Sunday, July 5, 2020

TÌM HIỂU VỀ CÁC LOÀI LAN PHI ĐIỆP

SERIES BÀI SƯU TẬP VỀ CÁCH TRỒNG, CHĂM SÓC PHI ĐIỆP




Lan Phi Điệp được dân chơi lan rất yêu thích sưu tầm. Bởi sự thu hút về màu sắc, mùi hương cũng như sự đa dạng của nó từ đặc điểm, màu sắc lẫn giá trị. Lan Phi Điệp có bao nhiêu loại không mấy người biết được; nhất là hiện nay, do tự nhiên hoặc nhiều phép lai tạo đã tạo nên nhiều giống lan quý, nhiều giống đột biến tạo nên sự phong phú của loài hoa này.






1. Phân biệt lan Phi Điệp qua màu sắc.
Lan Phi Điệp được người chơi lan phân loại theo màu sắc gồm hai màu chính là Phi Điệp tím và Phi Điệp vàng. Phi Điệp tím có giá cao hơn nhiều so với Phi Điệp vàng và được nhiều người chơi quan tâm sưu tầm hơn.
– Hoàng thảo Phi Điệp vàng (Dendrobium chrysanthum). Thuộc loài đa thân, với nhiều căn hành qua nhiều năm.

Phi Điệp vàng Dendrobium chrysanthum
– Hoàng thảo Phi Điệp tím (Dendrobium anosmum).
Thân dài tới 1,20 m buông rũ xuống. Lá mọc đối cách dài 8 – 12 cm, rộng từ 4 – 7 cm. Hoa to tới 10 cm, mọc từ 1-3 chiếc/đốt đã rụng lá.

Phi Điệp tím_Dendrobium anosmum
1.1 Giống nhau giữa Phi Điệp tím và Phi Điệp vàng.
– Đều thuộc chi Hoàng Thảo là phong lan thân thòng
– Là loài phụ sinh sống bám trên các giã thể, thân gỗ tự nhiên và ưa vị trí cao thoáng
– Ánh sáng phù hợp để loại phong lan này phát triển là 70% tự nhiên. Ngoài ra cây cũng yêu cầu độ thoáng gió và có ánh nắng hắt nhẹ ( không được gắt vì có thể dẫn đến cháy lá) để không bị bệnh và ra hoa đúng mùa.
– Độ ẩm yêu cầu ở mức vừa phải là không nên ẩm quá vì như thế cấy sẽ yếu dễ bị các bệnh về nấm mốc, thối nhũn nhưng cũng không khô quá cây sẽ phát triển chậm, phù hợp nhất là độ ẩm khoảng 40-50% .
1.2 Khác nhau.
Tuy cùng chi cùng họ, cùng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc nhưng 2 loại Phi Điệp này cũng có nhiều điểm khác nhau:
+ Về mùa hoa: Phi Điệp vàng thường ra hoa vào tháng 9-11 hàng năm còn Phi Điệp tím lại ra hoa vào sau tết thường là tháng 4 – 8  hàng năm.
+ Về màu sắc hoa: Phi Điệp vàng có hoa màu vàng lưỡi màu nâu mùi hoa hơi hắc, bông cụm không có nhiều biến thiên, còn Phi Điệp tím thì hoa màu trắng tím ( thường thì cánh màu trắng phớt tím, mắt hoa màu tím) và có rất nhiều biến thể như: năm cánh trắng, mắt nai, 6 mắt, trắng tinh…. mùi thơm của Phi Điệp tím thì rất nồng nàn khuyễn rũ.
+ Về lá và thân: Phi Điệp vàng thân thường bé hơn so với Phi Điệp tím và có duy nhất một màu xanh còn Phi Điệp tím thì đa phần thân tím ( trừ hàng đột biến) lá của Phi Điệp vàng thuôn dài và đầu lá hơi nhọn, các lá được sắp xếp đều trên thân và hướng về một phía lên trên. Còn đối lá của Phi Điệp tím thì là tròn và bầu hơn, các lá được xếp so le hơn chứ không đều như Phi Điệp vàng.
+ Khi ra hoa: Đối với Phi Điệp vàng thì không cần xuống lá thì cây vẫn ra hoa, còn đối với Phi Điệp tím thì cây cần phải xuống la trước khi ra hoa.
+ Về phân bố: Phi Điệp vàng phân bố ở các vùng có nhiệt độ ổn định và khá lạnh như ở tây bắc, Lâm Đồng còn Phi Điệp tím lại phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và có đều rải rác khắp cả nước.
Do sự đa dạng của nó, hai loài hoa này đều có những đặc điểm khác nhau và có những vẻ đẹp riêng của nó. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, Phi Điệp tím về độ hot lại có phần nhỉnh hơn do sự đa dạng và hương thơm nồng nàn của nó.
2. Phân biệt lan Phi Điệp theo vùng miền.
Về Phi Điệp tím, có rất nhiều các mặt hoa khác nhau, rất đa dạng. Và phân biệt các mặt hoa ấy, người chơi lan hay phân biệt theo tên vùng miền để dễ nhận biết. Có những loại phi diệp có nguồn gốc nước ngoài như: Phi Điệp Campuchia, Lào, Thái lan, Việt Nam…

Phi Điệp Lào
Ở Việt Nam, các vùng khác nhau cũng có nhiều mặt hoa khác nhau. Sau đây là một số vùng phổ biến mà thường nghe khi chơi lan Phi Điệp đó là:
– Phi Điệp Di Linh – Lâm Đồng: loại Phi Điệp duy nhất trong tự nhiên Việt Nam nở hoa vào thời kỳ Đông – Xuân.
Xuất thân của dòng lan này đúng như cái tên của nó đó chính là Huyện Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng. Trên cao nguyên có độ cao so với mặt nước biển là 1000 m. với đặc điểm khí hậu tại đây nên Phong lan giả hạc Di Linh nên dòng Phi Điệp này cũng có những đặc điểm riêng như sau:
Quan trọng nhất làm nên sự nổi tiếng của dòng lan này chính là mùa ra hoa vào dịp tết nguyên đán. Tuy nhiên, Với đặc điểm này được nhiều người săn tìm và đưa về các thành phố để thuần nhưng khi thuần tại các nhà vườn cây không cho hoa đúng vào dịp tết nữa điều này là do sự thay đổi về khí hậu nhiệt độ nên không còn giữ được đặc điểm nguyên bản của cây. Để giữ được những đặc điểm nguyên bản này cần phải giữ cho môi trường gần giống với cao nguyên Di Linh về độ ẩm, gió và không khí.
Xét về đặc điểm thân thì dòng lan này nhìn về bề ngoài không có quá nhiều các đặc điểm khác trong cùng dòng giả hạc (Phi Điệp). Trong đó, khác biệt nhất và có giá trị cao nhất là nhánh Lù Tam Bố có đặc điểm là thân to lù, đốt cực ngắn lá to, dày trong hơn hẳn so với những dòng khác.
– Phi Điệp Hoà Bình.
Là một loài phong lan thuộc dòng lan Phi Điệp nên Phi Điệp tím Hòa Bình có đầy đủ các đặc tính của một phong lan hoàng thảo như thân gồm nhiều giả hành mọc thành bụi, các giả hành phân thành các đốt như đốt tre nứa. Giã thể bám cho dòng lan này đều là các thân cây ( Đặc biệt là dớn làm từ thân cây thông), xơ dừa hay rêu nếu như trồng chậu.
Tuy nhiên, do khí hậu của vùng đất Hòa Bình mà tạo nên những sự khác biệt cho loài hoa lan này như sau:
Các đốt của thân Phong lan Phi Điệp Hòa Bình có thân to nhất và đốt thân ngắn hơn so với các dòng Phi Điệp khác . Lá của dòng lan này cũng to và giày hơn hẳn so với các dòng còn lại. Vì vậy nếu nhìn tổng quan về giò lan Phi Điệp hòa bình sẽ to hơn, sum xuê dày dặn hơn.
Vì các đốt thân ngắn nên khi ra hoa dòng Phi Điệp này cũng cho hoa dày hơn bông to hơn  và nhìn sẽ đẹp hơn so với các loại Phi Điệp của các vùng miền khác
Phi Điệp hòa bình


Phi Điệp di linh

Dòng phong lan này thường có nhiều đột biến về hoa hơn như 5 cánh trắng Hòa Bình đang được rất ưa chuộng và giá thành khác cao đỉnh điểm có thể lên tới 700k/1cm ngoài ra còn có nhiều loại đột biến khác như mắt đỏ, 6 mắt…
Để các bạn tự phân biệt được đâu là Phi Điệp Hòa Bình và các loài ở Tây Bắc thực sự là một điều khó khăn nếu các bạn không chuyên. Cách tốt nhất là bạn nên tìm đến những nhà vườn uy tín lâu năm hoặc những nghệ nhân có kiến thức chuyên sâu để có đánh giá chuẩn nhất. Còn việc mua hàng kg trôi nổi trên thị trường là không nên do nhiều đối tượng gần đây lợi dụng sự không hiểu biết của người chơi lan để chuộc lợi bằng việc dùng hàng Phi Điệp Lào, Cumpuchia, Tây Nguyên trà trộn hoặc lừa là hàng Phi Điệp Hòa Bình để bán với giá cao do gia của Phi Điệp Hòa Bình luôn đắt gấp 2 – 3 lần so với những dòng trên
– Phi Điệp Kon Tum: đây là loại hoa đặc sắc của vùng tây nguyên Việt Nam với thời gian nở vào thời kỳ Xuân – hè.
– Phi Điệp Thanh Hoá, Nghệ An: là loại Phi Điệp vùng nóng nở hoa vào thời kỳ cuối hè và đầu thu.
– Phi Điệp Quảng Bình, Quảng Trị: một loại Phi Điệp nở muộn vào chọn mùa thu.
3. Phân biệt lan Phi Điệp theo đặc điểm cấu tạo
Hình dáng hoa Phi Điệp cũng rất đa dạng, chính vì vậy, nhiều người chơi lan khi mua sẽ quan tâm đến một số đặc điểm của hoa. Và người ta cũng chia ra rất nhiều loại dựa vào các đặc điểm này.
Đặc điểm cấu tạo phong lan Phi Điệp
– Phân biệt theo hình dạng cánh: Cánh mai, cánh bầu, cụp, cong, bay…
Phi Điệp cách bầu


 Phi Điệp cách mai 
– Phân biệt theo màu sắc cánh: 5 cánh trắng (màu trắng tinh), ám (cánh có màu hồng nhạt, xanh nhạt), khói…
– Phân biệt dựa vào mắt:  Phi Điệp 6 mắt, mắt mù, mắt xước…
Phi Điệp 6 mắt đại ẩm (lục nhãn Tây Hồ)
– Phân biệt dựa theo đặc điểm mũi: Mũi hồng mũi tây…
– Phân biệt theo đặc điểm môi: Môi cong, môi tuyết ….
Tóm lại về đặc điểm thì có rất nhiều loại khác nữa, thoải mái cho các bạn sưu tầm. Đây chính là điểm thu hút khiến người chơi mê mẩn khi chơi Phi Điệp.
Ngoài ra có các giống hoa đột biến có giá trị cao, do sự độc, lạ của chúng. Có những cây có giá 3-4 triệu/1cm như đột bến 5 cánh trắng Phú Thọ.
Phong lan Phi Điệp đột biến( 5ct Bạch Tuyết )
4. Cách chăm sóc lan Phi Điệp.
Để chăm sóc lan Phi Điệp tốt bạn cần đảm bảo chung về chế độ chăm sóc như sau:
Ánh sáng: Đối với phong lan nói chung và Phi Điệp nói riêng ánh sáng luôn là điều kiện cực kỳ quan trọng cho việc phát triển cây. Nếu để cây tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp (đặc biệt là các loại mới khai thác từ rừng về) sẽ làm cây yếu đi, có thể cháy lá dẫn đến không phát triển được. Nhưng nếu ánh sang yếu quá cây sẽ dễ bị bệnh nấm mốc. Ánh sáng tốt nhất là vào khoảng 70% đặt ở vị trí thoáng mát không tù bí.
Độ ẩm: Phi Điệp không phải là dòng quá ưa ẩm bởi đặc tính thân mọng nên độ ẩm càng lớn thì cây sẽ càng dễ bị thối rữa. Duy trì độ ẩm ở tầm 40-50 % là cây có thể phát triển tốt. lưu ý vào mùa hanh khô (mùa rụng lá các bạn vẫn nên duy trì độ ẩm này để ra xuân khi tiết trời ấm áp cây sẽ cho hoa và nhiều mầm non mới).
Nhiệt độ: Với Phi Điệp thích nghi thời tiết khá tốt, phát triển tốt ở nhiệt đột từ 23-28 oC.
Phân Bón: Để chăm sóc tốt cho Phi Điệp có thân to, dài, lá mướt bạn cần phải bón phân đầy đủ. Tốt nhất nên sử dụng phân hữu cơ như các nhà vườn vẫn làm (phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ tự ủ từ cá, đậu tương…) để tưới những loại phân bón hữu cơ này vừa tốt cho lan lại vừa không gây hại cho môi trường. Tuy nhiên, để có thể chăm sóc cầu kỳ bạn cần có thời gian nên để tiết kiệm thời gian và tiện lợi bạn có thể sử dụng phân chậm tan của nhật để bón cũng sẽ giúp cây phát triển tốt. Một lưu ý nhỏ khi sử dụng phân chậm tan là không nên bón quá nhiều để tránh cây bị sốc.

Xem thêm về: 
------------------------------------------oOo------------------------------------------

VAR, ALBA, SEMI ALBA
KHÁI NIỆM VAR, ALBA, SEMI ALBA, 3n, 4n …
(Dành cho các bạn mới chơi lan)
Trên các diễn đàn về Phong lan thi thoảng sẽ gặp những từ hay cụm từ: Var, var alba, var semi alba hay 3n, 4n, 5n ... Với nhiều người những khái niệm này không mới, nhưng đối với số ít đây là những từ mới mẻ, hoặc hiểu chưa tường tận. Hy vọng những chia sẻ dưới đây sẽ giúp nhiều bạn hiểu rõ hơn những khái niệm này.
🍓Var, alba, semi alba: (Hình thái đột biến gen)
Đây là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra ở cấp độ phân tử tại một điểm nào đó trên phân tử ADN và có liên quan đến sự thay đổi về số lượng, thành phần, trật tự các cặp nucleotide trong gen.
🍇Đột biến trên cây Phong lan xuất hiện ở cả Lá, hoa và rễ. Nhưng người chơi thường chỉ chú ý đến màu sắc của hoa (trắng tuyền, 5 cánh trắng … ) hoặc lá ( lá kẻ, lá biên …)
- Var: viết tắt của từ “variation”- đột biến.
- Alba – mức độ 100% trắng thì là "alba". (Phi điệp trắng Thực Hà, trắng Hà Đông …)
- Semi alba – mức độ đột biến khoảng 50% thì dùng "semi alba". 5 cánh trắng (5ct Phú thọ, HO, Hải Dương ...)
🍇LƯU Ý: với những biến đổi không ổn định sau tối thiểu 3 năm thì được coi là thường biến. Hay gặp ở những cây lá kẻ, lá biên.
🍓3n, 4n, 5n …: (Hình thái đột biến nhiễm sắc thể)
Đây là sự biến đổi về cấu trúc, hình thái hoặc số lượng NST. Đột biến có thể xảy ra ở một cặp NST nào đó hoặc ở toàn bộ các cặp NST.
🍇3n, 4n, 5n …gọi chung là “thể đa bội”, tức là thể hiện bộ nhiễm sắc thể của chúng. “Thể đa bội” là bộ nhiễm sắc thể của loài tăng lên một hay một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội (lớn hơn 2n). Có 2 kiểu đa bội là đa bội chẵn (4n, 6n…) và đa bội lẻ (3n, 5n…).
🍇2n - Thể lưỡng bội là gì:
Thể lưỡng bội là một thể tự nhiên của cơ thể sinh vật phát triển bình thường trong môi trường sống bình thường. Chúng có cơ quan sinh dưỡng và sinh sản phát triển bình thường, kích thước tế bào bình thường, thời gian sinh trưởng và phát triển bình thường, tính bất thụ thấp và khả năng kết hạt cao. Ngắn gọn, thể 2N là thể bình thường trong tự nhiên.
🍇4n – Thể tứ bội (Thể đa bội chẵn) là gì:
Dạng đột biến này thường xảy ra ở thực vật là chủ yếu vì cơ thể thực vật dễ dàng thích nghi hơn. Ở thể này, cây có những biểu hiện tính trạng khác rõ rệt so với thể 2N, Tế bào đa bội có lượng ADN tăng gấp bội, cơ quan sinh sản, sinh dưỡng có kích thước lớn hơn, thời gian sinh trưởng kéo dài hơn, chống chịu tốt hơn so với thể 2N, hàm lượng các chất dinh dưỡng được tích lũy nhiều, trao đổi chất mạnh và tính bất thụ cao.

🍇3N - Thể tam bội (Thể đa bội lẻ) là gì:
Ở thể tam bội, cây dường như có tính trạng dung hòa giữa 2N và 4N, tức lá cây không quá cứng, hoa mềm mại hơn nhưng màu vẫn có độ tăng đáng kể, khả năng chịu đựng tốt và chắc chắn ở dạng này cây bất thụ (Không có khả năng sinh sản hữu tính).
-------------


Mới chơi lan hẳn các bác khá lạ lẫm với khái niệm Var, alba, semi alba. Nhưng lại được nghe rất nhiều đến những từ đó. Chẳng hạn như hàng var (đọc là va) này bán thế nào? Vườn tôi mới xổ được bông var đẹp lắm. Vân vân và mây mây. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Nguồn:http://orchidcrazeme.blogspot.com/2012/03/alba.html

Bài này tôi dịch từ một bài viết của người nước ngoài. Nguồn bên dưới bài viết cho bác nào muốn tìm hiểu thêm. Còn một bài viết trong nước nữa giải đáp đầy đủ thắc mắc cho các bác về những khái niệm trên.

‘Alba’ trong hoa lan là gì?

Đối với những ai vẫn còn mới chơi lan, thuật ngữ đề cập đến tất cả các biến thể hoa màu trắng của những lan có màu một cách bình thường. Một đặc điểm hiếm hoi – có thể xảy ra ở mỗi hoa lan.
Theo Ned Nash, những quần thể các biến màu sắc, cho dù alba, coerulea, semi-alba, aquinii hoặc bất cứ điều gì, nói chung là kết quả của sự cách biệt quần thể và trong lai tạo. Điều này có xu hướng làm cho các quần thể này biểu hiện một số các đặc sắc khác mà người ta có thể mong đợi từ trong-lai tạo, chẳng hạn như tăng trưởng ít, khả năng sinh sản thấp, hoặc các triệu chứng khác của sự yếu đuối. Điều này không nói rằng tất cả các biến thể màu là những cây trồng nghèo nàn, tất nhiên. Tuy nhiên, điều này giải thích lý do tại sao có lẽ không có một yếu tố phổ biến – cải thiện cách chăm sóc của tất cả các loại alba. Điều đó cũng nói rằng có rất nhiều thông tin giai thoại về alba, chẳng hạn như, thực tế với Lan Hài bellatulum var alba, mãi đến gần đây, được xem là một trong những lan khó nhất để trồng tốt. Cattleya guttata var. alba có thể đặc biệt nhạy cảm khi nó được thay chậu, cũng tốt như các điều kiện về chất trồng của nó. Nếu có một sự tổng quát, nó có thể là – cây trồng chỉ đơn giản được nhận thức rằng các alba, hoặc các biến thể màu sắc khác, có tiềm năng trở nên khó tính hơn, và (cần) có sự quan sát phù hợp với cá tính của chúng.
Điều đó cũng nói rằng bạch tạng là một hiện tượng tích cực, tức là, một số gen hoạt động cần ngăn cản các màu, không là một “sự vắng mặt” các màu thụ động đơn giản!
Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng những loài lan ‘alba’ rất đặc biệt về độ hiếm của chúng. Nhưng nếu có loài lan thậm chí còn ít được tìm thấy với một loại alba của các hoa, chúng sẽ có giá trị cao. Có các lan alba dễ tìm thấy được bán – được nhân giống hàng loạt như Dendrobium purpureum, Cattleya intermedia, Dendrobium anosmum (Giả hạc) hoặc Rhyncostylis gigantea (Ngọc điểm, Đai Châu), chỉ cần kể ít tên, nhưng khi nào những lan – chưa bao giờ được tìm thấy alba có từ trong các biến thể có thể là trong trồng trọt hoặc được tìm thấy trong hoang dã, chắc chắn chúng sẽ có một giá rất cao.
Có các thuật ngữ khác có ý nghĩa giống như “alba” như “album”, “albescens” hoặc “virginalis” ..
Album dành cho lan hài.
Vì vậy, đó là một ít thông tin cho bạn về các thuật ngữ ‘alba’ một cách đặc biệt cho người mới ở lan .. Không nhiều. nhưng ít nhất cho một sự hiểu biết tốt hơn thay vì chỉ biết rằng alba có nghĩa là ‘không màu sắc hoặc ‘màu trắng’.
Thông thường ‘alba’ là tất cả các màu trắng, tất cả màu xanh lá cây hoặc kết hợp của cả hai .. như loài Eugehe sanderiana này .
Mặc dù bông hoa của Coelogyne cristata này đã có màu trắng nhưng sự vắng mặt của màu vàng ở lưỡi khiến nó trở thành biến thể của ‘alba’.

Calanthe rubens, Những bông hoa bình thường có màu hồng .. 

Vanda Coerulea
……………………………………………………
Một số giống lai alba
……………………………………………………
Một số loài semi alba
Nguồn:http://orchidcrazeme.blogspot.com/2012/03/alba.html





No comments:

Post a Comment