dài về tính biến động và sự hữu ích của tiền số như một phương thức thanh toán. Thậm chí, Dogecoin, một loại tiền số ra đời dựa trên cảm hứng ảnh chế một chú chó, cũng đã tăng giá điên cuồng. Sự ủng hộ từ CEO Tesla Elon Musk và nhà đầu tư nổi tiếng Mark Cuban đã góp phần khiến Dogecoin tăng giá kỷ lục.

      Thậm chí, nhu cầu về tiền số tăng mạnh tới mức hệ thống giao dịch của Robinhood đã bị sập trong một khoảng thời gian trước khi được sửa lại sau đó.

      Tuy nhiên, tiền số vẫn gặp phải những tiếng nói phản đối. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nói rằng Bitcoin "hơi giống vàng" ở chỗ nó là phương tiện đầu cơ chứ không phải thanh toán. Hồi tháng Giêng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde đã nhắm mục tiêu vào Bitcoin với cáo buộc nó tạo điều kiện cho giới tội phạm hoạt động.

      Ngân hàng trung ương của Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm sử dụng tiền số làm phương thức thanh toán từ ngày 30/4 vì cho rằng mức độ ẩn danh của nó mang lại nhiều rủi ro. Ấn Độ thì ban hành luật cấm tiền số và phạt bất cứ ai giao dịch hoặc nắm giữ các tài sản đó, Reuters đưa tin hồi tháng 3.

      Tuesday, March 30, 2021

      Ngân hàng Nhà nước: Mobile Money tiềm ẩn rủi ro chưa thể lường trước

      Ngân hàng Nhà nước cho rằng Mobile Money tiềm ẩn rủi ro phát sinh mà thời điểm hiện tại chưa thể lường hết trước được.

      Ngân hàng Nhà nước: Mobile Money tiềm ẩn rủi ro chưa thể lường trước - 1

      Ngân hàng Nhà nước cho rằng Mobile Money tiềm ẩn rủi ro phát sinh mà thời điểm hiện tại chưa thể lường hết trước được. Ảnh minh họa

      Dư luận đang rất quan tâm tới việc triển khai dịch vụ Tiền di động (Mobile Money) vừa được Thủ tướng đồng ý cho thí điểm trong hai năm.

      Thông tin về vấn đề Mobile Money, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho rằng Mobile Money là dịch vụ mới, chưa được quy định tại văn bản pháp lý hiện hành và có thể tiềm ẩn rủi ro phát sinh mà thời điểm hiện tại chưa thể lường hết trước được.

      Do đó, đại diện NHNN cho rằng các Bộ ngành phải tiếp tục hoàn thiện chính sách trong quá trình thực hiện thí điểm và sau khi tổng kết đánh giá sau 2 năm thực hiện.

      Trước đó, ngày 9/3, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 316/QĐ-TTG phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money).

      Hạn mức giao dịch Mobile Money không quá 10 triệu đồng/tháng/tài khoản cho tổng giao dịch.

      Phó Thống đốc cho rằng, để làm được điều này thì các doanh nghiệp viễn thông cần khẩn trương xây dựng Hồ sơ đề nghị triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Quyết định 316/QĐ-TTg.

      NHNN, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện thẩm định các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý.

      Sau khi triển khai chính thức, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với NHNN và Bộ Công an trong công tác quản lý doanh nghiệp viễn thông, thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc thí điểm an toàn, hiệu quả, không để tội phạm lợi dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật.

      "Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi và nắm bắt thông tin phản ánh dư luận liên quan đến việc thực hiện thí điểm Mobile Money để kịp thời phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an xử lý các vướng mắc, phát sinh", Phó Thống đốc cho biết.                                                                                     

                                                     Theo C.Sơn (Báo Giao Thông)

      Bộ tài chính: Mua bán tiền ảo thông qua các sàn Binance, Coinbase,...hay thỏa thuận trực tiếp đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro


      Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, Việt Nam chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo, cũng chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch các đồng tiền ảo, tài sản ảo.

      Theo Bộ Tài chính (BTC), thời gian qua, một số người dân đã nộp đơn tố giác hiện tượng lừa đảo trong việc mua bán tiền ảo. BTC cho biết, hiện nay, Việt Nam chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo, cũng chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch các đồng tiền ảo, tài sản ảo. Do vậy, các hoạt động mua bán, trao đổi các đồng tiền ảo do một số cá nhân tại Việt Nam thực hiện thông qua các sàn giao dịch tiền ảo quốc tế như Binance, Coinbase… hoặc thông qua hình thức thỏa thuận trực tiếp tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

      Trước tình hình đó, ngày 29/01/2018, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước – Bộ Tài chính (UBCKNN) đã có thông báo trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban, trong đó khuyến cáo các nhà đầu tư cẩn trọng khi tham gia đầu tư vào tiền ảo, tài sản ảo để hạn chế những tổn thất có thể xảy ra. UBCKNN cũng đã có công văn đề nghị các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán không được thực hiện các hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới tiền ảo trái pháp luật.

      Bộ Tài chính cũng đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo theo Quyết định số 664/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 nhằm triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.

      Hiện nay, Tổ đã bước đầu triển khai công tác nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo cũng như kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động quản lý, giám sát liên quan. UBCKNN, đơn vị được giao chủ trì Tổ nghiên cứu, cũng đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ về "Xây dựng khuôn khổ pháp lý quản lý tài sản mã hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam". Đề tài nghiên cứu có thể đưa ra những đề xuất ban đầu đối với vấn đề quản lý, giám sát các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa trong thị trường chứng khoán Việt Nam.

      Trong thời gian tới, Bộ Tài chính (UBCKNN) sẽ tiếp tục thúc đẩy công tác nghiên cứu để đề xuất với Chính phủ về cơ chế quản lý, giám sát các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo trong chức năng, nhiệm vụ được giao, hướng tới cân bằng giữa mục tiêu sáng tạo, tăng trưởng kinh tế với mục tiêu đảm bảo an toàn, an ninh cho thị trường tài chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư cũng như các thành viên khác tham gia thị trường.

      Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tài sản ảo, tiền ảo, đồng thời tăng cường cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ và hệ lụy của việc tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tài sản ảo, tiền ảo chưa được pháp luật quy định.

      Thu Thủy

      Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

      Friday, February 26, 2021

      Đổ xô đào Pi, người dùng thực sự không mất gì?


      Số người tham gia đào Pi vẫn tăng nhanh theo từng ngày và cuộc thảo luận về đồng tiền ảo này vẫn hết sức sôi nổi. Đa số người chơi Pi đều có chung một tâm lý: "Miễn phí mà, không mất gì".

      Dự án Pi Network khởi động từ ngày 14/3/2019 và sau 2 năm đến nay đã sở hữu một lượng người dùng "khủng" mà nhiều dự án tiền ảo khác mơ ước. 

      Trang Fanpage của Pi Network vừa qua đã công bố đạt được 13 triệu người dùng trên toàn thế giới và ứng dụng này trên PlayStore đã có hơn 10 triệu lượt tải xuống.

      Còn tại Việt Nam, đào Pi coin cũng hết sức rầm rộ khi không khó bắt gặp trên Facebook những hội nhóm có hàng trăm nghìn thành viên bàn luận về Pi, kêu gọi nhau đào Pi. Không chỉ ở thành thị mà tại nông thôn, trào lưu đào Pi coin và đầu tư các loại tiền ảo khác cũng đang rất sôi nổi. 

      Theo lời giới thiệu trên sách trắng của dự án, Pi được xây dựng để trở thành "đồng tiền điện tử phổ biến nhất trên thế giới". Trong lộ trình phát triển được công bố, Pi chia làm ba giai đoạn, gồm giai đoạn thiết kế, thử nghiệm trên Testnet, và giai đoạn chính thức Mainnet. 

      Điều đáng nói, người dùng có thể đào Pi từ điện thoại thông minh mà không cần đến dàn máy khủng giá trị hàng trăm triệu đồng để đào các đồng tiền điện tử khác như Bitcoin. Và chính điều này đã làm nên sức hút của Pi.

      Bởi việc đào Pi hết sức đơn giản, không yêu cầu công sức hay chi phí. Người đăng ký thành công trên ứng dụng sẽ có 1 đồng Pi trong tài khoản, chỉ cần trong 24h vào ứng dụng một lần để "điểm danh" và số Pi sẽ tăng theo thời gian. Người dùng có thể tăng tỷ lệ nhận Pi bằng cách mời thêm bạn bè cộng đồng và tăng thu nhập bằng cách xây dựng vòng tròn bảo mật.

      Hiện tại, Pi chưa thể đổi ra tiền và người đào cũng chưa thể rút Pi. Song cộng đồng đào Pi đã không khỏi xôn xao trước thông tin đã có người dùng Pi để trao đổi hàng hóa, với 500 Pi đổi lấy một chiếc xe mô tô Triumph 900 cc, tương đương với khoảng 100 triệu đồng. Chưa rõ thực hư vụ trao đổi này, nhưng nhiều người đã truyền tai nhau càng xem đó là cơ sở để củng cố niềm tin về tương lai của Pi. 

      Giá trị của Pi hiện tại là 0. Nhưng nhiều người kỳ vọng Pi sẽ trở thành Bitcoin thứ hai, cũng từ một đồng tiền ảo giá trị bằng 0 sau 13 năm đã lên tới hơn 50.000 USD/BTC. Tất nhiên đến nay, giá trị và tương lai thật sự của Bitcoin vẫn là điều gây tranh cãi từ nhà đầu tư cho đến chuyên gia, chính trị gia. 

      Anh Quý (Bình Dương), một người tham gia đào Pi cho biết: "Ngày xưa đã để mất cơ hội với Bitcoin, nên giờ cứ thử với Pi xem sao. Nếu sau này Pi lên giá thì quá tốt, còn không thì chơi cho vui. Đằng nào cũng không mất gì". Nói xong, người dùng này cũng không quên đọc code giới thiệu để kéo thêm người tham gia vào vòng tròn bảo mật.  

      Việc đào Pi quá dễ và tương tự một mô hình đa cấp khi khuyến khích người dùng kêu gọi bạn bè tham gia đã khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ về tính minh bạch và dấu hiệu lừa đảo của Pi Network.

      Trên trang The Coins Post, chuyên gia M.Ali đánh giá, Pi Network giống một mô hình lừa đảo đa cấp. Người dùng không thể tự vào mạng lưới khai thác Pi mà phải thông qua mã giới thiệu. Và Pi cũng không phải là đồng tiền ảo đầu tiên đào được trên điện thoại thông minh như giới thiệu của dự án này, uPlexa và Electroneum đã làm trước đó.

      Trên trang cá nhân của mình, TS. Đặng Minh Tuấn - chuyên gia Blockchain đã có nhiều bài viết nhấn mạnh sự thiếu minh bạch của Pi Network. "Một nguyên tắc bất di bất dịch trong blockchain là minh bạch, Mainnet cuối năm mới có nhưng dự án hiện đã có app mobile (PI Network) và backend server thì tại sao không mở mã nguồn để cộng đồng xem xét? Tại sao phải đóng?", ông Tuấn cho biết. 

      Vị chuyên gia này cũng đặt ra câu hỏi, nếu mã nguồn đóng thì chủ dự án có thể tự thưởng cho mình hàng tỷ PI, thì ai biết được? Ngoài ra toàn bộ tiền của tất cả 13 triệu người đang nằm trong tay 1 hay 1 nhóm người, không ai kiểm soát được dự án của họ, cũng không có pháp luật nào bảo vệ cho người đào số tiền đó.

      Ông Tuấn cho rằng đồng tiền Pi có nhiều vấn đề vì người dùng Pi có tài khoản, nhưng không có địa chỉ ví và khóa bí mật, như vậy, sau này sẽ không thể chuyển tiền hay tiêu được. Tiền chỉ được lưu trên điện thoại hoặc server tập trung, người quản trị có thể thay đổi và tạo ra bao nhiêu tiền tùy theo ý muốn. "Khi đó, đồng tiền cũng không còn giá trị gì", ông Tuấn nói.

      Thế nhưng, số người tham gia đào Pi vẫn tăng theo từng ngày và cuộc thảo luận về đồng tiền này vẫn hết sức sôi nổi. Đa số người chơi Pi đều có chung một tâm lý là "Miễn phí mà, không mất gì". 

      Quả thật, hiện tại người tham gia không mất gì về mặt tiền bạc mà chỉ phải trải qua KYC (định danh khách hàng) và họ chấp nhận rủi ro khi cung cấp thông tin người dùng. Bởi thực tế, những thông tin cá nhân cơ bản cũng đã cung cấp cho nhiều mạng xã hội và ứng dụng khác chứ không riêng Pi Network.

      Song cũng phải lưu ý, ngoài quy trình KYC, Pi Network còn yêu cầu thu thập một lượng dữ liệu lớn của người dùng như Sửa đổi hoặc xóa nội dung trong bộ lưu trữ USB, Xem ID thiết bị và thông tin cuộc gọi, Đọc danh bạ hay Nhận dữ liệu từ Internet...

      Luật sư Trương Thanh Đức cho biết, về pháp luật, để kết luận là 100% lừa đảo thì là phải lúc vỡ nợ ra, không thanh toán được, thất thoát, chiếm đoạt,...gây thiệt hại cho nhiều người. "Tuy nhiên, thông tin là tài sản quý giá, dữ liệu chính là tiền. Và vấn đề an ninh thông tin như chúng ta cũng biết là đã xảy ra nhiều nạn lừa đảo, tin tặc từ việc bị lộ dữ liệu cá nhân", ông nói. Dữ liệu được thu thập có thể bị bán cho bên khác mà không ai hay biết, và họ thể sử dụng dữ liệu đó cho những hành vi phạm pháp. Không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, hành lang pháp lý với tiền ảo còn rất mơ hồ. Hiện nay, pháp luật không cấm mua bán tiền ảo, nhưng dùng tiền ảo để thanh toán thì không được phép. 

      "Đa số đồng tiền ảo đều đánh vào lòng tham, ham muốn làm giàu nhanh chóng của con người. Chỉ khi mất tiền, bị thiệt hại thì có thể người tham gia mới dừng lại", ông Đức nói. 

      Thị trường tiền ảo là thị trường vô cùng khó đoán và không có gì ràng buộc. Pi Network có phải là dự án lừa đảo hay không, và Pi có lên sàn thành công, trở thành "Bitcoin thứ hai" hay không, có lẽ chỉ thời gian mới cho người tham gia câu trả lời chính xác. 

      Thu Thủy

      Thursday, November 23, 2017

      3 SITE BITCOIN KÊ CAO GỐI VẪN CÓ 0.0006 BTC MỖI NGÀY

      CỰC ĐƠN GIẢN, ĐĂNG KÝ VÀ ... QUÊN!!!
      ---
      Bitcoin (BTC) hiện nay là đồng tiền ảo đắt giá nhất hiện nay và cụm từ “đào Bitcoin” cũng không xa lạ với chúng ta, không ít bạn đầu tư nhiều tiền để sắm trâu cày để đào Bitcoin tuy nhiên không phải ai cũng có tiền để sắm trâu.

      Hôm nay như tiêu đề mình sẽ chia sẽ 3 trang web giúp bạn kiếm 0.0006 BTC mỗi ngày, bạn chỉ cần đăng ký và ngồi chơi xơi nước, bạn không cần bỏ tiền đầu tư.

      Đặc điểm chung: 3 website này đều sinh ra lượng Bitcoin cho bạn là 0.0006 mỗi ngày, nhiều bạn sẽ nghĩ con số này bé tí nhưng hãy thử làm phép tính đơn giản, nếu bạn tham gia cả 3 site này ở cấp độ 1.0:

      1 ngày 0.0006 x 3 Site = 0.0018 BTC

      1 tháng 0.0018 x 30 ngày = 0.054 BTC

      Với 0.05 BTC giá thị trường tại thời điểm mình viết bài tương đương là 9,050,559 VNĐ




      Số tiền trên tuy bé nhưng tính ra không bỏ vốn mà được như thế thì cũng ngon rồi vậy làm sao sau kiếm được gâp nhiều lần như thế mà không cần bỏ vốn và cách tham gia ra sao???.

      Đầu tiên bạn cần tạo ví Bitcoin (bạn nào đã có thì bỏ qua bước này)
      Nếu chưa có ví, bạn xem hướng dẫn tạo ví Blockchain tại đây!

      Thường sử dụng nhất là ví Blockchain và Coinbase.


      1. Trang Startminer min chuyển bitcoin 0.005BTC


      Site đào bitcoin tự động này được khá nhiều người sử dụng mình cũng dùng trang này đầu tiên.
      Bạn truy cập vào site TẠI ĐÂY
      Sau đó bạn copy địa chỉ ví Bitcoin bạn đã tạo vào trong khung nhập địa chỉ như hình dưới và click "START MINING" vậy là xong.






      2. Trang Bitminer min chuyển bitcoin 0.005BTC

      Bạn truy cập trang 
      TẠI ĐÂY sau đó dán địa chỉ ví Bitcoin của bạn vào khung nhập địa chỉ như hình sau đó click "START MINING"



      3. Trang Btcprominer min chuyển bitcoin 0.005BTC

      Cách đăng ký tương tự như 2 site trên tuy nhiên ở đây bạn phải điền mã pin gồm 4 ký tự 
      * Lưu ý bạn phải nhớ 4 ký tự này mới đăng nhập hoặc chuyển bitcoin được nhé

      Link đăng ký TẠI ĐÂY







      Chuyển Bitcoin về ví

      Như vậy là 3 máy đào mini của bạn đã hoạt động bây giờ công việc của bạn là đăng nhập vào 3 site trên ít nhất 1 lần/ngày để kiểm tra số dư. khi đả đủ mức 0.005BTC có thể chuyển thì bạn chọn "WITHDRAW" để chuyển về ví. 

      Tuy nhiên các bạn lưu ý các trang này có 1 giá trị IPV (giới hạn được thanh toán tức thì) tức là bạn chỉ được rút trong giới hạn cho phép nếu bạn rút trong giới hạn này thì giao dịch sẽ được chuyển ngay mà không phải đợi ví dụ cho dễ hiểu nếu IPV tài khoản của bạn đang có là 0,005 mà bạn rút 0,01 thì bạn sẽ phải đợi IPV bạn tăng lên bằng giá trị bạn muốn rút.

      Vì vậy chỉ rút một phần số BTC hiện có thì thời gian giao dịch sẽ nhanh hơn bình thường với cấp độ 1.0 nếu bạn không đủ IPV sẽ phải đợi (lí do các trang bị cho là scam là đây)

      Starminer giải quyết thanh tỗi thiểu từ 5 ngày
      Bitminer và BTCpro tối thiểu là từ 20 ngày

      Những vùng khung đỏ là vị trí IPV mỗi trang, sau khi đăng nhập vào tài khoản nếu đủ số dư để rút bạn thực hiện giao dịch rút sau đó vào phần Account sẽ thấy phần này.





      Cách tăng số lượng Bitcoint đào trong ngày

      - Với những ai đã bằng lòng với số tiền mình tạm tính như ở trên thì bỏ qua phần này nhưng dĩ nhiên việc kiếm thêm tiền thì chắc ai cũng muốn. Cả 3 site này đều cho phép bạn nâng cấp tài khoản lên cấp độ 1.1, 1.2 hay 1.3... tương ứng với mỗi câp thì số lượng BTC đào được 1 ngày sẽ tăng.

      - Vì vậy trong thời gian đầu khi chạy cả 3 site được một số vốn thì hãy nâng cấp tài khoản trong 3 site lên 1.1 thì lượng BTC 1 ngày sẽ là 0.0012BTC, hãy cứ bình tĩnh để lượng BTC lên 0.01 rồi hãy rút nhé, nếu đã cảm thấy hài lòng thì cứ dừng lại ở mức này còn nếu muốn thêm thì cứ kiên nhẫn để đầu tư mua mức cao hơn.



      Bán Bitcoint ở đâu?

      Sau khi có 1 lượng BTC kha khá trong vì thì ngại gì không bán nhỉ hiện nay trang santienao là trang bán bitcoin khá uy tín giao dịch nhanh ở VN.

      Một số lưu ý: 
      - Minh khuyên tốt nhất các bạn không nên đầu tư tiền thật vào loại hình này vì độ rủi ro khá cao do tính bảo mật tài khoản 3 site này đều không rõ ràng.
      - Không nên FAKE IP để chạy nhiều account vì không sớm thì muộn bạn sẽ bị khoá IP, tốt nhất hãy bằng lòng với những gì mình có.
      Nhu vậy là mình đã chia sẻ cho các bạn cách kiếm tiền vô cùng đơn giản, mình tham gia chưa lâu nên cũng không rõ nó có scam hay không tuy nhiên tham gia mà không mất tiền, không mất thời gian thì ngại gì đâu nhỉ mỗi ngày bỏ ra 5 phút cũng không phải là phí hihi.

       04/7/2017 TG đã rút thành công 0.005BTC về ví từ Bitminer






      TẠM THỜI LÀ CHƯA RÚT ĐƯỢC TỪ TÀI KHOẢN FREE! NÊN CHẮC ĐỂ NGẮM CHO VUI MẮT THÔI ĐÃ!




      Theo: https://tinhte.vn/threads/3-site-auto-dao-bitcoin-mien-phi-0-0006btc-moi-ngay.272143