Friday, November 4, 2016

VẤN ĐỀ MẤT CÂN ĐỐI NGUỒN VỐN

Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ cân đối này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không. Mối quan hệ cân đối này được thể hiện qua sơ đồ sau: 
Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn là điều hợp lý vì dấu hiệu này thể hiện doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời, nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn điều này chứng tỏ doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn vì xuất hiện dấu hiệu doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn vào tài sản dài hạn. Mặc dù nợ ngắn hạn có khi do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạn tuy nhiên chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán cho nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính xấu hơn.
Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn là cả vốn chủ sở hữu, nhưng nếu phần thiếu hụt được bù đắp từ nợ ngắn hạn là điều bất hợp lý như trình bày ở phần cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nếu phần tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn điều này chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn. Hiện tượng này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận kinh doanh giảm và những rối loạn tài chính doanh nghiệp. 
Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn chúng ta cần chú trọng đến nguồn vốn lưu động thường xuyên. Nguồn vốn lưu động thường xuyên không những biểu hiện quan hệ giữa cân đối giữa tài sản với nguồn vốn mà nó còn có thể cho chúng ta nhận thức được những dấu hiệu tình hình tài chính trong sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
Quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp phải hình thành nên phần dư ra giữa tài sản ngắn hạn so với nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn phải lớn hơn tài sản dài hạn mới đảm bảo cho hoạt động thường xuyên, phù hợp với sự hình thành, phát triển và mục đích sử dụng vốn. Phần chênh lệch này gọi là vốn lưu động thường xuyên. Căn cứ vào mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, ta có các mối quan hệ cân đối sau: 
Như vậy, nếu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn không và lớn hơn nhu cầu vốn lưu động thiết yếu, thì đây là một dấu hiệu tài chính lành mạnh và đảm bảo cân đối giữa tài sản với nguồn vốn trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn nhu cầu tài sản ngắn hạn thiết yếu hoặc âm thì đây là dấu hiệu tài chính bất bình thường và mất cân đối giữa tài sản với nguồn vốn, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn  đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp rối loạn nghiêm trọng hơn, doanh nghiệp mất dần đến toàn bộ vốn sở hữu và đến bờ vực phá sản. 
Nguồn: Ths. Vũ Quang Kết - TS. Nguyễn Văn Tấn (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)







Thursday, November 3, 2016

NỢ CÔNG MỨC NÀO THÌ TỐT?

Bởi khi chính phủ phải gánh mức nợ công cao, câu hỏi được đặt ra ra liệu áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng để trả nợ tốt hơn hay tận dụng mức lãi suất thấp để đầu tư phát triển? Đây là câu hỏi ở tầng kinh tế vĩ mô.

Nợ công ở các nước giàu bùng nổ trong giai đoạn 2007-2012, từ trung bình 53% lên gần 80% GDP. Có người nghĩ đó là một vấn đề và nói chính phủ cần phải cố hết sức để cắt giảm nợ. Nhưng quan điểm này không giống với một tài liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng trả sạch nợ chưa hẳn là một ý hay. Vậy nợ công đến mức nào là đủ, là an toàn?
Theo tạp chí chuyên về kinh tế The Economist của Anh, các kinh tế gia của IMF tính toán rằng nếu một chính phủ có thể, họ sẽ chọn mức nợ công thấp. Cuối cùng thì khi nợ công cao, các chính phủ phải áp những mức thuế không hề dễ chịu lên người dân và doanh nghiệp để lấy tiền trả nợ. Thuế cao là gánh nặng của cả nền kinh tế. Nhưng vấn đề thường không đơn giản như thế.
Nợ cao vẫn an toàn?
Bởi khi chính phủ phải gánh mức nợ công cao, câu hỏi được đặt ra ra liệu áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng để trả nợ tốt hơn hay tận dụng mức lãi suất thấp để đầu tư phát triển? Đây là câu hỏi ở tầng kinh tế vĩ mô.
Câu trả lời phụ thuộc vào “không gian tài chính” của chính phủ đó. Nói đơn giản, nợ nhiều nhưng làm ra nhiều khác với nợ nhiều nhưng làm ra rất ít. Ở đây có một khái niệm quan trọng là tỷ lệ “nợ/GDP”. Moody, một hãng đánh giá tín nhiệm, thường dựa vào tỷ lệ này để xếp hạng độ an toàn và ổn định của các quốc gia. Các nước có thể được xếp hạng dựa vào mức độ nợ/GDP và khả năng trả nợ bền vững.
Đối với các quốc gia được xếp vào khu vực màu đỏ hay vàng đậm trên bảng xếp hạng của Moody, điều chắc chắn là họ phải hành động để giảm nợ. Nhưng đối với các quốc gia ở khu vực màu xanh (Mỹ hay Brazil, nước tuy ngấp nghé khu vực màu vàng nhưng vẫn trong nhóm màu xanh), các chuyên gia IMF nói: đừng lo về nợ của các anh.
Với những nước này, tăng thuế và cắt giảm các khoản chi tiêu cần thiết để giảm nợ thậm chí còn gây hại hơn nhiều. Ví dụ một quốc gia ở khu màu xanh muốn giảm nợ từ mức 120% về 100% GDP. Người ta tính toán rằng cái giá phải trả cho việc tăng thuế (ví dụ số việc làm mất đi) còn cao hơn lợi ích nó mang lại.
Vậy họ nên làm gì trong trường hợp này? IMF cho rằng, tốt nhất là để nền kinh tế tiếp tục tốc độ tăng trưởng. Về lâu dài, nếu nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn nợ, gánh nặng nợ công tự nhiên sẽ giảm xuống vì tỷ lệ nợ/GDP đã giảm đi. Như vậy, theo IMF, nợ công cao hay thấp không quan trọng bằng tỷ lệ nợ/GDP và tốc độ, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Khi bàn về nợ công, nhiều nhà kinh tế thường lấy ví dụ về các quốc gia trong liên minh thuế quan CAN gồm bốn nước Nam Mỹ là Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru.
Những nước này đã làm mất đi cơ hội tăng trưởng vì nợ nần quá nhiều? Năm 2010, hai nhà kinh tế là Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff của Đại học Harvard cho rằng tốc độ tăng trưởng của một quốc gia sẽ chậm lại đáng kể khi tỷ lệ nợ công/GDP đạt mức 90%. Ít ai bị thuyết phục với lý luận này. Rồi năm 2013, ba nhà kinh tế của Đại học Massachusetts Amherst phát hiện ra rằng lỗi tính toán đã làm lệch kết quả nghiên cứu của Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff.
Tài liệu của IMF đưa ra năm 2014 lại một lần nữa thách thức lý luận của bà Reinhart và ông Rogoff. Sử dụng các số liệu nợ và tăng trưởng từ năm 1821 đến 2012, các tác giả của IMF phát hiện ra rằng, tăng trưởng GDP trên đầu người diễn ra chậm hơn ở những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên 90%, khi soi chiếu vào số liệu các năm.
Nhưng có nhiều khía cạnh mà sự tăng trưởng chậm lại được tạo ra bởi các nhân tố không liên quan gì đến nợ công. Ví dụ, tăng trưởng của các nước với nợ công ở mức hơn 135% GDP chủ yếu chậm lại do hai nền kinh tế Nhật Bản và Đức sụp đổ, năm 1945.
Nhưng nợ công bao nhiêu mới là tốt?
Nếu xem xét mức độ nợ công trung bình trong giai đoạn 15 năm, không có bằng chứng nào cho thấy các quốc gia với mức nợ trên 80% GDP tăng trưởng chậm hơn. Thậm chí những nước với tỷ lệ nợ 200% như nước Anh sau Thế chiến II vẫn có những mức tăng trưởng trung hạn vững chắc.
Số nợ tuyệt đối do vậy không quan trọng bằng “quỹ đạo nợ”. Các nước với mức nợ công tăng dần sẽ chịu đựng mức tăng trưởng chậm dần. Dễ thở hơn là các nước có nợ công giảm dần, cho dù số nợ đã ở mức cao. Ở các nước có nợ công tăng dần, thâm hụt ngân sách khiến nền kinh tế dễ mất ổn định hơn. Theo tạp chí Vox, có nhiều tranh cãi tồn tại bấy lâu nay về câu hỏi, tỷ lệ nợ công bao nhiêu là tốt. Câu trả lời phổ biến là 60%. Có nghĩa là vượt quá mức này có thể đe dọa sự ổn định tài chính quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, các quốc gia mới nổi lên, 40% là tỷ lệ được đề xuất và tỷ lệ này không nên bị phá vỡ trong dài hạn.
Tất nhiên, như nói ở trên, không thể có một tỷ lệ tốt nhất áp dụng chung cho các nước bởi tốc độ, quy mô và chất lượng tăng trưởng của mỗi nước khác nhau.
Theo Nguyễn Xuân Thủy
Nông nghiệp Việt Nam

HƯỚNG DẪN THUẾ ĐIỆN TỬ

Nộp thuế điện tử là dịch vụ cho phép người nộp thuế lập Giấy nộp tiền (GNT) vào Ngân sách Nhà nước trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế và được Ngân hàng thương mại (NHTM) xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế tức thời.

          Hiện nay, Tổng cục Thuế đã phối hợp với các ngân hàng để cung cấp dịch vụ Nộp thuế điện tử, bao gồm:
-         Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
-         Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
-         Ngân hàng TMCP Quân đội (Mbbank)
-         Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)
-         Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
-         Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
-         Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank)
-         Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
-         Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)
-         Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
-         Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)
-         Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)          
-         Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)
-         Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
-         Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)  
-         Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
-         Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)
-         Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
-         Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank)
-         Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank)
-         Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank)
-         Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank)
-         Ngân hàng TMCP Việt Á (Viet A Bank)
-         Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank)
-         Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVComBank)
-         Ngân hàng TNHH INDOVINA (IVB)
-         Ngân hàng Thương Mại TNHH MTV Đại Dương (OCEANBANK)
-         Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank)
-         Ngân hàng liên doanh Việt – Nga (VRB)
-         Ngân hàng Mizuho (Mizuho Bank)
-         Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Bank Vietnam)
-         Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SAIGONBANK)
-         Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
-         Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC)
-         Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)
-         Ngân hàng Bangkok Đại chúng TNHH (Bangkok Bank)
-         Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank)
-         Ngân hàng Citibank (Citibank)
-         Ngân hàng The Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ, Ltd (BTMU)
a. Lợi ích đối với NNT
-         Tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch; đơn giản thủ tục giấy tờ khi thực hiện nghĩa vụ thuế.
-         Nộp thuế tại bất cứ địa điểm nào có kết nối Internet.
-         Nộp thuế 24/7, kể cả ngày nghỉ/lễ, được NHTM xác nhận kết quả giao dịch ngay khi gửi GNT.
-         Có thể truy cập Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế để xem, in, tải về các thông báo, GNT điện tử đã nộp.
-         Được sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng khác của NHTM.
b. Điều kiện đăng ký Nộp thuế điện tử
          NNT tự nguyện đăng ký nộp thuế điện tử khi có đủ các điều kiện sau:
-         Là tổ chức, doanh nghiệp được cấp mã số thuế/mã số doanh nghiệp và đang hoạt động.
-         Có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp và đang còn hiệu lực.
-         Có kết nối Internet và địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định với Cơ quan thuế.
-         Đang thực hiện khai thuế điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế.
-         Có tài khoản tại NHTM.
          Trong thời điểm hiện tại, NNT muốn sử dụng dịch vụ cần có tài khoản tại 01 ngân hàng đã phối hợp với Tổng cục Thuế cung cấp dịch vụ và thuộc địa bàn quản lý của các Cục Thuế, Chi cục Thuế trên toàn quốc.
c. Các bước đăng ký sử dụng dịch vụ:
-         Bước 1: NNT thực hiện đăng ký sử dụng dịch vụ Nộp thuế điện tử trên cổng thông tin điện tử http://nopthue.gdt.gov.vn theo các bước trong tài liệu hướng dẫn sử dụng.
-         Bước 2: NNT tải bản đăng ký ủy quyền trích nợ tài khoản với ngân hàng trên cổng thông tin điện tử của NHTM hoặc theo các đường dẫn:
+       Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV):Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Quân đội (Mbbank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): Bản đăng ký.   
+       Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBANK): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank): Bản đăng ký. 
+       Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Việt Á (Viet A Bank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVComBank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TNHH INDOVINA (IVB): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng Thương Mại TNHH MTV Đại Dương (OCEANBANK): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank):  Bản đăng ký.
+        Ngân hàng liên doanh Việt – Nga (VRB):  Bản đăng ký.
+       Ngân hàng Mizuho (Mizuho Bank): Bản đăng ký. 
+       Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Bank Vietnam): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SAIGONBANK):Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC):Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng Bangkok Đại chúng TNHH (Bangkok Bank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng Citibank (Citibank): Bản đăng ký.
+       Ngân hàng The Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ, Ltd (BTMU): Bản đăng ký.
-         Bước 3: NNT khai các thông tin, sau đó đến chi nhánh NHTM để thực hiện thủ tục đăng ký ủy quyền trích nợ tài khoản cho dịch vụ Nộp thuế điện tử.
-         Bước 4: Sau khi chi nhánh NHTM duyệt đăng ký, NNT nhận thông tin chấp nhận đăng ký sử dụng dịch vụ Nộp thuế điện tử qua Email đã đăng ký kèm với mật khẩu đăng nhập cho dịch vụ Nộp thuế điện tử.
d. Các chức năng hỗ trợ người nộp thuế thực hiện Nộp thuế điện tử
-         Chức năng đăng ký sử dụng dịch vụ Nộp thuế điện tử.
-         Chức năng lập giấy nộp tiền, gửi giấy nộp tiền (Có hỗ trợ thông tin sổ thuế phải nộp).
-         Chức năng tra cứu chứng từ, tra cứu thông báo.
-         Chức năng cập nhật thông tin người nộp thuế.
e. Tài liệu hướng dẫn sử dụng:
-         NNT có thể tải hướng dẫn sử dụng dịch vụ Nộp thuế điện tử tại đây, hoặc trong phần trợ giúp trên cổng thông tin http://nopthue.gdt.gov.vn.
f. Hỗ trợ dịch vụ:
NNT có thể liên hệ với đầu mối hỗ trợ để được giải đáp các thông tin về dịch vụ, hướng dẫn sử dụng và vướng mắc trong quá trình sử dụng. Thông tin chi tiết về đầu mối hỗ trợ dịch vụ Nộp thuế điện tử Tại đây.