Showing posts with label Esop. Show all posts
Showing posts with label Esop. Show all posts

Saturday, December 18, 2021

Ngân hàng phát hành trăm triệu cổ phiếu ESOP giá rẻ: Ai được lợi chính, cổ đông bị ảnh hưởng ra sao?

 


Ngân hàng phát hành  trăm triệu cổ phiếu ESOP giá rẻ: Ai được lợi chính, cổ đông bị ảnh hưởng ra sao?

Một loạt ngân hàng thông báo phát hành lượng lớn cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên. Số cổ phiếu này đều được bán với giá thấp hơn rất nhiều giá thị trường và chủ yếu dành cho nhân sự cấp cao.



    ABBank mới đây cho biết sẽ phát hành hơn 11,4 triệu cổ phiếu ESOP với mức giá 13.000 đồng/cp, thấp hơn 40% thị giá hiện tại. Số cổ phiếu phát hành sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.

    Theo ABBank, người được quyền mua cổ phiếu ESOP là các cán bộ nhận viên của ngân hàng đáp ứng tiêu chí về hiệu quả công việc và phụ thuộc vào vị trí công tác cùng thâm niên làm việc. Trường hợp cán bộ nhân viên không mua hết số cổ phiếu phát hành có quyền bán số còn lại cho nhân viên khác với giá bán không thấp hơn 13.000 đồng/cp.

    Tương tự, LienVietPostBank cũng dự kiến phát hành 35 triệu cổ phiếu ESOP với giá không thấp hơn mệnh giá 10.000 đồng. Cổ phiếu ESOP phát hành sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm.

    HDBank cũng chuẩn bị phát hành 20 triệu cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho cán bộ nhân viên ngân hàng, qua đó, tăng vốn điều lệ thêm 200 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 4. Cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm theo quy định.

    Theo lãnh đạo ngân hàng này, việc phát hành cổ phiếu ESOP nhằm ghi nhận sự đóng góp của cán bộ nhân viên HDBank trong thời gian qua đồng thời khích lệ tinh lần làm việc và sự gắn bó lâu dài của người lao động góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

    Trước đó, Techcombank đã phát hành xong hơn 6 triệu cổ phiếu ESOP trong tháng 9, tương đương 0,1714% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Techcombank bán số cổ phiếu này cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng, chỉ bằng 1/5 thị giá hiện tại. Cổ phiếu ESOP sẽ hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm theo quy định của pháp luật hiện hành và các điều kiện hạn chế khác nêu tại quy định kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.

    Năm 2020, 2019 và 2018, ngân hàng đã phát hành lần lượt 4,76 triệu cp, 3,5 triệu cp và 17 triệu cp cho nhân viên với giá 10.000 đồng/cp theo chương trình lựa chọn cho người lao động.

    VPBank cũng vừa kết thúc đợt chào bán 15 triệu cổ phiếu ESOP năm 2021 từ nguồn cổ phiếu quỹ với giá 10.000 đồng.

    Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối đa 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Cụ thể, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, sau 1 năm sẽ giải tỏa 30% số cổ phần, sau 2 năm sẽ giải tỏa tiếp 35% số cổ phần và sau 3 năm sẽ giải tỏa 35% số cổ phần còn lại. Các quyền lợi phát sinh từ số cổ phần được mua (nếu có) sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.

    Ai được hưởng lợi chính từ các chương trình ESOP?

    Mặc dù các ngân hàng liên tục triển khai các chương trình ESOP trong những năm gần đây nhưng chính sách này chủ yếu dành cho một số ít nhân sự cấp cao.

    Thực tế, tại đợt phát hành ESOP năm 2021 của VPBank, chỉ 299 trong tổng số 9.785 nhân sự làm việc tại ngân hàng mẹ được phân phối cổ phiếu. Trong đó, riêng 14 nhân sự cấp cao chưa bao gồm Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh đã mua gần 1,5 triệu đơn vị, tương đương 10% lượng chào bán.

    Trong năm 2020 và 2019, VPBank đã phân phối lần lượt 17 triệu và 31 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên với giá 10.000 đồng .Trong đó, ông Nguyễn Đức Vinh được mua lần lượt 33,5% và gần 50% lượng chào bán.

    Hay trường hợp của Techcombank, chỉ có 237 trong tổng hơn 11.600 nhân sự của ngân hàng này mua ESOP. Trong đó, riêng 9 vị trí cấp cao mua hơn 1,2 triệu cổ phiếu, tương đương gần 20% lượng ESOP chào bán.

    Việc chào bán ESOP được cho là một món quà giá trị dành cho các "sếp" ngân hàng, bởi mức giá bán cổ phiếu ưu đãi đều thấp hơn rất nhiều giá thị trường.

    Điển hình như Techcombank, giá thị trường của cổ phiếu TCB trong thời gian thực hiện ESOP vào khoảng hơn 50.000 đồng/cp, gấp 5 lần mức giá mà các cán bộ, nhân viên của ngân hàng phải bỏ ra. Hay như trường hợp của VPBank, mức giá bán cổ phiếu ESOP cũng chỉ bằng 1/4 thị giá.

    Lợi và hại như thế nào đối với cổ đông?

    Mục tiêu của ESOP là tạo động lực cho người lao động, khuyến khích, nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, nhân viên công ty... Ngoài ra, chương trình này còn giúp những nhân sự này này giảm đáng kể thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi so sánh với thưởng bằng tiền. Chính vì vậy, ESOP sẽ thúc đẩy năng suất cũng như níu kéo và thu hút nhân tài, qua đó tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng.

    Tác dụng từ những chương trình ESOP là không thể phủ nhận tuy nhiên hoạt động này cũng tạo ra những mâu thuẫn lợi ích không nhỏ giữa ban lãnh đạo công ty và các cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ.

    Theo giới phân tích, ESOP sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của các cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ. Bởi hiểu nôm na, ESOP là việc doanh nghiệp sử dụng một phần tiền của cổ đông để thưởng cho cán bộ nhân viên. Cùng với đó, khi phát hành quá nhiều ESOP cũng sẽ làm gia tăng lượng cung cổ phiếu trên thị trường, gây áp lực giảm giá.

    Băn khoăn về việc ngân hàng liên tục phát hành ESOP trong những năm gần đây, nhiều cổ đông đã đặt câu hỏi cho ban lãnh đạo các ngân hàng trong các kỳ đại hội cổ đông thường niên. Và câu trả lời nhận được hầu hết là chương trình ESOP không những giúp giữ chân nhân tài trong giai đoạn làm việc mà còn gắn quyền lợi của họ với giá trị của tổ chức, từ đó tạo động lực để họ tạo giá trị tốt hơn cho tổ chức trong thời gian làm việc.

    Xem thêm: lượm lặt chút kinh nghiệm sống!: Thưởng cổ phiếu cho nhân viên hay chiêu móc túi nhà đầu tư nhỏ lẻ? (phungthanhtuan.blogspot.com)

    Quốc Thuỵ

    Theo Trí thức trẻ

    ---


    Tuesday, December 7, 2021

    Thưởng cổ phiếu cho nhân viên hay chiêu móc túi nhà đầu tư nhỏ lẻ?


    Các chuyên gia tài chính nhận định nhiều doanh nghiệp đang bóp méo mục đích của việc phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động, dẫn đến phản ứng của nhà đầu tư nhỏ lẻ.

    Chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) với giá mua thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường ngày càng được nhiều doanh nghiệp đại chúng lựa chọn. Tuy nhiên, ESOP cũng là một vấn đề thường xuyên được nhà đầu tư chất vấn lãnh đạo doanh nghiệp tại các kỳ đại hội cổ đông. 

    Gần đây, Đất Xanh thông báo phát hành 7 triệu cổ phiếu ESOP giá 0 đồng nhưng nhận phản ứng tiêu cực từ thị trường. Sau đó, công ty này phải điều chỉnh giá mua ESOP thành 10.000 đồng. Hay công ty bất động sản DIC Corp (mã cổ phiếu DIG) thông báo phát hành 15 triệu cổ phiếu ESOP giá 15.000 đồng nhưng 4 thành viên trong hội đồng quản trị (HĐQT) được quyền mua tới hơn 90% lượng cổ phiếu ưu đãi này.

    Lý do cổ đông nhỏ khó chịu

    Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Môi giới Công ty Chứng khoán Mirae Asset, chia sẻ phương án phát hành ESOP thường đi kèm điều kiện hạn chế chuyển nhượng trong nhiều năm để giữ chân nhân sự. Nếu nhân viên nghỉ việc trong thời gian này, công ty sẽ mua lại ESOP với giá bằng giá phát hành.

    Do đó, muốn thật sự nhận được khoản tiền thưởng bằng việc bán cổ phiếu ESOP, nhân viên phải cam kết gắn bó lâu dài với công ty.

    Phương án này cũng giúp người lao động tránh một phần thuế. Vì khác với tiền thưởng, sở hữu cổ phiếu không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Nhân viên chỉ bị đánh thuế khi bán cổ phiếu. 

    Tuy nhiên, việc doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu với giá rẻ cho nhân viên sẽ dẫn tới hiện tượng pha loãng giá, gây hại cho nhà đầu tư nhỏ lẻ. Kèm theo đó là hiệu ứng tăng cung cổ phiếu khiến giá có xu hướng sụt giảm sau thông tin ESOP.

    Ông Huỳnh Minh Tuấn nêu nhiều lý do khiến cổ đông nhỏ lẻ thường phản ứng trước các kế hoạch ESOP. Tại nhiều doanh nghiệp Việt, ban lãnh đạo, nhóm đối tượng nhận ESOP nhiều nhất cũng đồng thời là cổ đông lớn của doanh nghiệp. 

    "Lúc này, ESOP trở thành phương án ném tiền từ túi này sang túi khác, nhưng tránh được thuế và móc túi cổ đông nhỏ lẻ qua việc phát hành giá rẻ", chuyên gia chứng khoán này phân tích. 

    Ông Tuấn cũng đánh giá cơ chế phát hành ESOP của nhiều doanh nghiệp không minh bạch, đa phần là ủy quyền cho HĐQT. Kết quả là nhiều doanh nghiệp chỉ phát hành ESOP tập trung cho lãnh đạo và không có thời gian hạn chế chuyển nhượng. Cổ đông nhỏ khó có thể tác động quyết định vì chỉ chiếm tỷ lệ biểu quyết thấp.

    Thưởng cổ phiếu cho nhân viên hay chiêu móc túi nhà đầu tư nhỏ lẻ?
    Cổ phiếu Đất Xanh nhận phản ứng tiêu cực từ thị trường sau thông tin phát hành ESOP 0 đồng (Ảnh: DXG).

    "Đây là tình huống gây khó chịu nhất cho cổ đông nhỏ vì ngay lập tức có một lượng cổ phiếu từ trên trời rơi xuống sẵn sàng chốt lời trên đầu mình, thẳng tay móc túi mình", ông Tuấn nói. 

    Chuyên gia này nhận định kể cả trong trường hợp phương án ESOP phát huy vai trò giữ chân nhân tài với quy mô nhân sự được thưởng cổ phiếu đủ lớn và thời gian hạn chế chuyển nhượng dài vẫn có thể làm cổ đông khó chịu. Vì không phải nhà đầu tư nhỏ lẻ nào cũng đủ kiên nhẫn theo đuổi giá trị dài hạn của doanh nghiệp. Trong khi họ khó chấp nhận những hiệu ứng tiêu cực ngắn hạn của ESOP.

    "Lợi ích dài hạn là khái niệm vô chừng"

    Trao đổi với phóng viên Dân trí, Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn (Đại học Bristol, Anh) nhận định ESOP luôn là một chủ đề nhạy cảm và gây tranh cãi ngay cả ở nước ngoài. Về mặt tốt, ESOP là cách để doanh nghiệp thưởng xứng đáng cho đội ngũ nhân sự để giữ chân họ, đặc biệt với những công ty nơi nguồn nhân lực giữ vai trò chủ chốt như trong các lĩnh vực công nghệ, khởi nghiệp. 

    "Nếu nguồn nhân lực được nuôi dưỡng tốt, cổ đông có thể chấp nhận đánh đổi lợi ích trước mắt để lấy tăng trưởng dài hạn. Tuy nhiên, lợi ích dài hạn là một khái niệm vô chừng và phụ thuộc hoàn toàn vào cách thiết kế ESOP", Tiến sĩ Tuấn nêu quan điểm.

    Ông chia sẻ nếu những khoản thưởng cổ phiếu ESOP chỉ tập trung trong tay một số lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư đương nhiên sẽ đặt dấu hỏi về mục đích của ESOP để giữ chân nhân tài hay là cách lãnh đạo, cổ đông lớn "rút ruột" công ty, gây tổn hại cho cổ đông nhỏ.

    "Người ta có thể mượn chiêu bài công ty cổ phần không chỉ phục vụ mục tiêu cao nhất là mang lại giá trị cho cổ đông mà còn phải phục vụ khách hàng, nhân viên, xã hội, môi trường để bóp méo thành công ty chuyên phục vụ lợi ích ban lãnh đạo công ty. Đây là điều đã diễn ra ở nước ngoài và đang được cảnh báo", Tiến sĩ Tuấn cho hay.

    Theo ông, ở nhiều nước, ESOP là phương án rất phổ biến, đặc biệt với các công ty công nghệ. Vấn đề kế toán của ESOP và tác động của nó đến giá trị doanh nghiệp là chủ đề nóng. Các doanh nghiệp quốc tế cũng đang nâng dần tính minh bạch và các tiêu chí để phát hành ESOP. Một giải pháp cụ thể là thành lập ủy ban lương thưởng có cổ đông độc lập thật sự và đại diện của người lao động. 

    "Cách này giúp lập ra các tiêu chí công việc (KPI) hợp lý cho lãnh đạo cũng như cấu trúc lương thưởng hợp lý. Nhờ đó, tránh được hiện tượng lãnh đạo công ty tự quyết việc trả lương và thưởng cho mình vô tội vạ, rút ruột công ty làm giàu cho mình", TS Tuấn phân tích. 

    (Theo Dân Trí)