Showing posts with label tội phạm. Show all posts
Showing posts with label tội phạm. Show all posts

Friday, September 13, 2024

XƯƠNG: Tiểu luận về phòng chống rửa tiền tại ngân hàng thương mại.

 

  • Tiêu đề cụ thể: "Phân tích các biện pháp phòng chống rửa tiền tại ngân hàng thương mại X", "Vai trò của công nghệ thông tin trong phòng chống rửa tiền",...
  • Mục tiêu nghiên cứu: Bạn muốn tập trung vào khía cạnh nào của vấn đề này? Là đánh giá hiệu quả các biện pháp hiện hành, đề xuất giải pháp mới, hay so sánh giữa các ngân hàng khác nhau?
  • Đối tượng nghiên cứu: Bạn sẽ nghiên cứu về một ngân hàng cụ thể, một nhóm ngân hàng, hay toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại?
  • Phạm vi nghiên cứu: Bạn sẽ tập trung vào một giai đoạn thời gian nhất định, một loại hình giao dịch cụ thể, hay toàn bộ hoạt động của ngân hàng?
  • Các câu hỏi nghiên cứu: Bạn muốn tìm câu trả lời cho những câu hỏi nào? Ví dụ: "Các biện pháp phòng chống rửa tiền tại ngân hàng X có hiệu quả như thế nào?", "Công nghệ nào có thể nâng cao hiệu quả phòng chống rửa tiền?",...

Dưới đây là một số gợi ý về cấu trúc và nội dung của bài tiểu luận, bạn có thể tham khảo:

Mở đầu

  • Giới thiệu vấn đề: Nêu tầm quan trọng của việc phòng chống rửa tiền, tác động của rửa tiền đến nền kinh tế và xã hội.
  • Đặt vấn đề nghiên cứu: Đưa ra câu hỏi nghiên cứu chính và các câu hỏi con.
  • Mục tiêu nghiên cứu: Nêu rõ mục tiêu mà bạn muốn đạt được qua bài tiểu luận.
  • Phạm vi nghiên cứu: Xác định rõ đối tượng, thời gian và không gian nghiên cứu.

Phần thân

  • Khái niệm và bản chất của rửa tiền: Định nghĩa rửa tiền, các giai đoạn của quá trình rửa tiền, các hình thức rửa tiền phổ biến.
  • Khung pháp lý về phòng chống rửa tiền: Giới thiệu các quy định pháp luật liên quan đến phòng chống rửa tiền tại Việt Nam và quốc tế.
  • Các biện pháp phòng chống rửa tiền tại ngân hàng thương mại:
    • Nhận biết khách hàng: Quy trình KYC, tầm quan trọng của thông tin khách hàng.
    • Giám sát giao dịch: Các loại giao dịch đáng ngờ, hệ thống giám sát giao dịch.
    • Báo cáo giao dịch nghi vấn: Quy trình báo cáo, vai trò của cơ quan chức năng.
    • Đào tạo nhân viên: Tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và kỹ năng cho nhân viên.
    • Công nghệ thông tin: Ứng dụng các công nghệ mới như AI, big data trong phòng chống rửa tiền.
  • Đánh giá hiệu quả các biện pháp:
    • Ưu điểm và hạn chế: Đánh giá ưu và nhược điểm của từng biện pháp.
    • Thực trạng: Phân tích tình hình thực tế tại các ngân hàng thương mại.
    • Nguyên nhân của những hạn chế: Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế.

Kết luận

  • Tóm tắt kết quả nghiên cứu: Tóm tắt những kết quả quan trọng đã đạt được.
  • Đưa ra kết luận: Trả lời các câu hỏi nghiên cứu ban đầu.
  • Đề xuất giải pháp: Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả phòng chống rửa tiền tại ngân hàng thương mại.
  • Hướng nghiên cứu tiếp theo: Đề xuất các hướng nghiên cứu có thể được thực hiện trong tương lai.


Các nguồn tài liệu tham khảo:

  • Văn bản pháp luật: Luật Phòng, chống rửa tiền, các nghị định, thông tư hướng dẫn.
  • Các báo cáo nghiên cứu: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức quốc tế.
  • Các bài báo khoa học: Các bài báo về phòng chống rửa tiền trên các tạp chí khoa học.

---------
Rửa tiền (tiếng Anhmoney laundering) là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là "hợp pháp".

Friday, June 17, 2016

Thế nào là bắt người đúng pháp luật ?

Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng đối với cả người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định 3 trường hợp bắt người như sau:
* Bắt bị can, bị cáo để tạm giam ( Điều 80 BLTTHS)
Là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
– Đối tượng áp dụng và điều kiện áp dụng:
Đối tượng bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can hoặc bị cáo. Những người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc người chưa bị tòa án quyết định đưa ra xét xử không phải đối tượng bắt để tạm giam.
– thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam.( khoản 1)
– thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam ( khoản 2 và 3 ).
* Bắt người trong trường hợp khẩn cấp ( điều 81)
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ hay bắt người sau khi thực hiện tội phạm mà người đó bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm.
bat nguoi trong truong hop khan cap
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
– Những trường hợp khẩn cấp như sau:
Trường hợp thứ nhất: khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi hoặc kiểm tra, xác minh các nguồn tin biết người đó đang bí mật tìm kiếm công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
+ Có căn cứ khẳng định một người hoặc nhiều người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm
Những căn cứ này do cơ quan có thẩm quyền trực tiếp xác định qua việc theo dõi đối tượng hoặc qua việc kiểm tra, xác minh các nguồn tin.
+ Tội phạm đang được chuẩn bị là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
Trường hợp thứ hai: khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.
Trường hợp thứ ba: khi thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
– Thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp ( khoản 2 điều 81)
– Thủ tục
+ Không cần sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành.
+ Sau khi bắt người, người có thẩm quyền ra lệnh bắt phải lập hồ sơ đề nghị VKS phê chuẩn.
+ Bắt người vào bất kỳ lúc nào.
* Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã ( điều 82).
Đối với người phạm tội quả tang (tức là đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt), cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
– Thẩm quyền: bất kỳ người nào.
– Thủ tục: không cần lệnh của cơ quan, tổ chức nào. Sau khi bắt phải giải ngay đến cơ quan công an, viện kiểm sát hay UBND gần nhất.