Sunday, May 23, 2021

Đường vào VNG của Tencent Trung Quốc

(VNF) - Việc Tencent trên thực tế đã chiếm bao nhiêu quyền sở hữu của VNG vẫn chưa thể xác thực. Tuy nhiên, con số mà Tencent đưa ra chắc chắn nhỏ hơn 49% vì công ty VNG là công ty đại chúng và theo luật thì công ty nước ngoài không được sở hữu quá 49% cổ phần. Nhưng, điều này không có nghĩa Tencent không có khả năng nâng dần sở hữu tại VNG.

Đường vào VNG của Tencent Trung Quốc

Năm 2010, trên thị trường Việt Nam xuất hiện quảng cáo của Wechat trên những tờ báo điện tử, cổng thông tin hoặc trên các ứng dụng khác. Wechat không chỉ là một ứng dụng chat miễn phí trên điện thoại di động, máy tính bảng như Viber, Whatsapp, Tango…, mà còn có các tính năng của một mạng xã hội như cho phép chia sẻ, tương tác với những người dùng khác. 

Thoạt đầu, có ý kiến cho rằng, Wechat là ứng dụng của VinaGame (tiền thân của Công ty Cổ phần VNG) nhằm thay thế cho công cụ Zing Chat đã thất bại vào năm 2008. Trên thực tế, đây là sản phẩm của Tập đoàn Tencent, nhà phát triển ứng dụng lớn của Trung Quốc cũng như ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

Ứng dụng Zalo hiện nay của VNG được xem là một 'phiên bản' của Wechat do Tencent phát triển.

Wechat bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam từ tháng 4/2012 và trong bức thư của ông Lê Hồng Minh - Tổng Giám đốc VNG chia sẻ trên blog cá nhân gửi các nhân viên của mình, ông Minh cho biết, WeChat đã tăng trưởng nhanh chóng và đạt gần 1 triệu người dùng sử dụng với 2 phiên bản trên hệ điều hành iOS và Android. T

Tuy nhiên, cuối cùng ứng dụng này đã bị người dùng Việt tẩy chay vào cuối năm 2013 do chứa nội dung gây tranh cãi.

Trong những năm tiếp theo, WeChat cũng có những bước tiến nhưng rất ít và gần như đã bị loại bỏ tại thị trường Việt Nam. Dù không có cửa cho Wechat, nhưng các khoản đầu tư khác của Tencent ở Việt Nam thông qua việc mua cổ phần doanh nghiệp lại rất thành công. Đó là việc "chống lưng" cho Garena (trụ sở ở Singapore, nay đổi tên thành Sea) - nhà phân phối nhiều tựa game lớn ở Việt Nam và mua cổ phần tại VNG, công ty công nghệ sở hữu nhiều dịch vụ trực tuyến phổ biến như Zalo, MP3 Zing, Baomoi, Zing News, trang thương mại điện tử 123mua...

Theo Forbes, Tencent đang là cổ đông lớn nhất của Garena (Sea), startup có giá trị nhất Đông Nam Á. Game Liên minh huyền thoại mà Garena đang gặt hái thành công tại Việt Nam là một trong những tựa game mà Tencent đang sở hữu. Tencent đang nắm 85% cổ phần của Riots Game, chính là nhà phát triển game Liên minh huyền thoại (League of Legends).

Theo báo chí nước ngoài, năm 2008, Tencent đề cập mua việc mua 20,2% vốn của một công ty internet tại Việt Nam và đây là công ty duy nhất tại Việt Nam mà công ty đầu tư. Cùng năm đó, cựu giám đốc M&A của Tencent đã chuyển sang phụ trách tài chính tại VNG.

Tiếp đó, năm 2011, Tencent công bố trong báo cáo cổ đông năm 2011 rằng đang có vốn tại một công ty game trực tuyến chưa niêm yết ở Đông Nam Á với tỉ lệ sở hữu năm 2010 là 30,02%, năm 2011 là 31,25%. Báo cáo này không chỉ đích danh VNG nhưng theo những dữ kiện và con số doanh thu thì nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này khẳng định đó là VNG.

 

Báo cáo cổ đông 2010 và 2011 của Tencent.

Năm 2010, trong một bài viết về VinaGame (tiền thân của VNG) trên Forbes, có dẫn lời Benjamin Joffe - Giám đốc chiến lược của công ty nghiên cứu và chiến lược số Plus 8 star ở Bắc Kinh, rằng VNG  đang rập theo mô hình của Tencent. Theo đó, điểm chung của hai công ty này là có cùng cổ đông IDG Ventures.

Theo bài báo trên Forbes, IDG đầu tư 500.000 USD vào VNG. Sau khi có cổ phần ở VNG, Tencent đạt được thoả thuận để đưa QQchat cũng như một số trò chơi vào kinh doanh tại Việt Nam. Bài báo cũng nhắc tới Giám đốc tài chính của VNG là Johny Shen, người từng giữ chức vụ giám đốc M&A của Tencent, trước khi gia nhập VNG từ 2008.

Được biết, Johny Shen còn tham gia vào ban lãnh đạo của Kingsoft, một tên tuổi không xa lạ gì với VNG khi doanh nghiệp này mua bản quyền đưa game Võ lâm truyền kỳ về Việt Nam.
 
Trước những đồn đoán về việc Tencent nắm giữ phần lớn cổ phần tại VNG, năm 2012, phía công ty VNG đã đưa ra thông cáo báo chí, trong đó, Tổng Giám đốc VNG Lê Hồng Minh khẳng định: "VNG là công ty Việt Nam với tỉ lệ cổ phần kiểm soát luôn luôn là các cá nhân và tổ chức Việt Nam".

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong thông cáo không hề đề cấp đến số cổ phần mà Tencent cũng như các cổ đông khác đang nắm giữ. VNG nêu rõ việc ông Lê Hồng Minh – Chủ tịch kiêm TGĐ của công ty đang sở hữu 19% cổ phần, chứ không phải 1% như các tin đồn.

Ông Pony Ma, nhà sáng lập kiêm CEO của Tencent.

Theo thông báo mới nhất từ công ty này, 6 cổ đông nước ngoài là các nhà đầu tư gồm quỹ, doanh nghiệp và cá nhân đến từ Singapore, Luxembourg, Trung Quốc, Mỹ, Canada và quần đảo British Virgin Islands (BVI) thuộc Anh đang chiếm 44,64% cổ phần của VNG, gần chạm trần sở hữu tối đa là 49%. Trong đó, các cổ đông ngoại đáng chú ý là Tencent (Trung Quốc), Goldman Sachs (Mỹ) và GIC (quỹ đầu tư của chính phủ Singapore). Tuy nhiên thông tin cụ thể tỷ lệ sở hữu của từng nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn là bí mật.

Theo nguồn tin gần đây do tờ DealStreetAsia tiết lộ ngày 28/6, Công ty Cổ phần VNG đang đàm phán với các tổ chức và  nhà đầu tư chiến lược về việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ trước khi thực hiện kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn NASDAQ (Mỹ).

Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc VNG và Phó chủ tịch tập đoàn NASDAQ Bob McCooey tại buổi ký  một bản ghi nhớ về việc niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán NASDAQ nhân chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng cuối tháng 5/2017.

The đó, quá trình đàm phán việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ của VNG mới đang trong giai đoạn đầu. Một nguồn tin cho biết đợt phát hành trước thềm IPO này có thể thực hiện với các nhà đầu tư hiện tại như Goldman Sachs, Tencent và GIC và cũng có thể bao gồm các nhà đầu tư mới như quỹ đầu tư tư nhân Warburg Pincus.

Như vậy, thực sự việc Tencent trên thực tế đã chiếm bao nhiêu quyền sở hữu của VNG vẫn chưa thể xác thực. Tuy nhiên, con số 31,25% mà Tencent đưa ra chắc chắn nhỏ hơn 49% vì công ty VNG là công ty đại chúng và theo luật thì công ty nước ngoài không được sở hữu quá 49% cổ phần. Nhưng, điều này không có nghĩa Tencent không có khả năng nâng dần sở hữu tại VNG.

Đáng chú ý là từ tháng 1/2011, VNG đã đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán (UBCK) về việc trở thành công ty đại chúng (công ty cổ phần có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng và có trên 100 cổ đông). Một công ty đại chúng sẽ phải tuân thủ các quy định về công bố thông tin tài chính, phát hành, mua lại cổ phiếu, giao dịch của cổ đông…

Tuy nhiên, từ đó đến nay, trên UBCK chưa hề đăng tải một báo cáo nào hay công bố thông tin của VNG. Trên website của công ty hiện cũng không thể download được báo cáo.

Có lẽ phải chờ đến khi VNG chính thức niêm yết chúng ta mới có đầy đủ thông tin nhất về cổ phần của công ty.

Năm 2004, ông Lê Hồng Minh cùng các ông Cao Toàn Mỹ (hiện được nhiều người biết đến qua vụ kiện tụng với hoa hậu Phương Nga), Trịnh Bảo và Nguyễn Thanh Bình đã góp 4,5 tỷ đồng để thành lập nên công ty tiền thân của VNG ngày nay. Trong đó, ông Mỹ góp 750 triệu đồng, tương đương 16,7% cổ phần và ông Lê Hồng Minh góp 2,62 tỷ đồng, tương đương 58%.

VNG khi mới thành lập năm 2004 có tên gọi chính thức là VinaGame, nhưng tới 2008 lại đổi thương hiệu thành VNG Corp (trùng hợp với thời gian Tencent thông báo mua 20,2% vốn của một công ty internet tại Việt Nam).

VNG hiện có vốn điều lệ 330,9 tỷ đồng, doanh thu thuần năm 2016 là hơn 3.000 tỷ đồng (tăng 45% so với năm 2015 và đạt 118% kế hoạch 2016), lợi nhuận trước thuế là 673 tỷ đồng (tăng 118% so với 2015) và lợi nhuận sau thuế là 543 tỷ đồng, tăng 135%. Công ty này đặt mục tiêu doanh thu dự kiến năm 2017 là 3.960 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 908 tỷ đồng.

Tập đoàn Tencent được biết đến với vai trò là nhà cung cấp dịch vụ truyền thông, giải trí, internet, dịch vụ giá trị gia tăng điện thoại di động và hoạt động các dịch vụ quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc. Tập đoàn công nghệ này đặt trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc.

Theo Brand Finance, năm 2016, giá trị thương hiệu của Tencent rơi vào khoảng 210 tỷ nhân dân tệ. Với mức giá trị này, tập đoàn Tencent đã chính thức nằm trong nhóm 10 tập đoàn/công ty công nghệ lớn nhất thế giới trong đó bao gồm Apple và Alphabet.

Tạo ra 1 đồng tiền số trong ... chưa đến 10 phút

Sở dĩ quá trình nhanh và dễ dàng đến vậy là nhờ các phần mềm và những bản mẫu có sẵn.

Nếu như thế giới tiền số vốn đã rất nổi tiếng với những cú biến động điên cuồng, thời gian gần đây có 1 thế giới khác nổi lên với mức độ điên rồ lớn hơn gấp nhiều lần: memecoin – những đồng tiền số bắt nguồn chỉ là 1 trò đùa do người dùng internet tạo ra và sau đó bơm thổi để tạo ra đà tăng trưởng cao đến mức vô lý. Trong thế giới memecoin chứa đầy sự hoang dã và mờ ám, một số người đang bắt đầu tạo ra những đồng tiền số của riêng họ để đáp ứng nhu cầu không giới hạn của số đông chỉ muốn tìm thứ gì đó để đầu cơ.

Đầu tuần này, 1 nhân vật có biệt danh là Tulpamancer Chaser đã tạo ra đồng tiền số mang tên Stalwart Network và niêm yết nó trên PancakeSwap (1 nền tảng giao dịch tiền số vận hành dựa trên smart chain của Binance). Tất cả các công đoạn được thực hiện và hoàn tất chỉ trong vòng 45 phút.

Con số 45 phút đã gây sửng sốt nhưng đã xuất hiện trường hợp còn "xuất sắc" hơn thế. Hai người có biệt danh AutomataEmily và Deli Gong (hiện đều đang ở Singapore) đã liên lạc với phóng viên Bloomberg qua Zoom và cho ông thấy toàn bộ quá trình tạo ra đồng tiền số có tên WART. WART được tạo ra và niêm yết trên sàn PancakeSwap trong chưa đầy 10 phút.

Sở dĩ quá trình nhanh và dễ dàng đến vậy là nhờ các phần mềm và những bản mẫu có sẵn. Ví dụ, chỉ cần nhập vào tên đồng tiền và khối lượng. 

Tạo ra 1 đồng tiền số trong ... chưa đến 10 phút - Ảnh 1.

Để vài phút sau Emily và Deli sẽ tạo ra các hợp đồng thông minh (smart contract) với một số lượng đồng BNB nhất định vì PancakeSwap vận hành trên Binance Smart Chain.

Tạo ra 1 đồng tiền số trong ... chưa đến 10 phút - Ảnh 2.

Còn một vài bước nữa, tuy nhiên toàn bộ quá trình từ bước chọn một vài thông số (tên đồng tiền, khối lượng lưu hành, "nuôi lớn" để tạo thanh khoản trên PancakeSwap và khiến đồng tiền có thể giao dịch được ít nhất là về lý thuyết) đến khi hoàn tất chỉ mất vài phút mà thôi. Và nếu có 1 mạng lưới các nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, bạn sẽ muốn sử dụng tên tuổi của họ để thổi giá đồng tiền mới tạo ra.

Emily và Deli cũng đang nghiên cứu phát triển nhiều dự án cơ sở hạ tầng trên hệ sinh thái Ethereum. Một trong những dự án của họ là Automota Network, dự án hướng đến mục tiêu tăng tính bảo mật của các giao dịch tiền số.


      Danh sách sách kinh điển: 4 cuốn sách phải đọc của những người thành đạt

      Danh sách sách kinh điển: 4 cuốn sách phải đọc của những người thành đạt

      Trong xã hội ngày nay, cho dù bạn là giám đốc điều hành công ty hay người mới đi làm, bạn cũng đều phải không ngừng nâng cao nhận thức và khả năng của mình thông qua việc đọc sách, vì nó có thể giúp bạn thành công trong mọi tình huống và bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Bạn có muốn biết những cuốn sách yêu thích của những người thành công?01

      The Mckinsey Way: Using the techniques of the World's top strategic consultants to help you and your bussiness

      Tác giả: Ethan M.Rasiel

      Nếu bạn muốn kiếm hàng chục triệu phí tư vấn, trước tiên bạn phải nắm vững thật nhiều những chi tiết mà khách hàng của bạn chưa khám phá ra.

      McKinsey & Company là công ty tư vấn quản lý hàng đầu thế giới, còn được gọi là "Học viện Quân sự West Point" trong giới kinh doanh. Trong số 500 công ty thuộc danh sách Fortune, có tới hơn 70 cựu CEO hoặc CEO hiện tại đã nhận được lời khuyên tư vấn từ McKinsey.

      Nhà tiếp thị truyền thông mới, Wang Shuo từng nói rằng, kể từ khi được xuất bản tại Hoa Kỳ, cuốn "Phương pháp McKinsey" đã không ngừng được tái bản. Bởi lẽ có rất nhiều người muốn biết rốt cuộc là nhờ phương pháp nào mà những sinh viên đại học mới ra trường có thể tư vấn cho CEO của top 500 công ty trên thế giới và kiếm được hàng chục triệu phí tư vấn.

      Điểm cốt lõi của phương pháp McKinsey thực ra không phức tạp. Tổng kết lại ở ba khía cạnh:

      1. Làm bạn với thực tế

      Điều thực sự quan trọng và có thể mang lại cho bạn sức mạnh là thực tế; điều thực sự có thể lay động khách hàng là bạn nắm bắt được những chi tiết mà ngay cả khách hàng cũng chưa khám phá ra, và những chi tiết này có thể cho thấy nhiều vấn đề ở quy mô vĩ mô hơn.

      Đừng đặt ra một loạt các giả định, hãy liệt kê ra thực tế. Dựa trên thực tế là sức mạnh trong quan điểm của bạn.

      2. Giả thuyết trước khi xác minh

      Một nhà ngoại giao từng nói: "Mạnh dạn đưa ra giả thuyết, cẩn thận xác minh điều đó"

      Phương pháp McKinsey nói: "Câu trả lời cho câu hỏi được hình thành trước khi công trình của chúng ta chính thức ra mắt". Điều này có nghĩa là khi chúng ta giải quyết một vấn đề, trước tiên chúng ta phải có một giả thuyết ban đầu. Trên cơ sở của giả thuyết này, chúng ta phải tìm kiếm các dữ kiện ủng hộ cho giả thuyết của chúng ta.

      Quá trình xác định giả thuyết ban đầu này yêu cầu sử dụng Quy luật 80/20, nghĩa là tìm ra 20% các vấn đề có thể có 80% tác động đến kết quả, nghĩa là, để giải quyết các yếu tố thúc đẩy chính của vấn đề, và sau đó nhanh chóng tìm ra dữ kiện để xác minh giả thuyết này.

      Trong quá trình xác định giả thuyết ban đầu, McKinsey còn có một quy tắc rất quan trọng - đó là quy tắc MECE, có nghĩa là "không trùng lặp, không bỏ sót".

      3. Nguyên tắc kim tự tháp

      Phương pháp McKinsey về bản chất là một phương pháp giải quyết vấn đề và tháo gỡ có cấu trúc, và cốt lõi của nó là nguyên tắc kim tự tháp.

      Nói cách khác, chúng ta có thể tháo rời từng vấn đề phức tạp thành từng vấn đề nhỏ thông qua quy tắc MECE, sau đó giải quyết từng vấn đề nhỏ này và cuối cùng là giải quyết vấn đề lớn.

      Nhà tư vấn nữ đầu tiên của McKinsey, Barbara Minto, đã đề xuất rằng giải pháp cho bất cứ điều gì có thể được tóm tắt thành một lập luận trung tâm và lập luận trung tâm này có thể được hỗ trợ bởi ba đến bảy lý thuyết phụ; mỗi luận điểm phụ có thể có từ ba đến bảy luận điểm phụ khác, cấu trúc kim tự tháp này được hình thành bằng cách kéo dài từng lớp từng lớp một.

      02

      Peter Drucker's way to the top: Lessons for Reaching Your Life's Goals

      Tác giả: William A. Cohen

      Người không chính trực, không thích hợp làm lãnh đạo.

      Cuốn sách này là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về Peter Drucker, cha đẻ của quản lý hiện đại. Tác giả William Cohen là học trò của Drucker. Sau khi tốt nghiệp và làm việc trong nhiều năm, Cohen đã phân loại các tác phẩm đồ sộ của Drucker, và lồng ghép những suy nghĩ của mình trên cơ sở hiểu biết đầy đủ về những suy nghĩ của Drucker.

      "8 nguyên tắc cốt lõi để phát triển bản thân" là một nội dung trọng tâm của cuốn sách này, và nó còn được giới quản lý gọi là "8 nguyên tắc lãnh đạo".

      8 nguyên tắc được mô tả trong cuốn sách này cũng là những hướng dẫn lãnh đạo phổ quát, thể hiện tinh hoa trong kỹ năng lãnh đạo.

      8 nguyên tắc đó là:

      1. Luôn chính trực

      2. Tinh thông nghiệp vụ

      3. Thể hiện kì vọng của bản thân

      4. Cho thấy những hứa hẹn phi thường

      5. Mong đợi những kết quả chính diện

      6. Chăm sóc tốt nhóm của mình7. Trách nhiệm được ưu tiên hơn lợi ích

      8. Luôn đi đầu.

      Cohen tin rằng trong hầu hết các trường hợp, khả năng tuân theo 8 nguyên tắc trên là yếu tố quyết định đến sự thành công của hầu hết các nhà lãnh đạo.

      Ví dụ, quy tắc đầu tiên – luôn chính trực. Khi Cohen thảo luận về quy tắc này với Drucker, Drucker đã nói: "Hoàn toàn đúng đắn và hợp lý khi coi đây là quy tắc đầu tiên. Người lãnh đạo phải có khả năng được người khác yêu mến và chào đón, điều này đương nhiên là tốt, nhưng nếu anh ta không có những phẩm chất của một người chính trực, anh ta không thích hợp làm lãnh đạo".

      Drucker nói: "Phẩm chất là thứ không thể lừa dối mọi người. Những người làm việc với anh ta, đặc biệt là cấp dưới của anh ta, sẽ biết anh ta có ngay thẳng hay không. Họ có thể tha thứ cho một người vì sự thiếu sót của anh ta về nhiều mặt, chẳng hạn như sự kém cỏi và thiếu hiểu biết hoặc thiếu lịch sự, nhưng họ sẽ không tha thứ nếu một người không ngay thẳng, chính trực."

      Trên thực tế, những nhà lãnh đạo có thể xử lý các xung đột giữa phẩm chất đạo đức, đời sống cá nhân và hoạt động kinh doanh thường có nhiều khả năng thành công hơn những người nói giỏi hơn làm, khoa trương hay thường xuyên đưa ra những lời hứa không thực tế.

      Danh sách sách kinh điển: 4 cuốn sách phải đọc của những người thành đạt - Ảnh 1.

      03

      Ghi chép bồi dưỡng nên nhà kinh doanh giỏi (tạm dịch)

      Tác giả: Yanai Tadashi

      Kẻ thù lớn nhất cản trở sự phát triển của bạn là "lẽ thường".

      Những người đã đọc cuốn sách này nói rằng: Đây là một cuốn bí mật bán hàng, một kinh thánh về quản lý. Bên cạnh đó, nó cũng là một cẩm nang cuộc sống. Trong cuốn sách này, người sáng lập Uniqlo, Yanai, mô tả cách Uniqlo đã phát triển từ một cửa hàng quần áo nhỏ thành một gã khổng lồ về quần áo. Đây cũng là cách Yanai đã phát triển từ một "thanh niên không có phương hướng" thành một "bậc thần quản lý".

      Đây là một ghi chú vô giá tiết lộ cách Uniqlo giành được doanh số 1,8 nghìn tỷ yên.

      Chẳng hạn, cuốn sách mô tả cách Yanai đặt mục tiêu bán hàng. Thông thường, khi nhân viên bán hàng xây dựng mục tiêu bán hàng, họ thường đưa ra mục tiêu doanh số tăng theo tỷ lệ tương ứng dựa trên mức hoàn thành thực tế của năm ngoái, kết hợp với dự đoán về thị trường tổng thể trong năm nay.

      Nhưng tập đoàn Fast Retailing của ông Yanai phải đặt mục tiêu gấp 3 đến 5 lần năm ngoái.

      Logic đằng sau điều này là, bằng cách đặt ra những mục tiêu cao hơn trước, việc kích thích những thay đổi trong suy nghĩ có ý nghĩa hơn việc tự mình đạt được mục tiêu; quá trình tiến tới một mục tiêu cao cả và dường như không thể đạt này là một quá trình tự động viên và thúc đẩy người làm việc. Đó là một quá trình không ngừng nhảy ra khỏi hiện tại để nhìn về tương lai, phá bỏ thói quen suy nghĩ hiện có và lối mòn phụ thuộc, đồng thời không ngừng tạo ra một quá trình "từ con số 0 đến cái gì đó".

      Trong cuốn sách này, Yanai cũng đưa ra một khái niệm quan trọng - "Hoài nghi lẽ thường, nhưng không chịu sự trói buộc của lẽ thường".

      Khi chúng ta đã ở trong một ngành, một công ty hoặc một doanh nghiệp trong một thời gian dài, chúng ta vô tình coi trạng thái hiện tại là "lẽ thường", và điều này lại vô tình kẻ thù lớn nhất cản trở sự tăng trưởng và phát triển không chỉ của công ty mà còn cả của chính cá nhân người làm việc.

      "Lẽ thường thì không cần giải thích", người ta nghĩ vậy, nhưng nó cũng chính sự "hiển nhiên" này đã làm tắt đi trí tưởng tượng quý giá, tinh thần phản biện và tinh thần đặt câu hỏi của chúng ta.

      Danh sách sách kinh điển: 4 cuốn sách phải đọc của những người thành đạt - Ảnh 2.

      04

      What the CEO Wants You to Know: How Your Company Really Works

      Tác giả: Ram Charan

      Sự nhạy bén trong kinh doanh của một CEO đẳng cấp thế giới, cũng không khác sự thành công của một người bán hàng rong là bao.

      Đây không phải là cuốn sách về cách đào tạo một CEO, mà là cuốn sách dành cho những nhân viên bình thường hay những người đang cố gắng thống nhất hệ thống tư duy trong nội bộ công ty.

      Là một bậc thầy tư vấn quản lý nổi tiếng thế giới, Ram Charan đã nói với mọi người trong cuốn sách này rằng không có sự khác biệt cơ bản nào giữa những thách thức mà một CEO và một nhân viên bình thường phải đối mặt trong các công ty: bất kể IQ và EQ cao thấp ra sao, mọi người đều chỉ có 24 giờ mỗi ngày, làm sao để nắm bắt trọng tâm của công việc trong một khoảng thời gian hạn chế như vậy?

      Xung quanh chúng ta đều tồn tại một tâm lý làm việc thường thấy: lãnh đạo muốn gì, ta đáp ứng, gặp cái gì thì làm cái đó. Nhưng kiểu siêng năng chiến thuật này không thể che giấu sự lười biếng chiến lược. Công ty càng lớn càng giống như một cỗ máy xử lý thông tin khổng lồ, mọi người đều phải lọc thông tin mà họ nhận được hàng ngày: Đâu là những vấn đề sẽ được giải quyết một cách tự nhiên theo thời gian? Điều gì cần sự hợp tác giữa các bộ phận? Đâu là những chi tiết không cần bận tâm chút nào? Đâu là điểm mấu chốt nhất đáng để cả công ty trên dưới đồng tâm hiệp lực?...

      Ngoài ra, chúng ta thường nghe các doanh nhân yêu cầu cấp dưới của họ "đổi lập trường suy nghĩ, suy nghĩ về vấn đề theo quan điểm của tôi, có cái nhìn tổng thể và nhạy bén trong kinh doanh", trong khi trên thực tế, các nhà quản lý các cấp thường là "tư duy thẳng tắp" hay "cái mông quyết định cái đầu", mỗi người làm việc độc lập, khó có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp hiệu quả và tạo ra hiệu suất lớn.

      Nguyên nhân then chốt nhất là nhiều nhà quản lý chuyên nghiệp thiếu thường thức về kinh doanh, thiếu khuôn khổ tư duy và ngôn ngữ kinh doanh chung. Sự thiếu ý thức này là nguyên nhân dẫn đến những "căn bệnh chung" của doanh nghiệp như thiếu khả năng chấp hành, yếu kém trong công tác trao đổi, kém hiệu quả…

      Danh sách sách kinh điển: 4 cuốn sách phải đọc của những người thành đạt - Ảnh 3.

      Chúng ta cũng thường nghe mọi người khen ngợi một CEO hoặc doanh nhân vì "người này rất có đầu óc kinh doanh". Nhưng bạn có bao giờ nhận thấy rằng sự nhạy bén trong kinh doanh của những CEO đẳng cấp thế giới đó lại chẳng có quá nhiều khác biệt so một người bán hàng rong thành công? Những CEO này có thể cảm nhận được các cơ hội và tận dụng chúng, và các công ty mà họ điều hành luôn có lãi năm này qua năm khác. Có gì khác biệt giữa điều hành một doanh nghiệp lớn và việc bán trái cây bằng xe đẩy hoặc mở một cửa hàng nhỏ?

      Theo quan điểm của Ram Charan, không có quá nhiều khác biệt. Những CEO vĩ đại và những người bán hàng rong đó đều có chung một lối suy nghĩ. Họ luôn có thể nhìn thấy bản chất của kinh doanh thông qua những vẻ ngoài phức tạp, họ đơn giản hóa sự phức tạp đó và nắm bắt được yếu tố cơ bản của hoạt động kinh doanh - sự khôn ngoan trong kinh doanh. Nắm vững những kiến thức kinh doanh này có thể giúp các nhà lãnh đạo cải thiện hiệu quả tư duy và hành động của họ.