Đối với trường hợp phong tỏa tiền trong tài khoản được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 58/2009/NĐ-CP như sau:
Điều 11. Phong tỏa tiền trong tài khoản
Điều 11. Phong tỏa tiền trong tài khoản
1. Quyết định phong tỏa tài khoản phải xác định rõ số tiền bị phong tỏa. Chấp hành viên giao trực tiếp quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án cho người đại diện theo pháp luật của Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên bản về việc giao quyết định.
Biên bản phải có chữ ký của Chấp hành viên, người nhận quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án. Trường hợp người nhận quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng.
2. Kể từ thời điểm nhận được quyết định phong tỏa tài khoản, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định phong tỏa tài khoản.
Chấp hành viên có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản của người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp bảo đảm khi được Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác cung cấp.
Dịch vụ luật sư Luật Minh Gia cung cấp trong lĩnh vực dân sự:
1. Luật sư tư vấn và đại diện giải quyết các tranh chấp về dân sự bao gồm:
Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; Tranh chấp về hợp đồng dân sự; Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; Tranh chấp về thừa kế tài sản; Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Tranh chấp về quốc tịch; Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí và các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.
2. Luật sư tư vấn và thực hiện các yêu cầu về dân sự gồm:
Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó; Yêu cầu tuyên bố hoặc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết; Yêu cầu công nhận hoặc không nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự của Toà án nước ngoài và Các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định.
Trân trọng!
****
Sự việc CTCK VNS, CTCK Phố Wall (WSS) phong tỏa tài khoản của nhà đầu tư (NĐT) với nhiều lý do khác nhau đang gây băn khoăn trong dư luận...
Sự việc CTCK VNS, CTCK Phố Wall (WSS) phong tỏa tài khoản của nhà đầu tư (NĐT) với nhiều lý do khác nhau đang gây băn khoăn trong dư luận. Rơi vào cảnh chứng khoán có mà không được giao dịch, tiền có mà không được mua chứng khoán, NĐT có tài khoản thuộc diện "phong tỏa" cho rằng, CTCK đã sai khi đơn phương phong tỏa tài khoản của họ (nhất là đối với tài khoản ủy quyền). Theo giới luật sư, căn cứ vào các quy định hiện hành, CTCK đang "xé rào". Nhưng CTCK, với tư cách là người quản lý tài khoản của NĐT thì khẳng định, họ hoàn toàn có lý do để làm việc này.
Quy định nói "không"
Liên quan đến vấn đề trên, Điều 32 Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK và Điều 26 Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán cho phép CTCK quản lý tiền và chứng khoán của khách hàng theo những nguyên tắc nhất định. Nhưng trong Điều 26 Quyết định 27 có nêu: "Chứng khoán lưu ký của khách hàng tại thành viên lưu ký là tài sản thuộc sở hữu của khách hàng và được quản lý tách biệt với tài sản của thành viên lưu ký; thành viên lưu ký không được sử dụng chứng khoán trong tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng vì lợi ích của bên thứ ba hoặc vì lợi ích của chính thành viên lưu ký".
Có thể hiểu, CTCK chỉ có quyền quản lý tài khoản thay cho NĐT, chứ không có quyền sử dụng, định đoạt cũng như chiếm đoạt tài sản của NĐT. "Nếu CTCK phong tỏa tài khoản của NĐT thì có nghĩa là CTCK đang vi phạm quyền hạn của mình, để sử dụng, định đoạt tài sản của NĐT. Ở đây, quyền quản lý không đồng nghĩa với quyền sử dụng", luật sư Nguyễn Vĩnh Long - Công ty hợp danh Luật Việt nói và cho rằng, nếu theo đúng quy định kể trên thì chỉ NĐT mới được phép định đoạt tài khoản của mình. CTCK không được tự ý phong tỏa tài khoản chứng khoán của NĐT để đảm bảo thanh toán cho bên thứ ba hoặc cho chính lợi ích của CTCK, mà không được sự đồng ý của NĐT. Trong trường hợp NĐT đăng ký rút chứng khoán ra khỏi tài khoản của CTCK và đề nghị cấp sổ cổ đông mới thì CTCK mới có quyền phong tỏa tài khoản, cụ thể là đưa tài khoản chứng khoán đó vào tài khoản phong tỏa chờ rút.
Thỏa thuận nói "có"
CTCK cho rằng, họ có lý do để phong tỏa tài khoản của NĐT. Theo hợp đồng thỏa thuận đã ký giữa hai bên (CTCK và NĐT), cũng như hợp đồng 3 bên giữa CTCK, NĐT và tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ cho vay, thì CTCK, với tư cách là người quản lý tài khoản, có trách nhiệm phong tỏa tài khoản của NĐT như một cam kết bảo lãnh thay cho tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính. Đại diện WSS nói: "Đã có thỏa thuận trước nên ở đây không thể nói là CTCK đơn phương phong tỏa tài khoản được".
Thực tế, các CTCK triển khai dịch vụ giao dịch chứng khoán theo hình thức ký quỹ đều quy định quyền phong tỏa tài khoản hoặc quyền bán chứng khoán của NĐT trong tài khoản để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán. Tại WSS, quyền này được quy định trong hợp đồng "Thỏa thuận mua chứng khoán ký quỹ và cam kết thanh toán", tại FPTS là "Hợp đồng hỗ trợ vốn", tại TAS thể hiện dưới dạng phụ lục trên cơ sở đề nghị của NĐT về việc sử dụng dịch vụ bảo lãnh thanh toán lệnh mua của CTCK để thực hiện các lệnh mua khi tổng giá trị đặt mua cao hơn số tiền ký quỹ. Cụ thể, tại TAS, phụ lục này nêu rõ: "Việc đặt mua chứng khoán khi chưa đủ số tiền ký quỹ đồng nghĩa với việc NĐT đồng ý để TAS phong tỏa các chứng khoán có trên tài khoản NĐT (bao gồm cả chứng khoán chờ về) để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán".
Chế tài phong tỏa: Nên được phép thực hiện
Về bản chất, phong tỏa tài khoản là một chế tài, mà theo giới luật sư, chế tài này dù không quy định rõ trong 2 điều khoản nêu trên, nhưng vẫn được phép thực hiện trong một số trường hợp. Cụ thể, CTCK được phép phong tỏa tài khoản của NĐT nếu: có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, liên quan đến vi phạm hành chính hoặc hình sự; có yêu cầu của tòa án, liên quan đến các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng dân sự; hoặc các bên có thỏa thuận việc phong tỏa tài khoản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đồng quan điểm trên khi cho rằng, CTCK có quyền phong tỏa tài khoản của NĐT nếu có đề nghị của cơ quan công an điều tra. Ngoài những trường hợp này thì CTCK không được phép tự ý phong tỏa tài khoản mà không có sự đồng ý của khách hàng.
Hầu hết ý kiến đồng thuận rằng, CTCK sẽ đúng nếu NĐT và CTCK trước đó từng có thỏa thuận cụ thể bằng văn bản, nêu rõ trong trường hợp nào được quyền phong tỏa, phong tỏa trong bao lâu và trước khi phong tỏa tài khoản phải báo trước cho khách hàng…
***
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh hy vọng, phong tỏa tài khoản không chỉ để “tiền nhà nước không rơi vào túi cá nhân” mà còn đảm bảo công bằng xã hội.
Thu hồi thấp vì kiểm soát yếu
Thu hồi thấp vì kiểm soát yếu
Từ ngày 10/1/2016, Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN của Thanh tra Chính phủ (TTCP) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra sẽ có hiệu lực.
Luật Thanh tra quy định thẩm quyền phong tỏa tài khoản của các đối tượng thanh tra có dấu hiệu tẩu tán tài sản, song chưa được thực hiện đầy đủ vì thiếu hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục và các vấn đề pháp lý liên quan nghiệp vụ ngân hàng trong các trường hợp này.
Ngay trước Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XIII, trả lời của cử tri về việc tài sản tham nhũng thu hồi ít (mới đạt khoảng 23% tổng giá trị tài sản tham nhũng), TTCP thừa nhận việc thu hồi tài sản tham nhũng thời gian qua đạt hiệu quả thấp dù so với năm 2013 có tăng.
Tình trạng tài sản nhà nước thất thoát thường “một đi không trở lại” vì các cơ quan chức năng không thể truy được dấu vết do tài sản được “biến hóa”, tẩu tán mà một phần do quy định pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng, nhất là về các biện pháp kê khai, phong tỏa, kê biên tài sản. Vì vậy, để thu hồi triệt để tài sản tham nhũng, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, TTCP xác định cùng với nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan có chức năng thu hồi tài sản, đôn đốc, xử lý sau thanh tra, kiểm tra…, cần hoàn thiện chính sách pháp luật theo hướng tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thu hồi tài sản.
Cụ thể là, “sẽ có một chương về thu hồi tài sản tham nhũng trong Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) nhằm khắc phục hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi tham nhũng, trả lại nguồn lực cho đất nước, hạn chế, triệt tiêu mục đích kinh tế của đối tượng tham nhũng. Dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội Dự thảo Luật này vào tháng 10/2016 để năm 2017 có Luật Phòng, chống tham nhũng được sửa đổi toàn diện”, Tổng TTCP chia sẻ.
Tại Hội nghị công bố kết quả nghiên cứu khảo sát về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, thu hồi tài sản tham nhũng, các chuyên gia cũng đề xuất cần quy định không chỉ người phạm tội mới có nghĩa vụ trả lại tài sản mà bất kỳ ai đang chiếm hữu không hợp pháp cũng có nghĩa vụ trả lại tài sản. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thể thu hồi lại tài sản đã bị chiếm đoạt do hành vi tham nhũng nhưng đã bị tẩu tán.
Mới đây, Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) được Quốc hội thông qua đã bổ sung các quy định về việc cho phép cơ quan điều tra được áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt đối với tội phạm tham nhũng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan chức năng có thể nhanh chóng phát hiện, làm rõ hành vi cũng như tài sản tham nhũng, góp phần thu hồi hiệu quả tài sản cho Nhà nước trong các vụ vi phạm.
Phong tỏa để giữ “chân” tài sản
Trong các biện pháp để bảo đảm thu hồi tài sản do phạm tội mà có nói chung và tài sản tham nhũng nói riêng thì phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra có dấu hiệu tẩu tán tài sản được đánh giá là biện pháp hữu hiệu để đảm bảo tài sản “không chạy thoát thân” trước khi cơ quan chức năng xử lý các vi phạm liên quan.
Theo Thông tư trên, thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản gồm: trưởng đoàn thanh tra hành chính, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, người ra quyết định thanh tra hành chính, người ra quyết định thanh tra chuyên ngành.
Căn cứ để yêu cầu phong tỏa tài khoản là đối tượng thanh tra có dấu hiệu tẩu tán tài sản như: thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện giao dịch chuyển tiền qua tài khoản khác với thông tin không rõ ràng về mục đích, nội dung, người nhận; có dấu hiệu chuyển dịch quyền sở hữu, sử dụng, cho tặng, thế chấp, cầm cố, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản; có hành vi làm sai lệch hồ sơ, sổ sách kế toán. Đối tượng thanh tra không thực hiện đúng thời gian giao nộp tiền, tài sản theo quyết định thu hồi tiền, tài sản của cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Thông tư nêu rõ, người có thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản gửi quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản và đối tượng thanh tra. Quyết định phong tỏa tài khoản phải do người có thẩm quyền được quy định ký và đóng dấu của cơ quan ra quyết định. Tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản khi nhận được quyết định phong tỏa tài khoản của người có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện việc phong tỏa tài khoản theo quyết định, đồng thời thông báo cho chủ tài khoản bị phong tỏa về việc này.
Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ khi đối tượng thanh tra thực hiện đầy đủ quyết định thu hồi tiền, tài sản hoặc những căn cứ để ra quyết định phong tỏa tài khoản không còn nữa, người có thẩm quyền ra quyết định phong tỏa tài khoản có trách nhiệm hủy quyết định này.
Tuy nhiên, để văn bản này cũng như các biện pháp chống tẩu tán tài sản được thực thi thì cũng “cần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng khối tài sản của Nhà nước cũng như tăng trách nhiệm đối với cơ quan thi hành án trong việc thu hồi tài sản công” – chuyên gia UNDP khuyến nghị.
Huy Anh
THANH TRA CHÍNH PHỦ - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN
|
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015
|
Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 83/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Tổng Thanh tra Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra.
Thông tư này hướng dẫn về thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản; căn cứ, thủ tục phong tỏa tài khoản, hủy việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nơi đối tượng thanh tra có tài khoản.
1. Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Trưởng đoàn thanh tra hành chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng).
4. Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra phải đúng đối tượng, thẩm quyền, thủ tục quy định tại Thông tư này.
2. Tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra.
3. Việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra chỉ được thực hiện khi có dấu hiệu đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản hoặc không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản.
4. Tài khoản bị phong tỏa là tài khoản thanh toán của đối tượng thanh tra mở tại tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
5. Văn bản yêu cầu phong tỏa tài khoản của người có thẩm quyền thể hiện dưới hình thức Quyết định phong tỏa tài khoản.
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản của đối tượng thanh tra tại các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng theo quy định của pháp luật.
1. Trưởng đoàn thanh tra hành chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành.
2. Người ra quyết định thanh tra hành chính, người ra quyết định thanh tra chuyên ngành.
1. Đối tượng thanh tra có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bao gồm:
a) Thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện giao dịch chuyển tiền qua tài khoản khác với thông tin không rõ ràng về mục đích, nội dung, người nhận;
b) Có dấu hiệu chuyển dịch quyền sở hữu, sử dụng, cho tặng, thế chấp, cầm cố, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản;
c) Có hành vi làm sai lệch hồ sơ, sổ sách kế toán.
2. Đối tượng thanh tra không thực hiện đúng thời gian giao nộp tiền, tài sản theo quyết định thu hồi tiền, tài sản của cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
1. Người có thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản gửi Quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản và đối tượng thanh tra.
2. Quyết định phong tỏa tài khoản phải do người có thẩm quyền được quy định tại Điều 5 Thông tư này ký và đóng dấu của cơ quan ra quyết định thanh tra. Quyết định phong tỏa tài khoản phải nêu rõ số tài khoản phong tỏa, mục đích phong tỏa; tên tài khoản bị phong tỏa; phạm vi phong tỏa; số tiền phong tỏa; thời điểm bắt đầu phong tỏa, thời gian phong tỏa; trách nhiệm thực hiện của tổ chức tín dụng và các thông tin khác (nếu có).
Quyết định phong tỏa tài khoản thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Khi nhận được Quyết định phong tỏa tài khoản của người có thẩm quyền, tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản có trách nhiệm thực hiện việc phong tỏa tài khoản theo Quyết định phong tỏa tài khoản.
2. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho chủ tài khoản bị phong tỏa về việc phong tỏa tài khoản.
1. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi đối tượng thanh tra thực hiện đầy đủ quyết định thu hồi tiền, tài sản hoặc những căn cứ để ra Quyết định phong tỏa tài khoản không còn nữa, người có thẩm quyền ra Quyết định phong tỏa tài khoản có trách nhiệm hủy Quyết định phong tỏa tài khoản. Quyết định hủy phong tỏa tài khoản phải được gửi tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản bị phong tỏa và đối tượng thanh tra.
2. Tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phải thực hiện hủy phong tỏa tài khoản ngay khi nhận được Quyết định hủy phong tỏa tài khoản của người có thẩm quyền, đồng thời thông báo việc hủy Quyết định phong tỏa tài khoản cho chủ tài khoản.
Quyết định hủy phong tỏa tài khoản thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện Quyết định phong tỏa tài khoản, Quyết định hủy phong tỏa tài khoản thì tùy từng trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2016.
Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch này, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nghiên cứu, giải quyết theo thẩm quyền./.
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Nguyễn Văn Bình |
TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ
Huỳnh Phong Tranh |
Nơi nhận:- Văn phòng Tổng Bí thư;
- VP Chính phủ; VP Quốc hội; - VP Chủ tịch nước;- VP TW Đảng và các Ban của Đảng; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện KSNDTC; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - NHNNVN chi nhánh các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ; - Thanh tra các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng TTĐT TTCP, NHNN; - Các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, NHNN; - Lưu: VT TTCP, NHNN; Vụ PC, Vụ II (TTCP). |
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 07/TTLT-TTCP-NHNN ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra)
…………..........……..(1)
Số: /QĐ- ………(2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
………….., ngày…. tháng …. năm …..
|
…………………………………………………………(3)
Căn cứ ……………………………………………………………………………………….(4);
Căn cứ ……………………………………………………………………………………….(5);
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phong tỏa tài khoản ………………………………………………………………(6).
Điều 2. Tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra mở tài khoản có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:- (1); - Như Điều 1, 2;
- Lưu:... |
.............……………….(3)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
_______________
(1) Tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định phong tỏa tài khoản.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành quyết định thanh tra.
(3) Chức danh của người ra quyết định phong tỏa tài khoản.
(4) Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010.
(5) Căn cứ Thông tư liên tịch ngày...tháng ...năm...giữa Thanh tra Chính phủ với Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc phong tỏa tài khoản.
(6) Số tài khoản bị phong tỏa, mục đích phong tỏa, đối tượng có tài khoản bị phong tỏa, phạm vi phong tỏa, số tiền phong tỏa, thời điểm bắt đầu phong tỏa, thời gian phong tỏa.
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 07/TTLT-TTCP-NHNN ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra)
…………..........……..(1)
Số: /QĐ- ………(2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
………….., ngày…. tháng …. năm …..
|
…………………………………………………………(3)
Căn cứ ……………………………………………………………………………………….(4);
Căn cứ ……………………………………………………………………………………….(5);
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy phong tỏa tài khoản ………………………………………………………….(6).
Điều 2. Tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra mở tài khoản có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:- (1)- Như Điều 1, 2;
- Lưu:... |
….........…………….(3)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
_______________
(1) Tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định hủy phong tỏa tài khoản.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành quyết định hủy phong tỏa tài khoản.
(3) Chức danh của người ra quyết định hủy phong tỏa tài khoản.
(4) Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010.
(5) Căn cứ Thông tư liên tịch ngày ...tháng ...năm...giữa Thanh tra Chính phủ với Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc phong tỏa tài khoản.
(6) Số tài khoản hủy phong tỏa, lý do hủy phong tỏa, đối tượng.