Showing posts with label F0. Show all posts
Showing posts with label F0. Show all posts

Tuesday, February 1, 2022

Tại sao người giàu càng chơi càng giàu, còn người nghèo càng bận càng nghèo: Mấu chốt nằm ở 3 điểm này!

Thế gian rộng lớn và phức tạp, có rất nhiều điều tưởng chừng như chẳng thể hiểu nổi. Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa người giàu và người nghèo?




Tại sao người giàu càng chơi càng giàu, còn người nghèo càng bận càng nghèo: Mấu chốt nằm ở 3 điểm này!

Chỉ cần để tâm quan sát một chút là thấy được, người giàu đang ngày một giàu lên, trong khi người nghèo lại càng ngày càng lam lũ. Tại sao lại vậy?

Thật ra, mấu chốt của vấn đề nằm ở ba điểm sau đây:





1. Khác biệt trong tư duy về đầu tư

Một người có thể giàu có như vậy, tiền bạc của cải từ đâu mà có? Do điều kiện gia đình hơn hẳn những người khác, có mối quan hệ xã hội hay được tiếp cận nguồn vốn dồi dào?

Những điều trên không sai. Tuy nhiên, điểm mà mọi người thường bỏ qua chính là phương thức tư duy - thứ làm nên sự khác biệt hoàn toàn giữa người giàu và người nghèo.



Cùng đứng trước thị trường chứng khoán, người nghèo có thể chọn một mã mà họ cho là tốt, sau đó dốc hết tiền bạc của mình vào đó. Người giàu chưa chắc đã làm như vậy; họ sẽ suy nghĩ, phân tích thật rõ từng loại cổ phiếu, sau đó đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình.



Chìa khóa ở đây là "không bỏ hết trứng vào một giỏ". Đừng bao giờ ôm mộng tưởng làm giàu chỉ sau một đêm rồi liều mạng.




Thị trường chứng khoán có rất nhiều rủi ro, nên việc đầu tư phải hết sức cẩn trọng. Chúng ta phải học hỏi, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, những nhà đầu tư có kiến thức và kinh nghiệm. Khoảnh khắc ta ngừng học hỏi cũng là lúc ta bắt đầu thất bại.

Tại sao người giàu càng chơi càng giàu, còn người nghèo càng bận càng nghèo: Mấu chốt nằm ở 3 điểm này! - Ảnh 1.

2. Thói quen tiêu dùng khác nhau

Người giàu càng chơi càng giàu, trong khi người nghèo tuy ngày càng bận rộn nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Nguyên nhân là vì thói quen tiêu dùng của người giàu và người nghèo khác nhau.



Dù dư tiền hay không, người giàu sẽ vẫn luôn dùng tiên của mình một cách có ý nghĩa, chẳng hạn như đầu tư chứng khoán, tham gia các khóa học, tập thể dục, mua sách vở… Nhưng người nghèo thì sao? Dù được trả lương hàng nghìn USD mỗi tháng, nhiều người lại dùng tiền để mua những thứ hàng hóa xa xỉ mà chẳng đem lại lợi ích gì.


Chính từ thói quen tiêu dùng này, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng cách biệt. Muốn giàu có, phải có tư duy tiêu dùng của người giàu. Ta chỉ nên mua những thứ thực sự có giá trị với bản thân mình, không chi tiền cho những thứ xa hoa vô ích. Cứ giữ thói quen tiêu dùng của kẻ nghèo, dù có nằm trên núi vàng cũng không đủ tiêu.

Tại sao người giàu càng chơi càng giàu, còn người nghèo càng bận càng nghèo: Mấu chốt nằm ở 3 điểm này! - Ảnh 2.

3. Khác biệt trong việc ưu tiên đầu tư cho bản thân

Đã là người sống trên đời, không ai là không chú trọng vào việc định hình bản thân mình. Đây cũng là điểm khác nhau giữa người giàu và người nghèo; hai giới có những ưu tiên khác nhau.



Trong khi người giàu thích nâng cao trình độ bản thân, cả về kiến thức và kỹ năng, người nghèo lại ít khi làm vậy. Họ dành nhiều thời gian hơn vào các hoạt động đem lại niềm vui, khoái lạc nhất thời như giải trí và vui chơi.



Người giàu và người nghèo thường làm gì sau khi tan sở? Người giàu thường đi gặp gỡ những người giỏi hơn mình, học hỏi thêm những kỹ năng mới. Người nghèo lại đến các tụ điểm giải trí, bù khú nhậu nhẹt với bạn bè và đồng nghiệp đến hết ngày. Đó là lý do tại sao người nghèo vẫn cứ nghèo, dù lúc nào cũng trông rất bận rộn.

(Theo Zhihu)

Wednesday, December 15, 2021

Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chí mới xác định ca nghi mắc COVID-19

Theo quyết định mới nhất của Bộ Y tế: Ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 có ít nhất 2 trong số các biểu hiện sốt, ho, đau họng, mất khứu giác… hoặc xét nghiệm sàng lọc dương tính SARS-CoV-2, mà không cần điều kiện tiếp xúc F0 hay tiền sử dịch tễ.



Bộ Y tế vừa có quyết định số 3638/QĐ- BYT về việc ban hành "Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19" thay thế cho quyết định được ban hành trước đó vào tháng 8/2020.

Ít nhất 2 biểu hiện xác định ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19

Theo đó, có thay đổi một số khái niệm. Chẳng hạn ca bệnh nghi ngờ (ca bệnh giám sát) mắc COVID-19 là người có ít nhất 2 trong số các biểu hiện sau đây: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người - mệt mỏi - ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác;

Hoặc người có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với virus SARS-CoV-2.  So với quy định cũ, khái niệm này đã bỏ điều kiện về tiền sử dịch tễ, tiền sử tiếp xúc F0.

Bên cạnh đó, các tiêu chí về người tiếp xúc gần (F1) cũng có một số điều chỉnh. Chẳng hạn, ngoài điều kiện là người tiếp xúc gần với F0 trong khoảng 2m thì còn là người có tiếp xúc gần trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí… hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

Theo quyết định mới nhất của Bộ Y tế: Ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 là người có ít nhất 2 trong số các biểu hiện sốt, ho, đau họng, mất khứu giác… hoặc xét nghiệm sàng lọc dương tính SARS-CoV-2

 Cụ thể, quyết định mới này phân chia rõ trường hợp nào tiếp xúc gần với F0 có triệu chứng và F0 không có triệu chứng (không dùng khái niệm người lành mang trùng) thì được xác định là F1.

Ví dụ, đối với F0 có triệu chứng: Một người được xác định là F1 nếu tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của F0 cho đến khi F0 được cách ly y tế. Thời điểm khởi phát của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường về sức khỏe đầu tiên mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là một trong các triệu chứng sau: mệt mỏi; chán ăn; đau người; gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng...

Đối với F0 không có triệu chứng

Nếu F0 đã xác định được nguồn lây

Một người được xác định là F1 nếu tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây cho đến khi F0 được cách ly y tế.

 Nếu F0 chưa xác định được nguồn lây

Một người được xác định là F1 nếu tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi F0 được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định dương tính cho đến khi F0 được cách ly y tế.

Quyết định mới cũng bỏ toàn bộ phần nội dung hướng dẫn việc giám sát (khi chưa có ca bệnh, có ca bệnh và dịch lây lan rộng trong cộng đồng) để phù hợp với thực tế.

 Quy định về việc cách ly tập trung F1

 Tại quyết định này, Bộ Y tế cũng quy định rõ, tổ chức cách ly ngay tất cả người tiếp xúc gần (F1) tại cơ sở cách ly tập trung ít nhất 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định.

Tốt nhất nên thiết lập cơ sở cách ly tập trung dành riêng cho F1 vì những người này có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn các đối tượng cách ly tập trung khác.

Trong trường hợp không có cơ sở cách ly riêng thì trong cơ sở cách ly tập trung cần bố trí phân khu cách ly dành riêng cho những người tiếp xúc gần.

 Những người sống trong cùng hộ gia đình, sống cùng nhà, cùng phòng ở, cùng phòng làm việc với ca bệnh xác định cần được cách ly riêng với những người khác vì những người này có nguy cơ bị lây bệnh cao nhất.

Quyết định này cũng yêu cầu bố trí, sắp xếp người cách ly vào phòng cách ly theo nguyên tắc phân loại theo nguy cơ: những người có cùng đặc điểm dịch tễ, cùng nguy cơ cùng thời gian thì vào cùng phòng/cùng khu cách ly.

Trong trường hợp số lượng F1 quá nhiều, vượt quá khả năng cách ly tập trung hoặc các trường hợp đặc biệt khác (người già, người hạn chế vận động, trẻ nhỏ, người bị bệnh hoặc sức khỏe yếu cần phải có người chăm sóc…), thì xem xét áp dụng hình thức cách ly F1 tại nơi lưu trú 14 ngày theo hướng dẫn.

Đến tháng 7/2021, tại Việt Nam đã ghi nhận 7 biến chủng của virus SARS-CoV-2 gồm các chủng phổ biến tại châu Âu, châu Phi, Anh và Ấn Độ.

Riêng trong đợt dịch từ ngày 27/4 đến nay nước ta đã ghi nhận 2 biến chủng là Delta (B.1.617.2, lần đầu tiên phát hiện tại Ấn Độ) và Alpha (B.1.1.7, lần đầu tiên phát hiện tại Anh).

Trong đó biến chủng Delta được đánh giá là có khả năng lây lan mạnh được WHO xếp vào nhóm "biến chủng gây quan ngại" có khả năng lây truyền cao hơn 50% so với biến chủng Alpha.

Hơn 60% người nhiễm virus SARS-CoV-2 không có biểu hiện lâm sàng. Đến nay, bệnh đã có vắc xin phòng nhưng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.