Thursday, February 10, 2022

Cạm bẫy mang tên “cộng tác viên online” bủa vây người thất nghiệp


Mặc dù không còn mới, nhưng trong thời gian gần đây, các hoạt động lừa đảo núp bóng tuyển cộng tác viên (CTV) bán hàng, CTV đăng bài online lại bắt đầu nở rộ. Đối tượng bị nhắm tới lại chính là những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19.

Trò lừa không mới

Trò lừa từ việc tìm CTV online đã xuất hiện từ trước đây rất lâu với đủ các loại hình khác nhau, thường gặp nhất đó là tuyển CTV bán quần áo, mỹ phẩm online. Nạn nhân bị nhắm tới là những người có thu nhập thấp, các bà mẹ không có thu nhập hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn muốn kiếm thêm tiền trang trải.

Những lời mời chào hấp dẫn thế này tràn lan trên mạng.

Để tìm con mồi, các đối tượng không ngần ngại đăng bài, chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, quảng cáo google với các từ khóa khá giống nhau đó là "tuyển CTV tuyến dưới đăng bài bán sản phẩm", "không cần ôm hàng", "không cần bỏ vốn", "được phép trả hàng"… Một công việc khá dễ dàng và tưởng như ăn chắc.


Sau khi đăng ký tham gia, nạn nhân phải cung cấp đầy đủ số điện thoại, Facebook cá nhân sẽ đăng bài và địa chỉ nơi sinh sống. Với những người cảnh giác, chỉ nhận ảnh và bài viết có sẵn rồi đăng tải, sau đó để "công ty" tự chuyển hàng để ăn hoa hồng thì chỉ sau vài đơn hàng, họ sẽ bị "công ty" chặn Facebook và liệt vào con mồi không có tiềm năng.


Nhưng dường như đa phần nạn nhân của hình thức lừa đảo này đều bị mờ mắt trước cách kiếm tiền dễ dàng. Họ sẽ bị các đối tượng liên tục hỏi mua, thậm chí gợi ý đặt các đơn hàng lớn để tặng người thân, gia đình để thêm tin tưởng vào tiềm năng của hình thức kiếm tiền này. Khi đã để lòng tham lấn át lý trí, các nạn nhân sẽ đi vay mượn, xoay xở lấy vốn nhập hàng từ "công ty" để chuyển cho các đơn đã đặt sẵn từ trước đó.


Tuy nhiên, sau khi mất công đóng gói rồi gửi hàng đi, dĩ nhiên đơn hàng đó sẽ không có ai nhận và được trả về cho nạn nhân. Lúc này, nạn nhân sẽ lo sợ và liên lạc với "công ty" để trả hàng. Điều diễn ra tiếp theo đó khá dễ đoán, "công ty" này biến mất không một dấu vết, Facebook thì đã bị chặn và nạn nhân mới nhận ra mình đã bị lừa. Với hình thức này, nạn nhân có thể mất từ hàng triệu đồng cho đến hàng trăm triệu đồng tùy theo sự u mê và khả năng xoay xở tiền bạc của mình.

Bình mới rượu cũ

Sau nhiều năm sử dụng chiêu thức cũ đã bị nhìn rõ, các đối tượng lừa đảo đã bắt đầu xoay sang các hình thức lừa CTV online mới, đó là lợi dụng hình thức thuê người đặt hàng ảo để tăng lượng đơn hàng, nhận đánh giá tốt trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo…


Cụ thể, để có được nhiều đơn hàng bán thành công, nhiều đánh giá 5 sao và nhận vị trí tốt trong bảng bán hàng của sàn điện tử, một số cửa hàng đã sử dụng cách thuê người dùng nhiều tài khoản khác nhau để đặt đơn hàng. Họ sẽ mất tiền thuê và tiền ship với mục đích tăng số lượng đơn hàng thành công, tăng uy tín cho shop.




Cách kiếm tiền này là có thật và khá đơn giản, cũng có nhiều công ty hoạt động theo hình thức này để hỗ trợ các shop đang kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, công việc này khá đơn giản nên cũng không quá thiếu người làm.


Theo chị N.P.A (Gia Lâm, Hà Nội) một người từng tham gia kiếm tiền nhờ hình thức này cho biết: "Cách thức đặt đơn hàng ảo đó là người đặt hàng sẽ chọn thanh toán trả trước và áp mã giảm giá của sản phẩm, sau đó vài giờ thì chuyển hình thức thanh toán sang COD – ship thu tiền hộ. Địa chỉ giao hàng sẽ được ghi theo yêu cầu của chủ shop. Như vậy chủ shop sẽ thanh toán đơn hàng đó cho mình và mình chỉ nhận % hoa hồng. Tuy nhiên % của công việc này rất thấp, vì chủ shop đã chịu chi phí trả cho sàn. Cách này thường được một số shop mới mở sử dụng để tăng tính cạnh tranh với các gian hàng đã hoạt động lâu".

Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về cách thức hoạt động của nó. Đó cũng là kẽ hở mà các đối tượng lừa đảo lợi dụng để lừa tiền các nạn nhân, đặc biệt là với những người đang khó khăn, không có tiền trang trải khi bị thất nghiệp vì COVID-19.

Chị L.T.T (Việt Trì, Phú Thọ) cho biết, do cần tiền nên chị T. đã tìm được công việc này trên Facebook. Khi liên lạc với người tuyển dụng qua mạng xã hội, các đối tượng cũng giải thích cho chị T. về cách hoạt động của hình thức đặt đơn ảo này. Tìm hiểu qua Internet, thấy hình thức này có thật nên chị T. yên tâm đăng ký tham gia với mức hoa hồng được hứa hẹn lên tới 10% sản phẩm.

"Họ nói rằng sau khi đặt hàng và thanh toán thì chụp hóa đơn gửi lại, họ sẽ hoàn tiền và trả thêm cho mình tiền hoa hồng. Do lần đầu thử kiếm tiền kiểu này nên tôi cũng chỉ đặt một đơn nhỏ, sau khi thanh toán xong thì không liên lạc được với người tuyển dụng nữa. Do chỉ thử tham gia để xem có kiếm được tiền thật không nên tôi cũng không mất nhiều tiền lắm, vì thế mà cũng cho qua, không làm lớn chuyện", chị T. cho biết.

Các tin nhắn tuyển dụng có dấu hiệu lừa đảo được gửi đến điện thoại nạn nhân, mạo danh cả sàn thương mại điện tử.

Mới đây, thủ đoạn mới xuất hiện này cũng được Công an TP Hà Nội cảnh báo. Sau khi chỉ rõ hình thức lừa đảo và nạn nhân các đối tượng nhắm đến, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân nêu cao tinh thần cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo mới này.

Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác.

Khi phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Vẫn có thể bị khởi tố

Theo Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp, Đoàn luật sư Hà Nội), trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, đời sống của nhiều người gặp khó khăn, nhiều người muốn kiếm việc làm thêm online nên các đối tượng xấu cũng lợi dụng điều đó để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Nhiều đối tượng cho rằng lừa đảo người khác số tiền dưới 2.000.000 đồng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do nhận thức hạn chế như vậy nên các đối tượng càng củng cố niềm tin để thực hiện nhiều hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền dưới 2.000.000 đồng đối với một nạn nhân.

Luật sư Đặng Văn Cường.

Tuy nhiên hành vi được xác định là "ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội" hoặc "đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm" thì dù lừa đảo người khác tài sản dưới 2.000.000 đồng thì vẫn bị xử lý hình sự.

Cụ thể theo Khoản 1 - Điều 174 - BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Như vậy, trong trường hợp nêu trên nếu cơ quan chức năng có căn cứ cho thấy đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người, gây bức xúc trong dư luận, hành vi sẽ được xác định là ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội nên dù mỗi nạn nhân bị mất chưa đến 2.000.000 đồng thì vẫn có thể khởi tố vụ án hình sự để xử lý các đối tượng này theo quy định của pháp luật.

Luật sư Đặng Văn Cường cũng cho rằng, trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp thì hoạt động lừa đảo trên không gian mạng ngày càng phát triển nhanh chóng hơn. Bởi vậy các cơ quan chức năng cần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho công dân, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công dân khi tham gia hoạt động trong môi trường mạng, đồng thời kịp thời phát hiện xử lý nghiêm minh các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng để đảm bảo an ninh, an toàn mạng, đảm bảo môi trường lành mạnh cho các hoạt động dân sự, kinh tế, xã hội.

M. Trí

Tuesday, February 8, 2022

Bí mật đáng giá nhất của những người giàu có: Thành công khác biệt tạo nên từ một thói quen cực đơn giản, ai nghe xong cũng bất ngờ


Bí mật đáng giá nhất của những người giàu có: Thành công khác biệt tạo nên từ một thói quen cực đơn giản, ai nghe xong cũng bất ngờ

Tất cả mọi người trên thế giới này, dù là bất kể một ai thì đều muốn mình là một người thật sự giàu, từ giàu rất dễ để có thể hình dung được nhưng thực chất giàu là gì thì bạn đã hiểu chính xác và cụ thể hay chưa.

Đã 13 năm kể từ khi Paul Sullivan phụ trách chuyên mục "Wealth Matters" trên tờ The New York Times. Sau từng ấy thời gian, suy nghĩ của người Mỹ về tài sản và những người giàu có đang dần có sự thay đổi rõ rệt.

Từ thời điểm đó, Sullivan đã thiết lập một hồ sơ theo dõi về việc liệt kê các thay đổi xung quanh ý nghĩa của việc giàu có ở đất nước này. Cụ thể, một cộng đồng trực tuyến được tạo ra để mọi người thảo luận về ý nghĩa thực sự của việc giàu có, thói quen kiếm tiền của những người giàu có và sang chảnh, và điều gì của tỷ phú đáng được học hỏi.

Bạn có thể trở nên giàu có "cho dù bạn là giáo viên hay tỷ phú"

Sullivan đưa ra định nghĩa về sự giàu có không phải nằm ở việc bạn có bao nhiêu tiền mà là số tiền bạn tiết kiệm được cho phép bạn làm được việc gì. Ông nói: "Người giàu có là những người khi họ muốn làm một việc gì đó bạn có thể làm được, bất kể bạn làm nghề gì, dù giáo viên hay tỷ phú."

Ông đưa ra ví dụ, cho dù là một doanh nhân tỷ phú như Jon Huntsman hay dì ruột của ông ấy – một người giáo viên đã nghỉ hưu thì họ đều có thể mua thứ mà họ muốn cho bản thân, đi du lịch thăm gia đình khi họ muốn. Đó chính là sự giàu có thật sự.

Sullivan cũng nói thêm nói thêm: "Thiếu sự kiểm soát đối với việc ra quyết định tài chính của mình là một dấu hiệu cho thấy bạn không phải là người giàu có."

Giới thượng lưu đích thực sẵn sàng chi tiền khủng cho những trải nghiệm khác biệt

Bí mật đáng giá nhất của những người giàu có: Thành công khác biệt tạo nên từ một thói quen cực đơn giản, ai nghe xong cũng bất ngờ - Ảnh 1.

Phần lớn các nội dung mà Sullivan tập trung vào tin tức tài chính mà những người ở khung thuế cao có thể sử dụng hoặc các bài học kinh nghiệm từ những người "siêu giàu" mà những người từ tầng lớp trung lưu có thể sử dụng tốt.

Thế nhưng còn một nội dung thứ ba mà Sullivan quan tâm đó chính là sự "thỏa mãn" khi có thể tiếp cận với những sở thích và cá nhân của những người siêu giàu chỉ chiếm 1% dân số thế giới.

Trong thế giới mà Sullivan nhắc đến, các câu lạc bộ đua xe thể thao hay các chế độ hay đãi ngộ giá trị lên đến 5 con số đều xứng đáng để bạn bỏ tiền ra trải nghiệm khi bạn có niềm đam mê sâu sắc với nó.

"Điều duy nhất tôi vô cùng muốn làm và tôi mơ ước là bay riêng," anh nói. "Nhưng nó thật sự quá đắt. Tôi đã làm được việc này này tại nhà máy Gulfstream, mặc dù chỉ đơn giản là bay một vòng quanh Savannah. Trải nghiệm đó thật tuyệt vời".

Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ cảm thấy thật khó để có thể hiểu được các khoản chi phí và sức lao động mà giới nhà giàu đổ vào những sở thích của họ nếu bạn không đam mê chúng,

"Thế nhưng chính sự giàu có đôi khi cũng làm mất đi sự lãng mạn ngay cả những người sở hữu những chiếc du thuyền khổng lồ," ông ấy nói thêm. "Tôi nghĩ, thay vì một chiếc du thuyền 300 foot, tôi càng mong muốn có một người bạn đồng hành với tôi trên chiếc du thuyền đó."

Bí mật đáng giá nhất của những người giàu có

Bí mật đáng giá nhất của những người giàu có: Thành công khác biệt tạo nên từ một thói quen cực đơn giản, ai nghe xong cũng bất ngờ - Ảnh 2.

Trong suốt thời gian nghiên cứu về người giàu, Sullivan đã thu thập được gần 5.000 nguồn tin liên quan đến sự giàu có ở Mỹ. Không có gì ngạc nhiên khi lời khuyên số 1 từ đại đa số mọi người đều khá đơn giản đó chính là: "Có một kế hoạch. Hãy viết mọi thứ ra giấy."

Ông ấy chỉ ra rằng: "Tuy nghe thì khá đơn giản thôi, nhưng điều quan trọng là phải biết được bạn đã kiếm được bao nhiều tiền, và đang tiết kiệm được bao nhiêu, chi phí cho sinh hoạt thường ngày là bao nhiêu. Đó là một bài tập thường ngày tẻ nhạt, thế nhưng mọi người luôn cảm thấy bị sốc khi thực hiện."

Sullivan kể rằng: "Những người siêu giàu có thường viết xuống những khoản chi tiêu của họ và họ đọc nó."

Ông nói tiếp: "Những người giàu có nhất và thành công nhất đều có kế hoạch cho riêng mình. Và họ không phải tuân thủ kế hoạch một cách cứng nhắc. Họ thường xuyên xem xét, sửa đổi nó và họ biết mình đang chi tiêu vào việc gì."

Sullivan khẳng định rằng bằng cách viết ra tất cả mọi thứ, bạn sẽ bắt đầu có ý thức về "quỹ tích kiểm soát" - một chủ ý về tiền bạc phổ biến của những người có khối tài sản nhất định nhằm họ có thể tự do chi tiêu cho những thứ họ muốn.

Theo Trí thức trẻ

Người vay có thể xin gỡ bỏ lịch sử nợ xấu không?




Ngân hàng Nhà nước vừa có giải đáp thắc mắc của công dân về thẩm quyền gỡ bỏ lịch sử nợ xấu.





Cụ thể, Cổng thông tin điện tử Chính phủ mới đây đã tiếp nhận phản ánh của bà Đoàn Thị Bảo Ngọc (TP.HCM). Bà Ngọc cho biết, trong thời gian bùng phát dịch COVID-19, nơi ở của bà Ngọc bị phong tỏa , nguồn thu nhập bị gián đoạn, bà không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ ngân hàng và cũng không thể làm đơn đề nghị cơ cấu lại khoản nợ.

Ngân hàng không thể đánh giá tình hình thu nhập của bà Ngọc để phê duyệt hồ sơ cơ cấu nợ. Bởi vậy, khoản nợ của bà Ngọc đã trở thành nợ xấu. Sau khi TPHCM hết phong tỏa, bà Ngọc đã thu xếp đóng hết phần gốc/lãi quá hạn và làm đơn đề nghị xin được chuyển về nhóm 1, xoá lịch sử nợ xấu. Tuy nhiên, bà được ngân hàng thông báo không đủ điều kiện do khoản vay của bà giải ngân trước ngày 10/6/2020.

Thông tin về lịch sử nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh trong tương lai của bà. Bà Ngọc đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn cách xử lý đối với trường hợp bất khả kháng trong thời kỳ dịch bệnh.

Đối với thắc mắc của bà Ngọc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1 Điều 7 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:

"Điều 7. Quyền tự chủ hoạt động

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài".

Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/1/2013 quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước quy định tại một số điều

Khoản 8 Điều 3 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/1/2013 quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước có giải thích từ ngữ:

"Tổ chức tự nguyện tham gia hệ thống thông tin tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tự nguyện) bao gồm:

a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam, công ty có chức năng mua bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty thông tin tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán;

b) Tổ chức trong và ngoài nước tham gia tài trợ tín dụng tại Việt Nam hoặc có nhu cầu cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài;

c) Tổ chức khác có nhu cầu tham gia hệ thống thông tin tín dụng và được CIC chấp thuận".

- Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN về cung cấp thông tin tín dụng quy định:

"2. Tổ chức tự nguyện thực hiện cung cấp cho CIC toàn bộ hoặc một phần Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này trên cơ sở thỏa thuận với CIC, bảo đảm nguyên tắc an toàn, bảo mật và quy định khác của pháp luật".

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN về xử lý, lưu giữ, bảo mật dữ liệu thông tin tín dụng

"1. Trên cơ sở thông tin thu nhận, CIC sử dụng các giải pháp công nghệ, nghiệp vụ để xử lý dữ liệu thông tin tín dụng bao gồm các khâu tiếp nhận, chuẩn hóa, làm sạch, ghép nối và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu Thông tin tín dụng quốc gia.

… 3. Việc xử lý, lưu giữ dữ liệu thông tin tín dụng phải bảo đảm tính toàn vẹn, đầy đủ, không bị sai lệch thông tin trong quá trình xử lý, lưu giữ và chiết xuất được khi có yêu cầu. 

4. Dữ liệu thông tin tín dụng phải được bảo mật, bảo đảm không bị xâm nhập trái với quy định tại Thông tư này và quy định khác của pháp luật.

Điều 15 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức tự nguyện tham gia hệ thống thông tin tín dụng:

"1. Cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật và các cam kết với CIC.

2. Kiểm tra, xác minh, điều chỉnh dữ liệu sai sót theo yêu cầu của CIC, khách hàng vay hoặc khi phát hiện sai sót".

Điều 18 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN về giải quyết khiếu nại:

"1. Trường hợp khách hàng vay phát hiện thông tin tín dụng về bản thân có sai sót, khách hàng vay có quyền khiếu nại với CIC, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc tổ chức tự nguyện (sau đây gọi là tổ chức tiếp nhận khiếu nại) để yêu cầu kiểm tra, điều chỉnh lại thông tin, nhưng không được lợi dụng khiếu nại sai sự thật.

Việc khiếu nại có thể thực hiện qua hệ thống điện tử hoặc gửi bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do kèm theo các tài liệu, căn cứ chứng minh dữ liệu có sai sót.

2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải thông báo cho khách hàng vay biết. Trường hợp cần bổ sung thông tin để có cơ sở xác minh, giải quyết, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải thông báo để khách hàng vay cung cấp thông tin, tài liệu liên quan.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận khiếu nại hợp lệ, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải xem xét, điều chỉnh dữ liệu sai sót và thông báo cho khách hàng vay biết. Trường hợp phải thực hiện việc kiểm tra, xác minh nội dung yêu cầu khiếu nại tại các cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức tiếp nhận khiếu nại được kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại theo tình hình thực tế nhưng phải thông báo cho khách hàng vay biết về nguyên nhân kéo dài thời gian.

4. Trường hợp thông tin tín dụng bị sai sót gây bất lợi cho khách hàng vay, CIC phải gửi thông báo đính chính sai sót cho đơn vị sử dụng. Khi nhận được thông báo đính chính sai sót, đơn vị sử dụng phải xem xét lại quyết định cấp tín dụng.

5. Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi có kết quả giải quyết khiếu nại, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải thông báo cho khách hàng vay về kết quả giải quyết khiếu nại".

Thẩm quyền giải quyết của CIC tiếp nhận thông tin, rà soát nếu phát hiện hoặc nghi ngờ dữ liệu có sai sót, CIC phối hợp với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tự nguyện để xem xét, điều chỉnh dữ liệu. Tổ chức tự nguyện có trách nhiệm cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin theo phụ lục đính kèm Thông tư.

Do vậy, những thông tin về tính chính xác của hợp đồng tín dụng, phân loại nợ khách hàng, thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức tín dụng nơi công dân phát sinh khoản vay.

Việc xin gỡ bỏ lịch sử nợ xấu thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng mà công dân phát sinh khoản vay.

Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của tổ chức tín dụng công dân có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự.

Thanh Anh

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị