Tuesday, November 7, 2017

Có nên nhổ răng khôn mọc lệch?

Nhiều người gặp phải tình trạng răng khôn mọc lệch, gây đau đớn, nhưng không dám nhổ vì sợ biến chứng.
Co nen nho rang khon moc lech? hinh anh 1

Răng khôn (răng số 8) thường mọc ở độ tuổi nào? Ảnh: Odysse.

  • 17-25 tuổi
  • 25-30 tuổi
  • Trên 30 tuổi
Co nen nho rang khon moc lech? hinh anh 2

Dấu hiệu của răng khôn mọc lệch? Ảnh: Oral Answers.

  • Chảy máu chân răng, hôi miệng
  • Mất vị giác khi ăn uống
  • Đau nhức, nướu sưng đỏ
 
Co nen nho rang khon moc lech? hinh anh 3

Vì sao nên nhổ răng khôn mọc lệch Ảnh: Onlywisdomteeth.

  • Không bị đau nhức, bảo vệ răng số 7
  • Dễ cử động khi nhai nuốt
  • Xương hàm thon gọn lại
Co nen nho rang khon moc lech? hinh anh 4

Những biến chứng có thể gặp khi nhổ răng? Ảnh: Squarespace.

  • Tổn thương dây thần kinh
  • Làm xấu hàm răng
  • Méo miệng
Co nen nho rang khon moc lech? hinh anh 5

Người đang mọc răng khôn cần tránh ăn gì để không bị đau? Ảnh: WikiHow.

  •  Đồ cay nóng
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Thịt gà, rau muống
 
Co nen nho rang khon moc lech? hinh anh 6

Bệnh nhân cần làm gì khi đang mọc răng khôn để tránh tổn thương các răng khác? Ảnh: WikiHow.

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Ít cử động hàm
  • Chườm đá lạnh

Co nen nho rang khon moc lech? hinh anh 7

Bệnh nhân sau khi nhổ răng cần ăn gì? Ảnh: Absolutedental.

  • Chỉ uống sữa
  • Cháo, đồ ăn mềm
  • Cơm nhưng chỉ ăn cùng rau


Co nen nho rang khon moc lech? hinh anh 8

Bạn nên nhổ mấy chiếc răng trong một lần? Ảnh: WikiHow.

  • 1 răng
  • 2 răng 
  • Tất cả răng khôn

Co nen nho rang khon moc lech? hinh anh 9

Trước khi nhổ răng, bệnh nhân cần làm thủ tục quan trọng nào? Ảnh: Telegraph.

  • Vệ sinh răng sạch sẽ, kiểm tra sức khỏe tổng quát
  • Chụp X-quang răng
  • Thử máu, xét nghiệm nước tiểu


Co nen nho rang khon moc lech? hinh anh 10

Sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần làm gì để cầm máu? Ảnh: WP.

  • Ngậm đá ở bên hàm nhổ răng
  • Đặt và ngậm bông gòn ở vị trí nhổ răng

Monday, November 6, 2017

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

22 quy luật đã đúc rút được trong những quyển sách tôi từng đọc về những nhà đầu tư thành công trên thế giới và sau những lần nằm gai nếm mật trên thị trường.

  • Quy luật số 1Cổ phiếu giá cao thì sẽ tiếp tục tăng và ngược lại
Bạn có ngạc nhiên khi thấy VNM liên tục tăng hết từ năm nay đến năm khác mặc dù lúc nào cũng cảm thấy giá nó cao.

Ngược lại, kể từ khi HAG giảm xuống mức giá dưới 10, đã hàng năm nay cổ phiếu này được giao dịch ở vùng 6 – 7.

Nếu bạn hy vọng mua cổ phiếu ở giá thật thấp để sau này “nhỡ đâu” nó lên cao thì bạn đã nhầm to. Cổ phiếu không vượt được giá 20 thì đừng mong lên được 50, không đạt giá 50 thì còn lâu mới lên được 100.
  • Quy luật số 2: Môi giới không phải là người chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản của bạn
Bạn, chứ không phải ai khác phải chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản của mình

Môi giới chứng khoán làm việc không chỉ vì lợi ích của bạn, mà còn vì lợi ích của họ và công ty chứng khoán của họ.

Đa phần các môi giới sẽ không vui nếu bạn mua một cổ phiếu rồi giữ nó cả năm – kể cả bạn có lãi đến như thế nào

Điều đó không có nghĩa là không có những môi giới giỏi và có tâm. Trước khi quyết định sẽ gắn bó với môi giới nào, hãy tìm hiểu về lịch sử giao dịch và các khách hàng cũ của anh ấy
  • Quy luật số 3: Người ta thắng không phải bởi vì mua cổ phiếu tốt mà là người đầu tư theo nguyên tắc
Bạn sẽ không có lãi vì cổ phiếu được các chuyên gia phân tích tung hô là tốt

Bạn chỉ kiếm được tiền nếu cổ phiếu bạn mua tăng giá

Bạn có thấy Warren Buffett hay William O’neil chỉ giải ngân khi tìm thấy cơ hội đầu tư đúng theo nguyên tắc của họ không.

Một hệ thống đầu tư cổ phiếu luôn phải có 4 phần mà tôi hay gọi là CLGT cho dễ nhớ, viết tắt của “Chiến lược đầu tư chung”, “Lọc cổ phiếu”, “Giao dịch”, và “Theo dõi đầu tư”. Cổ phiếu chỉ là một phần trong số đó
  • Quy luật số 4: Nhưng nếu không mua cổ phiếu tốt sớm muộn bạn cũng sẽ rời cuộc chơi
Tôi từng chứng kiến nhiều người nhân đôi, nhân ba tài khoản chỉ sau vài tháng mua FLC, KLF, FIT, ROS ..

Nhưng 2 gặp họ 2 năm sau đó, có những người mất sạch tiền đầu tư chứng khoán, phần đa lỗ nặng và không còn muốn nhắc đến chứng khoán

Và họ nói thị trường không minh bạch, thị trường không tốt. Những điều mà tôi không thấy họ nhắc đến khi kiếm được tiền từ cổ phiếu

Nếu bạn chưa biết cách tìm các cổ phiếu tốt hãy học cách xem nhanh BCTC. Tôi có biết người bạn đào tạo khá tốt về việc này, bạn có thể tham khảo bài nhận định của anh ấy tại trang facebook: https://www.facebook.com/ChungKhoanCuaToi/?fref=ts

Hoặc đăng ký học tại trang
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdBDsOkOVhf_FEFsjX9pPqvJDffl7yONZcx8wJEaub-i23ohQ/viewform
  • Quy luật số 5: Xu hướng thị trường là yếu tố quyết định:
Rất nhiều cổ phiếu suy giảm khi thị trường chung đi xuống. Nhưng vấn đề là không phải tất cả đều phục hồi sau đó.

Hãy xem các cổ phiếu dầu khí từ năm 2014 đến nay. Sau khi trải qua 9 tháng đầu năm 2014 thăng hoa, nhóm dầu khí đã lao dốc không phanh cho đến tận 2 năm sau đó.

Ngoại trừ GAS, đa số các cổ phiếu dầu khí khác như PVD, PVC .. đã không phục hồi, ngay cả khi thị trường vượt đỉnh 6 năm vào tháng 7/2016.

Vì vậy, hãy chắc chắn bạn luôn quan sát thị trường chung và hành động kịp thời khi thi trường suy giảm
  • Quy luật số 6: Người khổng lồ luôn để lại những dấu chân lớn
Bạn có để ý những phiên giao dịch mà cổ phiếu tăng mạnh với khối lượng giao dịch đột biến không?

Đó có thể là dấu hiệu cổ phiếu được các tổ chức lớn mua vào

Vấn đề là với lượng tài sản lớn, họ không thể giải ngân chỉ trong 1 phiên, mà phải mua rải rác làm nhiều lần.

Đó là lý do bạn thấy rất nhiều cổ phiếu dạng này tăng liên tục sau đó

Không một người khổng lồ nào có thể giấu được vết chân. Lợi thế của nhà đầu tư cá nhân có thể theo dõi dấu chân đó, đánh giá và đưa ra quyết định thật linh hoạt.
  • Quy luật số 7: Phân tích giỏi là tốt rồi nhưng còn phải biết quyết định giỏi nữa.
Điều duy nhất chắc chắn trên thị trường đó là không có gì chắc chắn. Phân tích có kỹ đến đâu thì vẫn luôn luôn có 20% xác suất sai.

Hãy mạnh dạn ra quyết định vì chỉ cần đúng 6-7/10 lần giao dịch là bạn đã làm được điều mà 90% nhà đầu tư không làm được rồi
  • Quy luật số 8: Thị trường luôn được dẫn dắt bởi một nhóm cổ phiếu, nhất định phải xác định được nhóm nào
Như thế này cho bạn dễ hình dung nhé: mỗi đợt thị trường tăng sẽ được dẫn dắt bởi một nhóm cổ phiếu. Nhóm này tăng rất mạnh, tạo ra sự lan toả đến toàn thị trường để một vài nhóm cổ phiếu khác tăng theo – khi đó chỉ số cũng lên.

Nhóm cổ phiếu dẫn dắt thường tăng gấp 3-4 lần thị trường chung. Tức là nếu thị trường tăng 20% thì nhóm này có thể tăng đến 70-80%
  • Quy luật số 9: Nhà đầu tư thành công đến mấy cũng phải trải qua nhiều lần cắt lỗ, quan trọng là họ lại đứng lên và đi tiếp
Cắt lỗ là chuyện bình thường quan trọng là:

1. Bạn có dám cắt lỗ không?

2. Sau khi cắt lỗ bạn còn có thể đầu tư tiếp hay không?

Cá nhân tôi cũng đã trải quả nhiều lần cắt lỗ. Có đau không? Đau chứ. Đồng tiền đi liền khúc ruột mà. Có điều tôi chưa từng hối hận vì các quyết định cắt lỗ của mình

Bạn nên dừng lỗ khi cổ phiếu giảm đến mốc 5 – 7% tổng tài sản.

Sẽ không có cái gọi là “đầu tư dài hạn” khi cổ phiếu đã làm bạn mất đến 20% tổng đầu tư.

  • Quy luật số 10: Khi cổ phiếu dẫn đầu đạt đỉnh chính là lúc cân nhắc rời khỏi thị trường

Nhóm cổ phiếu dẫn dắt sẽ tăng đầu tiên và tạo hiệu ứng lan toả đến toàn thị trường.

Nhóm cổ phiếu dẫn dắt này sẽ tăng khoảng 3 - 6 tháng rồi bắt đầu điều chỉnh. Lúc này các nhóm cổ phiếu lan toả, nhóm Penny mới chỉ gần đạt đỉnh.

Đây chính là lúc bạn cần rút khỏi thị trường vì chỉ 2 – 3 tuần, khi nhóm dẫn dắt đã đi xuống rõ ràng, các cổ phiếu cũng lần lượt đạt đỉnh và hiện tượng “xả hàng” sẽ diễn ra đồng loạt trên tất cả các nhóm cổ phiếu.

  • Quy luật số 11: Người ta mua bán theo cảm xúc, hay nói chính xác hơn là kỳ vọng nó tăng, không phải vì phân tích

Khi được giới thiệu một hệ thống đầu tư mới, thường có rất nhiều người quan ngại “Nhỡ ai cũng biết nó thì sao?”

Tôi thì không lo chuyện này lắm, kể cả tất cả mọi người cùng biết thì chỉ có 20% số đó là thực hiện, và chỉ một số ít là làm xuất sắc hệ thống đầu tư đó mà thôi.

Đa số quyết định theo cảm xúc nên người ta cũng không mấy quan tâm đến hệ thống đầu tư ABC gì đó

Để một người có thể từ bỏ cảm xúc của mình để mua bán theo một hệ thống cứng nhắc, tiêu chuẩn là một quá trình dài và khó, thậm chí còn gian nan hơn so với tạo ra một hệ thống đầu tư hiệu quả
Người ta quyết định theo cảm xúc hơn là lý trí

  • Quy luật số 12: Thị trường có tăng thì cũng có giảm, có cả đi ngang nữa

Đây là sai lầm của rất nhiều bạn mới đầu tư chứng khoán, tức là lúc nào cũng chỉ chăm chăm xem thị trường lên hay là xuống, để mà mua với bán.

Thị trường còn có một trạng thái khác, đó là đi ngang, hay còn gọi là không có xu hướng rõ ràng. Đáng tiếc là giai đoạn này lại chiếm từ 30 – 40% thời gian trên thị trường.

Đặc điểm dễ thấy nhất của giai đoạn này đó là cổ phiếu vừa lên được 1 – 2 phiên thì lại giảm. Bạn vừa mua xong thì giá nó xuống, đợi mấy phiên xong bán ra thì nó lại lên. Bạn bị lỗ không nhiều, nhưng lại liên tục quay vòng vì “nhìn đâu cũng tưởng ngon ăn”, khiến thị trường không giảm mà tài sản thì bay nhanh

  • Quy luật số 13: Không phải cứ tin tức tốt hỗ trợ là cổ phiếu sẽ tăng

Khi cổ phiếu lên thì tin tốt tạo đà cho nó lên mạnh hơn.

Còn khi cổ phiếu đã giảm thì có rất nhiều người kẹt hàng ở vùng giá cao, họ chỉ chờ cổ phiếu hồi lên một chút là họ bán ra.

Tin tốt cũng không cứu được cổ phiếu là như vậy

  • Quy luật số 14: Trong xu hướng giảm, khi nào thấy volume cạn kiệt là lúc nên cân nhắc theo dõi cổ phiếu đó

Cổ phiếu giảm tức là lượng bán nhiều hơn lượng mua. Khi volume cạn kiệt tức là không còn nhiều cổ phiếu được bán ra nữa, lượng cung không còn nhiều, nên theo dõi để sẵn sàng mua vào

  • Quy luật số 15: Các nhịp tăng của thị trường luôn tuân thủ theo đúng 5 nhịp sóng Elliott: 3 nhịp tăng chính và 2 nhịp điều chỉnh

Có nhiều tranh cãi về tính ứng dụng và mức độ chính xác của sóng Elliott, đa phần là của những người không biết đếm sóng!

Sóng Elliott chính xác và sẽ luôn hiệu quả trên tất cả các thị trường, các khung thời gian là do nó phản ánh chính xác các giai đoạn tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường: từ bi quan, nghi ngờ, tự tin đến hưng phấn.

  • Quy luật số 16: Một cổ phiếu khi đã thực sự tăng giá sẽ tăng từ 3 – 6 tháng liên tục vì vậy không việc gì phải vội vàng nếu nó chỉ vừa mới tang

“Nhỡ nó tăng mất thì sao” là nỗi sợ của rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán. Lý do là họ không phân biệt được đâu là cổ phiếu tăng thực sự – đâu là cổ phiếu “ăn theo”

Một cổ phiếu tăng thực sự sẽ tăng từ 3 – 6 tháng. Còn một nhịp tăng của cổ phiếu ăn theo thì chỉ tầm 2 – 3 tuần là kết thúc.

Bạn mua cổ phiếu ăn theo thì dù có mua sớm cũng chỉ lãi 7 – 10%. Còn mua đúng cổ phiếu hàng đầu thì có mua muộn cũng lãi 20 – 30% là chuyện bình thường.

  • Quy luật số 17: Người tham lam luôn muốn mua ở đáy và bán ra ở đỉnh, người có kinh nghiệm thì mua ở điểm an toàn (mua là sẽ tăng) và bán ra khi sắp đến đỉnh

Xin trích dẫn lời của Rothschild, một gia tộc tài chính thế lực mà bạn nào đọc “chiến tranh tiền tệ” đều biết

“Tôi thành công trên thị trường chứng khoán là nhờ không bao giờ cố mua ở đáy và bán ra ở đỉnh”

Khi thị trường tăng, người có kinh nghiệm thường mua khi chắc chắn xu hướng tăng và bán ra khi đã kiếm đủ lời. Hay còn gọi là “mua cao, bán cao hơn”

  • Quy luật số 18: Người ta sẽ luôn tìm một lý do nào đó để biện minh cho việc cổ phiếu của bạn tăng hay là giảm. Đáng buồn là các lý do luôn được đưa ra khi cổ phiếu đã chạy mất rồi

“Sao mấy hôm nay con này tăng nhiều thế nhỉ”

“Các nhà đầu tư lo ngại con khỉ của Tổng thống bỏ bữa nên đã bán tháo cổ phiếu !?”

Người ta bán ra vì người ta có lãi, người ta bán ra để cắt lỗ, người ta bán ra vì LO NGẠI mà không biết lo ngại cái gì!

Không quan trọng là tin tức gì, lý do gì, bạn đừng đi tìm nguyên nhân làm giá thay đổi. Hãy xem xem liệu chính xác cổ phiếu tăng hay giảm và sẵn sàng cho các kịch bản có thể xảy ra.

  • Quy luật số 19: Khi nào ai cũng tin mua cổ phiếu nào đó nhất định sẽ có lời thì nên cân nhắc bán chúng

Thị trường Việt Nam năm 2008 – khi chủ quán bia cũng dễ dàng kiếm lời sau vai ngày đầu tư thì vài tháng sau thị trường đạt đỉnh, bước vào một thời kỳ đen tối

Bong bóng chứng khoán trung quốc 2015. P/E toàn thị trường lên đến 50, ngay cả bà bán rau cũng gom tiền chơi chứng khoán

Không có gì ngạc nhiên khi chỉ trong 4 tháng chỉ số Shanghai giảm đến 60% từ mức 5100 xuống chỉ còn 3000 vào tháng 10/2015
Khi ai cũng mua cổ phiếu thì bạn nên cân nhắc bán ra.

  • Quy luật số 20: Cổ phiếu có một khoảng thời gian gọi là “phân phối đỉnh”. Bạn phải bán cp trong giai đoạn này trước khi quá muộn

Phân phối đỉnh là giai đoạn mà những người mua cổ phiếu giá thấp bán ra cho những người đến sau.

Đặc điểm của giai đoạn này là giá không tăng nhưng volume rất lớn. Tức là rất nhiều cổ phiếu được trao tay giai đoạn này. Khi lượng này được trao tay hết, lượng cầu giảm đi cũng là lúc giá bắt đầu ..tèo

  • Quy luật số 21: Các cổ phiếu tăng nhiều nhất thường chứng kiến tăng trưởng kinh doanh đột biến trong năm đó

Điều này đã được thống kê qua nhiều năm lịch sử ở rất nhiều thị trường chứng khoán Anh, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam.
Các cổ phiếu thể hiện được mức lợi nhuận tăng liên tục trong 3 – 5 năm và chứng kiến mức lợi nhuận đột biến trong quý thường nhận được sự quan tâm lớn của giới truyền thông tài chính cũng như các nhà đầu tư.

Mỗi khi các cổ phiếu này vượt qua mốc đỉnh lịch sử của nó là lại có một vài bài báo thu hút nhiều sự chú ý. Đáng tiếc là đa số nhà đầu tư cảm thấy giá quá cao rồi và không dám mua vào.

  • Quy luật số 22: 21 quy luật trên có thể áp dụng trên tất cả các thị trường chứng khoán từ Mỹ đến Việt Nam

Các bạn cứ nghĩ là đầu tư ở nước ngoài minh bạch hơn, công nghệ cao hơn, lịch sử lâu đời hơn thì nó khác đầu tư chứng khoán Việt Nam

Thực ra ở nước ngoài nhiều cao thủ hơn, quy định cũng thoáng hơn nên là rất khắc nghiệt với newbie. Ví dụ: một cổ phiếu ở Mỹ có thể giảm 50% ..chỉ trong một ngày, rủi ro hơn sàn 7% của Việt Nam rất nhiều.

Chúc các anh chị đầu tư thành công!

--------------------------

Friday, November 3, 2017

10 điều không nên nóii chốn công sở


10 điều người thông minh không hé nửa lời chốn công sở

Chưa cần biết bạn tài năng đến đâu, có một số cụm từ một khi nói ra sẽ khiến cho người nghe có ấn tượng tiêu cực về bạn. Và ấn tượng xấu này thường khiến con đường sự nghiệp của bạn trở nên gập ghềnh hơn nhiều.

Ai cũng biết về những điều không nên phát ngôn ở nơi làm việc như lời bình luận lỡ miệng, những trò đùa thô thiển hay nhạy cảm liên quan đến giới tính, sắc tộc. Nhưng đây chưa phải là những điều duy nhất mà bạn cần phải cẩn thận khi nói chuyện.
Thực chất chính những bình luận tưởng chừng như vô thưởng vô phạt mới làm cho chúng ta trở nên kém cỏi và thiếu tự tin trong mắt người khác hơn.
1. “Thật không công bằng”
Mọi người đều biết rằng, cuộc đời chẳng bao giờ là công bằng. Nói lại sự thật này chỉ khiến bạn trở nên thật ngây thơ và non dại khi cứ tin rằng, cuộc đời cần công bằng hơn. Tốt hơn hết là bạn nên thực tế và giữ tinh thần xây dựng và bỏ lại thái độ của mình.
Ví dụ, bạn có thể nói rằng ‘Tôi vẫn hy vọng được nhận dự án lớn mà A vừa được giao. Anh có thể cho tôi biết quyết định này dựa trên những yếu tố nào không? Tôi rất muốn biết tại sao mình không phù hợp và cải thiện những điểm yếu của mình.’
Mọi người đều biết rằng cuộc đời chẳng bao giờ là công bằng. Tốt hơn hết là bạn nên thực tế và giữ tinh thần xây dựng và bỏ lại thái độ của mình
2. ‘Đây là cách mà trước giờ chúng ta vẫn làm.’
Trong thời đại công nghệ thay đổi xoành xoạch này, ngay cả một quy trình vừa được cập nhật cách đây 6 tháng cũng có thể trở nên lạc hậu.
Phát ngôn này không chỉ làm bạn trông có vẻ lười nhác và ngại thay đổi mà còn làm cho sếp bạn tự hỏi rằng, tại sao bạn không tự cố gắng để cải thiện mọi việc. Nếu bạn thực sự đang làm việc theo cách cũ từ muôn đời, khả năng cao là luôn có một cách tốt hơn.
3. ‘Tôi nghĩ.../ Có thể đây chưa phải là ý hay.../ Tôi muốn hỏi một câu hơi ngu ngốc một chút...”
Đây là tập hợp những câu nói phá hủy độ tín nhiệm của bạn ngay lập tức. Ngay cả khi đằng sau những câu nói này là một ý tưởng hay, chúng gợi ra một sự thiếu tự tin ở bạn và làm cho người nghe cũng mất đi niềm tin ở bạn.
Đừng trở thành kẻ luôn tìm kiếm lỗi sai ở bản thân mình. Nếu ngay cả bạn còn không tin vào điều mình đang nói thì khó mà có thể thuyết phục người khác. Và nếu như bạn thực sự không biết, hãy trả lời rằng ‘Tôi chưa có câu trả lời bây giờ nhưng tôi sẽ tìm hiểu và trao đổi với bạn.’
4. ‘Việc này chỉ mất một phút thôi’.
Phát ngôn này khiến bạn trở thành một người xuề xòa và không cẩn thận trong công việc. Trừ khi công việc thực sự chỉ tốn của bạn 60 giây, hãy dùng cụm từ ‘không mất nhiều thời gian lắm’ thay thế. Đừng đưa ra mức thời gian ngắn hơn thời gian thực sự cần để hoàn thành công việc.
5. ‘Tôi sẽ thử’
Câu nói này làm cho bạn có vẻ thiếu tự tin vào kĩ năng và năng lực của mình trong công việc. Hãy hiểu rõ và chịu trách nhiệm cho những khả năng của mình.
Điều đó có nghĩa rằng, nếu bạn được yêu cầu làm điều gì, hãy dốc sức làm hoặc đưa ra một phương án khác. Đừng nói rằng, bạn ‘sẽ thử’ vì nó thường khiến người khác cảm giác rằng, bạn sẽ chẳng cố gắng hết sức vì nó.
6. ‘Anh ta thực sự tệ hại / kém cỏi’
Thực sự, bình luận xấu về đồng nghiệp chưa bao giờ mang lại lợi ích hay ho gì cho bạn. Nếu điều bạn nói là đúng, mọi người đã biết từ lâu trước khi bạn phải chỉ ra. Và nếu điều này trái với sự thật thì bạn mới là người tệ hại + kém cỏi.
Sẽ luôn có những người thô lỗ hoặc kém cỏi ở bất cứ công ty nào, và thông thường là mọi người đều biết rõ họ là ai.
Nếu bạn không có đủ quyền hạn để cải thiện hay sa thải họ thì việc bình luận xấu cũng chẳng giúp gì thêm được. Trái lại, nó còn làm bạn trở thành một người thiếu tự tin và thiếu cảm giác an toàn trong mắt những đồng nghiệp khác.
7. ‘Tôi không được thuê để làm việc này’
Câu nói này thường để lại ấn tượng rằng, bạn chỉ muốn làm những gì được giao ở mức tối thiểu chỉ để được trả lương hằng tháng. Nếu sếp yêu cầu bạn làm việc gì đó không thích hợp với vị trí của bạn, hành động thông minh nhất là hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng.
Sau đó hãy nói chuyện với sếp để thảo luận về vị trí hiện tại của bạn và liệu yêu cầu công việc có nên được cập nhật. Việc này đảm bảo bạn không trở thành một người quá tính toán chi li. Điều này cũng giúp bạn và sếp hiểu được điều gì bạn nên và không nên làm.
8. ‘Không phải lỗi của tôi.’
Đổ lỗi cho người khác chưa bao giờ là một ý hay. Hãy có trách nhiệm. Nếu bạn có vai trò trong bất cứ chuyện không hay nào, hãy thừa nhận và chịu trách nhiệm cho dù vai trò của bạn có nhỏ như thế nào đi chăng nữa.
Nếu không có vai trò gì, hãy đưa ra một phân tích khách quan chuyện đã xảy ra. Hãy thực tế và khách quan, để cho sếp và đồng nghiệp của bạn đi đến kết luận về người chịu trách nhiệm.
Một khi bạn đổ trách nhiệm lên bất cứ ai, mọi người sẽ nhìn nhận bạn là một người không thể chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Họ sẽ né tránh làm việc với bạn, số khác sẽ phản công trước tiên và đổ lỗi lên đầu bạn khi có chuyện xảy ra.
Hãy có trách nhiệm. Nếu bạn có vai trò trong bất cứ chuyện không hay nào, hãy thừa nhận và chịu trách nhiệm cho dù vai trò của bạn có nhỏ như thế nào đi chăng nữa.
9.’Tôi không thể’
Câu nói này thường mang nghĩa là bạn không muốn bỏ công sức ra để hoàn thành công việc. Nếu không thể đáp ứng được công việc do thiếu sót về kĩ năng, hãy đưa ra một giải pháp thay thế khác.
Thay vì nói rằng bạn không thể làm gì, hãy nói về những điều bạn có thẻ. Ví dụ, thay vì nói ‘Tôi không thể OT tối nay’, hãy nói ‘Tôi có thể đến sáng vào sáng mai.
Như vậy sẽ ổn chứ?’ và thay vì ‘Tôi không thể xử lý những số liệu này’, hãy nói ‘Tôi chưa biết cách xử lý số liệu này. Liệu có ai có thể hướng dẫn để tôi có thể tự làm vào những lần sau?’
10. ‘Tôi ghét công việc này.’
Điều cuối cùng mà bất cứ ai muốn nghe là bạn ghét công việc của bạn như thế nào. Việc than phiền này sẽ khiến bạn trở thành một người tiêu cực và phá hủy tinh thần của nhóm.
Sếp luôn nhạy bén với những người hạ tinh thần làm việc và bạn biết đấy, luôn có những ứng cử viên háo hức muốn ngồi vào vị trí này.
Kết lại
Lời nói gió bay, một khi đã nói ra sẽ không rút lại được.. Và kể cả khi những lời bạn nói là đúng thì việc nói ra những điều này cũng chưa chắc đã đem lại lợi ích gì cho bạn mà thậm chí còn có thể gây ấn tượng xấu với đồng nghiệp và sếp.
Hãy tập thói quen cẩn thận để không phát ngôn những điều không nên nói ra.
Theo Grey Spiderum
Trí thức trẻ