1. Chỉ cho trẻ những chữ cái và từ then chốt:
Lần đầu tiên con bạn tập đọc, hãy chỉ tay vào một từ đặc biệt nào đó, giải thích và nhấn mạnh nghĩa của từ, nhớ đừng chỉ vào hình. “Chúng ta tìm từ con gấu ở trang này. Con có nhìn thấy chữ g trong từ gấu không?”. Trẻ em thường nhớ những chữ cái trong tên của mình trước nên bạn hãy tìm những từ có những chữ cái đó.
2. Đọc theo mẫu:
Khi con bạn đã đọc được một số từ, hãy cho đọc lại những từ đó trong những truyện đơn giản. Hãy đọc chữ đầu tiên và yêu cầu trẻ đọc tiếp cho đến hết câu.
3. Cùng trẻ đọc truyện:
Đọc một câu truyện quen thuộc rồi cho trẻ đọc lớn tiếng một mình. Giọng đọc của bạn sẽ giúp trẻ hiểu được và vượt qua những chi tiết đòi hỏi sự tinh tế. Vì muốn ghi nhớ và đọc to chuyện đòi hỏi một sự tập trung cao độ, nên hãy thay phiên mỗi người đọc 1 trang, trẻ có thời gian để nghỉ ngơi và nghe bạn đọc.
4. Đừng vội vàng:
Khi trẻ chuẩn bị đọc chuyện cho bạn nghe, để ý xem quyển sách đó có quá khó với trẻ hay không. Nếu nhận thấy cứ 10 từ thì trẻ lại mắc kẹt một từ thì hãy chọn một cuốn sách khác dễ hơn. Đừng từ chối nếu trẻ muốn đọc đi đọc lại câu truyện mặc dù chưa hiểu rõ vì đọc lại một quyển sách giúp trẻ tự tin hơn và trẻ có thể khoe khoang về điều đó.
5. Diễn tập trước:
Trẻ em thường không thích đọc những quyển sách mới vì chúng không muốn bị vấp trước mặt cha mẹ. Trẻ em muốn coi trước, cũng như diễn viên sẽ gặp khó khăn khi diễn xuất mà không đọc trước kịch bản. Vì thế, nên cho trẻ xem hình minh họa rồi hỏi trẻ xem cuốn sách đó có ý nói về cái gì. Nếu gặp loại sách khó đọc, nên cho trẻ đọc trước những từ khó.
6. Giúp đỡ khi gặp từ khó:
Nếu con bạn bị vấp từ nào, đừng ép đọc nữa. Trước hết, nói trẻ bỏ qua từ đó, đọc tiếp phần còn lại của câu rồi hãy quay lại. Đố trẻ đoán nghĩa của từ đó. Bắt trẻ nhìn vào những chữ cái ở đầu và cuối của từ để hình dung ra từ đó. Nếu trẻ vội nản, khuyến khích trẻ rằng từ đó không khó và cũng dễ ghi nhớ.
7. Tránh xao lãng:
Mặc dù cùng đọc với con bạn nửa tiếng mỗi ngày là cần thiết, nhưng đừng nên đọc liên tục quá 10 phút. Nếu bạn tập trung vào việc dạy trẻ, chúng sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc tập đọc.
8. Trò chuyện:
Những cuộc nghiên cứu cho thấy, trò chuyện với trẻ em bằng cách kể chuyện sẽ làm giàu vốn từ vựng và sự hiểu biết của trẻ. Khi đi dạo hoặc khi đọc sách xong, trẻ thích thảo luận về những gì nó vừa đọc. Lúc đó, bạn nên hỏi: “Theo con thì sau đó chuyện gì sẽ xảy ra?”. Hoặc khích lệ trẻ nêu ra cảm nghĩ của mình về câu chuyện. Điều này sẽ giúp các em hiểu rõ cốt truyện.
9. Gọt bút chì:
Trước đây các nhà ngôn ngữ cho rằng trẻ em cần biết đọc trước khi biết viết, nhưng hiện nay họ nhận ra rằng viết cũng là hình thức học đọc. Bạn nên khuyến khích con mình viết ra giấy những đồ vật thường dùng hàng ngày. Những cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy viết đúng chính tả giúp người mới tập đọc hiểu được mối quan hệ giữa các chữ cái và phát âm. Bạn hãy đọc cho trẻ viết một lá thư gởi cho bà ngoại và giải thích cho trẻ hiểu về cách dùng từ cũng như cấu trúc một lá thư.
10. Duy trì việc đọc:
Khoảng 12 – 13 tuổi, trẻ em mới có thể hiểu hết được những cuốn sách khá phức tạp mà chúng tự đọc. Đối với trẻ, việc đọc giúp cho các em mở rộng vốn từ và khả năng suy luận. Dĩ nhiên, bạn có thể trải qua những giây phút vui vẻ tập đọc với con.
Khoảng 12 – 13 tuổi, trẻ em mới có thể hiểu hết được những cuốn sách khá phức tạp mà chúng tự đọc. Đối với trẻ, việc đọc giúp cho các em mở rộng vốn từ và khả năng suy luận. Dĩ nhiên, bạn có thể trải qua những giây phút vui vẻ tập đọc với con.
Lượm Internet
No comments:
Post a Comment