Friday, September 23, 2022

Ngân hàng Morgan Stanley bị phạt 35 triệu USD vì bán thanh lý ổ cứng nhưng không xóa dữ liệu

 Án phạt đó đã được ngân hàng đầu tư nổi tiếng nước Mỹ, Morgan Stanley chấp nhận nộp cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ. Sau cuộc điều tra của SEC, Morgan Stanley bị phát hiện bán thanh lý những ổ cứng không mã hóa dữ liệu sau khi ngừng hoạt động những hệ thống data center cũ, nhưng hoàn toàn không có bước xóa sạch dữ liệu lưu trữ trong những ổ cứng ấy.



Không chỉ một vài, mà Morgan Stanley đã bán hàng nghìn ổ cứng lưu trữ dữ liệu của các khách hàng, rút ra từ những data center đã ngừng sử dụng của ngân hàng đầu tư này. Theo kết quả điều tra của SEC, 15 triệu khách hàng có thể đã bị lộ thông tin cá nhân vì sự bất cẩn trong nhiều năm trời của Morgan Stanley. Hệ quả là, án phạt 35 triệu USD do SEC áp cho ngân hàng này vì lý do “thất bại trong việc bảo mật dữ liệu khách hàng trong vòng 5 năm trời, theo quy định liên bang.”

Rắc rối xảy đến từ năm 2016, khi Morgan Stanley thuê một đơn vị chuyển hàng không có kinh nghiệm cũng như khả năng xử lý dữ liệu cá nhân, nhưng vẫn để họ tháo dỡ hàng nghìn ổ cứng và máy chủ lưu trữ dữ liệu hàng triệu khách hàng. Cụ thể hơn, đơn vị nói trên đã tiến hành dỡ bỏ 53 RAID array với khoảng 1 nghìn ổ cứng, đi kèm với đó là 8.000 cuộn băng từ backup dữ liệu ở các trung tâm dữ liệu phục vụ cho quá trình kinh doanh của Morgan Stanley.

Công ty nói trên sau đó lại ký hợp đồng với một đơn vị chuyên trong ngành IT để hủy hoàn toàn dữ liệu nhạy cảm có trong lượng thiết bị lưu trữ khổng lồ nói trên. Nhưng rồi đơn vị chuyển hàng này bắt đầu tự xử lý ổ cứng và băng từ, bán cho một công ty khác để đấu giá đồ cũ. Có lẽ vì muốn kiếm lời nên Morgan Stanley hoàn toàn không được công ty dỡ hàng nọ cung cấp thông tin về đơn vị bán ổ cứng ở những cuộc đấu giá số lượng lớn.

Sự việc vỡ lở vào năm 2017, khi một chuyên viên IT mua ổ cứng trong một cuộc đấu giá, đem về cắm vào máy tính và phát hiện ra vẫn còn nguyên dữ liệu hệ thống của Morgan Stanley.

Phía SEC còn khẳng định, nhiều thiết bị lưu trữ được bán thanh lý hoàn toàn không được bật chế độ mã hóa dữ liệu. Mãi đến năm 2018 ngân hàng đầu tư của Mỹ mới tiến hành mã hóa dữ liệu khách hàng, còn trước đó mọi dữ liệu cứ mở ra là thấy hết, không cần mật khẩu. 



Đọc thông tin sự việc này, khá chắc Morgan Stanley sẽ bước vào một cuộc kiện tụng với đơn vị chuyên trách việc tháo dỡ data center của họ. Tuyên bố chính thức của ngân hàng này cũng khá chung chung: “Chúng tôi vui mừng vì giải quyết được vấn đề. Chúng tôi đã thông báo với những khách hàng có khả năng bị ảnh hưởng bởi vụ việc đã xảy ra nhiều năm về trước, và chúng tôi không phát hiện ra bất kỳ hành vi đăng nhập trái phép hoặc sử dụng sai mục đích dữ liệu của khách hàng.” Nhiều chuyên gia cho rằng, án phạt là quá nhẹ, và ngay cả khi sự cố đã xảy ra nhiều năm trước, vẫn có những khách hàng đầu tư dài hạn thông qua Morgan Stanley sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ nay về sau.

Theo ArsTechnica

Trường PTDTBT Tiểu học Mậu Duệ B, xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

Trường PTDTBT Tiểu học Mậu Duệ B, xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang gồm có học sinh tại 7 xóm vùng cao đặc biệt khó khăn của xã. Nơi đây có 95% dân tộc Mông, 5% là dân tộc Cờ Lao và dân tộc Giáy. Trường hiện có 6 điểm trường lẻ và 1 điểm trường chính. 

Tại những điểm trường lẻ, các bạn học sinh lớp 1-2 lại cùng nhau xách theo những túi rau, túi mèn mén, chai nước, đi bộ 3-4 ngọn núi, trên những con đường mòn mới tới trường. 

Cô giáo NGUYỄN THỊ THO - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Mậu Duệ B chia sẻ: "Các em học sinh lớp 1-2 tại điểm trường lẻ, không có chế độ ăn trưa, bởi vậy nhà bạn nào có gì sẽ mang theo. Thường thì là mèn mén và rau cải. Còn lại, lâu lâu thầy cô xin thêm được mì tôm, cá mắm, lạc.. thì nấu cải thiện cho các em. Thấy học trò của mình có những bữa ăn thiếu thốn như vậy, tôi rất thương các em,…" 

Thầy giáo Lê Đình Thi - 1 giáo viên tại điểm trường chia sẻ: "Cứ tầm 10h là tôi lại chuẩn bị nấu canh cho các con. Điểm trường không có bếp ăn riêng cho học sinh nên mượn tạm mái hiên của nhà dân. Dù nắng hay mưa thì cũng chỉ có nấu ở đây. Bữa trưa của các em chủ yếu là mèn mén ăn với rau cái, còn món khoái khẩu của học sinh ở đây là mì tôm nấu với rau cải".

Ước mong của các thầy cô là những điểm lẻ khó khăn sẽ có 1 gian bếp kiên cố và có những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng lâu dài. Thế nhưng, ước mơ này chưa biết bao giờ mới thành hiện thực…

Năm học mới đã đến được gần 1 tháng rồi, thế nhưng tại những điểm trường lẻ ở vùng cao, các bạn học sinh vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn để bắt đầu 1 năm học mới.

Saturday, September 17, 2022

Bỗng có 166 tỷ bị chuyển nhầm vào tài khoản, người phụ nữ đi mua nhà và cái kết




NGHI DUNG
(tổng hợp)
Sau khi có số tiền lớn, người này không liên lạc để trả mà lại đem tiêu.

Tháng 5/2021, Thevamanogari Manivel, người Australia được một sàn tiền số hoàn trả 100 USD (2,3 triệu đồng) sau khi giao dịch, nhưng tài khoản của cô bỗng có thêm 10,5 triệu đô la Australia (166 tỷ đồng).

Không hiểu vì lý do gì mà phía sàn giao dịch tiền số mắc lỗi sai như vậy. Tuy nhiên, lỗi này xảy ra suốt nhiều tháng không ai hay biết. Phía Thevamanogari Manivel sau khi nhận được số tiền lớn đã vô tư sử dụng để tiêu xài, mua nhà như thể là tiền của mình. 

Lúc sàn giao dịch tiền số phát hiện ra lỗi sai thì người phụ nữ này đã chuyển tiền vào tài khoản của người em gái. Ngoài ra, một số tiền được dùng mua căn nhà 5 phòng ngủ ở Melbourne với giá 1,35 triệu đô la Australia (21 tỷ đồng). 

Công ty giao dịch tiền số đã yêu cầu Thevamanogari Manivel hoàn lại số tiền đã bị chuyển nhầm, đồng thời phải trả thêm 10% tiền lãi trên tổng tiền và các chi phí pháp lý mà công ty này phải chi ra.

Căn nhà mà Maniveld đã mua cho em gái.

Cho đến nay, Thevamanogari Manivel chưa chấp hành. Điều đáng nói là khi biết số tiền bị chuyển nhầm, cô không báo với phía chuyển để hoàn trả ngay. Mãi đến khi lỗi sai được phát hiện thì mọi chuyện mới được làm sáng tỏ. Phía toà án cũng yêu cầu, người phụ nữ này phải bán nhà và hoàn lại toàn bộ tiền.

Phiên toà tiếp theo liên quan đến sự việc này sẽ diễn ra trong tháng 10. 

Những vụ chuyển nhầm tiền không phải hiếm khi xảy ra nhưng điều đáng nói là lỗi được phát hiện ngay. Ví dụ ngân hàng Santader, Anh đã chuyển nhầm 130 triệu bảng cho khách hôm 25/12/2021.

Nguyên nhân được xác định do lỗi kỹ thuật nên các giao dịch bị lặp lại dẫn đến vượt qua số giao dịch đã được thiết lập từ trước. Số tiền 130 triệu bảng được chuyển đến 2000 khách hàng thông qua 75000 giao dịch. 

Phía ngân hàng này phát hiện ra lỗi và đã cố gắng thu hồi bằng quy trình riêng đã đưa ra.