Tuesday, October 25, 2016

PHÂN TÍCH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN

Các số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động của Công ty. Các vấn đề cần thiết khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
- Cơ cấu doanh thu
- Tăng/giảm doanh thu: Nếu giảm phân tích lý do giảm. Nếu tăng đột biến phân tích lý do tăng đột biến và bản chất của việc tăng này
- Tăng/giảm giá vốn; tăng/giảm tỷ lệ giá vốn/doanh thu. Lý do tăng/giảm
- Phân tích hoạt động thực tế của doanh nghiệp so với số liệu phản ánh trên báo cáo thuế.
Lợi nhuận là mục tiêu tối thượng của chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp, là chỉ tiêu được đánh giá là trọng yếu nhất trong mọi hoạt động phân tích tài chính. Cũng chính vì lẽ đó, lợi nhuận cũng là đối tượng để các nhà kế toán, quản trị tài chính của doanh nghiệp có những kế hoạch, chính sách đặc biệt để có những số liệu khác nhau tuỳ vào từng mục đích. Vấn đề ở đây đối với cán bộ ngân hàng là xác định xem báo cáo thuế và báo cáo điều hành của doanh nghiệp có độ chính xác đến bao nhiêu.



1. Một số phương pháp doanh nghiệp thường làm để ghi giảm lợi nhuận như sau:
- Ghi giảm doanh thu:
+ Công ty có thể thành lập ra một vài công ty con để ghi giảm doanh thu
+ Xuất hoá đơn thẳng từ người bán hàng cho người mua hàng, thường các doanh nghiệp nhập khẩu uỷ thác áp dụng cách này.
+ Công ty có thể bán lẻ hàng nên không xuất hoá đơn đầu ra. Trong trường hợp này phải xác định sự hợp lý giữa giá đầu vào với giá đầu ra. Nếu đầu vào cũng mua không cần xuất hoá đơn thì việc ghi giảm doanh thu của doanh nghiệp là dễ dàng. Tuy nhiên nếu đầu vào nhập khẩu hoặc mua trong nước phải xuất hoá đơn thì đầu ra tối thiếu cũng phải bằng giá vốn nhập vào.
- Ghi tăng chi phí:
+ Ghi tăng giá vốn hàng bán: trường hợp này có thể chỉ thực hiện được đối với các công ty đầu vào cũng là công ty cùng chủ sở hữu.
+ Ghi tăng các chi phí lương, quản lý, khấu hao cơ bản
+ Hạch toán phần vốn do CSH góp vào vốn vay để ghi tăng chi phí lãi vay
+ Thay đổi phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nếu giá hàng hoá NVL đang có xu hướng tăng lên, Doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp hạch toán LIFO (nhập sau xuất trước) để chênh lệch giá mua – giá bán thấp đi. Nếu giá hàng hoá NVL đang có xu hướng giảm đi thì sẽ sử dụng phương pháp hạch toán FIFO (nhập trước xuất trước) để làm giảm chênh lệch giá mua – giá bán.
+ Ghi giảm giá trị tài khoản chi phí chưa kết chuyển để tăng chi phí đã kết chuyển trong kỳ, từ đó ghi tăng chi phí được hạch toán.
+ Không ghi nhận những khoản tổn thất trong kinh doanh đã được xử lý, ghi tăng những khoản tổn thất trong kinh doanh để hạch toán vào chi phí trong tài khoản thiếu chờ xử lý.



2. Một số phương pháp doanh nghiệp thường làm để ghi tăng lợi nhuận như sau:
+ Thoả thuận với các công ty bán hàng v/v xuất hàng với giá thấp hơn thực tế để ghi giảm giá vốn.
+ Ghi tăng giá trị tài khoản chi phí chưa kết chuyển để giảm chi phí đã kết chuyển trong kỳ, từ đó giảm chi phí được hạch toán.
+ Giấu những khoản tổn thất trong kinh doanh, chưa hạch toán vào chi phí trong tài khoản thiếu chờ xử lý
+ Ẩn dấu những chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ vào giá trị các tài khoản hàng tồn kho (hạch toán vào chi phí kinh doanh dở dang hoặc thành phẩm) để làm giảm chi phí thực hạch toán trong giá vốn hàng bán.
+ Hạch toán thấp chi phí KHTSCĐ, chi phí quản lý, các khoản chi phí tài chính
+ Thay đổi phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nếu giá hàng hoá NVL đang có xu hướng tăng lên, Doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp hạch toán FIFO (nhập trước xuất trước) để chênh lệch giá mua – giá bán cao hơn. Nếu giá hàng hoá NVL đang có xu hướng giảm đi thì sẽ sử dụng phương pháp hạch toán LIFO (nhập sau xuất trước) để làm tăng chênh lệch giá mua – giá bán.


Sunday, October 23, 2016

PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI THU


Các khoản phải thu thực chất là đồng vốn mà doanh nghiệp bị đối tác (có thể là khách hàng hoặc nhà cung cấp) chiếm dụng, vì thế về nguyên tắc quy mô các khoản phải thu sẽ càng nhỏ càng tốt.
Quy mô tính chất các khoản phải thu phụ thuộc vào mỗi loại hình kinh doanh khác nhau (ví dụ kinh doanh bán lẻ phải thu sẽ thấp, bán buôn phải thu cao hơn….), phụ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, chính sách bán hàng của họ trong từng thời kỳ (tăng trưởng để chiếm thị phần hay duy trì thị phần đảm bảo hoạt động ổn định an toàn).


Thông thường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng mở rộng, quy mô các khoản phải thu càng tăng lên và ngược lại. Để xem xét tương quan giữa 2 chỉ tiêu này chúng ta dùng tỷ số vòng quay các khoản phải thu. Nếu quy mô các khoản phải thu tăng lên nhưng vòng quay các khoản phải thu vẫn như cũ hoặc tăng lên thì số ngày phải thu sẽ giảm xuống chứng tỏ tình hình quản lý công nợ tốt, sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng hơn.

Ngược lại nếu doanh nghiệp có quy mô các khoản phải thu tăng trong khi doanh thu, quy mô kinh doanh không tăng, thì như vậy tình hình kinh doanh của khách hàng có nhiều biến đổi hoặc có những thay đổi trong chính sách bán hàng. Trong trường hợp này cần làm việc với doanh nghiệp để xác định bản chất các khoản công nợ này, nguyên nhân và cách khắc phục:

- Vòng đời của sản phẩm đã đến thời kỳ bão hoà, suy thoái?
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường có trôi chảy như thường lệ không, hay xuất hiện dấu hiệu giảm sút, suy thoái làm ảnh hưởng đến kỳ hạn thanh toán của khách hàng. Thời gian thu tiền bình quân của phần lớn khách hàng giảm thể hiện rõ rệt về sự sút giảm doanh thu của doanh nghiệp. Sản phẩm đang tiêu thụ khó khăn do nhu cầu suy giảm hoặc xuất hiện cạnh tranh từ những sản phẩm mới, đối thủ cạnh tranh mới. Vì thế cần phải đánh giá lại tình hình thị trường chung về sản phẩm, những khách hàng có sản phẩm cùng loại khác, dự đoán thị trường và tìm hiểu, đánh giá các biện pháp khắc phục giai đoạn khó khăn của doanh nghiệp, dự báo khả năng thành công và các biện pháp khắc phục rủi ro của ngân hàng nếu tình hình xấu xảy ra.
- Xuất hiện các khoản công nợ lớn, kéo dài, tập trung tại một vài khách hàng, tìm hiểu lý do: do khách hàng cố tình dây dưa không thanh toán hay khách hàng gặp khó khăn tài chính chưa thể thanh toán. Tìm hiểu các biện pháp xử lý của khách hàng vay vốn về các khoản công nợ này, khả năng thu hồi các khoản công nợ, ảnh hưởng của việc không thu hồi được các khoản công nợ này đến tài chính của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có những thay đổi trong chính sách bán hàng nhằm lôi kéo kích thích tiêu thụ sản phẩm như chấp nhận kéo dài thời hạn thanh toán cho khách hàng.

Lưu ý: Nếu số vòng quay quá cao thể hiện phương thức bán hàng cứng nhắc, thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt ngay chưa chắc đã tốt vì ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và mở rộng thị phần của công ty.
Để phân tích các vấn đề trên, cán bộ đề nghị cung cấp các số liệu, thông tin sau:
- Chính sách bán hàng, mạng lưới phân phối
- Cơ cấu các khoản phải thu
- Danh sách khách hàng nợ chính
- Doanh số phát sinh nợ-có tài khoản phải thu khách hàng
- Chi tiết doanh số phát sinh nợ - có phải thu khách hàng lớn
- Tuổi nợ các khoản phải thu (nếu là nợ gối đầu sẽ khó xác định)
- Các khoản nợ quá hạn, thời gian quá hạn, lý do quá hạn, xử lý của doanh nghiệp (trích DPRR, khởi kiện ….)
- Danh sách các người bán trả tiền trước, chi tiết doanh số phát sinh nợ - có người bán trả trước.
- Các hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp và người bán, xác định ràng buộc trách nhiệm của người mua - người bán về các khoản trả trước.



Thursday, October 20, 2016

KHƠI DẬY LÒNG DŨNG CẢM

Lúc trẻ mắc sai lầm hay thất bại, cha mẹ mà mắng phủ đầu sẽ chỉ tạo ra đứa trẻ thiếu tự tin.

Theo nhà tâm lý học Carl Pickhardt, tác giả của 15 cuốn sách dạy cách làm cha mẹ thì một đứa trẻ thiếu tự tin sẽ không dám thử những điều mới mẻ hay thách thức vì chúng sợ thất bại hoặc làm người khác thất vọng. Tâm lý này có thể kìm hãm khả năng cũng như sự thành công của chúng trong tương lai.

"Kẻ thù của sự tự ti là nỗi sợ và sự thiếu khuyến khích" ông nói. Vì thế, làm cha mẹ tức là bạn có nhiệm vụ phải khuyến khích và hỗ trợ con cái khi chúng muốn thử sức tìm cách giải quyết những việc khó khăn. Dưới đây là 10 bí quyết để nuôi dạy một đứa trẻ tự tin. 

1. Đánh giá cao nỗ lực dù trẻ thành công hay thất bại

Trong việc nuôi dạy một đứa trẻ, bạn hãy thấm nhuần quan điểm là hành trình quan trọng hơn đích đến. Vì vậy dù con bạn có thể ghi được bàn thắng cho đội bóng hay chẳng may sút ra ngoài, vẫn cứ vỗ tay cổ vũ con.

Trên chặng đường phấn đấu lâu dài, sự nỗ lực hết mình sẽ góp phần xây dựng lòng tự tin. Một đứa trẻ nỗ lực hết mình sẽ không có gì đáng xấu hổ khi chẳng may có lần nó thất bại.

10-dieu-cha-me-can-lam-de-co-dua-con-manh-me

Ảnh: Mylifeandkids.

2. Cởi mở với những trải nghiệm mới

Cho con cái tiếp xúc và trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn sẽ giúp trẻ phát triển sự tự tin khi đối mặt với thế giới rộng lớn. Khi vượt qua được nỗi sợ và khó khăn, chúng sẽ có tự tin ngày càng lớn để vượt qua chông gai lớn hơn.

Thêm vào đó, bạn hãy khuyến khích con làm mọi điều chúng thấy hứng thú nhưng đừng gây quá nhiều áp lực. Harmony Shu, một thần đồng piano, từng chia sẻ rằng cô đã bắt đầu tập đàn từ khi còn là cô bé 3 tuổi. Sự chăm chỉ là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công hiện tại. "Việc rèn luyện sẽ làm tăng lòng tin rằng trẻ có thể tiến bộ hơn", Pickhardt giải thích.

3. Hãy để trẻ tự giải quyết những vấn đề của bản thân

Nếu bạn thay con làm nhiều việc mà đáng lẽ ở tuổi của con đã có thể làm thì chúng sẽ không bao giờ phát triển được khả năng hay sự tự tin để tự mình giải quyết các vấn đề. Tốt hơn là hãy để con bạn nhận vài điểm không tốt thay vì toàn điểm tốt, miễn là chúng đang thực sự học được cách giải quyết sau sự cố mình gây ra.

4. Hãy để trẻ sống đúng với lứa tuổi của mình

Đừng kỳ vọng trẻ sẽ hành động được như người lớn. Pickhardt nói: "Cha mẹ luôn muốn con phải làm tốt được như mình, đó là kỳ vọng phi thực tế và sẽ không khuyến khích được chúng nỗ lực, làm giảm sự tự tin của trẻ".

10-dieu-cha-me-can-lam-de-co-dua-con-manh-me-1

Ảnh: Kidspot.

5. Khuyến khích trẻ tò mò

Đôi khi những câu hỏi bất tận của trẻ sẽ làm cha mẹ mệt mỏi, nhưng hành động đó cần được khuyến khích. Nhà nghiên cứu Paul Harris của Đại học Harvard cho rằng những câu hỏi là một bài tập hữu ích cho sự phát triển của trẻ, bởi chứng tỏ chúng nhận ra "kiến thức là mênh mông, sự hiểu biết chỉ là hữu hạn".

Tờ Guardian cũng thống kê được, những trẻ sống trong các gia đình khuyến khích chúng đặt câu hỏi sẽ có kết quả học tập cao hơn bạn bè cùng lớp, bởi chúng đã học được cách thu thập thông tin từ cha mẹ và áp dụng điều đó khi nghe giáo viên giảng. Nói cách khác, chúng biết cách học tốt hơn và nhanh hơn.

6. Tránh tạo đường tắt hay ngoại lệ với con cái

Pickhardt cho biết việc được đối xử đặc biệt có thể dẫn đến sự thiếu tự tin. Vì thế không tạo đường tắt, không chiếu cố, hay ngoại lệ với con. Có một lần sẽ có lần hai. Bạn không biết được sự ưu ái này thực ra lại nguy hại nghiêm trọng đến sự tự tin của trẻ.

7. Không bao giờ chỉ trích thành quả của con

Sẽ không có gì kìm hãm trẻ nhiều hơn là việc chỉ trích những nỗ lực của chúng. Nếu con bạn sợ thất bại vì không muốn bạn tức giận hay thất vọng, chúng sẽ chẳng bao giờ dám thử những điều mới mẻ. "Thường thì những lời chỉ trích của cha mẹ làm giảm cách trẻ tự xác định giá trị của mình, cũng như động lực của chúng," Pickhardt chia sẻ.

8. Hãy coi những sai lầm là kinh nghiệm để học hỏi

"Học hỏi từ sai lầm tạo nên sự tự tin," Pickhardt nói. Nhưng điều này chỉ xảy ra khi những bậc cha mẹ coi sai lầm là một cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Điều quan trọng là phải nhắc nhở con cái rằng mọi con đường đến với thành công đều không thiếu thất bại.

9. Dạy cho trẻ những gì bạn biết

Cha mẹ là anh hùng của con bạn - ít nhất là cho đến khi chúng đến tuổi thiếu niên. Hãy dùng sức mạnh đó để dạy trẻ những gì bạn biết. Nhìn thấy bố mẹ đã nỗ lực để thành công, trẻ cũng muốn noi gương làm điều tương tự.

10. Hãy quyền uy nhưng đừng quá lạm dụng hay nghiêm khắc

Khi cha mẹ quá nghiêm khắc hay đòi hỏi cũng làm giảm sự tự tin của trẻ. "Sự phụ thuộc vào việc bị nói phải làm điều này điều kia sẽ ngăn trẻ hành động táo bạo," Pickhardt cho biết.

Bảo Nhiên 

http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/cham-con/10-dieu-cha-me-can-lam-de-co-dua-con-manh-me-3485395.html