Khi nhìn vào bảng tỷ giá hối đoái, bạn cần lưu ý 2 điểm chính sau:
1. Đồng tiền đầu tiên trong cặp tiền gọi là đồng yết giá, đồng còn lại gọi là đồng định giá. 2. Đồng yết giá luôn có đơn vị là 1.
Ví dụ: USD/JPY = 80,12 • Khi đó USD là đồng yết giá. • JPY là đồng định giá. • 1 USD = 80,12 JPY
Đồng Đô la Mỹ thường được dùng làm đồng tiền yết giá. Khi đó ta có thể ngầm hiểu đồng USD có giá trị hơn so với đồng tiền còn lại.
Khi USD là đồng yết giá và tỷ giá hối đoái tăng, nghĩa là đồng USD tăng giá và đồng còn lại (đồng định giá) giảm giá, nói cách khác USD được mua vào nhiều hơn so với đồng còn lại.
Trường hợp USD là đồng định giá
Có 3 trường hợp USD không phải là đồng tiền yết giá. Đó là những cặp tiền liên quan tới Bảng Anh (GBP), Đôla Úc (AUD) và Euro (EUR).
Khi tỷ giá hối đoái tăng có nghĩa là đồng tiền đó (GBP, AUD hay EUR) đang mạnh lên, và USD đang yếu đi.
Cặp tiền chéo
Tất cả những cặp tiền gồm 2 đồng tiền không phải là đồng USD được gọi là cặp tiền chéo
Bids, Asks và Spread
Cũng giống như các thị trường khác, tỷ giá hối đoái bao gồm 2 giá: Giá Bid (Giá chào mua) và giá Ask (Giá chào bán)
Giá Bid là giá mà bạn SELL (bán) đồng tiền yết giá Giá Ask là giá mà bạn BUY (mua) đồng tiền yết giá
Ví dụ: Trên bảng tỷ giá hối đoái, ta thấy GBP/USD với giá Bid là 1,6153 và giá Ask là 1,6156. Khi SELL, bạn sẽ bán tại 1,6153 và ngược lại khi BUY, bạn sẽ mua tại giá 1,6156
Spread là chênh lệch giữa Bid và Ask, nó là phí giao dịch. Phí này tương đối nhỏ.
Pip là gì?
Tỷ giá hối đoái nói chung rất biến động. Khi tỷ giá tăng hay giảm 1 khoảng rất nhỏ gọi là pip. Một pip thường là số thập phân thứ 4 (0,0001)
Đối với Yên Nhật, 1 pip là số thập phân thứ 2 (0,01). Đây là trường hợp ngoại lệ duy nhất trong các cặp tiền chính (cặp tiền có USD).
Ngân hàng lại đang trở thành một vũ khí lợi hại để Nga trả đũa lại chính các nước EU. Và bằng một cách rất đơn giản, đó là thu hút tiền gửi từ chính người dân EU. Đơn giản là vì người dân EU đang mê các ngân hàng Nga hơn bao giờ hết.
Ngân hàng là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua ở Nga, xuất phát từ các lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ và các nước EU. Đã có những thời điểm, chính phủ Nga phải tuyên bố cắt giảm chi phí hoạt động của chính phủ để lấy tiền hỗ trợ hệ thống ngân hàng – vốn là mạch máu của nền kinh tế Nga.
Nhưng giờ đây, ngân hàng lại đang trở thành một vũ khí lợi hại để Nga trả đũa lại chính các nước EU. Và bằng một cách rất đơn giản, đó là thu hút tiền gửi từ chính người dân EU. Đơn giản là vì người dân EU đang mê các ngân hàng Nga hơn bao giờ hết.
Người dân EU đang mê các ngân hàng Nga hơn bao giờ hết.
Việc người dân các nước EU, đặc biệt là các nước Trung Âu như Áo hay Đức, chọn các ngân hàng của Nga để gửi tiền đang trở thành một xu hướng trong thời gian gần đây. Việc ngân hàng trung ương châu Âu ECB triển khai các gói định lượng kinh tế QE để kích thích nền kinh tế và tránh nguy cơ giảm phát đã khiến cho lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng châu Âu xuống mức thấp chưa từng thấy.
Phần lớn các ngân hàng trên toàn EU hiện nay đều có mức lãi suất gần băng 0. Tại Đức, lãi suất cao nhất tại ngân hàng lớn nhất nước này là Deutsche Bank chỉ là 0,6% cho một khoản tiền gửi có thời hạn 8 năm, còn nếu như chỉ gửi trong 1 năm thì lãi suất chỉ là 0,05%, mức thấp kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.
Với mức lãi suất thấp gần bằng 0 như thế đang tạo ra nhiều khó khăn đối với một bộ phận không nhỏ người dân châu Âu, đặc biệt là những người về hưu và có xu hướng tiết kiệm khoản tiền hưu trí của mình. Lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng giảm đi trong khi lạm phát lại đang tăng do các biện pháp kích thích kinh tế, khiến cho đồng Euro đang bị mất giá khá nhanh trong vài tháng gần đây.
Người dân EU thì đang lo lắng vì tiền của họ đang bị bốc hơi một phần giá trị nhanh nhất trong nhiều năm nay. Vì thế, ngày càng có nhiều người dân EU chọn cách gửi tiền vào các ngân hàng Nga như một biện pháp ứng phó. So với các ngân hàng EU, các ngân hàng Nga đang có lãi suất tiền gửi cao hơn hẳn. Lãi suất tiền gửi có thời hạn 1 năm ở Sberbank (một ngân hàng Nga) đã là 1,4%, mức này tăng lên 2,2% cho các khoản tiền gửi có thời hạn trên 3 năm.
Làn sóng ký gửi tiền vào các ngân hàng Nga tại các nước EU đang biến các ngân hàng này thực sự là những con ngáo ộp thực sự. Chỉ riêng Sberbank, các chi nhánh của ngân hàng này tại Trung Âu trong năm 2014 đã thu về 6,8 tỷ Euro tiền gửi. Chưa thống kê tổng tiền gửi mà các ngân hàng Nga thu được tại EU trong năm 2014 là bao nhiêu, nhưng chắc chắn đó là một con số rất lớn.
Tình hình năm 2015 này được dự báo sẽ còn khả quan hơn nữa, khi mà các gói kích thích kinh tế khiến đồng Euro mất giá và lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng EU sụt giảm mới bắt đầu từ đầu năm. Điều này sẽ trực tiếp đẩy mạnh việc người dân đến gửi tiền ở các ngân hàng Nga nhiều hơn do lãi suất tiền gửi cao. Chỉ tính riêng các chi nhánh của Sberbank ở Đức từ đầu năm đến nay, dòng tiền gửi đã lên tới 1,3 tỷ Euro.
Việc các ngân hàng Nga ngày càng ăn nên làm ra tại thị trường các nước châu Âu đang khiến EU không hài lòng. Việc dòng tiền gửi tại các ngân hàng Nga ở các nước EU tăng lên đang không khác gì một dòng tiền đầu tư nước ngoài lớn vào Nga, điều này gián tiếp làm hỏng các lệnh trừng phạt kinh tế vốn vẫn đang duy trì với Nga. Hơn thế, nó còn đang khiến những chính sách kích thích kinh tế của ngân hàng trung ương châu Âu ECB giảm hiệu quả.
Vì các biện pháp kích thích kinh tế từ phía ủy ban châu Âu EU mà phần lớn các ngân hàng EU đều phải chấp nhận giảm lãi suất dù không hề muốn, nó gần như tạo điều kiện trở thành một cơ hội có một không hai để các ngân hàng Nga xen vào hưởng lợi mà không tốn chút công sức. Ở thời điểm hiện tại, các ngân hàng Nga không khác gì những con đỉa đang bám chặt vào thị trường các nước EU béo bở để hút máu một cách thỏa thích. Và trớ trêu nhất là chính người dân EU lại đang ủng hộ điều đó.