Đối ngược với phải tối thiểu hoá kỳ tồn kho và kỳ
thu nợ bình quân, doanh nghiệp thường cố gắng kéo dài kỳ trả nợ càng lớn càng tốt
mà vẫn duy trì uy tín đối với nhà cung cấp. Việc gia tăng vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp hoặc
bên mua ứng trước sẽ giảm bớt áp lực chi phí và đi vay từ ngân hàng. Tuy nhiên
cũng giống như đối với hàng tồn kho và các khoản phải thu, về cơ bản việc tăng
quá mức các khoản phải trả và kéo dài kỳ hạn của các khoản phải trả cũng là dấu
hiệu xấu về khả năng chi trả, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Tuy
nhiên việc tăng thời gian thanh toán công nợ, tăng phải trả, giảm vòng quay phải
trả cũng có thể tốt nếu doanh nghiệp kinh doanh uy tín được bạn hàng cho phép
trả chậm, doanh nghiệp độc quyền, là đấu mối thu gom hàng nên có thể chủ động
trong thanh toán với người bán, doanh nghiệp mở rộng kinh doanh…. Ngược lại việc
giảm thời gian thanh toán công nợ, giảm phải trả, tăng vòng quay phải trả có thể
kà dấu hiệu không tốt do doanh nghiệp không uy tín, bạn hàng không cho nợ mua
phải trả tiền ngay, do doanh nghiệp bị phụ thuộc vào nguồn đầu vào, đầu vào
khan hiếm bắt buộc phải trả tiền ngay mới mua được hàng và như vậy doanh nghiệp
không chủ động trong kinh doanh được, do kinh doanh không tốt, không bán được
hàng phải thu hẹp hoạt động ….
Theo thông lệ chung, kỳ hạn thanh toán một hợp đồng
mua bán hàng từ 30-60 ngày. Nếu qua tính toán, kỳ hạn thanh toán của doanh nghiệp
kéo dài thì cán bộ cần thu thập thêm thông tin để xác định lý do thực chất
trong việc doanh nghiệp kéo dài thời hạn thanh toán và việc kéo dài thời hạn
thanh toán đó sẽ gây tổn thất gì đến uy tín của doanh nghiệp. Và nếu thời hạn
thanh toán được rút ngắn thì bản chất của việc rút ngắn đó là gi. Các số liệu,
thông tin cần thu thập: - Cơ cấu các khoản phải trả: phải trả người bán/
người mua trả tiền trước/phải trả khác … - Chính sách mua hàng thời gian vừa qua, sắp tới
có sự thay đổi về chính sách mua hàng không, lý do thay đổi (do giá đang có xu
hướng tăng, hàng khan hiếm doanh nghiệp phải mua hàng trả tiền ngay, do giá giảm
cung hàng đang tăng nên doanh nghiệp được cho trả chậm để kích cầu ….) - Danh sách các người mua hàng doanh nghiệp đang
nợ - Doanh số phát sinh nợ - có phải trả người bán - Sao kê chi tiết tài khoản phải trả người bán của
các khoản phải trả lớn, người bán truyền thống - Tuổi nợ các khoản phải trả (một số khoản phải
trả lớn, nếu là phải trả gối đầu thì khó xác định) - Liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp - Liên hệ với các thông tin phi tài chính: thị
trường đầu vào, khả năng cạnh tranh, mối quan hệ với các nhà cung cấp, triển vọng
phát triển trong tương lai, thanh toán các khoản nợ với nhà cung cấp và với
ngân hàng …. - Đối với các khoản người mua trả tiền trước, liệt
kê chi tiết các khoản người mua đã trả tiền, giá trị, hợp đồng tương ứng, tương
ứng với các khoản phải thu khách hàng. Các khoản người mua trả tiền trước là một
bằng chứng xác định khả năng thu hồi các khoản phải thu khách hàng. <- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Xem xét cơ cấu tài sản cố định: MMTB, đất đai …
, TSCĐ đầu tư dở dang, các khoản đầu tư dài hạn. Xem xét tỷ lệ tài sản cố định /tổng tài sản có
phù hợp với loại hình kinh doanh, quy mô hoạt động… Xem xét chất lượng của TSCĐ, công suất huy động,
tính chất TSCĐ (BĐS, MMTB…) Phân tích TSCĐ theo tính chất nguồn vốn hình
thành TSCĐ: TSCĐ hình thành từ vốn tự có và TSCĐ hình thành từ vốn vay. Xem xét hiệu quả các khoản đầu tư dài hạn, ảnh
hưởng của việc đầu tư dài hạn đối với hoạt động của công ty TSCĐ đầu tư dở dang có phù hợp với tiến độ đầu
tư của doanh nghiệp không, nguồn vốn thực hiện đầu tư TSCĐ có sẵn sàng chưa….
Xem xét lý do tăng/giảm TSCĐ (do mở rộng sản xuất,
do chuyển từ kinh doanh TM sang sản xuất ….), việc tăng/giảm TSCĐ ảnh hưởng đến
hoạt động của doanh nghiệp như thế nào?
Cũng như các khoản phải thu, các chỉ tiêu về
hàng tồn kho là dấu hiệu cảnh báo sớm về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước khi phân tích chỉ tiêu hàng tồn
kho cần chú ý đến: - Yếu tố mùa vụ trong hoạt động kinh doanh.
Trong kinh doanh có những thời điểm doanh nghiệp phải chuẩn bị số lượng lớn
hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu sắp tới như doanh nghiệp tập trung nguồn thực
phẩm để bán trước tết, doanh nghiệp sản xuất quạt, điều hoà bán cho mùa hè,
doanh nghiệp chuẩn bị sản xuất dụng cụ học tập bán cho học sinh nhập học….. - Khả năng ẩn dấu kết quả kinh doanh kém vào
hàng tồn kho: Hàng tồn kho kém phẩm chất, lỗi thời không tiêu thụ được… - Chu kỳ kinh doanh của ngành nghề, sản phẩm….
Số vòng quay hàng tồn kho lớn, thời gian tồn kho
ngắn không chỉ thể hiện doanh nghiệp đang tăng hiệu quả sử dụng vốn mà còn cho
thấy tình hình thị trường, tiêu thụ sản phẩm của công ty đang thuận lợi. Tuy nhiên nếu vòng quay quá cao so với mức bình
quân của ngành cũng như trong thời gian hoạt động vừa qua của công ty, thì cần
xem xét lại khâu cung cấp, dự trữ NVL, thành phẩm dự trữ để đảm bảo luôn trữ đủ,
đáp ứng nhu cầu sản xuất cung như nhu cầu nhập hàng của bạn hàng, đặc biệt với
các khách hàng xuất khẩu, các công ty thực hiên đơn hàng gia công với nước
ngoài. Nếu lượng hàng tồn kho lớn, vòng quay hàng tồn
kho giảm, thời gian luân chuyển kéo dài thì cần kết hợp với các yếu tố, chỉ
tiêu khác để có kết luận về tình hình dự trữ hàng tồn kho của công ty: - Xem xét tính mùa vụ trong kinh doanh - Các nhóm sản phẩm, vật liệu tồn kho đang tăng - Doanh thu bán loại hàng đang có xu hướng tồn
kho lớn - Tình hình cung ứng, tiêu thụ, giá cả của mặt
hàng đó trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh, giá cả, chất lượng sản phẩm
thay thế, thị hiếu tiêu dùng - Chính sách tồn kho: Do giá cả đang có xu hướng
tăng nên doanh nghiệp tích trữ hàng, chuyển từ phương thức kinh doanh bán sang
tay sang đầu cơ tích trữ - Do hoạt động kinh doanh được mở rộng - Do chuyển đổi từ kinh doanh sang sản xuất - Do thay đổi công nghệ sản xuất
Cán bộ đề nghị cung cấp các số liệu, thông tin
sau: - Cơ cấu hàng tồn kho: NVL, công cụ/dụng cụ,
hàng hoá thành phẩm theo số lượng, giá trị - Doanh số nhập - xuất hàng tồn kho, chi tiết
phát sinh nợ - có từng loại hàng tồn kho lớn theo giá trị, số lượng: phát sinh
nợ tồn kho NVL phản ánh chính sách duy trì tồn kho, phát sinh có tồn kho NVL phản
ánh khả năng sản xuất, phát sinh có tồn kho thành phẩm phản ánh khả năng tiêu
thụ hàng - Phần mềm theo dõi hàng tồn kho, cách thức quản
lý hàng tồn kho của doanh nghiệp, chính sách duy trì hàng tồn kho - Điều kiên kho bãi, chất lượng hàng tồn kho <- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP