Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng đối với cả người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định 3 trường hợp bắt người như sau:
* Bắt bị can, bị cáo để tạm giam ( Điều 80 BLTTHS)
Là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
– Đối tượng áp dụng và điều kiện áp dụng:
Đối tượng bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can hoặc bị cáo. Những người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc người chưa bị tòa án quyết định đưa ra xét xử không phải đối tượng bắt để tạm giam.
– thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam.( khoản 1)
– thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam ( khoản 2 và 3 ).
* Bắt người trong trường hợp khẩn cấp ( điều 81)
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ hay bắt người sau khi thực hiện tội phạm mà người đó bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm.
– Những trường hợp khẩn cấp như sau:
Trường hợp thứ nhất: khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi hoặc kiểm tra, xác minh các nguồn tin biết người đó đang bí mật tìm kiếm công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
+ Có căn cứ khẳng định một người hoặc nhiều người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm
Những căn cứ này do cơ quan có thẩm quyền trực tiếp xác định qua việc theo dõi đối tượng hoặc qua việc kiểm tra, xác minh các nguồn tin.
+ Tội phạm đang được chuẩn bị là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
Trường hợp thứ hai: khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.
Trường hợp thứ ba: khi thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
– Thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp ( khoản 2 điều 81)
– Thủ tục
+ Không cần sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành.
+ Sau khi bắt người, người có thẩm quyền ra lệnh bắt phải lập hồ sơ đề nghị VKS phê chuẩn.
+ Bắt người vào bất kỳ lúc nào.
* Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã ( điều 82).
Đối với người phạm tội quả tang (tức là đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt), cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
– Thẩm quyền: bất kỳ người nào.
– Thủ tục: không cần lệnh của cơ quan, tổ chức nào. Sau khi bắt phải giải ngay đến cơ quan công an, viện kiểm sát hay UBND gần nhất.
No comments:
Post a Comment