Monday, March 28, 2016

Đặt ống thông (catheter) tĩnh mạch trung tâm

Marin Kollef, Warren Isakow
The Washington Manual of Critical Care
Người dịch: Ths. Bs. Phạm Thế Thạch

Ống thông tĩnh mạch trung tâm chủ yếu được thực hiện tại các khoa hồi sức cấp cứu. Chỉ định đặt bao gồm: dùng các thuốc vận mạch, dinh dưỡng đường tĩnh mạch hoặc các thuốc cần dùng đường tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch trung tâm), theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm, trong các trường hợp cần truyền một lượng lớn dịch hoặc các chế phẩm máu trong thời gian ngắn, và cần một đường truyền chắc chắn trong các tình huống cấp cứu. Chống chỉ định bao gồm: có huyết khối tĩnh mạch trung tâm cần đặt ống thông hoặc nhiễm trùng tại vị trí cần đặt ống thông. Không có các chống chỉ định tuyệt đối trong các trường hợp rối loạn đông máu hoặc các bệnh nhân có giảm tiểu cầu, mặc dù thường được sử dùng các kim nhỏ để đặt và/hoặc truyền các huyết tương tươi đông lạnh và/hoặc tiểu cầu cho các bệnh nhân này trước khi làm thủ thuật.

Biến chứng thường gặp nhất khi đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm là chọc vào động mạch, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, tràn máu màng phổi, tắc mạch khí, chẩy máu khoang sau phúc mạc, nhiễm trùng (nhiễm trùng máu liên quan đến ống thông, nhiễm trùng tại vị trí đặt, viêm mô tế bào), và các bệnh lí tắc mạch huyết khối. Nhìn chung, tỉ lệ biến chứng tùy thuộc vào vị trí đặt, đặt tại vị trí tĩnh mạch dưới đòn ít biến chứng hơn so với tĩnh mạch cảnh trong, đặt tại vị trí tĩnh mạch đùi sẽ có nhiều biến chứng nhất. Đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm dưới hướng dẫn của siêu âm, đặc biệt là tại vị trí tĩnh mạch cảnh trong, có thể làm giảm tỉ lệ biến chứng, làm giảm số lần chọc vào tĩnh mạch và giảm thời gian làm thủ thuật.

Trước khi làm thủ thủ thuật, cần phải lấy cam kết (informed consent) tùy thuộc vào quy định của mỗi viện/bệnh viên. Phải tuân thủ quy tắc vô khuẩn bao gồm rửa tay bằng cồn/ hoặc dung dịch sát khuẩn, trải săng vô khuẩn, găng vô khuẩn, đội mũ đem khuẩn trang, tất cả các nhân viên trong phòng thủ thuật phải đội mũ và đem khẩu trang. Điều này có ích trong các trường hợp cần những trợ giúp không vô khuẩn.

Hướng dẫn này cho phép sử dụng các dụng cụ đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm có sử dụng dây dẫn theo phương pháp Seldinger. 

ĐẶT ỐNG THÔNG TĨNH MẠCH DƯỚI ĐÒN
1. Để bệnh nhân tư thế Trendelenburg, và kê gối dưới vai. Quay đầu sang bên đối diện.

2. Mặc áo mổ, đi găng vô khuẩn, đeo khẩu trang, đội mũ.

3. Làm sạch da bằng các dung dịch sát khuẩn ( chlorhexedine hoặc betadine)

4. Toàn bộ phẫu trường, đầu, mặt bệnh nhân phải được trải săng vô khuẩn, chỉ trừ một lỗ hở tại vị trí cần đặt

5. Kiểm tra các đầu của đường truyền tĩnh mạch để chắc chắn có thể dùng được

6. Đặt ngón trỏ của tay không thuận vào hõm ức và ngón cái của tay này trên xương đòn tại vị trí xương đòn uốn cong tiếp giáp với xương sườn 1( tương ứng với vị trí nối giữa 1/3 ngoài với 1/3 giữa của xương đòn). Tĩnh mạch dưới đòn đi qua điểm giữa ngón trỏ và ngón cái ( hình 71.1)



Hình 71.1: giải phẫu tĩnh mạch dưới đòn và đặt ống thông tĩnh mạch (Trích từ Lin Tl, Mohart JM, Sakurai KA. The Washington Manual Internship Survival Guide, 2e. Philadelphia: Lippincott Williams &Wilkins; 2001 :191.)

7. Gây tê tại chỗ phía dưới xương đòn và ngón cái

8. Dùng kim thăm dò hướng mũi kim xiên lên trên, chọc phía ngoài ngón tay cái, phía dưới xương đòn ( dưới xương đòn khoẳng 2 cm và phía ngoài chỗ cong của xương đòn khoảng 2 cm). Mục đích của việc đặt ngón trỏ trên hõm ức để xác định thởi điểm bệnh nhân hít vào. Nó giữ cho kim được song song với mặt da trong quá trình đâm kim. Trong trường hợp chạm phải xương đòn, ấn toàn bộ kim và ngón cái xuống cho đến khi qua được phía dưới xương đòn, biện pháp này thường được ưa dùng hơn so với biện pháp thay đổi góc chọc kim

Khi chọc đúng tĩnh mạch sẽ thấy máu đen trào vào bơm tiêm. Nếu sau khi chọc kim sâu khoảng 5 cm mà không thấy máu ra cần phải rút kim ra nhưng vẫn tiếp tục hút chân không trong tay( thường các trường hợp chọc xuyên thành tĩnh mạch, khi rút kim ra sẽ thấy máu trào ra bơm tiêm). Chọc lại với mũi kim hướng lên phía trên

Thường không nên chọc đi chọc lại nhiều lần( hình 71.1). Thử chọc lại với mũi kim hướng xuống dưới

9. Giữ kim chắc chắn, rút bơm tiêm ( thường dùng 1 ngón tay để bịt đốc kim để làm giảm nguy cơ tắc mạch khí), và luồn dây dẫn. Dây dẫn thường vướng nhẹ, luồn nặng tay. Nếu khó luồn cần rút ngay dây dẫn, rút máu ra bơm tiêm để xác định kim vẫn nằm trong lòng tĩnh mạch và luồn lại dây dẫn. Đầu ngoài dây dẫn phải đủ dài so với chiều dài ống thông tĩnh mạch

10. Rút kim thăm dò trong khi vẫn giữ dây dẫn ( không được bỏ tay khỏi dây dẫn). Giữ nguyên dây dẫn tại vị trí chọc

11. Dùng dao mổ rạch da bằng một lỗ nhỏ tại vị trí chọc phía trên dây dẫn

12. Đưa ống nong qua dây dẫn, nong rộng và rút nó ra

13. Kiểm tra để chắc chắn đầu xa của ống thông tĩnh mạch đã được mở. luồn ống thông này qua dây dẫn. Khi ống thông gần đến vị trí rạch da rút dây dẫn ra dần cho đến khi nó vượt qua đầu xa của ống thông. Giữa nguyên dây dẫn, luồn ống thông vào tĩnh mạch đến vị trí thích hợp

14. Giữ ống thông tĩnh mạch tại chỗ, rút dây dẫn ra

15. Kiểm tra chức năng của các đầu ống thông

16. Cố định ống thông bằng chỉ khâu hoặc bằng các dụng cụ dán không phải khâu

17. Làm sạch bằng các dung dịch sát khuẩn và băng vô khuẩn

18. Chụp phim x quang phổi để kiểm tra vị trí. Đầu xa của ống nằm ở vị trí tĩnh mạch chủ trên.


Nguồn: NEJM

ĐẶT ỐNG THÔNG TĨNH MẠCH CẢNH TRONG (Chú ý: nếu có thể, đặt dưới hướng dẫn của siêu âm là thích hợp nhất)

1. Bệnh nhân nằm tư thế Trendelenburg, đầu quay 45 độ về phái đối diện

2. Đội mũ, đem khẩu trang, mặc áo mổ, đi găng vô khuẩn

3. Làm sạch da bằng dung dịch sát khuẩn (ví dụ: chlorhexidine hoặc betadin)

4. Toàn bộ phẫu trường, đầu, mặt bệnh nhân phải được trải săng vô khuẩn, chỉ trừ một lỗ hở tại vị trí cần đặt

5. Kiểm tra các đầu của đường truyền tĩnh mạch để chắc chắn có thể dùng được

6. Xác định tam giác được tao thành bởi hai đầu của cơ ức đòn chũm và xương ức, bắt mạch cảnh ( hình 71.2)


Hình 71.2: giải phẫu tĩnh mạch cảnh trong (Trích từ Lin Tl, Mohart JM, Sakurai KA. The Washington Manual Internship Survival Guide, 2e. Philadelphia: Lippincott Williams &Wilkins; 2001 :191.)

7. Gây tê da và tỗ chức dưới da

8. Bắt mạch cảnh. Chọc bên ngoài động mạch cảnh bằng kim 22 G ( kim thăm dò), góc xiêm lên 30 – 45 độ so với bệnh nhân, hươngd về núm vú cùng bên trong khi vừa đi vừa hút chân không trong tay. Nếu không có máu trào ra bơm tiêm, rút ki ra và chọc hướng ra ngoài hoặc vào giữa hơn so với ban đầu. Lấy tay giữ nguyên động mạch cảnh . Khi có máu trào ra, đánh dấu hướng và độ sâu của kim, rút kim thăm dò. (Nếu chọc phải động mạch cảnh hoặc có máu đỏ trào ra bơm tiêm phải rút ngay kim, ép động mạch 10 – 15 phút)

9. Chọc kim dẫn đường tại vị trí chọc và góc chọc vào tĩnh mạch cảnh trong cho đến khi có máu tĩnh mạch đen trào ra bơm tiêm( hình 71.3)


Hình 71.3: đặt ống thông tĩnh mạch cảnh trong (Trích từ Lin Tl, Mohart JM, Sakurai KA. The Washington Manual Internship Survival Guide, 2e. Philadelphia: Lippincott Williams &Wilkins; 2001 :191.)

10.Tiếp theo thực hiện các bước từ 9 – 18 như đặt đường tĩnh mạch dưới đòn


Nguồn: NEJM

ĐẶT ỐNG THÔNG TĨNH MẠCH ĐÙI
1. Bệnh nhân nằm ngửa, đùi cùng bên dang rộng và quay ra ngoài

2. Mặc áo mổ, đi găng vô khuẩn, đeo khẩu trang, đội mũ

3. Làm sạch da bằng các dung dịch sát khuẩn ( chlorhexedine hoặc betadine)

4. Toàn bộ phẫu trường, đầu, mặt bệnh nhân phải được trải săng vô khuẩn, chỉ trừ một lỗ hở tại vị trí cần đặt

5. Kiểm tra các đầu của đường truyền tĩnh mạch để chắc chắn có thể dùng được 6. Bắt mạch đùi phía dưới dây chằng bẹn. Tĩnh mạch đùi nằm phía trong của động mạch đùi( hình 71.4)


Hình 71.4: Giải phẫu tĩnh mạch cảnh đùi (Trích từ Lin Tl, Mohart JM, Sakurai KA. The Washington Manual Internship Survival Guide, 2e. Philadelphia: Lippincott Williams &Wilkins; 2001 :191.)

7. Gây tê da và tổ chức dưới da, hút máu kiểm tra trước khi tiêm thuốc tê

8. Bắt mạch đùi. Dùng kim chọc phía trong động mạch đùi 1 cm, phía dưới cung đùi, hướng kim 30 – 45 độ ( hình 71.5). Tiếp tục hút chân không trong tay cho đến khi có máu tĩnh mạch trào vào bơm tiêm. Nếu chọc sâu quá 5 cm không thấy máu trào ra, rút kim ra nhưng vẫn hút, hướng góc kim vào phái trong hơn và chọc lại. Nếu chọc vào động mạch đùi ( máu đỏ hoặc có máu phụt ra) , ép giữ động mạch đùi 10 – 15 phút

9. Tiếp theo thực hiện các bước 9 – 17 như trong khi đặt đường dưới đòn. 


Hình 71.5: Giải phẫu tĩnh mạch cảnh đùi (Trích từ Lin Tl, Mohart JM, Sakurai KA. The Washington Manual Internship Survival Guide, 2e. Philadelphia: Lippincott Williams &Wilkins; 2001 :191.)

Nguồn: NEJM

Tài liệu tham khảo
1. Hind D, Calvert N, McWilliams R, et al. Ultrasonic locating devices for central venous cannuation: meta-analysis. BMJ. 2003;327:361
Meta-analy.sis examining the utility and benefit of two dimensional ultrasound and doppler guidance for central venous catheter placement
2. Lim TL, Mohart JM, Sakurai KA. The Washington Manual Internship Survival Guide, 2e. Philadenphia: Llppmcott WIllIams & Wilkins; 2001:157-164.
Concise Instructions on the indications, complications, and placement ofcentral venous catheters
3. McGee DdC, Gould MK. Preventing complications of central venous catheterization N Engl JMe .2003;348:1123-1133. .
Review of central venous catheter placement, and the various intervention and practice
techniques avaIlable to reduce and/or prevent complications ofcentral venous catheterization.

http://bacsinoitru.vn/f21/dat-ong-thong-catheter-tinh-mach-trung-tam-479.html

Thursday, March 24, 2016

Các điều kiện của Incoterms 2010

Các điều kiện giao hàng trong incoterm 2010 được chia làm 2 nhóm chính sau:

I. Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải


1. EXW - Ex Works  -  Giao tại xưởng
2. FCA - Free Carrier  - Giao cho người chuyên chở
3. CPT - Carriage Paid To - Cước phí trả tới
4. CIP - Carriage and Insurance Paid To - Cước phí và bảo hiểm trả tới
5. DAT - Delivered At Terminal - Giao tại bến
6. DAP -  Delivered At Place - Giao tại nơi đến
7. DDP - Delivered Duty Paid - Giao hàng đã nộp thuế
  

II. Các điều khoản chỉ sử dụng cho vận tải biển và thủy nội bộ

1. FAS - Free Alongside Ship – Giao tại mạn tàu 
2. FOB - Free On Board – Giao lên tàu 
3.CFR - Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí 
4. CIF- Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Bây giờ chúng ta sẽ tập trung phân tích từng điều kiện cụ thể nhé

Nhóm 1: áp dụng cho mọi phương thức vận tải

Điều kiện EXW

Điều kiện EXW
Điều kiện EXW

Theo sơ đồ trên thì người mua hàng ở điều kiện này sẽ phải đảm nhiệm tất cả từ việc sắp xếp xe tải hoặc container đến nhà máy của người bán để nhận hàng sau đó làm thủ tục xuất khẩu, và đặt chỗ lên tàu, máy bay hoặc các phương tiện vận tải khác cho đến khi đưa hàng về đến nhà máy của mình.

Khi mua hàng ở điều kiện này chúng ta phải làm việc với Forwarder của chúng ta ở đầu nước ngoài để thay mặt chúng ta làm các công việc cần thiết để nhận hàng và đưa hàng lên tàu theo đúng lịch trình

Người bán trong trường hợp này chỉ hỗ trợ việc đóng gói hàng hóa đủ điều kiện để vận chuyển hoặc theo tiêu chuẩn đóng gói đã thõa thuận trước. Ngoài ra người xuất khẩu, Seller phải đưa hàng hóa lên phương tiện vận tải ngay tại nhà máy của mình.

Điều kiện FCA

Điều kiện FCA
Điều kiện FCA

Khi mua hàng ở điều kiện FCA, nếu bên bán (Seller) giao hàng tại nhà xưởng của mình thì họ phải có trách nhiệm xếp hàng lên phương tiện vận tải của người mua đã chờ sẵn, trong trường hợp này thì rất giống với điều kiện mua hàng là EXW.

Tuy nhiên nếu có thỏa thuận giao hàng đến một địa điểm trung gian nào đó thì bên bán phải chịu mọi chi phí, và rũi ro hỏng hóc, mất hàng cho đến khi giao hàng cho đơn vị vận chuyển thứ 2 được chỉ định bởi người mua. Bên bán không có trách nhiệm dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải của mình.
Với điều kiện này người mua hàng phải mua bảo hiểm tại nơi nhận hàng đầu tiên cho đến khi hàng về đến nhà kho của mình.

Điều kiện CPT


Điều kiện CPT
Điều kiện CPT

 Điều kiện CPT thường dùng cho hình thức vận chuyển đa phương thức tuy nhiên chúng ta thường áp dụng cho các lo hàng Air. Theo sơ đồ trên thì người bán sẽ phải đặt chỗ trên máy bay, đưa hàng đến sân bay, và làm thủ tục lên máy bay. Mọi cước phí phát sinh đều do người bán chi trả cho đến khi hàng đến cảng đích của người mua.

Người mua sẽ làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển hàng từ cảng đích đến nhà máy của mình. Chi phí làm hàng ở cảng đích thuộc về người mua.

Về rũi ro trong điều kiện này thì kể từ khi hàng lên tàu thì mọi rũi ro sẽ chuyển sang cho người mua (Buyer). Do đó người mua phải mua bảo hiểm để giảm thiệt hại nếu có tai nạn xảy ra. 

Điều kiện CIP



Điều kiện CIP
Điều kiện CIP
Điều kiện CIP bổ sung thêm trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa cho người bán. Tuy nhiên rũi ro tổn thất đều thuộc cho người mua kể từ hàng lên máy bay (Chưa bay). Do đó, người mua phải cân nhắc kỹ điều kiện mua bảo hiểm của người bán.

Các công việc khác như book tàu, chuyển hàng lên tàu và chi trả cước vận chuyển hàng đến cảng đích đều thuộc về người mua, ở điểm  này rất giống với điều kiện CPT.

Điều kiện DAT


Điều kiện DAT
Điều kiện DAT

Điều kiện DAT có phân định rạch ròi chi phí và rũi ro giữa người bán và người mua. Người bán chịu mọi chi phí vận chuyển đến cảng đích và mua bảo hiểm cho hàng hóa và chịu mọi rũi ro cho đến khi hàng đến cản đích.

Người bán chịu mọi rũi ro, và chi phí cho việc dỡ hàng từ tàu xuống cảng và vận chuyển đến nhà máy của mình.

Điều kiện DAP


Điều kiện DAP
Điều kiện DAP

Điều kiện DAP này rất giống với DDU ở incoterm 2000, Người bán chịu mọi phí tổn và rủi ro cho đến khi hàng đến nơi quy định ví dụ như cửa nhà kho. Tuy nhiên người bán không có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu và dỡ hàng từ xe tải, xe container xuống kho hàng của người mua. Công việc và rũi ro đó do người mua đảm trách.

Điều kiện DDP


Điều kiện DDP
Điều kiện DDP

Nếu như điều kiện EXW là mọi chi phí và rũi ro giao cả cho người mua thì điều kiện DDP lại làm điều ngược lại. Người bán sẽ phải sắp xếp hàng hóa vận chuyển đến tận nơi chỉ định của người mua. Làm thủ tục thông quan, mua bảo hiểm và chịu rủi ro, thậm chí là nộp thuế nhập khẩu nếu có.

Người mua chỉ có trách nhiệm dỡ hàng từ phương tiện vận tải xuống kho chứa hàng của mình.

Nhóm 2: Chỉ sử dụng cho vận tải biển và thủy nội bộ

Điều kiện FAS


Điều kiện FAS
Điều kiện FAS

FAS là điều kiện giao hàng tại lan can tàu. Đối nghịch với điều kiện DAT. Khi hàng bắt đầu qua chuyển qua lan can tàu là trách nhiệm của người bán cũng hết. Người mua phải trả chi phí THC và rũi ro khi xếp hàng lên tàu. 

Người mua phải trả cước vận chuyển đường biển hoặc đường sông, mua bảo hiểm, và chi trả các phí ở cảng đích và đưa hàng về đến kho của mình, kể cả nộp thuế và thủ tục hải quan.

Điều kiện FOB


Điều kiện FOB
Điều kiện FOB

Với điều kiện FOB,
Hàng lên tàu sẽ chuyển giao rũi ro cho người mua. Nếu trong quá trình chuyển hàng qua lan can tàu mà bị rơi,vỡ thì người bán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Người mua chịu rũi ro (Mua bảo hiểm) và trả cước phí vận chuyển và các nghiệp vụ khác cho đến khi đưa hàng về đến nhà kho của mình.

Điều kiện này người mua có quyền chọn Nhà vận chuyển, Hãng tàu. tuy nhiên phải phối hợp với nhà vận chuyển của người bán để đưa hàng đến cảng đúng thời gian quy định

Điều kiện CFR


Điều kiện CFR
Điều kiện CFR

Điều kiện này rất giống với điều kiện CPT rằng người bán sẽ phải chịu mọi phí tổn cho đến khi hàng đển cảng đích.

Người mua sẽ trả chi phí làm hàng từ tàu xuống cảng và đưa hàng về nhà kho.

Rũi ro sẽ được chuyển giao cho người mua kể từ khi hàng rời bến. Do đó người mua phải mua bảo h
iểm cho hàng hóa của mình.

Điều kiện CIF


Điều kiện CIF
Điều kiện CIF

Điều kiện CIF tương đồng với điều kiện CIP, tuy nhiên rũi ro chỉ chuyển giao cho người mua kể từ khi tàu rời bến.

Tuy là người bán sẽ phải mua bảo hiểm nhưng rũi ro lại thuộc về người mua. Nếu là người mua hàng thì bạn phải chú ý điều này để ràng buộc người bán mua bảo hiểm ở mức cao hơn.

http://nghiepvulogistics.blogspot.com

Wednesday, March 23, 2016

Hà Lan sắp đóng cửa hết nhà tù vì đất nước... quá an toàn!

Theo báo The Telegraaf cho biết, sẽ có thêm 5 nhà tù tiếp tục bị đóng cửa tại Hà Lan vào cuối hè năm nay do không đủ tù nhân.
Ảnh minh họa
Theo thông tin trên, khoảng 2.000 người sẽ mất việc và chỉ có 700 trong số đó có thể chuyển sang các lĩnh vực thực thi pháp luật khác.
Xu hướng đóng cửa các nhà tù tại Hà Lan đã bắt đầu giảm nhanh chóng từ năm 2004. Tính tới năm 2013, 19 nhà tù đã bị đóng cửa do không có đủ số lượng tù nhân để giam giữ.
Vấn đề các nhà tù thiếu vắng tù nhân tại Hà Lan thậm chí lên tới đỉnh điểm vào hồi tháng Chín năm ngoái. Thời điểm đó, Hà Lan đã phải "nhập khẩu" 240 tù nhân từ Na Uy để giữ cho các nhà tù luôn đủ số phạm nhân quy định.
Theo báo The Telegraaf cho hay, Bộ trưởng Bộ tư pháp Ard van der Steur đã khẳng định trước quốc hội Hà Lan rằng, chi phí duy trì nhà tù thưa thớt cho một quốc gia nhỏ là rất lớn.
Một số yếu tố khác cũng gây nên tình trạng trên tại Hà Lan bao gồm tỷ lệ phạm tội quá thấp. Cụ thể, luật phòng chống ma túy nước này chỉ tập trung vào công tác cai nghiện thay vì trừng phạt con nghiện. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát điện tử đặt ở mắt cá chân của phạm nhân giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập vào thị trường lao động hơn.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2008 cho thấy, hệ thống giám sát đặt ở mắt cá chân phạm nhân giúp giảm tỷ lệ tái phạm lên đến một nửa so với giam giữ truyền thống. Thay vì tống hết những kẻ phạm tội vào tù và ăn cơm "liên bang", họ được trao cơ hội đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Đáng ngạc nhiên, những biện pháp cải thiện trật tự xã hội của Hà Lan đạt hiệu quả đến không ngờ. Tỷ lệ giam giữ đã giảm xuống mức kỷ lục.
Dân số Hà Lan hiện nay là 17 triệu người nhưng chỉ có 11.600 người đang bị giam giữ. Tỷ lệ này tương đương chỉ có 69 người bị bắt giam trên 100 ngàn người.
Trong khi đó tại Mỹ, tỷ lệ này là 716 trên 100.000 người, mức gần như cao nhất trên thế giới. Con số này phần nào biểu hiện sự thiếu quan tâm của Chính phủ tới các dịch vụ xã hội và các chương trình thúc đẩy hoàn lương.
Nếu không có một mạng lưới công tác xã hội đủ lớn và sâu rộng, nhiều người sau khi hoàn lương sẽ dễ quay trở lại con đường lầm lỡ do không còn lựa chọn.
Có thể khẳng định, mô hình của Hà Lan rất đáng để các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam học tập.
Tiến Thanh