Tuesday, November 15, 2016

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích. Vì thế, việc biết bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nó ra sao là rất quan trọng.

Vì sao có nhiều nhóm máu khác nhau?


Các nhà khoa học tin rằng việc tổ tiên loài người thích nghi với các bệnh truyền nhiễm ra sao là nguyên nhân sinh ra các nhóm máu khác nhau. Ví dụ, bệnh sốt rét dường như là nguyên nhân chính tạo ra nhóm máu O, nhóm máu này phổ biến hơn ở châu Phi và các khu vực của thế giới từng phải chịu gánh nặng bệnh sốt rét. Trong nhiều trường hợp các tế bào nhiễm bệnh sốt rét không thể tấn công vào các tế bào của nhóm máu O hoặc các tế bào nhóm máu B. Kết quả là những người có nhóm máu O có sức đề kháng tốt hơn với bệnh sốt rét.

Các nhóm máu được phân loại như thế nào?

Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa theo một số chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Có khoảng 46 nhóm khác nhau, nhưng những nhóm chính là O, A, B và yếu tố Rhesus (Rh). Máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại những nhóm kia. Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu gây tác hại cho cơ thể.

Kháng nguyên và kháng thể

Nói chung, kháng nguyên là "bất kỳ chất nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng". Màng của mỗi tế bào hồng cầu chứa hàng triệu kháng nguyên bị hệ thống miễn dịch bỏ qua, mặc dù hệ thống miễn dịch sẽ tấn công bất kỳ tế bào hồng cầu nào có chứa kháng nguyên khác với các tế bào tự kháng nguyên của chúng.

Kháng thể là các phân tử quan trọng mà hệ thống miễn dịch của chúng ta sản sinh ra để giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân xâm nhập bên ngoài như vi khuẩn và virus. Các vi khuẩn và virus này cũng có thể được hình thành để đáp ứng các nhóm máu khác nhau.

Yếu tố Rh

Hầu hết mọi người (khoảng 85% loài người) có một loại protein đặc biệt trên các tế bào máu, được gọi là yếu tố Rh. Những trường hợp này gọi là Rh+ (có nhóm máu dương tính Rh). Những người thiếu yếu tố Rh, được gọi là Rh- (có nhóm máu máu âm tính Rh).

Phụ nữ mang thai cần các xét nghiệm yếu tố Rh trong máu, thông qua đó để sàng lọc và phát hiện sự tương thích trong cơ thể mẹ và bé. Nếu người mẹ có Rh- và em bé là Rh+, cơ thể người mẹ sẽ phản ứng với máu của em bé như một chất bên ngoài. Cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể (protein) chống lại máu Rh+ của em bé. Rh không tương thích có thể gây ra các vấn đề khó khăn trong lần mang thai sau của người mẹ, khi kháng thể Rh có thể đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé dẫn đến tình trạng thiếu máu tan huyết ở em bé, nghĩa là các hồng huyết cầu bị phá hủy.

May mắn là nếu phát hiện sớm sự không tương thích trên, các bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp điều trị trước khi sinh, giúp ngăn chặn bất kỳ vấn đề nào trước khi chúng nảy sinh.

Có những nhóm máu nào?

Nhóm máu A

Nhóm máu A được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu, và kháng thể B trong huyết tương.

Những người có nhóm máu A có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhòm máu A, hoặc những người mang nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có nhóm máu A cũng có thể nhận máu truyền của những người mang nhóm máu O.

Nhóm máu B

Nhóm máu này tương đối hiếm (chỉ đứng sau AB). Nó chứa các kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, và kháng thể A (để tấn công kháng nguyên A) trong huyết tương.

Những người có nhóm máu B có thể an toàn hiến tặng máu cho những người khác có cùng nhóm máu B, hoặc cho những người có nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có máu B cũng có thể an toàn nhận truyền máu của những người mang nhóm máu O.

Nhóm máu AB

Nhóm máu này không phổ biến. Nhóm máu AB được đặc trưng bởi có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, và không có kháng thể trong huyết tương.

Những người có nhóm máu AB có thể chấp nhận máu từ bất cứ ai. Tuy nhiên, vì sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB, những người có nhóm máu AB chỉ có thể tặng máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ.

Nhóm máu O

Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất. Nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Kết quả là, những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O, vì các kháng thể trong huyết tương của nó sẽ tấn công các loại khác. Tuy nhiên, những người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, vì nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên thù địch trong hệ thống miễn dịch. Chính vì thế, những người mang nhóm máu O được gọi là "nhà tài trợ toàn cầu".

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhận nhầm nhóm máu?

Rất tồi tệ. Phản ứng truyền máu tán huyết cấp có thể xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi truyền máu và thường xảy ra trong quá trình truyền máu. Bệnh nhân có thể cảm nhận được những phản ứng này. Họ có thể phàn nàn về cảm giác nóng tại chỗ truyền máu, cảm giác ớn lạnh, sốt, và đau ở lưng, hai bên sườn…. Những phản ứng cắt liên quan đến cắt đứt hầu hết các tán huyết mạch; các hồng cầu của máu truyền vào bị phá hủy bởi các kháng thể của người nhận trong khi chúng vẫn còn các mạch máu bên trong. Các phản ứng đồng loạt có thể gây sốc, số lượng lớn mô sản sinh ra do RBC (tế bào hồng cầu) bị vỡ nên không kiểm soát được khả năng đông máu.

Hoàng Lan

Theo Today I found out


Sunday, November 13, 2016

QUY ĐỊNH DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG VỚI CƠ QUAN THUẾ


Trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp gặp phải vướng mắc khi cơ quan thuế đòi xử phạt vì không đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế. Vậy việc phạt của cơ quan thuế có đúng quy định pháp luật hay không? Các bạn hãy tìm hiểu bài viết sau đây


Trường hợp thứ 1:

Doanh nghiệp phải đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuếnếu không sẽ bị phạt vì việc không khai báo các thông tin liên quan. Còn người mua nếu chuyển tiền vào tài khoản chưa đăng ký của doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế.

Trường hợp thứ 2:

Nếu doanh nghiệp chưa đăng ký tài khoản ngân hàng ngân hàng với cơ quan thuế và tài khoản người bán cũng chưa đăng ký với cơ quan thuế thì có được khấu trừ thuế GTGT không?
Để giải quyết trường hợp thứ hai cần căn cứ vào Thông tư 156/2013/TT-BTC, cụ thể tại Điều 9 Thông tư 156/2013/TT-BTC bổ sung thông tin đăng ký thuế như sau:
"Người nộp thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi có thay đổi, bổ sung số tài khoản tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thì phải thông báo cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi tại Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này".
Ngoài ra căn cứ Thông tư 26/2015/TT-BTC cũng quy định:
"3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế……"
Do đó, căn cứ vào các quy định trên cũng như Công văn 1728/TCT-KK nếu công ty mua sử dụng tài khoản ngân hàng của công ty mở tại các tổ chức tín dụng để thanh toán, nhưng công ty không thực hiện thông báo thông tin tài khỏan ngân hàng này cho chi cục thuế thì phải gánh chịu hậu quả sau:
Công ty bên bán bị xử phạt vi phạm pháp luật về đăng ký thuế liên quan đến thông tin tài khoản ngân hàng.
Cũng như căn cứ vào tài khoản của bên bán đã đăng ký với cơ quan thuế chưa để xử lý:
  • Bên bán không thực hiện thông báo đăng ký tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp thì bên bán sẽ bị xử phạt về đăng ký thuế liên quan đến thông tin tài khoản ngân hàng, công ty mua không được xét khấu trừ, hoàn thuế số thuế GTGT đầu vào có liên quan.
  • Công ty bên bán đã thực hiện thông báo thông tin tài khoản ngân hàng hoặc công ty bên mua đã thông báo bổ sung thông tin tài khoản ngân hàng của công ty cho cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra, thanh tra thì cơ quan thuế của người mua và người bán phối hợp với nhau để kiểm tra hàng hóa, dịch vụ thực tế mua bán, việc thanh toán, nhận tiền thanh toán tại các tài khoản ngân hàng có liên quan trên cơ sở đó xem xét khấu trừ, hoàn thuế theo quy định.

Friday, November 11, 2016

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG- NGHỀ NGUY HIỂM!

Theo điều 179 Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

1. Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến bảy năm:

A) Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật;

B) Cho vay quá giới hạn quy định;

C) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.

Căn cứ vào quy định trên đây của pháp luật, kết hợp với các tình tiết thực tế của vụ án người có hành vi như cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật, cho vay quá giới hạn quy định, hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng thì có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm, đến bảy năm. Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.

Do đó, còn phải căn cứ vào tình hình thực tế của vụ án, hậu quả của hành vi gây ra thì cơ quan điều tra sẽ đưa ra kết luận.

Đối với vấn đề về khắc phục hậu quả, tại Điều 46 Bộ luật Hình sự quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

A) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

B) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

C) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

D) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

Đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

E) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

G) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

H) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

I) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

K) Phạm tội do lạc hậu;

L) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

M) Người phạm tội là người già;

N) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

O) Người phạm tội tự thú;

P) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

Q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

R) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

S) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Khi có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự, có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự thì Tòa án có thể sẽ quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Vậy nên bạn anh có thể khắc phục hậu quả ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của tội phạm bằng cách tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại.

Trân trọng!
P. luật sư tranh tụng - Công ty luật Minh Gia