Friday, November 11, 2016

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG- NGHỀ NGUY HIỂM!

Theo điều 179 Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

1. Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến bảy năm:

A) Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật;

B) Cho vay quá giới hạn quy định;

C) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.

Căn cứ vào quy định trên đây của pháp luật, kết hợp với các tình tiết thực tế của vụ án người có hành vi như cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật, cho vay quá giới hạn quy định, hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng thì có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm, đến bảy năm. Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.

Do đó, còn phải căn cứ vào tình hình thực tế của vụ án, hậu quả của hành vi gây ra thì cơ quan điều tra sẽ đưa ra kết luận.

Đối với vấn đề về khắc phục hậu quả, tại Điều 46 Bộ luật Hình sự quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

A) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

B) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

C) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

D) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

Đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

E) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

G) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

H) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

I) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

K) Phạm tội do lạc hậu;

L) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

M) Người phạm tội là người già;

N) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

O) Người phạm tội tự thú;

P) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

Q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

R) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

S) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Khi có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự, có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự thì Tòa án có thể sẽ quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Vậy nên bạn anh có thể khắc phục hậu quả ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của tội phạm bằng cách tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại.

Trân trọng!
P. luật sư tranh tụng - Công ty luật Minh Gia






No comments:

Post a Comment