Showing posts with label KỸ NĂNG. Show all posts
Showing posts with label KỸ NĂNG. Show all posts

Thursday, October 27, 2016

PHÁT TRIỂN NÃO PHẢI

Sự khác nhau giữa người thuận não trái và người thuận não phải
Những người thuận não trái có khả năng xử lý thông tin chậm, trong khi đó, tốc độ xử lý của não phải lại nhanh hơn bởi khi thông tin được truyền tới, não phải sẽ tự động xử lý chúng bằng việc sử dụng hình ảnh.
Infographic - Sự khác nhau giữa người thuận não trái và người thuận não phải
Trong phương pháp giáo dục não phải, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
  1. Thư giãn. Khi tập các bài tập phát triển não phải cho bé tại nhà, hãy chắc chắn rằng bạn cảm thấy thực sự thoải mái và thư giãn. Nếu bạn tỏ ra căng thẳng, bé cũng sẽ cảm thấy áp lực vào sẽ không thể mở não phải được.
  2. Tốc độ. Càng giơ thẻ nhanh, kết quả thu được sẽ càng cao. Trung bình tốc độ giơ thẻ theo phương pháp Heguru là 1 giây/3 thẻ. Khi tập ở nhà, bạn có thể làm chậm hơn một chút. Lưu ý không tăng tốc độ nếu đây là lần tập đầu tiên của bé. Tốc độ giơ thẻ thích hợp là 1 giây/1 thẻ.
  3. Số lượng hơn chất lượng. Não phải tiếp nhận và xử lý thông tin bằng hình ảnh, vì vậy bạn nên kích thích phần não bộ này với càng nhiều thẻ càng tốt. Giơ mỗi tập thẻ tối đa 4 lần sau đó đổi thẻ. Mục tiêu hướng đến là hoàn thành 100-150 thẻ/ ngày.
Lứa tuổi nào là thích hợp?
Bạn nên giáo dục não phải cho trẻ càng sớm càng tốt, tuy nhiên, sẽ không có vấn đề gì khi trẻ đã bắt đầu bước sang tuổi thứ 6. Theo bà Henmi – một giáo viên người Nhật đã có 20 năm giảng dạy theo phương pháp này – phát triển não phải có hiệu quả đến khi trẻ 12 tuổi, qua lứa tuổi này sẽ khó có thể thấy rõ được tín hiệu cải thiện. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là dạy trẻ biết cách vận dụng não phải trong cuộc sống hàng ngày.


  1. Tin tưởng
Bạn cần tin tưởng vào khả năng của trẻ hoặc luôn ở bên động viên khi trẻ không hoàn thành được mục tiêu. Bạn cũng cần đặt lòng tin vào chương trình tập luyện để có động lực giúp trẻ phát triển.
  1. Tham gia các lớp học để giải phóng khả năng cho não phải
  2. Đọc truyện cho trẻ
Đọc là một trong 4 điều kiện cần thiết để trẻ phát triển trí não. Ban hãy đọc thật truyền cảm và diễn tả càng nhiều cảm xúc càng tốt.
  1. Luôn theo sát những bé có não phải phát triển
Đây là nguyên lý của việc hình thành nhân tài. Não phải tiếp nhận bằng cách quan sát, não trái tự tiếp nhận và xử lý thông tin.
  1. Vui đùa cùng trẻ
Trẻ cần cảm thấy vui vẻ và sảng khoái để kích thích sự phát triển của não phải.
  1. Khéo léo kích thích não trái
Chúng ta thường tập trung vào việc giáo dục não phải mà bỏ quên não trái. Điều này thực sự sai lầm. Não trái cần được phát triển song song với não phải bởi não trái phát triển sẽ giúp não phải phát triển tốt hơn. Giáo dục não phải không đơn thuần là tập trung vào não phải mà là toàn bộ 2 bán cầu.
  1. Đánh giá
Bạn nên giúp trẻ phát triển khả năng tự đánh giá và kiểm soát bản thân. Không nên la mắng trẻ vì thiếu khả năng hay phạt trẻ vì làm sai. Hãy đề ra giới hạn và hình phạt dành cho trẻ để trẻ biết nên cư xử như thế nào. Khi phạt trẻ, hãy cho trẻ biết những lỗi sai và giải thích cho trẻ hiểu. Những hình phạt này nên bắt đầu khi trẻ được 2 tuổi.
  1. Kiên trì, chịu đựng và lo lắng
Trẻ cần học cách chịu đựng những khó khăn, thử thách khác nhau trong cuộc sống và học cách vượt qua chúng.
  1. Giúp trẻ tiếp nhận những lời nhận xét tiêu cực từ cha mẹ, thầy cô và những người xung quanh.
Động viên trẻ vượt qua trở ngại để tiếp tục cuộc hành trình học hỏi.
  1. Rèn dũa lý trí
Não phải bị tác động mạnh mẽ bởi lý trí. Nếu lý trí sai lệch, não phải sẽ không thể phát triển hoàn thiện được.

Wednesday, June 3, 2015

HUẤN LUYỆN LÒNG DŨNG CẢM

Chúng ta ai cũng có lúc sợ hãi, trẻ con cũng vậy. Nhưng người lớn thì có thể nói ra còn trẻ con lại không thể diễn đạt lại điều đó. Hãy tinh ý nhận ra nỗi sợ của con và tìm cách khắc phục nó.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang sợ hãi
- Thay đổi thói quen trong ăn uống như ăn ít đi hoặc nhiều hơn.
- Trẻ hay nói mê trong giấc ngủ hoặc ngủ không sâu, khó ngủ.
- Khó tập trung vào bất cứ việc gì như học bài, có biểu hiện hay lơ đãng.
- Trẻ bỗng dưng có những kích động thái quá hoặc trở nên thụ động hơn so với ngày thường.
Cha mẹ nên hiểu sợ hãi là bản chất tự nhiên của trẻ
Cũng như người lớn, ai cũng có lúc sợ hãi và trẻ con cũng vậy. Trong mỗi giai đoạn phát triển, trẻ em có những nỗi sợ đặc trưng cho từng lứa tuổi và mức độ phát triển tâm lý.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở những hoàn cảnh khác nhau, mức và độ nghiêm trọng của sự sợ hãi ở trẻ là khác nhau.
- Những đứa trẻ khỏe mạnh, sự sợ hãi là phản ứng tự nhiên trong nhận thức thế giới xung quanh.
- Những đứa trẻ nhạy cảm, nỗi sợ hãi có thể gắn chặt trong tâm lý và khi càng lớn nỗi sợ càng nhiều.
- Những đứa trẻ sống trong gia đình chỉ có bố hoặc mẹ thì nỗi sợ càng lớn, nhất là những bé trai sống với mẹ vì trẻ không nhận được sự tác động tích cực từ người cha nên kém tự tin.
- Những đứa trẻ sống trong gia đình không yên ổn, bố mẹ hay xảy ra xung đột cũng rơi vào tình trạng tương tự những trẻ sống trong gia đình chỉ có bố hoặc mẹ.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những đứa trẻ có quá nhiều nỗi sợ hãi cũng là do cha mẹ quá nghiêm khắc và ít thể hiện tình cảm với con.
Tập cho con có lòng dũng cảm
Đa số những nỗi sợ hãi ở trẻ em là do đặc điểm lứa tuổi và dần dần sẽ qua đi cùng sự lớn lên của trẻ. Nhưng những nỗi sợ này có lưu lại lâu dài hay không, có trở thành nỗi ám ảnh bệnh hoạn ở trẻ hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào sự dạy dỗ của cha mẹ.
Các chuyên gia tâm lý trẻ em đưa ra rất nhiều phương pháp để giúp trẻ thoát khỏi sự sợ hãi một cách có hiệu quả và đơn giản nhất:
1. Vẽ nỗi sợ hãi:
Là cách khơi gợi cho trẻ vẽ ra những gì mình sợ, ví dụ như: sợ nước, sợ chó cắn, sợ ma, hay sợ sấm chớp, v.v...
Trước mỗi buổi vẽ nên để trẻ vui chơi thoải mái, và mỗi buổi vẽ chỉ nên kéo dài 30 phút. Sau đó, bạn chủ động chuyển sang nói chuyện với trẻ với mục đích là xác định xem trẻ đang sợ cái gì. Thực hiện những câu hỏi đó bằng các trò chơi và hỏi "Con sợ hay không sợ..." và chờ đợi câu trả lời. Nếu bé phủ nhận tất cả, hãy đề nghị trẻ không chỉ trả lời câu hỏi bằng "có" hoặc "không" mà phải đầy đủ "Con không sợ bóng tối".
 Sau đó khuyến khích trẻ vẽ ra cái đầu tiên làm trẻ sợ và vẽ bằng bút chì màu. Sau khi vẽ xong, hãy tặng thưởng cho trẻ bằng đồ chơi hoặc cái gì đó để cho trẻ thấy rằng, chúng đã vượt qua được nỗi sợ hãi bằng cách đối mặt với nó. Rồi từ đó, đề nghị trẻ tiêu diệt nỗi sợ bằng cách đốt hay xé hình vẽ đi. Bằng cách đó, có thể giúp trẻ loại bỏ những nỗi sợ hãy vô hình hoặc có thực nhưng đã xảy ra từ rất lâu rồi.

2. Chơi trò chơi
Trò chơi trốn tìm giúp bé khắc phục nỗi sợ bóng tối, sợ đơn độc, sợ không gian kín rất hiệu quả. Trước khi chơi, bạn quy định những nơi không được trốn vào. Sau đó tắt đèn đi, chỉ để lại đèn ngủ. Người dẫn đi quanh phòng và dọa người đang trốn. Tốt nhất là để trẻ trở thành người dẫn trò chơi, điều đó giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi và tính thiếu kiên quyết. Hoặc cũng có thể đạt được kết quả tốt khi bạn là người dẫn trò chơi và chịu đầu hàng vì không thể tìm ra trẻ đang trốn ở đâu.
3. Vào vai những nhân vật cổ tích
Đóng kịch giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi đã lưu lại trong thời gian dài. Có thể để trẻ đóng cả vai chính diện lẫn phản diện như người hùng hoặc bà phù thủy. Như thế, sau đó trẻ sẽ không còn sợ phù thủy nữa. Có lúc nên thay đổi kịch bản bằng cách biến những người xấu thành người tốt như: biến bà phù thủy thành người tốt, con cáo giúp cậu bé đi lạc ra khỏi rừng, v.v...
Lưu ý: nếu trẻ thấy vui vẻ và hứng thú với trò chơi thì bạn mới nên tiếp tục. Khi trẻ có dấu hiệu không bằng lòng thì nên dừng ngay, tránh bắt buộc.
H.M (Theo Parents)






T