Showing posts with label xxx. Show all posts
Showing posts with label xxx. Show all posts
Sunday, August 20, 2023
Monday, January 16, 2023
Mánh - Truyện Kiều
Thuý Kiều sau khi bị Mã Giám Sinh giả vờ cưới nhưng sau đó bán vào lầu xanh, nàng toan tự vẫn. Tú Bà liền lập mưu, để nàng ra lầu Ngưng Bích ở một thời gian, sau cử Sở Khanh ra, giả vờ yêu rồi rủ đi trốn, để có cớ bắt lại, lần này thì Kiều không thoát được, chấp nhận làm ở lầu xanh. Tú Bà nói với Kiều như sau:
"Vừa tuần nguyệt sáng gương trong,
Tú bà ghé lại thong dong dặn dò:
"Nghề chơi cũng lắm công phu,
Làng chơi ta phải biết cho đủ điều."
Kiều rằng: "Mưa gió dập dìu,
Liều thân thì cũng phải liều thế thôi!"
Mụ rằng: "Ai cũng như ai.
Người ta ai mất tiền hoài đến đây?
-----
Này con thuộc lấy làm lòng,
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề
Chơi cho liễu chán hoa chê,
Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời!"
Là chủ của lầu xanh, Tú Bà dặn Kiều phải có chiêu trò khác biệt, nếu ai cũng như ai thì việc gì người ta phải tốn tiền đến đây. Bà đào tạo "7 chữ vành ngoài", nói muốn lừa cảm xúc người ta phải có 7 mánh, khiến người ta tin tưởng, có lợi cho bản thân rồi bắt đầu im lặng, hỏi không trả lời, vờ như không quen biết nữa.
- Khốc (hoặc khấp) (哭): Có nghĩa là khóc, dùng nước mắt để tranh thủ lòng thương cảm của khách làng chơi. Phải diễn khóc như thật để chứng tỏ mình thành tâm, dùng gừng sống hoặc củ hành tẩm vào khăn tay để lau thì nước mắt sẽ tuôn như suối.
- Tiễn (剪): Có nghĩa là cắt, cùng khách mỗi người cùng cắt một mớ tóc, kết thành một sợi rồi chia cho nhau buộc vào hai cánh tay, làm lễ "kết tóc" biểu tỏ bền chặt, khách sẽ tưởng là mình chân thành.
- Thích (刺): Có nghĩa là chích, xăm vào cổ tay hay trên bắp đùi tên riêng của khách, nói đây là chồng thân yêu, khách càng thêm tin tưởng.
- Thiêu (烧): Có nghĩa là đốt hương nhang, cả hai áp người vào nhau cùng đốt các huyệt trên bụng, trên cánh tay, thề thốt, chịu đau để lừa khách tin.
- Giá (嫁): Có nghĩa là cưới hỏi. Nếu khách là kẻ giàu có thì thủ thỉ, bàn chuyện cưới, xin làm vợ lẽ. Tất nhiên khách muốn cưới thì phải bỏ ra một số tiền lớn để chuộc mình ra. Khi đã xài hết tiền thì tìm cách lật lọng.
- Tẩu (走): Có nghĩa là chạy. Nếu khách hết tiền, không thể chơi tiếp thì tống khứ đi, giả vờ rủ đi trốn, hẹn giờ hẹn chỗ nhưng không đến, đánh tiếng cho lính đi bắt kẻ bỏ trốn, khách phải sợ mà trốn thật, không dám quay lại nữa.
- Tử (死): Có nghĩa là chết (giả). Thề thốt cho họ tin là mình yêu họ, chỉ biết có họ thôi, nếu họ không tin thì lăn đùng ra đòi chết ngay tại chỗ, mắt he hé nhìn, nói "cả hai cùng chết hơn là chẳng lấy được nhau!". Lúc đó, khách đem hết bạc tiền ra dâng cho mình.
Truyện Kiều được học ở lớp 9, có bạn nhớ có bạn quên, nên đăng lại. Thuý Kiều bản tính trung thực nên không thực hiện được các mánh khoé lừa lọc của Tú Bà. Thấy Kiều đẹp và ngoan nên Thúc Sinh đã cưới Kiều về cho làm vợ lẽ. Còn những cô khác toàn dùng mánh khoé bất nhân bất nghĩa như trên thì cả đời chôn vùi ở lầu xanh, vì lừa người sẽ bị người lừa lại. Cuối đời của Tú Bà cũng rất bi đát vì sống toàn âm mưu, lập kế, dùng mánh, dùng khoé, sống mà cứ giả vờ thì rất ác độc. Hậu thế soi mà răn mình.
Các mánh của Tú Bà cũng là những mánh của người tham khác trong xã hội, mình biết để tránh, hoặc cao hơn thì đứng nhìn cho vui. Bạn nào thấy hay thì lưu lại.
---------------------------
Các bạn học về văn hoá nghệ thuật hay nhân văn ngôn ngữ, hoặc quản trị, nên tìm hiểu về chữ Hán (-Nôm), sẽ giúp ích mình rất nhiều, nhất là đọc sách xưa tích cũ. Có thể giao lưu với anh ở dưới còm vì anh này sau khi lưu loát tiếng Anh thì bắt đầu chinh phục chữ Hán. Chữ Hán không có khó đâu, chỉ có 214 bộ ghép lại, có mấy chục bộ phổ biến xuất hiện thường xuyên, còn lại lâu lâu mới thấy, đoán mò cũng ra được nghĩa, vì là chữ tượng hình. Xưa nay chỉ có cỡ 100 bạn chữ Hán Nôm để đọc sách cổ của cha ông mình, coi văn tự trên các di tích (như Nguyễn Trãi chẳng hạn, viết chữ Hán đọc hay lắm). Nhưng chỉ còn vài ba bạn đủ kiên nhẫn theo được, còn lại, như lẽ thường của đám đông, hào hứng ba bữa.
"Vừa tuần nguyệt sáng gương trong,
Tú bà ghé lại thong dong dặn dò:
"Nghề chơi cũng lắm công phu,
Làng chơi ta phải biết cho đủ điều."
Kiều rằng: "Mưa gió dập dìu,
Liều thân thì cũng phải liều thế thôi!"
Mụ rằng: "Ai cũng như ai.
Người ta ai mất tiền hoài đến đây?
-----
Này con thuộc lấy làm lòng,
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề
Chơi cho liễu chán hoa chê,
Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời!"
Là chủ của lầu xanh, Tú Bà dặn Kiều phải có chiêu trò khác biệt, nếu ai cũng như ai thì việc gì người ta phải tốn tiền đến đây. Bà đào tạo "7 chữ vành ngoài", nói muốn lừa cảm xúc người ta phải có 7 mánh, khiến người ta tin tưởng, có lợi cho bản thân rồi bắt đầu im lặng, hỏi không trả lời, vờ như không quen biết nữa.
- Khốc (hoặc khấp) (哭): Có nghĩa là khóc, dùng nước mắt để tranh thủ lòng thương cảm của khách làng chơi. Phải diễn khóc như thật để chứng tỏ mình thành tâm, dùng gừng sống hoặc củ hành tẩm vào khăn tay để lau thì nước mắt sẽ tuôn như suối.
- Tiễn (剪): Có nghĩa là cắt, cùng khách mỗi người cùng cắt một mớ tóc, kết thành một sợi rồi chia cho nhau buộc vào hai cánh tay, làm lễ "kết tóc" biểu tỏ bền chặt, khách sẽ tưởng là mình chân thành.
- Thích (刺): Có nghĩa là chích, xăm vào cổ tay hay trên bắp đùi tên riêng của khách, nói đây là chồng thân yêu, khách càng thêm tin tưởng.
- Thiêu (烧): Có nghĩa là đốt hương nhang, cả hai áp người vào nhau cùng đốt các huyệt trên bụng, trên cánh tay, thề thốt, chịu đau để lừa khách tin.
- Giá (嫁): Có nghĩa là cưới hỏi. Nếu khách là kẻ giàu có thì thủ thỉ, bàn chuyện cưới, xin làm vợ lẽ. Tất nhiên khách muốn cưới thì phải bỏ ra một số tiền lớn để chuộc mình ra. Khi đã xài hết tiền thì tìm cách lật lọng.
- Tẩu (走): Có nghĩa là chạy. Nếu khách hết tiền, không thể chơi tiếp thì tống khứ đi, giả vờ rủ đi trốn, hẹn giờ hẹn chỗ nhưng không đến, đánh tiếng cho lính đi bắt kẻ bỏ trốn, khách phải sợ mà trốn thật, không dám quay lại nữa.
- Tử (死): Có nghĩa là chết (giả). Thề thốt cho họ tin là mình yêu họ, chỉ biết có họ thôi, nếu họ không tin thì lăn đùng ra đòi chết ngay tại chỗ, mắt he hé nhìn, nói "cả hai cùng chết hơn là chẳng lấy được nhau!". Lúc đó, khách đem hết bạc tiền ra dâng cho mình.
Truyện Kiều được học ở lớp 9, có bạn nhớ có bạn quên, nên đăng lại. Thuý Kiều bản tính trung thực nên không thực hiện được các mánh khoé lừa lọc của Tú Bà. Thấy Kiều đẹp và ngoan nên Thúc Sinh đã cưới Kiều về cho làm vợ lẽ. Còn những cô khác toàn dùng mánh khoé bất nhân bất nghĩa như trên thì cả đời chôn vùi ở lầu xanh, vì lừa người sẽ bị người lừa lại. Cuối đời của Tú Bà cũng rất bi đát vì sống toàn âm mưu, lập kế, dùng mánh, dùng khoé, sống mà cứ giả vờ thì rất ác độc. Hậu thế soi mà răn mình.
Các mánh của Tú Bà cũng là những mánh của người tham khác trong xã hội, mình biết để tránh, hoặc cao hơn thì đứng nhìn cho vui. Bạn nào thấy hay thì lưu lại.
---------------------------
Các bạn học về văn hoá nghệ thuật hay nhân văn ngôn ngữ, hoặc quản trị, nên tìm hiểu về chữ Hán (-Nôm), sẽ giúp ích mình rất nhiều, nhất là đọc sách xưa tích cũ. Có thể giao lưu với anh ở dưới còm vì anh này sau khi lưu loát tiếng Anh thì bắt đầu chinh phục chữ Hán. Chữ Hán không có khó đâu, chỉ có 214 bộ ghép lại, có mấy chục bộ phổ biến xuất hiện thường xuyên, còn lại lâu lâu mới thấy, đoán mò cũng ra được nghĩa, vì là chữ tượng hình. Xưa nay chỉ có cỡ 100 bạn chữ Hán Nôm để đọc sách cổ của cha ông mình, coi văn tự trên các di tích (như Nguyễn Trãi chẳng hạn, viết chữ Hán đọc hay lắm). Nhưng chỉ còn vài ba bạn đủ kiên nhẫn theo được, còn lại, như lẽ thường của đám đông, hào hứng ba bữa.
Ăn trưa cùng Tony
Subscribe to:
Posts (Atom)