Có nhiều công thức để đo đạc chất lượng cuộc sống và tùy vào những công thức khác nhau, bảng xếp hạng của các quốc gia cũng có sự điều chỉnh. Tuy nhiên dưới đây là top 10 đất nước có các điều kiện về y tế, sự trù phú, thân thiện với môi trường cao nhất theo Chỉ số đời sống của OECD.
Na Uy: Đất nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cá hồi, Na Uy, chiếm vị trí quán quân trong bảng xếp hạng này. Với tuổi thọ trung bình là 82, người Na Uy sống lâu hơn các quốc gia OECD khác đến 2 năm. Cụ thể, nam giới ở đây có tuổi thọ là 80, trong khi nữ giới có thể sống đến 84 tuổi.
Iceland: Iceland nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp và dải Bắc cực quang kỳ ảo. Tuy nhiên, không ít người biết rằng mạch nước ngầm ở đây cũng đứng đầu thế giới về độ sạch. Đất nước của những tảng băng trôi, những đỉnh núi tuyết hùng vĩ còn rất được lòng người dân. Trên thang điểm 10 về độ hài lòng, người Iceland đã tặng cho quốc gia của mình 7.5.
Thụy Sĩ: Quốc gia có tỉ lệ phạm tội thấp nhất trong những nước công nghiệp, Thụy Sĩ, cũng nằm trong số những nước với tỉ lệ người dân có việc làm cao nhất thế giới. 80% người dân tuổi từ 15 tới 64 ở Thụy Sĩ đều có việc làm trả lương, trên mức trung bình của OECD là 65%. Trong đó, khoảng 85% nam giới có việc làm, ở nữ giới, con số này là 74%.
Australia: Australia đứng đầu về dịch vụ phục vụ cộng đồng, trên trung bình các mảng chất lượng môi trường, tình trạng sức khỏe, nhà ở, an toàn cá nhân, công việc, giáo dục và kỹ năng, y tế, kết nối xã hội, nhưng cũng như Mỹ, điểm số cân bằng công việc-cuộc sống tương đối thấp. Với 93% cử tri đi bầu trong lần bầu cử gần đây, Australia xếp hạng nhất trong nhóm OECD (trung bình chỉ có 68%). Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa ở Australia bầu cử là điều gần như bắt buộc. Sau cùng, đời sống của người dân Australia cũng nhiều màu sắc hơn nhờ rất nhiều bãi biển để họ thỏa mãn niềm đam mê lướt sóng.
Hoa Kỳ: Không có gì bất ngờ khi Mỹ đứng đầu về độ giàu có và nhà ở. Thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ lên tới 41,355 đô la (26,800 bảng Anh) một năm và đứng đầu trong bảng xếp hạng của OECD, trong khi mức trung bình chỉ có 25,908 đô la (16,800 bảng Anh) một năm.
Tuy vậy, giấc mơ Mỹ không còn ánh hào quang như năm nào khi mà độ cân bằng giữa công việc-cuộc sống của họ sụt giảm mạnh. Đây là đất nước duy nhất không có chính sách nghỉ thai sản có lương. Hơn nữa, nhân viên cũng chỉ được nghỉ 12 tuần và chính sách này chỉ áp dụng cho những công ty có trên 50 lao động.
Canada: Canada đứng ngay phía dưới người hàng xóm Hoa Kỳ của mình. Tuy nhiên, họ cũng khiến nhiều quốc gia khác phải ngưỡng mộ với điều kiện nhà ở, y tế, thu nhập và sự giàu có, kết nối xã hội, giáo dục và kỹ năng, cũng như phục vụ cộng đồng trên khá cao.
Khi được hỏi về độ thỏa mãn với cuộc sống trên thang điểm 10, người dân Canada đã mạnh dạn cho 7.7, cao hơn mức trung bình của OECD (6.6).
Thụy Điển: Thụy Điển giữ vị trí đầu bảng về chất lượng môi trường mà minh chứng rõ ràng chính là Bộ luật Môi trường dùng để đo đạc ảnh hưởng của nông nghiệp đối với môi trường sống dưới nước.
Một điểm thú vị khác ở quốc gia này đó là chỉ 1% nhân viên phải làm việc nhiều giờ, đây là một trong những tỷ lệ thấp nhất của OECD, vốn có mức trung bình là 13%.
Hà Lan
Là quê hương của rất nhiều bảo tàng vĩ đại và chế độ quân chủ kéo dài, Hà Lan còn được vinh danh là quốc gia có số người biết chữ nhiều nhất thế giới.
Đây cũng là kết quả từ sự trù phú của Hà Lan khi thu nhập bình quân đầu người của quốc gia này là 27,888 đô la (tương đương 18,000 bảng Anh) một năm, vượt xa con số trung bình OECD là 25,908 đô la (tương đương 16,800 bảng Anh) một năm.
New Zealand
Đất nước nổi tiếng với những tảng băng tuyệt đẹp và chất lượng nuôi cừu, New Zealand, chiếm ngôi đầu bảng về chất lượng y tế. Quốc gia này cũng có chất lượng môi trường, phục vụ cộng đồng, an toàn cá nhân, sức khỏe, giáo dục và kỹ năng, việc làm ở mức trên trung bình. Tuy nhiên, điểm thu nhập và giàu có của họ lại thấp hơn mặt bằng chung.
Chủ nhà của Cúp Bóng bầu dục Thế giới năm nay có đời sống đạo đức khá tốt. 94% người dân được khảo sát tại New Zealand tin rằng họ có thể dựa vào một ai đó khi gặp khó khăn, cao hơn mức trung bình của OECD (88%).
Đan Mạch
Đan Mạch chiếm thứ hạng khá cao về điều kiện môi trường với 94% người dân cho hay họ hài lòng với chất lượng nguồn nước, cao hơn con số trung bình của OECD chỉ có 81%.
Bạn có lẽ sẽ còn ghen tị với người dân ở đây khi họ được nghỉ lễ có lương đến 5 tuần một năm – và xếp thứ 6 trong 36 nước về bình đẳng giới. Điều kiện tài chính ở đây cũng khá đáng nể: trên 73% người dân tuổi từ 15 đến 64 ở Đan Mạch có việc làm, trong khi con số trung bình của OECD chỉ có 65%.
Theo Bảo Ninh
LĐOhttps://www.youtube.com/watch?v=o1Mp3RRIS4U&list=PLqW89lXHu4sfJMOl0mmyMczaL_7Wp3GNo
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organization for Economic Co-operation and Development; viết tắt: OECD, Tiếng Pháp: Organisation de coopération et de développement économiques, OCDE) có mục đích là để tìm ra các chính sách phát triển kinh tế cùng phúc lợi của người dân.
ReplyDelete