Showing posts with label Lan Phi Điệp. Show all posts
Showing posts with label Lan Phi Điệp. Show all posts

Sunday, April 25, 2021

Ngành hoa xài “giống lậu”

MAI VINH 22/4/2021 7:00 GMT+7

TTCT - "Xài chùa", "chơi hàng lậu"… là câu chuyện đầy động chạm khi nhắc đến thực trạng sử dụng giống hoa không có bản quyền rất phổ biến đối với ngành hoa VN. Với Đà Lạt (Lâm Đồng), thủ phủ hoa của cả nước, thực trạng này cũng rất phổ biến.

 
 Bên trong trang trại hoa của Đà Lạt Hasfam (Ảnh: Mai Vinh)

 Xài giống lậu, vừa làm vừa lo

Chuyện về một doanh nghiệp ở Đà Lạt đang xuất khẩu hoa với số lượng lớn vào một thị trường khó tính, lợi nhuận lớn bỗng tuyên bố phá sản là ví dụ điển hình về hậu quả của việc dùng giống hoa lậu.

Chủ doanh nghiệp này vốn là người phụ trách sản xuất cho một công ty nước ngoài đầu tư sản xuất hoa tại VN. Sau một thời gian làm thuê, ông nắm được  công nghệ, đầu mối xuất khẩu hoa đi Nhật Bản, và tách ra lập công ty riêng. Đối tác của công ty ông chính là đối tác cũ của công ty ông từng là nhân viên. 

Để có được các đối tác này, ông giảm giá hoa xuất khẩu. Và để có mức giá đó, ông tự sản xuất giống trên cơ sở sao chép bằng công nghệ nuôi cấy mô những giống mà chính công ty ông làm việc trước đó nhập về.

Mọi việc suôn sẻ cho đến khi bộ phận pháp lý của công ty nơi ông từng làm việc gửi các bằng chứng đến đối tác của ông, chứng minh ông đã sử dụng giống lậu để trồng hoa xuất khẩu. 

Việc điều tra nguồn gốc giống không mấy khó khăn với một nước có công nghệ phát triển, đợt hoa xuất bán cuối cùng ấy bị trả ngược lại. Ông phải đền hợp đồng, chi trả toàn bộ phí kho bãi khi xuất khẩu, phí chuyển trả hàng... Uy tín mất sạch, doanh nghiệp của ông đóng cửa.

Những thành viên đoàn công tác của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đưa nhà đầu tư Nhật Bản gặp nông dân Đà Lạt để kết nối sản xuất hoa đã nói tới mối lo của họ về chuyện giống hoa. Các doanh nghiệp Nhật Bản lo việc các giống mới được dày công nghiên cứu sẽ bị sao chép và sử dụng tràn lan bằng những phương pháp đơn giản như chiết, tách hoặc cao cấp hơn là nuôi cấy mô trong ống nghiệm (in vitro). 

Lo ngại này không phải là không có cơ sở. Là doanh nghiệp FDI trồng và bán hoa nổi tiếng châu Á đóng tại Đà Lạt, Dalat Hasfarm đã không dưới 4 lần báo cho cơ quan chức năng về việc giống hoa nhập có bản quyền bị doanh nghiệp, người dân sao chép.

Tại một hội thảo về phát triển cây giống hoa ở Đà Lạt, ông Nguyễn Văn Bảo, phó tổng giám đốc Dalat Hasfarm, cho biết: "Từ năm 2010, đơn vị tôi bắt đầu sản xuất cúc Calimero. Đây là giống mới, đơn vị được độc quyền kinh doanh.

 Năm 2011, 1,3 triệu cành cúc thử nghiệm xuất sang Nhật Bản được đánh giá cao. Đến năm 2014, chúng tôi bán thử 1,4 triệu cành ở VN. Nhưng thủ tục bảo hộ tại thị trường VN chưa xong, loại hoa này đã bị "ăn cắp" giống. Năm 2017, cúc Calimero đã tràn lan khắp thị trường VN. 

Những đơn vị sản xuất trái phép loại hoa này công khai đăng thông tin mua bán giống trên các diễn đàn của ngành hoa, bộ phận pháp lý của công ty rất vất vả để ngăn chặn việc xâm phạm tiếp tục diễn ra. Hiện Dalat Hasfarm có hẳn một danh sách các đơn vị kinh doanh cúc Calimero không có bản quyền để tiến hành các thủ tục pháp lý mạnh hơn".

Đóng gói hoa cúc Calimero tại Dalat Hasfarm. Ảnh: M.VINH

 Người trồng hoa không biết?

Câu chuyện ông Bảo nêu không phải là cá biệt trong các vụ tranh chấp bảo hộ bản quyền mà Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng thụ lý gần đây.

Bản quyền giống hoa là vấn đề lớn và quyết định sự sống còn của ngành hoa. Nhưng với nhiều nông dân, điều đó không đáng quan tâm. Ông Võ Quốc Huy, người trồng hoa hơn 20 năm tại P.12, TP Đà Lạt, chỉ quan tâm đến giống nào cho hoa đẹp, đúng nhu cầu thị trường. 

Bản quyền giống chưa bao giờ được ông tính tới khi đến cửa hàng giống mỗi đầu vụ. "Nếu bắt lỗi thì phải bắt lỗi trại giống vì họ chịu trách nhiệm nhập, sao chép và bán cho chúng tôi. Chúng tôi không thể biết họ bán sản phẩm có vi phạm pháp luật gì không" - ông Huy nói.

Ông Đặng Bảo Vinh (nông dân P.12, TP Đà Lạt) nhìn nhận câu chuyện của đại diện Dalat Hasfarm nêu trên bằng sự áy náy của người nông dân không có nhiều thông tin.

"Tôi cũng trồng hoa Calimero mà không hề biết có va chạm như vậy. Năm đó chúng tôi thấy giống hoa đó đẹp và mang giống cho các nhà nuôi cấy mô nhờ nhân giống. Việc nhân giống kiểu này dễ lắm, ở Đà Lạt ai cũng làm được. Nói thiệt, ai bán chúng tôi mua và chỉ có vậy thôi! Nông dân chúng tôi cần giống hoa có bản quyền, đẹp, đúng thị hiếu nhưng hiện tại không biết phải giải quyết nhu cầu này ở đâu?".

 
 Dalat Hasfarm (P.8, Đà Lạt) là đơn vị xuất khẩu đang sở hữu nhiều bản quyền giống  nhất tại Việt Nam. Ảnh: M.VINH

 Giống lậu ở đâu?

Mỗi năm Đà Lạt xuất khẩu hơn 3 tỉ cành hoa (chiếm 10% tổng sản lượng hoa Đà Lạt), thu về 48 triệu USD, 90% sản lượng hoa còn lại tiêu thụ trong nước. Theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, Đà Lạt nhập hơn 50 triệu USD giống hoa/năm. Do thiếu nguồn cung chính ngạch nên nông dân chủ yếu dùng giống do đối tác liên kết cung cấp hoặc nhập tiểu ngạch - vốn bị xem là dùng hàng lậu vì chưa được đơn vị sở hữu bản quyền giống đồng ý. 

Ước tính 50% giống nhập đang được sử dụng là nhập lậu hoặc nhập chính thức nhưng thông qua một đơn vị cung cấp giống lậu ngoài VN. Với những loại hoa thông dụng như cúc, cẩm chướng, cát tường... nông dân dùng loại giống sao chép bằng phương pháp nuôi cấy mô phổ biến ở Đà Lạt.

Ông Lại Thế Hưng, nguyên chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Lâm Đồng, cho biết giống hoa lậu từ những trại giống tư nhân nhỏ, lẻ, đa số không có bản quyền, phần còn lại là bản quyền đã hết thời hiệu bảo hộ. Hoa này không thể bán cho các cơ sở xuất khẩu.

Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Lâm Đồng, tại TP Đà Lạt hiện có 27 cơ sở sản xuất hơn 64,3 triệu cây giống hoa các loại mỗi năm với tiêu chuẩn chất lượng đã được công bố. 

Một cán bộ chi cục khẳng định vì sinh kế chung của nông dân trồng hoa nên việc quản lý bản quyền giống tại các cơ sở này chưa thực hiện được. Chi cục đánh giá sơ bộ có khoảng 90% giống từ các cơ sở nuôi cấy mô là giống lậu, ẩn chứa nhiều rủi ro về kinh tế, dịch bệnh.

 Ông Nguyễn Văn Sơn, giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng, cho rằng không chủ động giống có bản quyền khiến nông dân lệ thuộc vào đối tác liên kết và bị chi phối về giá xuất khẩu khiến lợi nhuận giảm. Và vì lệ thuộc, nông dân không thể đa dạng nguồn xuất khẩu, khiến thị trường xuất khẩu bị gói gọn hoặc chậm mở rộng.

Ông Trương Đức Phú, giám đốc Công ty giống Hivico (Đà Lạt), cho biết khi còn là một trại giống, công ty ông cũng sao chép giống bằng nuôi cấy mô. 

10 năm trước, đó là việc tương đối bình thường, song nay việc tuân thủ bản quyền giống phải được xem là hiển nhiên phải làm trước vì đó là sự công bằng trong sản xuất. Khi đó những nhà đầu tư nông nghiệp có uy tín mới đến tham gia sản xuất và thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển.

 
 Tỉnh Lâm Đồng nhập hơn 400.000 cây giống có bản quyền để chuẩn hóa việc sử dụng giống hoa của tỉnh. Trong ảnh: Công ty giống Hivico (Đà Lạt) nhân giống hoa cúc có bản quyền của Nhật Bản. Ảnh: MAI VINH

 

Gần 20 năm làm việc trực tiếp với nông dân Đà Lạt và nhiều tỉnh thành trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, chuyên gia người Nhật Shugo Hama (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản) cho rằng Nhà nước phải tìm cách kéo gần các công ty sinh học uy tín trên thế giới lại gần với nông dân VN.

 "Khởi điểm nông nghiệp công nghệ cao của Hà Lan, Nhật Bản và nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển cũng không thuận lợi hơn Đà Lạt bây giờ nhưng chính phủ vừa lo tìm đầu ra cho nông dân vừa tìm cách kéo các công ty công nghệ sinh học lại gần nông dân để họ hiểu nhau và cho ra những bộ giống phù hợp. 

Chủ động và nắm giữ được bản quyền giống là đi từ gốc của nông nghiệp công nghệ cao. Giải quyết vấn đề này coi như ngành hoa đã có lợi thế tiên phong ở thị trường trong và ngoài nước", ông nói.■

 Ảnh: Mai Vinh

 

Bắt đầu dùng "hàng chính hiệu"

Lâm Đồng đã có vài phương án để nông dân tăng mức độ tiếp cận giống có bản quyền. Năm 2018, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh đã mua bản quyền gần 110.000 cây giống rau hoa. Năm 2019, tiếp tục nhập khẩu gần 350.000 cây giống của 22 chủng loại rau hoa từ Hà Lan, Israel, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc. 

Tất cả các cây giống đều có bản quyền để cung ứng cho nông dân trồng đi kèm những cam kết bảo hộ bản quyền giống. Năm 2020 - 2021, việc nhập giống theo kế hoạch bị gián đoạn do dịch Covid-19, song những đầu tư ban đầu có tính nền tảng đó đã tạo thói quen sử dụng giống có bản quyền cho nông dân Đà Lạt.

Nếu nông dân sử dụng giống có bản quyền nhiều hơn, tỉ lệ hoa xuất khẩu cũng sẽ tăng đáng kể, dự kiến có thể lên đến 5 tỉ cành/năm trong 5 năm tới. "Hỗ trợ nhập giống cho nông dân và doanh nghiệp xử lý thiếu hụt giống bản quyền trước mắt. 

Về lâu dài, chính sách phát triển giống phải được đầu tư. Đây không chỉ là chuyện lợi nhuận mà còn là vấn đề lớn: tạo nền tảng để có nền nông nghiệp ổn định từ gốc", ông Nguyễn Văn Sơn, giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng, nói.

 

Friday, August 14, 2020

CÁCH KÍCH KIE, KÍCH RỄ, KÍCH HOA LAN PHI ĐIỆP

SERIES BÀI SƯU TẬP VỀ CÁCH TRỒNG, CHĂM SÓC PHI ĐIỆP







Hoa Lan Phi Điệp rừng chính hiệu có mùi thơm rất dễ chịu như bài hát “Nhánh Lan Rừng” đã miêu tả  , còn các dòng lan phi điệp hàng công nghiệp thì hên xui có loại thơm loại không. Bài viết này mình xin chia sẻ cách kích kie phi điệp, thời điểm kích kie phi điệp tốt nhất trong năm.

1/ Thời điểm kích kie phi điệp tốt nhất.

thời điểm kích kie phi điệp

– Thời điểm để phi điệp tím phát triển được10 tháng tuổi trở nên là có thể bắt đầu kích keiki phi điệp được.

– Vậy là tháng nào trong năm là tốt nhất?. Nếu là Phi Điệp Tím ( ngoài Miền Bắc), nở vào tháng 6 dương lịch, thì thời điểm tốt nhất là ngày lập xuân (tức 4 tháng 2 Dương Lịch). Vì thời điểm này là thời điểm các mắt ngủ đã ngủ đủ giấc và sẽ tỉnh ngủ vào thời điểm đó.

Vậy nếu kích trước đó hoặc muộn hơn thì sao? Thì hiệu quả sẽ thấp hơn nhiều. Ví dụ giả hành mới được 8 tháng tuổi, đang thắt ngọn và đi vào giấc ngủ, bạn đè ra chích rồi nhỏ thuốc kích keiki vào, sau 2 tháng vẫn im re không thấy có keiki nào mọc ra, bạn quay sang chửi nhà sản xuất thuốc kích keiki quảng cáo bậy, quá sự thật… Đây là do bạn sai.

Tôi ví dụ thực tế như này, các chị và các anh, các chú đã có vợ nhất định sẽ hiểu, các chú em chưa vợ thì ráng mà nhớ nhé. Chu kỳ 1 người phụ nữ giả sử là 28 ngày, giả sử ngày mùng 1 đầu tháng bắt đầu hành kinh, ngày 4 hết kinh, ngày 12-16 trứng rụng. Nếu đưa tinh trùng vào chỗ trứng sẽ rụng hoặc đã rụng thì khả năng sẽ đậu thai. Tinh trùng sống được trung bình khoảng 2 ngày. Vậy nếu ngày 5,6,7,8 mà đưa tinh trùng vào thì nó chết toi hết trước khi trứng rụng, nghĩa là công cốc (À, tôi nghĩ các anh sẽ thích những ngày này lắm). Giống vậy, bạn kích keiki sớm quá sẽ chỉ phí thuốc mà thôi. Kích keiki muộn quá cũng vậy, giống như đưa tinh trùng vào sau ngày 18, làm gì còn quả trứng nào nữa mà đòi thụ thai được.

Ví dụ bạn kích keiki muộn hơn 1 chút thì vẫn được miễn là thời tiết ấm áp, ánh nắng đầy đủ và độ ẩm tương đối cao.

Nếu bạn kích keiki vào thời điểm lạnh, khô và ít nắng thì hiệu quả thực sự sẽ rất thấp, đấy là lý do vì sao mùa thu và đông ngoài Bắc rất khó tạo keiki. Còn Sài Gòn và miền Tây thì vẫn được (tuy nhiên hiệu quả cũng rất thấp).

Đối với những giả hành 2,3,4,5,6 tuổi thì càng lớn tuổi càng khó và hiệu quả càng thấp. Giả hành 2,3 tuổi kích 100 mắt lên được 60 mắt là hên rồi, giả hành 5,6 tuổi kích 100 mắt lên được 15 mắt cũng là hên. Những mắt không lên được cũng như phụ nữ đã mãn kinh rồi, đưa tinh trùng vào vô ích.

Giả hành 3,4 tuổi mập mạp căng tròn kích vẫn đạt hơn nhiều giả hành 2 tuổi nhăn nheo teo tóp. Không khác gì người phụ nữ 40 tuổi tràn trề nhựa sống so với một bạn nữ 25 tuổi mà tong teo ốm yếu hai lưng…

Việc kích keiki đạt hay không còn phụ thuộc vào giống. Có những giống giả hạc phun Keiki Super xanh chỉ 1 lần, một gốc đẻ 2,3,4 mầm, mỗi mắt trên 1 giả hành 1 keiki (Ví dụ như Giả Hạc Châu Như, Giả Hạc Pháp, Đột Biến trắng Di Linh Xuân…). Chẳng khác gì có những chị rất NHẠY, chồng chỉ đảo qua đầu giường trong 1 nốt nhạc là có bầu. Cũng có những giống khó ra mầm và keiki, phun mãi mà cũng chỉ lèo tèo vài ba keiki trên cả một mét giả hành, mà nếu không phun thì sẽ chẳng bao giờ ra keiki, cái này là do bạn hơi đen.

Giả sử trên giả hành đã có 1 hoặc 2 keiki mà còn rất nhiều mắt ngủ, thì việc kích keiki hiệu quả cũng sẽ thấp hơn nhiều, vì theo tôi giả hành đang dồn toàn lực nuôi keiki có sẵn, sẽ không ưu tiên việc tiếp tục nảy keiki nữa.

2/ Tại sao kích kie phi điệp lai ra hoa?

kích kie phi điệp

Rất khó giải thích chính xác và đầy đủ được.

– Do giống sai hoa.
– Do mắt trên giả hành đã tích lũy đầy đủ sắc tố tạo hoa.
– Do trong quá trình lan thắt ngọn, bạn đã bón phân có nhiều Lân và Kali làm tăng sự phân hóa tạo nụ trong mắt ngủ.
– Do quá trình kích keiki lan ăn nhiều nắng, độ ẩm thấp hoặc nhiệt độ thấp.
– Do bạn đen thôi, đỏ quên đi…..

Vậy để tăng cao hơn khả năng ra keiki như ý muốn, thì trước và trong quá trình kích keiki bạn nên bón phân giàu đạm (N), giảm bớt nắng 1 chút và tăng độ ẩm giá thể cũng như không khí lên 1 chút.

Những gạch đầu dòng trên đều là kinh nghiệm thực tế của tôi tiến hành thực nghiệm trên rất nhiều giò lan. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác nằm ngoài sự hiểu biết nên tôi chưa giải thích được. Bạn nào có kinh nghiệm khác xin hãy chia sẻ cho tôi để tôi hoàn thiện hơn bài viết của mình.

3/ Kỹ thuật thao tác kích kie phi điệp

bộ khoan tay kích kie hoa phong lan

A. Đối với Kie Super Xanh

(Keiki Super Spray; Spray nghĩa là Phun, Xịt), chỉ cần pha 5cc với 1 lít nước phun ướt đẫm giả hành, gốc, lá, rễ 1 hoặc 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

Bạn cũng có thể cắt từng khúc giả hành còn mắt ngủ chưa ra hoa, bôi keo liền sẹo (ví dụ Tree Seal của Mỹ, loại nhãn xanh và keo màu đen, đọc là Tri Sều), sau đó ngâm với dung dịch 5cc Keiki Super Xanh pha 1 lít nước trong 5 phút. Vớt ra đặt trên khay đã trải sẵn dớn Trắng Chi Lê hoặc Dớn Vụn hoặc Dớn Cù Lần xay hoặc Rêu Rừng. Hàng ngày giữ ẩm với chế độ phun sương.

Dù cắt hay để nguyên giả hành trên giò lan, thì sau khi phun Keiki Super Xanh, cứ 3-7 ngày phun Chế Phẩm Hùng Nguyễn 1 lần. Bạn có thể pha chế phẩm Hùng Nguyễn (20 giọt) với phân bón lá NPK TE 30-10-10Te liều 1gram (khoảng 1 thìa sữa chua) với 1 lít nước. Phun buổi sáng. Tỉ lệ ĐẠM CAO chính là một bí quyết nhỏ ý nghĩa lớn.

Để giò lan hoặc giả hành cần ươm nơi ánh nắng 50% – 70%, độ ẩm cao và nhiệt độ cao (Đấy là cách của tôi, bạn có cách hay hơn xin hãy chia sẻ cho tôi).

Đợi khi nào rễ của keiki dài được 3-5cm thì cắt ra (nếu ươm trên giò lan) đem trồng vào chậu mới.

Nếu bạn phun kích Keiki Super Xanh xong mà không dùng chế phẩm Hùng Nguyễn + NPK hoặc chất kích thích ra rễ khác nào đó, thì keiki mọc ra sẽ rất lâu ra rễ, khi đó giả hành mẹ có thể sẽ kiệt quệ sinh khí, teo tóp và mầm gốc không phát triển được. Các loại phân kích thích ra rễ bạn có thể thay thế Chế Phẩm Hùng Nguyễn bằng tất cả các loại phân kích thích ra rễ và tăng khả năng nảy mầm trên thị trường.

Cách này chỉ nên áp dụng cho lan đã thuần ít nhất 1 năm, bộ rễ của năm cũ còn tốt và mạnh khỏe. Nếu áp dụng cho lan mới bóc từ rừng về, đang suy yếu và trụi rễ thì vấn đề rất đáng quan ngại. Khi đó mầm gốc sẽ nhanh chóng thắt ngọn, keiki cũng nhanh thắt ngọn. Giả sử giả hành mẹ 1 tuổi, dài 50cm, đẻ 1 con thì chăm bình thường đúng quy trình, giả hành con dài 30-50cm; nhưng nếu kích cho gốc đẻ 2 con, giả hành mọc vài ba keiki thì mầm gốc có khi được 5-10cm là thắt ngọn, keiki dài 3cm là thắt ngọn. Rõ ràng là được không bằng mất.

Giải pháp tốt nhất cho lan bóc từ rừng là bạn nên tách từng giả hành, trồng bình thường, chỉ dùng chế phẩm Hùng Nguyễn + NPK te. Sau khi mầm gốc lên khỏe mạnh, bộ rễ dài 10-15cm và tự hút được chất để nuôi chính nó, bạn cắt giả hành mẹ ra (để nguyên hoặc cắt khúc) rồi ngâm với Keiki Super Xanh và ươm như bên trên tôi đã đề cập.

B. Keiki Super Pro (Pro nghĩa là Chuyên Nghiệp)

Bạn có thể tự thiết kế một mũi khoan bằng dây thép đường kính 2mm hoặc 3mm. Đập bẹt rồi cắt vát đầu đập bẹt bằng kìm chuyên cắt thép hoặc bạn có thể cắt xéo sợi dây thép để có đầu nhọn.

Dùng khoan, khoan 1 lỗ có đường kính bằng 1/5 đường kính giả hành bạn cần kích keiki, sâu bằng 1 nửa đường kính giả hành. Vị trí ở giữa đốt giả hành hoặc chia đốt giả hành làm 3 phần, khoan ở cách mắt cần kích bằng 1/3 độ dài của đốt giả hành.

Sau khi khoan, bạn nhỏ đầy dung dịch Keiki Super Đỏ vào (hoặc lấy xilanh bơm vào).

Đợi khoảng 30-60 phút cho dung dịch kích keiki khô đi thì lấy keo liền sẹo Tree Seal trét đầy vào lỗ khoan và tràn sang hai bên mép vết khoan để ngăn ngừa nước thấm vào (nếu không thể mua keo liền sẹo thì có thể dùng sơn dầu hoặc xi măng sệt trét vào, tuy nhiên hiệu quả kém hơn). Tuy nhiên tôi cũng đã thử không trét keo liền sẹo một số vết khoan, nhưng rất hên xui, thỉnh thoảng vẫn có vết khoan bị thối sau một thời gian tưới nước.

Ngày trước tôi dùng cách lấy dao lam cắt sâu vào giả hành theo hình chữ V nhưng tôi thấy cách này rất hại giả hành, làm đứt rất nhiều mạch dẫn nước và chất dinh dưỡng của giả hành, ngoài ra làm giả hành dễ gãy và đặc biệt là mất thẩm mỹ.

Dùng phương pháp chích như thế này thì dung dịch kích keiki sẽ thấm được nhiều hơn và hiệu quả cao hơn so với dùng dạng phun. Tuy nhiên rất mất thời gian và khá dễ bị thối từ vết khoan.

Ngoài cách khoan, bạn có thể lấy tăm bông thấm trực tiếp dung dịch Keiki Super đỏ bôi vào mắt ngủ cần kích. Lưu ý rằng bạn nên bóc bỏ lớp vỏ lụa bọc bên ngoài mắt ngủ ra, phải chú ý nhẹ nhàng tách vỏ lụa tránh làm xước hoặc nát mắt ngủ bên trong.

Có một cách khác là bạn có thể pha 3cc (khoảng 60 giọt) với 3 lít nước để phun lên toàn bộ giả hành và gốc lan giống như phun Keiki Super Xanh. Dĩ nhiên hiệu quả kém hơn 1 chút. Và ngược lại, bạn có thể chích trực tiếp Keiki Super Xanh như loại đỏ, hiệu quả khá cao, tuy nhiên tác dụng chậm hơn.

Lợi thế của hai loại kích keiki này, tôi thấy tâm đắc nhất là chai giống chai thuốc nhỏ mắt, dễ dùng và dễ đặt để vô cùng, nói chung là tiện dụng.

Nếu mắt ngủ trên giả hành lan bạn đã dùng Keiki Super Xanh để phun mà vẫn im re, bạn có thể làm cách Chích với Keiki Super đỏ.

Có đôi khi vận khí tốt, dù phun hay khoan lỗ rồi chích, đều có thể làm mắt lan đã ra hoa vẫn mọc được keiki. Trong hình tôi có 1 mẫu như vậy, bạn xem nhé.

Cách thức kích mầm trên lan đơn thân cũng làm tương tự, khoan 1 lỗ trên thân của lan tại bên dưới vị trí bạn muốn kích mầm, nhỏ dung dịch kích Keiki Super đỏ vào sau đó trét keo liền sẹo lại và chờ đợi.

Nếu sau 15 ngày dùng phương pháp khoan mà chưa thấy mắt ngủ này mầm, bạn hãy tiếp tục khoan 1 lỗ khác ngay sát lỗ cũ rồi làm lại từ đầu. Hãy kiên nhẫn, đừng nản vì có thể thời điểm bạn kích không trúng lúc TRỨNG RỤNG (bạn đừng nhắn tin hỏi tôi thời điểm nhé, cái gì của bạn bạn phải tự biết, tôi chịu).

Tại sao phía trên tôi viết là DUNG DỊCH KÍCH KEIKI mà không dùng từ THUỐC hay PHÂN cho nó ngắn gọn. Nhà sản xuất họ gọi là KÍCH KEIKI chứ có từ nào là thuốc hay phân đâu, mà tôi nghĩ gọi thế nào cũng chưa chuẩn. Vậy cứ nôm na là KÍCH KI XANH LÀ PHUN, KÍCH KI ĐỎ LÀ CHÍCH HOẶC BÔI. Vậy cho nó gọn và dễ nhớ.

Sau khi chích xong, chế độ chăm sóc bảo dưỡng bảo trì giống như sau khi phun Keiki Super Xanh.

Có nhiều bạn rất phản đối việc kích cho lan đẻ nhiều, quan điểm của họ là đẻ nhiều thì nuôi không nổi, có thể lan sẽ chết. Thực ra suy nghĩ như vậy cũng rất hợp lý. Quy luật Âm Dương được vận dụng để hiểu vấn đề này quả thực không sai. Tuy nhiên lan chỉ chết khi bị nấm, khuẩn, sốc nhiệt hoặc sốc phân thuốc quá liều chứ không thể vì đẻ nhiều mà lan chết được.

Chăm sóc sau quá trình kích keiki sẽ đòi hỏi nhiều công phu hơn và còn tùy vào điều kiện giò lan. Bạn cứ liên tưởng nhà bạn kinh tế yếu, đẻ 1-2 đứa là nuôi thấy chật vật lắm rồi, nếu đẻ chục đứa như các cụ ngày xưa thì nuôi kiểu gì cho tốt? Nhưng nếu nhà bạn giàu, công việc hai vợ chồng cũng tự do và có thể thuê thêm người giúp việc (cũng giống như bộ rễ mẹ sung mãn và chế độ bón phân đầy đủ), trong gia đình ông bà cũng rảnh rỗi mà lại yêu trẻ con, thì đẻ năm sáu đứa hay chục đứa cũng không phải cái gì đáng lên án.

Theo shopmaithai

Sunday, July 5, 2020

XỬ LÝ GIÁ THỂ TRỒNG LAN PHI ĐIỆP


SERIES BÀI SƯU TẬP VỀ CÁCH TRỒNG, CHĂM SÓC PHI ĐIỆP


Giá thể, nơi cây Lan có thể bám vào và sinh trưởng, ngoài tự nhiên đơn giản đó là những thân cây, những cành gỗ mục. Hạt lan có thể đã được phát tán đến và nảy mầm, phát triển. Để cây Lan phát triển tốt, và cho Hoa, cho mầm đẹp cần xử lý giá thể kỹ càng.

I.              GÍA THỂ TRỒNG LAN NÓI CHUNG

1. Dớn - Giá thể trồng lan phù hợp với nhiều loại phong lan

Dớn là loại cây dương xỉ hoặc rêu được phơi khô và ép thành những hình dạng, hoặc để mụn vậy để sử dụng làm giá thể cho lan. Và dớn là một loại giá thể phổ biến trong trồng lan hiện nay.

Cách xử lý giá thể dớn trồng lan: 

 Bước 1: Rửa thật sạch với nước lã. Rũ sạch đất, cát, lá và vỏ cây tạp. Sạch tới mức nước giặt trong veo luôn thì tốt nhất.

 Bước 2: Ngâm nước vôi hoặc nước vôi trong với thời gian 2 tiếng tới 2 ngày. Mục đích chính là trung hòa axit, diệt cỏ dại, côn trùng gây hại như cuốn chiếu, sâu đất, kiến, mối, rết, ốc và sên, tiêu diệt các loại nấm khuẩn.

Hoặc bạn có thể ngâm Physan 20 nồng độ 2ml/1lít nước 1-24 tiếng. Hoặc ngâm Benkona nồng độ 2ml/1 lít nước.

 Bước 3: Rửa lại với thật nhiều nước lã, rửa trôi hết nước vôi đi.  

 Bước 4: Ghép lan lên hoặc cho vào chậu hoặc làm tã đắp lên giò lan.



2. Than củi - Giá thể trồng lan được ưa chuộng nhất


Than củi là loại giá thể trồng được nhiều loại lan nhất hiện nay. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của Than củi như: Giữ ẩm tốtkháng khuẩn hiệu quả. Thì Than củi mang nhược điểm là giữ muối (Gốc ion muối từ các loại phân bón còn soát lại).


Trung bình than bền 5-10 năm. Giã nhỏ than thì giữ ẩm tốt hơn là để cả cục to. Tuy nhiên, độ giữ ẩm kém, giữ muối nhiều và nhanh làm hư bộ lá của lan, cây lan trồng than lên chậm chạp và yếu ớt.

Xử lý than rất đơn giản, bạn chỉ cần ngâm nước cho tới khi than chìm xuống là dùng được. Sau khi tiến hành xử lý, cần để ráo giá thể than củi và sau đó sử dụng để trồng lan bình thường.


3. Vỏ thông - Giá thể trồng lan tốt nhất

Vỏ thông có chứa Resin nên có tính sát khuẩn cao, lâu mụckhông đóng rêuít có mầm bệnh các loại nấm hại.


Cách xử lý vỏ thông trước khi trồng lan: Ngâm nước 3-10 ngày cho no nước, sau đó ngâm nước vôi trong hoặc Physan 20 hoặc Benkona trong thời gian 30 phút, rửa lại bằng nước trong và sử dụng.

Vỏ thông cũng là 1 loại giá thể giữ muối khoáng, vì thế hàng tháng bạn nên xối thật nhiều nước để rửa giá thể cho trôi bớt muối đi. Biểu hiện của giò lan bị thừa muối là lá và đầu lá bị vàng và khô cháy.


4. Gỗ và lũa - Dùng làm giá thể trồng các loại lan thân thòng
Gỗ giữ nước kém, thoáng bộ rễ, dể tìm kiếm. Không nên dùng gỗ của cây có tinh dầu như thông ngo, dầu, gió bầu (trầm, kỳ nam)….Nên khoan lỗ, đóng đũa để ghép cho dễ….Các loại gỗ như vú sữa, nhãn, vải, dẻ, trò, cẩm, sao, dầu, bằng lăng….Không nên ghép gỗ cà phê, mít, bơ, xoài (trừ trường hợp cây còn sống) vì độ bền mấy loại gỗ này rất tệ, 1-2 năm là nát nhuyễn. 


Cách xử lý gỗ - lũa để trồng lan:

 Bước 1: Có cục lũa (mua, xin, lụm – nhặt, đổi).

 Bước 2: Dùng bàn chải sắt chải thật sạch đất cát, rêu (bàn chải sắt khoảng 20 ngàn 1 cái hoặc dùng máy). Nếu loại gỗ lũa làm bạn không yên tâm rằng lan bám lên được thì lên khò lửa hoặc thui cháy xém lớp bên ngoài đi. Dùng vòi nước áp suất cao phun thật kỹ.

 Bước 3: Ngâm nước cho cục lũa ngậm no nước và trong quá trình ngâm, bạn nên thay nước 5-10 lần để nó thôi hết muối chát hoặc chất đắng, chua, cay ra. Ngâm 7-15 ngày. Nếu lũa to quá ngâm không được thì xối nhiêu nước và đắp chăn ướt cho nó hút no nước.

 Bước 4: Ngâm nước vôi ít nhất 30 phút hoặc rửa bằng nước vôi hoặc nước vôi trong. Bạn cũng có thể dùng Physan 20 hoặc Benkona thay thế nước vôi.

 Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch với thật nhiều nước. Rồi để ráo nước cỡ một vài tiếng.

 Bước 6: Làm móc (móc thật chắc, to để tránh bị bửa móc, dây thép hoặc dây đồng cứng là tốt nhất. Nếu cục lũa to quá bạn nên đổ bê tông tạo đế thật chắc chắn.

 Bước 7: Cố định lan vào lũa, treo lên giàn hoặc đặt lên khay, chăm sóc và thưởng thức.

5. Xơ dừa - Giá thể trồng lan

Xơ dừa có khả năng giữ ẩm rất tốt, nhưng không thoáng, dễ bít chậu gây úng rễ. Tự làm xơ dừa bằng cách mua dừa trái về, bóc ra, lấy búa đập nát, phơi khô, ngâm nước vài lần trong vài ngày để rửa sạch muối (Nên ngâm khoảng 5 ngày và thay 10 lần nước). Có thể ngâm nước vôi trong rất tốt. Dùng làm tã hoặc giá thể ươm kei đều rất tốt. Độ bền khoảng 2 -3 năm.


6. Vỏ lạc (vỏ đậu phộng) - Giá thể trồng lan


Vỏ lạc rất giàu đạm, bạn chỉ cần ngâm 1 lần nước vôi sau đó rửa sạch là dùng được. Độ thoát nước tốt, độ bền 2-3 năm.

Vỏ cà phê om, trấu om (đốt thành than mà cháy không hoàn toàn) chỉ cần rửa bằng nước sạch là dùng được. Độ thoát nước kém dễ làm thối rễ lan.

Mùn cưa gỗ vú sữa, nhãn, vải, dẻ… độ bền 2 năm (nhanh mục). Xử lý ngâm nước vôi sau đó rửa sạch là dùng được.

7. Viên đất nung, đá sỏi - Giá thể trồng lan hot nhất hiện nay

● Viên đất nung được nung ở nhiệt độ cao trên 1000 độ C. Sản phẩm có độ sạch khuẩn cao, cấu trúc xốp và bề mặt có khe hở. 


● Chính đặc tính như trên làm cho viên đất nung - sỏi nhẹ được giới chơi hoa lan ưa chuộng để trồng các loại hoa lan hiện nay.

● Thông thường nhất hiện nay, Viên đất nung khi mua về không cần qua xử lý mà có thể sử dụng ngay. Sau mỗi một đợt trồng, bạn nên xử lý lại bằng nước vôi và có thể trồng lại bình thường.

II.            GIÁ THỂ CHO LAN PHI ĐIỆP
Không có một công thức chuẩn nào cho tất cả mọi người, mọi nhà vườn. Tùy vào tình hình khí hậu, thời gian có thể dành cho lan (hoặc công nghệ áp dụng) để phối chọn giá thể phù hợp. 


Công thức tham khảo:
70% thể tích đáy chậu dùng xốp, (hoặc đá bọt, đất nung,..) lót đáy chậu giúp thông thoáng thoát nước và duy trì ẩm độ phù hợp. Các loại cần xử lý rửa, ngâm đảm bảo sạch khuẩn. Nên dùng chậu sành không tráng men hoặc chậu gỗ thay vì dùng chậu có tráng men giúp bám rễ, hút và giữ ẩm tốt hơn.
30% hỗn hợp có thể dùng xơ dừa, trấu, vỏ lạc nghiền nhỏ,… ngâm giá thể khoảng 2 ngày với nước vôi trong sau đó ngâm 1 ngày hoặc rửa kỹ bằng nước sạch. Khi đưa giá thể vào chậu thêm 1 lượt phân tan chậm vào giữa (lượng phân theo khuyến cáo của nhà sản xuất) lèn thật chặt bên trên.
Để chậu giá thể hoàn thiện khoảng 2 ngày trước khi ghép cây.