Sunday, March 12, 2023

Sự kiện SVB sụp đổ - Tiếp cận cẩn trọng, Ưu tiên quản trị theo kế hoạch


Click here to view in browser


Kính gửi quý Anh Chị nhà đầu tư,

 

Em gửi đến Quý Anh Chị cập nhật đánh giá tình hình thị trường sau phiên giảm mạnh 1.2 cũng như kiến nghị hành động để mình tham khảo đưa ra quyết định đầu tư tốt nhất.

 

Chúc Anh Chị nhà đầu tư sức khỏe và đầu tư thành công!

 

Sự kiện SBV sụp đổ - Tiếp cận cẩn trọng, Ưu tiên quản trị theo kế hoạch

 

SVB là gì? tại sao lại sụp đổ?

 

Silicon Valley Bank là 1 banks top 16 tại Mỹ với quy mô vốn hóa chưa đến 1% tổng vốn hóa ngân hàng tại Mỹ, chuyên kinh doanh với các tech starup và crypto. 

 

Năm 2021 vì nhiều lý do, trong đó có lý do tiền rẻ, SVB huy động được nhiều tiền gửi của các từ doanh nghiệp trên(60 tỷ của quý 1 năm 2020 lên đến hơn 190 tỷ vào đầu năm 2022)
SBV mang tiền đầu tư trái phiếu, trong đó có nhiều trái phiếu dài hạn(rủi ro tiền gửi ngắn hạn đầu tư dài hạn, người gửi tiền ngắn hạn có thể rút bất cứ lúc nào)

 

SVB phá sản, mất thanh khoản do:


(1) Giá trị trái phiếu nắm giữ (bond book) bị sụt giảm mạnh do Fed tăng lãi suất
(2) Rủi ro tập trung tín dụng cho vay các tech start-up, đặc biệt Crypto
(3) Các tech start-up/VC không huy động được và rút tiền gửi từ SVB

 

Việc một ngân hàng quy mô tài sản 200 tỷ đô như SVB phá sản là không lớn trong bối cảnh thị trường hiện nay. SVB không phải dạng Universal Bank mà giống Hedge fund nhiều hơn.

Nhưng nó làm người ta nhớ đến Bear Stearns, ngân hàng lớn đầu tiên phá sản trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 (GFC2008). Bear Stearns là ngân hàng đầu tư lớn thứ năm khi đó, có tổng tài sản khoảng 350 tỷ đô.Bearn Stearns báo hiệu cho những cú sụp đổ khủng vài tháng sau đó, đặc biệt Lehman Brothers, và kể cả Merrill Lynch (9/2008). 

 

Nếu xết về mặt tích cực sau thông tin đó là DXY giảm mạnh và công cụ Fed rate monitor tool lại đảo chiều nghiêng về kịch bản FED tăng 0.25% trong kỳ họp tháng 3, trước đó tỷ lệ tăng 0.5% là 80% sau 2 buổi điều trần chủ tịch FED. Việc này cũng dễ hiểu vì NĐT tin rằng FED sẽ đảo chiều chính sách khi sự đổ vỡ xuất hiện.

Phản ứng và hành động

 

Sự kiện Svb là sự kiện mới nhất và nó không giống với những vấn đề mà thị trường chứng khoán quan tâm trước đây nên cách tiếp cận cẩn trọng là điều cần thiết. 


Khi đối diện với những rủi ro khó định lượng điều quan trọng nhất sẽ là quản trị danh mục.

  • Nhà đầu tư ngắn hạn nên tuân thủ các ngưỡng dừng lỗ theo kế hoạch trước đó.
  • Nhà đầu tư có nhu cầu cầu giải giải ngân có thể thể tìm kiếm kiếm các các cổ phiếu quanh nền hoặc tại các nhịp  điều  chỉnh về hỗ trợ trợ ,ưu tiên tiên nhóm cổ phiếu trụ cột (hưởng lợi từ dòng vốn ETF) hoặc nhóm cổ phiếu Cơ bản .

Với những dữ liệu hiện tại em chưa thể đánh giá 1 cách chính xác và nghiêng về 1 phía, thông tin trên hy vọng có thể cung cấp cho mình thêm góc nhìn.




Phúc Hậu- SSI

Bài viết có tham khảo góc nhìn của chuyên gia Long Phan, Ho Quoc Tuan
Chúc Anh Chị Sức Khỏe và Thành Công!


 






Vẽ côn trùng yêu thích bằng cách in








 

Saturday, March 11, 2023

Hệ luỵ từ việc trẻ em Việt Nam được trang bị điện thoại di động quá sớm

TPO - Trung bình mỗi người dân Việt Nam tham gia không gian mạng 6 tiếng 23 phút mỗi ngày. Điều đáng nói, trẻ em 9 tuổi đã được sở hữu điện thoại di động trong khi độ tuổi trung bình của trẻ trên thế giới sử hữu điện thoại là 13.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo Môi trường internet an toàn: Giải pháp trong trường học diễn ra ngày 11/3 tại Hà Nội.

Phó Cục trưởng An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đăng Khoa cho biết, trung bình mỗi người dân Việt Nam tham gia không gian mạng 6 tiếng 23 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, không gian này lại không an toàn.

Ngày nay, trẻ em được cha mẹ trang bị thiết bị di động từ rất sớm. Theo khảo sát của cha mẹ về sự an toàn trên mạng của Google trong năm 2022 cho thấy, độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi trong khi độ tuổi trung bình trẻ được trao đổi với an toàn thông tin mạng là 13 tuổi.

Phó Cục trưởng An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đăng Khoa.
Phó Cục trưởng An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đăng Khoa.© Tiền Phong

Phó Cục trưởng An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đăng Khoa.

"Trẻ em Việt Nam được trang bị điện thoại sớm hơn trẻ trên thế giới 4 năm. Có thể nói 4 năm này trẻ em Việt Nam tương tác trên môi trường mạng trong khi chưa có kiến thức, kỹ năng về an toàn mạng là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro trên môi trường mạng của trẻ ngày càng gia tăng", ông Khoa khẳng định.

Bên cạnh tác động tích cực, không gian mạng cũng ngày càng xuất hiện nhiều cạm bẫy khó lường. Sự phát triển nhanh về công nghệ cũng tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt cho nhóm đối tượng là trẻ em, vốn chưa có đầy đủ nhận thức và kỹ năng để tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng.

Cũng theo ông Khoa, Việt Nam hiện có khoảng 24,7 triệu trẻ em, chiếm gần 25% dân số, trong đó 2/3 các em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet. Theo thống kê, 82% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12-13 tuổi đã sử dụng Internet. Con số này tăng lên 93% đối với trẻ từ 14-15 tuổi.

"Hoạt động trực tuyến phổ biến nhất của trẻ em là học tập, vui chơi giải trí và kết nối liên lạc với bạn bè người thân. Đáng lưu ý, có 49% trẻ em sử dụng Internet để chơi điện tử ít nhất 1 tuần/lần. Thực tế đó cho thấy, không gian mạng đang có ảnh hưởng quan trọng thế nào đối với sự phát triển của trẻ em", ông Khoa nói.

Cũng theo điều tra hộ gia đình của dự án Ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam cho thấy, 89% trẻ em từ 12-17 tuổi, sử dụng Internet, trong đó 87% sử dụng hàng ngày nhưng, chỉ có 36% cho biết đã nhận được thông tin về cách đảm bảo an toàn trên mạng.

Rủi ro tiềm ẩn

Không chỉ sử dụng tại nhà, các em còn được tiếp cận với Internet thông qua các tiết học công nghệ thông tin ở trường nhưng thay vì học tập và tìm hiểu theo sự chỉ dẫn của thầy cô, nhiều em học sinh lại lướt Facebook, Tiktok, xem Youtube, thậm chí chơi game trong giờ học.

Điều này đặt ra những rủi ro, khi môn học có mục đích hướng dẫn trẻ sử dụng Internet đúng cách, lại trở thành môi trường để trẻ có thể tiếp cận với những luồng thông tin độc hại.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, Tin học và Ngoại ngữ là 2 môn bắt buộc cho học sinh tiểu học từ lớp 3.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, Tin học và Ngoại ngữ là 2 môn bắt buộc cho học sinh tiểu học từ lớp 3.© Tiền Phong

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, Tin học và Ngoại ngữ là 2 môn bắt buộc cho học sinh tiểu học từ lớp 3.

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững chia sẻ, một khi trẻ em lên mạng sẽ trở thành những công dân số. Bên cạnh thông tin tích cực, các em có thể bị tác động tiêu cực khi gặp phải tin giả, tin kích động, video có nội dung bạo lực, hình ảnh 18+….

"Nếu không có kiến thức, kỹ năng sẽ dễ mắc những rủi ro, cạm bẫy mạng mang lại ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý cũng như sức khoẻ của các em", bà Linh nói.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, Tin học và Ngoại ngữ là 2 môn bắt buộc cho học sinh tiểu học từ lớp 3. Các phòng học có thiết bị nghe nhìn, thiết bị kết nối Internet và đảm bảo an toàn trong hoạt động dạy học. Tuy nhiên, trên thực tế, dù đang được trang bị các phòng máy kết nối Internet nhưng nhiều trường lại chưa có các phương thức để quản lý cũng như bảo vệ an toàn mạng.

Bà Lê Tuệ Minh, Chủ tịch hội đồng trường - Hệ thống trường Phổ thông liên cấp Edison cho rằng: Ngày nay, Internet là một phần không thể thiếu trong giảng dạy và vận hành trường học thì việc đảm bảo không gian mạng an toàn và bảo mật là yếu tố then chốt. Trên thực tế, dù có nhiều giải pháp để bảo vệ nhưng việc kiểm soát các nội dung trên internet học sinh tiếp cận vẫn không hề dễ dàng.

"Do đó, trường học đã phải xây dựng bộ quy ước sử dụng mạng xã hội và yêu cầu học sinh cam kết thực hiện. Ngoài ra, trường cũng phối hợp với gia đình về an toàn số. Khi các quy định trở thành bộ quy ước, học sinh vi phạm, nhà trường có quyền xử lý", bà Minh nói.