Monday, November 7, 2016

LƯU Ý KHI DỌN VỀ NHÀ MỚI

Được chuyển về sống trong một ngôi nhà mới là niềm vui của tất cả mọi thành viên trong gia đình, tuy nhiên để cuộc sống được hài hòa, tốt lành bạn đừng quên những việc cần làm trước khi chuyển nhà để xua đi khí xấu, tận dụng trọn vẹn khí tốt cho gia đình.

Những lưu ý vàng trước khi dọn về nhà mới
Việc dọn về nhà mới cũng đồng nghĩa với việc tất cả thành viên trong gia đình bạn sẽ bắt đầu một cuộc sống mới. Chính vì vậy việc làm sạch không gian và loại bỏ nguồn khí tiêu cực là những việc nên làm và cần phải được chú trọng. Dưới đây là những lưu ý cho bạn trước khi dọn về nhà mới.
Chọn ngày lành tháng tốt
Việc chọn ngày lành tháng tốt để chuyển nhà là việc làm quan trọng nhất. Thông thường khi chuyển nhà nên chọn ngày “Thủy”, tránh chọn ngày “Hỏa”, việc này có thể nhờ đến thầy phong thủy hoặc những người có kinh nghiệm. Ngày này phải được tính dựa theo 2 yếu tố chính là lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột gia đình để lấy kết quả tốt nhất.
Ngoài chọn ngày lành tháng tốt bạn cũng rất cần chú ý đến giờ đẹp trong ngày để thực hiện việc chuyển nhà. Theo quan niệm dân gian, việc chuyển nhà nên hoàn thành trước 15h (3 giờ chiều) trong ngày. Việc chuyển nhà vào ban đên sẽ ảnh hưởng không tốt đến vận khí của gia chủ.

Chọn ngày lành tháng tốt để chuyển nhà là việc làm vô cùng quan trọng.
Chọn ngày lành tháng tốt để chuyển nhà là việc làm vô cùng quan trọng.
Chiếu và bếp nấu là những vật đầu tiên cần mang vào nhà trước
Theo quan niệm người xưa thì khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào nhà là cái chiếu đang sử dụng, sau đó là bếp lửa, tuyệt đối không nên mang bếp điện, chổi quét nhà, nước…vào nhà trước.
Đồ đạc trong nhà phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới. Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới.
Xông nhà để xua đi chướng khí
Xông nhà sẽ giúp xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày trong nhà và đuổi các loại côn trùng có hại. Thuốc xông là hỗn hợp các loại rễ cây, hương liệu, bột trầm hương và nhang thơm. Sau khi mua về, hãy đốt vào cái siêu đất để khói bay ra từ vòi, dễ cầm mà lại tránh bỏng tay. Khi làm, nên mở hết cửa chính lẫn cửa sổ, để các khí xấu theo làn khói bị đẩy ra khỏi nhà.
Xông theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Chú ý xông kỹ những góc tường hứng nước mưa nhiều, ẩm mốc cao. Khi xông, hãy bật hết đèn lên để tăng thêm nhiệt khí, dương khí.
Xông nhà sẽ giúp xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày trong nhà.
Xông nhà sẽ giúp xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày trong nhà.
Đun nước sôi, mở vòi nước cho chảy
Vào ngày đầu tiên dọn vào nơi ở mới, gia chủ nhất định phải đun một ấm nước sôi. Mục đích nhằm giúp cho nguồn tài của gia đình được sôi động, dồi dào. Đồng thời, cần phải đậy các bồn rửa bát, bồn tắm trong nhà. Sau đó, mở thật nhỏ vòi nước để nước chảy thật chậm và trong khoảng thời gian thật lâu. Điều này tượng trưng cho vạn sự như ý, đầy đĩa đầy bát, no đủ. Trong các phòng trong nhà, có thể bật tất cả quạt cho gió thổi các hướng, nhưng lưu ý không được để gió thổi ra hướng cửa chính.
Mở vòi nước cho chảy tượng trưng cho sự no đủ.
Mở vòi nước cho chảy tượng trưng cho sự no đủ.
Phải thật vui vẻ trong ngày chuyển nhà
Chuyển đến nhà mới cũng có nghĩa rằng bạn sẽ bắt đầu những khởi đầu mới vì vậy mọi thứ phải được diễn ra một cách suôn sẻ và tốt đẹp nhất. Khi chuyển nhà, cần phải nói và làm những việc may mắn. Vào ngày chuyển nhà, nhất định không được giận dữ. Gia chủ tuyệt đối không được mắng mỏ người khác, đặc biệt là không được đánh mắng trẻ con.
Gia đình bạn phải vui vẻ, hạnh phúc trong ngày chuyển nhà.
Gia đình bạn phải vui vẻ, hạnh phúc trong ngày chuyển nhà.
Treo chuông gió để dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà
Bạn hãy treo phong linh (chuông gió) ở một số nơi trong nhà. Quan niệm phong thủy cho rằng, chuông gió là công cụ dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà, thường được treo ở các cửa ra vào hay cửa sổ. Tốt nhất, bạn nên chọn chuông gió bằng kim loại, phát ra âm vực cao.
Người xưa quan niệm rằng, âm thanh của kim khí có khả năng xua đi tà ma, dịch bệnh, mang lại may mắn, báo hiệu đã có người cư ngụ, dương khí đã đến vùng đất này, “người âm” hãy tránh xa. Không những thế, khi nghe âm điệu phát ra từ chuông gió, tâm trạng con người sẽ vui tươi, hưng phấn và hướng thiện.

Âm thanh của chuông gió có khả năng xua đi tà ma, dịch bệnh.
Âm thanh của chuông gió có khả năng xua đi tà ma, dịch bệnh.
Nên để điện sáng 3 đêm đầu tiên sau khi chuyển đến nhà mới
Đêm đầu tiên nên bật tất cả các đèn trong nhà thâu đêm đến hôm sau giúp khí trong nhà vượng không tắt. Tốt nhất là nên để tất cả đèn sáng thông trong 3 đêm đầu tiên sau khi chuyển đến nhà mới.
Đêm đầu tiên ngủ trong nhà mới, chủ nhân nằm xuống vài phút sau đó nên trở dậy một lúc làm một việc gì đấy rồi mới tiếp tục đi ngủ, cách này nhằm biểu thị việc đi ngủ rồi sẽ lại trở dậy.

Để điện sáng thâu đêm giúp khí trong nhà vượng không tắt.
Để điện sáng thâu đêm giúp khí trong nhà vượng không tắt.
Cúng thổ địa và thần linh
Và một việc vô cùng quan trọng mà bạn không được quên đó là trong ngày chuyển nhà, buổi chiều hôm đó phải thắp hương thổ thần, thổ địa vì đây chính là vị thần của mỗi căn nhà. Nên cầu thổ thần, thổ địa phù hộ độ trì cho gia chủ bình an. Mâm lễ dâng Thần linh, Gia Tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau, hương, hoa, vàng mã, mùa nào quả ấy, bánh kẹo và mâm lễ mặn: rượu, thịt, xôi, gà…
Trên đây là những phép tắc rất cần lưu ý khi bạn chuyển đến nhà mới. Những nghi lễ này sẽ góp phần gìn giữ sự hanh thông, bình an cho gia đình bạn, bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, cả nhà vui vẻ. Bạn và gia đình sẽ có một cuộc sống hạnh phúc ở ngôi nhà mới.
Xuân Thắng
Theo Trí thức trẻ
TỪ KHÓA

Friday, November 4, 2016

VẤN ĐỀ MẤT CÂN ĐỐI NGUỒN VỐN

Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ cân đối này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không. Mối quan hệ cân đối này được thể hiện qua sơ đồ sau: 
Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn là điều hợp lý vì dấu hiệu này thể hiện doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời, nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn điều này chứng tỏ doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn vì xuất hiện dấu hiệu doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn vào tài sản dài hạn. Mặc dù nợ ngắn hạn có khi do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạn tuy nhiên chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán cho nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính xấu hơn.
Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn là cả vốn chủ sở hữu, nhưng nếu phần thiếu hụt được bù đắp từ nợ ngắn hạn là điều bất hợp lý như trình bày ở phần cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nếu phần tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn điều này chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn. Hiện tượng này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận kinh doanh giảm và những rối loạn tài chính doanh nghiệp. 
Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn chúng ta cần chú trọng đến nguồn vốn lưu động thường xuyên. Nguồn vốn lưu động thường xuyên không những biểu hiện quan hệ giữa cân đối giữa tài sản với nguồn vốn mà nó còn có thể cho chúng ta nhận thức được những dấu hiệu tình hình tài chính trong sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
Quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp phải hình thành nên phần dư ra giữa tài sản ngắn hạn so với nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn phải lớn hơn tài sản dài hạn mới đảm bảo cho hoạt động thường xuyên, phù hợp với sự hình thành, phát triển và mục đích sử dụng vốn. Phần chênh lệch này gọi là vốn lưu động thường xuyên. Căn cứ vào mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, ta có các mối quan hệ cân đối sau: 
Như vậy, nếu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn không và lớn hơn nhu cầu vốn lưu động thiết yếu, thì đây là một dấu hiệu tài chính lành mạnh và đảm bảo cân đối giữa tài sản với nguồn vốn trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn nhu cầu tài sản ngắn hạn thiết yếu hoặc âm thì đây là dấu hiệu tài chính bất bình thường và mất cân đối giữa tài sản với nguồn vốn, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn  đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp rối loạn nghiêm trọng hơn, doanh nghiệp mất dần đến toàn bộ vốn sở hữu và đến bờ vực phá sản. 
Nguồn: Ths. Vũ Quang Kết - TS. Nguyễn Văn Tấn (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)







Thursday, November 3, 2016

NỢ CÔNG MỨC NÀO THÌ TỐT?

Bởi khi chính phủ phải gánh mức nợ công cao, câu hỏi được đặt ra ra liệu áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng để trả nợ tốt hơn hay tận dụng mức lãi suất thấp để đầu tư phát triển? Đây là câu hỏi ở tầng kinh tế vĩ mô.

Nợ công ở các nước giàu bùng nổ trong giai đoạn 2007-2012, từ trung bình 53% lên gần 80% GDP. Có người nghĩ đó là một vấn đề và nói chính phủ cần phải cố hết sức để cắt giảm nợ. Nhưng quan điểm này không giống với một tài liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng trả sạch nợ chưa hẳn là một ý hay. Vậy nợ công đến mức nào là đủ, là an toàn?
Theo tạp chí chuyên về kinh tế The Economist của Anh, các kinh tế gia của IMF tính toán rằng nếu một chính phủ có thể, họ sẽ chọn mức nợ công thấp. Cuối cùng thì khi nợ công cao, các chính phủ phải áp những mức thuế không hề dễ chịu lên người dân và doanh nghiệp để lấy tiền trả nợ. Thuế cao là gánh nặng của cả nền kinh tế. Nhưng vấn đề thường không đơn giản như thế.
Nợ cao vẫn an toàn?
Bởi khi chính phủ phải gánh mức nợ công cao, câu hỏi được đặt ra ra liệu áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng để trả nợ tốt hơn hay tận dụng mức lãi suất thấp để đầu tư phát triển? Đây là câu hỏi ở tầng kinh tế vĩ mô.
Câu trả lời phụ thuộc vào “không gian tài chính” của chính phủ đó. Nói đơn giản, nợ nhiều nhưng làm ra nhiều khác với nợ nhiều nhưng làm ra rất ít. Ở đây có một khái niệm quan trọng là tỷ lệ “nợ/GDP”. Moody, một hãng đánh giá tín nhiệm, thường dựa vào tỷ lệ này để xếp hạng độ an toàn và ổn định của các quốc gia. Các nước có thể được xếp hạng dựa vào mức độ nợ/GDP và khả năng trả nợ bền vững.
Đối với các quốc gia được xếp vào khu vực màu đỏ hay vàng đậm trên bảng xếp hạng của Moody, điều chắc chắn là họ phải hành động để giảm nợ. Nhưng đối với các quốc gia ở khu vực màu xanh (Mỹ hay Brazil, nước tuy ngấp nghé khu vực màu vàng nhưng vẫn trong nhóm màu xanh), các chuyên gia IMF nói: đừng lo về nợ của các anh.
Với những nước này, tăng thuế và cắt giảm các khoản chi tiêu cần thiết để giảm nợ thậm chí còn gây hại hơn nhiều. Ví dụ một quốc gia ở khu màu xanh muốn giảm nợ từ mức 120% về 100% GDP. Người ta tính toán rằng cái giá phải trả cho việc tăng thuế (ví dụ số việc làm mất đi) còn cao hơn lợi ích nó mang lại.
Vậy họ nên làm gì trong trường hợp này? IMF cho rằng, tốt nhất là để nền kinh tế tiếp tục tốc độ tăng trưởng. Về lâu dài, nếu nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn nợ, gánh nặng nợ công tự nhiên sẽ giảm xuống vì tỷ lệ nợ/GDP đã giảm đi. Như vậy, theo IMF, nợ công cao hay thấp không quan trọng bằng tỷ lệ nợ/GDP và tốc độ, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Khi bàn về nợ công, nhiều nhà kinh tế thường lấy ví dụ về các quốc gia trong liên minh thuế quan CAN gồm bốn nước Nam Mỹ là Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru.
Những nước này đã làm mất đi cơ hội tăng trưởng vì nợ nần quá nhiều? Năm 2010, hai nhà kinh tế là Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff của Đại học Harvard cho rằng tốc độ tăng trưởng của một quốc gia sẽ chậm lại đáng kể khi tỷ lệ nợ công/GDP đạt mức 90%. Ít ai bị thuyết phục với lý luận này. Rồi năm 2013, ba nhà kinh tế của Đại học Massachusetts Amherst phát hiện ra rằng lỗi tính toán đã làm lệch kết quả nghiên cứu của Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff.
Tài liệu của IMF đưa ra năm 2014 lại một lần nữa thách thức lý luận của bà Reinhart và ông Rogoff. Sử dụng các số liệu nợ và tăng trưởng từ năm 1821 đến 2012, các tác giả của IMF phát hiện ra rằng, tăng trưởng GDP trên đầu người diễn ra chậm hơn ở những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên 90%, khi soi chiếu vào số liệu các năm.
Nhưng có nhiều khía cạnh mà sự tăng trưởng chậm lại được tạo ra bởi các nhân tố không liên quan gì đến nợ công. Ví dụ, tăng trưởng của các nước với nợ công ở mức hơn 135% GDP chủ yếu chậm lại do hai nền kinh tế Nhật Bản và Đức sụp đổ, năm 1945.
Nhưng nợ công bao nhiêu mới là tốt?
Nếu xem xét mức độ nợ công trung bình trong giai đoạn 15 năm, không có bằng chứng nào cho thấy các quốc gia với mức nợ trên 80% GDP tăng trưởng chậm hơn. Thậm chí những nước với tỷ lệ nợ 200% như nước Anh sau Thế chiến II vẫn có những mức tăng trưởng trung hạn vững chắc.
Số nợ tuyệt đối do vậy không quan trọng bằng “quỹ đạo nợ”. Các nước với mức nợ công tăng dần sẽ chịu đựng mức tăng trưởng chậm dần. Dễ thở hơn là các nước có nợ công giảm dần, cho dù số nợ đã ở mức cao. Ở các nước có nợ công tăng dần, thâm hụt ngân sách khiến nền kinh tế dễ mất ổn định hơn. Theo tạp chí Vox, có nhiều tranh cãi tồn tại bấy lâu nay về câu hỏi, tỷ lệ nợ công bao nhiêu là tốt. Câu trả lời phổ biến là 60%. Có nghĩa là vượt quá mức này có thể đe dọa sự ổn định tài chính quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, các quốc gia mới nổi lên, 40% là tỷ lệ được đề xuất và tỷ lệ này không nên bị phá vỡ trong dài hạn.
Tất nhiên, như nói ở trên, không thể có một tỷ lệ tốt nhất áp dụng chung cho các nước bởi tốc độ, quy mô và chất lượng tăng trưởng của mỗi nước khác nhau.
Theo Nguyễn Xuân Thủy
Nông nghiệp Việt Nam