Phi điệp tên khoa học là Dendrobium anosmum (Dendrobium được ghép từ tiếng Hy lạp gồm từ Dendron ("cây") và bios (" sinh sống"); nghĩa là "loài sống trên cây", hoặc gọn hơn "thực vật biểu sinh"), thuộc chi hoàng thảo, một số tên gọi khác: Hoàng Thảo Dẹt, Hoàng Thảo Cẳng Gà, Giã Hạc, Giả Hạc.
Đặc điểm nhận dạng
Lan Phi Điệp được xếp vào dòng thân thòng, thường mọc theo hướng xuống dưới như thác nước, thân mọng nước, có kích thước bằng ngón tay út, có chiều dài lên đến 2m. Lá phi điệp có chiều dài khoảng 10cm, rộng từ 4 – 8cm, thường mọc so le nhau, có chấm tím trên thân tơ.
Đặc điểm sinh trưởng
Lan Phi Điệp có tốc độ sinh trưởng trung bình, loài loài cây ưa sáng, nhiệt độ từ 23 – 28 độ. Hoa thường nở rộ vào cuối xuân hoặc đầu hè (tháng 4 – 6), trước khi ra hoa, thân cây già thường khô lại, dần chuyển sang màu nâu tím hoặc vàng rơm, lá bắt đầu rụng dần.
Tuổi thọ của lan phi điệp cao, có thể kéo dài 15 năm cây vẫn có thể cho ra hoa.
Lợi ích, công dụng
Với vẻ đẹp lộng lẫy của mình, ngoài công dụng làm cảnh, trang trí, và gần đây là giúp phát triển kinh tế cho nhiều người thì lan Phi Điệp còn là 1 loại thảo dược, được sử dụng để điều trị các bệnh suy nhược thần kinh, đau đầu mệt mỏi, giảm stress. Chữa các bệnh về đường hô hấp như: ho, viêm họng, sốt, cảm thời tiết,… Các bệnh về xương khớp, đặc biệt là ở người già.
Theo một số tài liệu, lan Phi Điệp khi kết hợp với sa sâm, mạch môn, liên nhục, khiếm thực, quy bản sắc lên sẽ là liều thuốc rất có lợi cho nam giới trong việc chữa trị sinh lực, mộng tinh, di tinh. Ngoài ra, lan phi điệp còn được dùng để điều chế các loại nước hoa, mỹ phẩm, rất tốt cho việc chăm sóc sắc đẹp của phái nữ.
Xem thêm:
Sơ lược về cách trồng,chăm sóc và nhân giống lan Phi Điệp
Chọn và xử lý giá thể
Cách trồng lan phi điệp gần giống như cách trồng các loại lan khác, nên trồng phi điệp ở những nơi thoáng mát, dễ thoát nước tránh tình trạng ứ đọng.
Chậu gỗ, hoặc vỏ của các loại thực vật dễ kiếm hàng ngày như: vỏ thông, xơ dừa, trấu, vỏ lạc xay nhỏ, rêu, dớn…, có thể tận dụng để trồng lan, vì chúng có đặc tính dễ thoát nước, không gây ngập úng cho cây.
Trước khi trồng phi điệp, cần tiến hành trộn ủ, trộn, luộc các thành phần giá thể cẩn thận theo một số cách để tránh sâu bệnh, nấm mốc và phù hợp cho cây. Bổ sung thêm một số loại phân bón, và lên chậu trước khi ghép cây hoặc kie (chồi non).
Xem bài kỹ hơn về xử lý giá thể:
Xử lý cây giống
Đầu tiên, bạn cần tiến hành tỉa bớt rễ của cây giống đi, chỉ để rể lại khoảng 2 – 4cm, đồng thời loại bỏ những phần rễ bị dập, thối hoặc có dấu hiệu nhiễm bệnh, để tránh các loại sâu bệnh gây hại sau này. Ngoài ra, cần phải xử lý giống với các chế phẩm kích thích, thuốc diệt nấm, sâu bệnh để kích thích khả năng sinh trưởng,đề kháng, nhằm đề phòng các mầm mống bệnh.
Cách nhân giống lan Phi Điệp
Chọn cây mẹ có thân dài, to chắc khỏe, không bị bệnh hay nấm gây hại, cắt thành từng đoạn khoảng 30cm, hoặc để nguyên thân. Chú ý khi cắt đoạn giống, nên sử dụng dao bén cắt nhẹ nhàng, dứt khoát, không làm dập, nát đầu giống hom. Sử dụng dung dịch atonik 2cc b1 hòa với 1 lít nước, sau đó ngâm các đoạn giống trong dung dịch khoảng 20 phút, sau khi ngâm xong vớt các đoạn ươm để lên kệ cho ráo.
Đối với chậu ươm, bạn có thể chọn loại chậu bằng đất nung, bằng nhựa, rổ rá đều được, tuy nhiên đối với các loại chậu nhựa cần chú ý phải diệt khuẩn trước khi ươm giống để tránh vi khuẩn lây bệnh cho cây. Giá thể để ươm cây, nên trộn hỗn hợp như: vỏ thông, mùn bã, than củi, xơ dừa rêu rừng và phân chuồng ủ mục.
Cuối cùng, tiến hành giâm các cành ươm đã được xử lý trước đó vào giá thể, sau đó nên đặt cây trên cao, nơi có vị trí thoáng mát, đồng thời nên sử dụng thêm hệ thống phun sương, sẽ thuận lợi hơn trong quá trình chăm sóc cây giống.
Hiện nay, nhiều cách kích kie, ươm kie hiệu quả và rất nhanh phát triển, xem thêm bài viết:
Cách trồng lan Phi Điệp
Đặt cây giống vào giá thể trồng đã chuẩn bị từ trước, dùng tay giữ nhẹ phần rễ của lan, dùng thép dạng chữ U để cố định cây. Sau khi trồng xong, nên để cây nghỉ khoảng 7 ngày cho cây hồi phục và thích nghi với môi trường sống mới, trong thời gian đó không cần tưới nước cho giống.
Cách chăm sóc cây lan Phi Điệp
Tưới nước
Tùy vào từng điều kiện thời tiết của từng mùa, mà tiến hành tưới lan theo liều lượng khác nhau:
Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, phải luôn đảm bảo cây có đủ độ ẩm để phát triển, nên tưới nước cho cây từ 3 – 4 lần/ngày. Vào mùa thu và mùa xuân, thời tiết trở nên mát mẻ, bạn cần giảm lượng nước tưới cũng như số lần tưới xuống, thông thường vào những mùa này nên tưới 1 tuần/1 lần. Mùa đông, là thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa, vì vậy để cây ra hoa đúng mùa bạn nên hạn chế tối đa nước tưới cho cây 2 tuần/lần.
Nếu trồng lan chuyên nghiệp, bạn nên sử dụng dàn tưới phun sương để chăm sóc cho lan Phi Điệp, vừa tiện lợi lại mang lại hiệu quả cao.
Bón phân
Lan phi điệp không yêu cầu quá nhiều phân bón, nên bạn chỉ cần bón cho cây định kỳ lần/năm là đủ:
Đợt 1: (2 -8): Tiến hành bón thêm phân đạm 20%, phân NPK(15 – 15 – 15) 50%, phân ure 30%.
Đợt 2: (9 – 11) Sử dụng phân NPK(16 – 16 -8) và phân lân để bón thúc cho lan.
Có một số loại phân tan chậm dùng cho Lan, có thể bổ sung vào giá thể trước khi trồng để tăng khả năng sinh trưởng của cây.
Đặc biệt, nếu định để chơi hoa, trong thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa, không nên bón phân cho lan Phi Điệp để tránh phát triển mầm gốc và cho hoa có chất lượng.
Cách phòng trừ sâu bệnh cho lan Phi Điệp
Điều đầu tiên, mà bạn cần làm để phòng trừ sâu bệnh cho lan phi điệp là thường xuyên kiểm tra tình trạng của cây, phát hiện những mầm bệnh sớm nhất để có những biện pháp khắc phục kịp thời
Một số nhà vườn dùng hành củ, ớt tươi xay nhuyễn ngâm nước hoặc luộc quả Đu Đủ xanh dùng pha nước để xua đuổi và tiêu diệt một số loại sâ bệnh.
Ngoài ra, bạn có thể hòa tan vôi tôi trong nước, phun vào giá thể của phi điệp, tuy nhiên, sau 2 tiếng cần phun 2 bằng nước sạch để cây không bị nóng, cháy lá, định kỳ thực hiện 2 tháng/lần.
@@@@
Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng!?
Giải độc cho Lan:
Giải độc cho Lan:
Làm Giá Thể:
Kích Kie:
Chăm sóc mầm gốc:
Lan Hiển Oanh: