Showing posts with label KINH DOANH. Show all posts
Showing posts with label KINH DOANH. Show all posts

Friday, October 28, 2022

9 bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

 

Kế hoạch kinh doanh- bạn thấy nó thế nào? Nó là hướng đi, bản đồ, checklist các việc cần làm, các khó khăn có thể gặp? các hành động cụ thể?....


Chém gió tí chút xem nào? Thực tế đúng là chém gió thôi- một khung xương lỏng lẻo để hình dung, bắt tay vào việc thì mỗi người mỗi khó, mỗi lúc mỗi khác. Còn người thành công họ có nói cũng lược đi các phần không thích nói rồi.







Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh từ ý tưởng độc đáo

Ý tưởng giống như linh hồn khi bạn bắt đầu lập bản kế hoạch kinh doanh, đó là nền tảng để bạn thành công, là mục tiêu mà bạn muốn xây dựng. Chính vì vậy bước đầu tiên trước khi lập bản kế hoạch kinh doanh chi tiết là hãy xây dựng cho mình một ý tưởng thật độc đáo.

lập kế hoạch kinh doanh

Xây dựng ý tưởng kinh doanh

Đừng ngại nó điên rồ hay viển vông, không ai đánh thuế giấc mơ, điều quan trọng là cách bạn hiện thực hóa giấc mơ ấy như thế nào thôi. Như ai đã từng nghĩ loài người có thể làm chủ bầu trời cho đến khi anh em nhà Wright sáng tạo ra máy bay?

Thế nên khi bắt đầu làm kế hoạch kinh doanh hãy tìm một ý tưởng tiềm năng, ít "đụng hàng" nhất, điều này quyết định tới hơn 50% tỷ lệ thành công của bạn.












 

Bước 2: Đặt ra các mục tiêu và thành quả cần đạt được khi lên kế hoạch kinh doanh

Dĩ nhiên muốn vẽ ra con đường thì bạn phải có điểm đầu và điểm cuối, những mục tiêu và thành quả chính là động lực để bạn cố gắng, là cái đích cho mọi ý tưởng của bạn. Liệt kê các mục tiêu sẽ giúp bạn tạo lập lên kế hoạch kinh doanh chi tiết và chính xác hơn.

đặt mục tiêu cho kế hoạch kinh doanh

Đặt ra mục tiêu cho kế hoạch kinh doanh của bạn

Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường trước khi xây dựng kế hoạch kinh doanh

“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, thương trường là cuộc chiến khốc liệt giữa hàng trăm kẻ đối đầu khác nhau, muốn vươn lên bạn buộc phải hiểu rõ mọi yếu tố môi trường xung quanh, đây là một bước cực kì quan trọng trong cách lập bảng kế hoạch kinh doanh mà bạn cần nhớ.














 

Để lập một kế hoạch kinh doanh thì bạn cần hiểu về thị trường mình nhắm tới, hiểu tập khách hàng mục tiêu của mình, hiểu đối thủ, hiểu lĩnh vực kinh doanh. Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức nhất có thể!

tìm hiểu thị trường kinh doanh

Nghiên cứu và phân tích thị trường




































Bước 4: Lập biểu đồ SWOT – Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

Hiểu người giờ đến lượt bạn phải hiểu chính mình, lập ra biểu đồ SWOT giúp bạn thống kê lại bản thân mình có thế mạnh gì để cạnh tranh, cần khắc phục và phải vượt qua những gì.

Khi đã hiểu rõ các tiềm năng của mình bạn sẽ có cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, chính xác hơn, không bị sa lầy vào những kế hoạch bất khả thi. Ví dụ điểm mạnh của bạn nằm ở nguồn hàng giá rẻ nhưng chất lượng chỉ đạt mức trung bình, vậy thì khi lên kế hoạch bán hàng bạn phải tập trung vào chiến lược giá thay vì chất, như vậy mới tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình.

lập kế hoạch kinh doanh

Cách viết kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất là lập biểu đồ SWOT


Bước 5: Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh

Bạn có một ý tưởng thật sự vĩ đại, có một kế hoạch thật sự to lớn, và liệu bạn có làm được một mình? Không đúng không, bạn cần người cùng chung chí hướng, bạn cần những nhân viên chuyên môn khác nhau.


Lúc này bạn không thể để mọi thứ loạn lên được, bạn cần tạo lập bản kế hoạch kinh doanh trong đó hệ thống phân chia hợp lý, có sự phối hợp giữa có bộ phận để tạo ra hiệu quả tốt nhất. Hãy xác lập mô hình kinh doanh của mình!


Xây dựng mô hình kinh doanh

Xây dựng mô hình kinh doanh







Bước 6: Lập kế hoạch Marketing

Một trong các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh là lập kế hoạch marketing. Đừng quên quảng bá, truyền thông thương hiệu, đây là bước có vẻ không liên quan nhưng thực chất nó rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của bạn.



Ngay từ lúc khởi nghiệp hãy thực hiện Marketing, một chiến lược dài hơi và linh hoạt sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường dễ dàng hơn, đây cũng là một trong những hướng dẫn cách lập bản kế hoạch kinh doanh khôn ngoan  nhất!














 

Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự

Việc kinh doanh của bạn sẽ ngày càng mở rộng, nhân viên tăng lên hàng chục, thậm chí hàng trăm người, bạn không thể quản lý trực tiếp mỗi người bọn họ được. Nên có một hệ thống chuyên môn giúp bạn lên kế hoạch quản lý, đào tạo, hướng dẫn và phát triển kĩ năng cho nhân viên.

các bước lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch quản lý nhân sự


Bước 8: Lập kế hoạch quản lý tài chính

Việc quản lý dòng tiền trong một doanh nghiệp là rất quan trọng, nếu bạn không biết phân bổ hợp lý rất có thể lãi không bù nổi lỗ. Cần những khoản phí gì, khi nào chi ra, khi nào thì thu vào,... Tất cả các câu hỏi đó nên đưa vào một bản kế hoạch cụ thể.


Bước 9: Kế hoạch thực hiện

Khi đã lập bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, giờ là lúc bạn vạch kế hoạch triển khai từng bước, hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều theo chuẩn quỹ đạo mà bạn đã vạch sẵn, nếu có thay đổi thì phải luôn dự trù để mọi thứ không rối tung lên.

Trên đây là 9 bước hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh mà bạn cần nhớ khi bắt tay vào thực hiện. Hi vọng sau bài viết này bạn sẽ biết cách làm kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả, hỗ trợ cho quá trình phát triển sự nghiệp của bạn.




Saturday, April 24, 2021

Shark Linh: Nếu có thu nhập 10 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư 500 ngàn đến 1 triệu vào chứng khoán, nhưng hãy đầu tư trong dài hạn

Theo Shark Linh, với số tiền tiết kiệm không nhiều, một người có thể lựa chọn đầu tư vào chứng khoán nhưng nên nắm trong tay dài hạn thay vì mua đi bán lại theo các xu hướng của thị trường.

    Shark Linh: Nếu có thu nhập 10 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư 500 ngàn đến 1 triệu vào chứng khoán, nhưng hãy đầu tư trong dài hạn

    Khi nào là thời điểm sẵn sàng để đầu tư? Lời khuyên của Shark Thái Vân Linh là ngay khi bạn có khoản thu nhập đầu tiên. Số vốn của bạn không nhất thiết phải quá lớn như đầu tư vào bất động sản mà ngược lại, có thể lựa chọn những kênh đầu tư không đòi hỏi nhiều vốn ban đầu.

    "Nếu bạn có thu nhập 10 triệu và bạn có thể dành 5-10% thu nhập để đầu tư, nghĩa là năm trăm nghìn đến 1 triệu đồng mỗi tháng thì bạn có thể đầu tư số tiền đó vào chứng khoán hoặc một sản phẩm tương tự".

    Shark Linh cho biết chị bắt đầu đầu tư chứng khoán vào năm 3 đại học với chỉ vài trăm USD. Theo lý thuyết, mọi người truyền tai nhau rằng cứ mua khi giá xuống và bán ra lúc giá lên. Shark Linh làm theo nhưng vẫn bị lỗ rất nhiều. Bởi theo lý giải của chị, ngay cả những chuyên gia nắm trong tay các công cụ phân tích thị trường còn không rõ thị trường lên xuống thế nào, thì một sinh viên đại học vừa học vừa làm lại càng không thể.

    "Bài học đầu tiên Linh rút ra là hãy chọn một cổ phiếu mà bạn đã tìm hiểu kĩ về nó, đầu tư liên tục trong một khoảng thời gian dài từ 6-12 tháng bất kể mức giá ngoài thị trường trong ngắn hạn biến động như thế nào. Việc phân nhỏ số vốn theo chu kỳ nhất định sẽ đảm bảo nguồn vốn nằm ở mức trung bình và giúp hạn chế tối đa tình trạng lỗ", Shark Linh chia sẻ.

    Một điều quan trọng nữa mà Shark Linh nhấn mạnh đó là bạn nên bắt đầu sớm.

    Sau khi thua lỗ từ năm ba đại học, Shark Linh tiết lộ chị đã bán hết cổ phiếu và dừng đầu tư cho đến khi tốt nghiệp rồi đi làm. Lúc đó, có thêm một khoản vốn nhưng chưa đủ đầu tư bất động sản nên chị quyết định quay trở lại thị trường chứng khoán thay vì để tiền trong ngân hàng. Thời điểm này, dù đã theo học một vài khóa tài chính, nhưng Shark Linh kể rằng chị chỉ đang nắm lý thuyết chứ chưa có kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, chị bắt đầu tìm kiếm và nói chuyện với các chuyên gia có kinh nghiệm đầu tư từ các công ty lớn để nhờ tư vấn và bắt đầu đầu tư trở lại.

    "Sau hai mươi mấy năm nhìn lại, vài ngàn USD ban đầu đã có thể sinh lời thành mấy trăm ngàn. Vậy trong 4 năm mà Linh đã bỏ vốn, mặc dù số tiền nhỏ nhưng nếu Linh có thể liên tục đầu tư và duy trì theo thời gian thì nó cũng đã sinh lời hơn rất nhiều".

    "Vậy nên bài học của Linh khi đầu tư chứng khoán là hãy bắt đầu sớm, tiếp tục duy trì và không nên cố gắng mua theo thị trường".

    Cũng theo Shark Linh, không chỉ chứng khoán mà điều quan trọng nhất cần nhớ là đầu tư nói chung không đảm bảo rằng bạn sẽ kiếm được tiền. Tuy nhiên, nếu nắm được thông tin thực tế về tiết kiệm, đầu tư và kỷ luật thực hiện theo một kế hoạch thông minh, nhà đầu tư sẽ có thể đạt được sự an toàn về tài chính trong nhiều năm và tận hưởng những lợi ích từ việc quản lý tiền hiệu quả của mình.

    Shark Linh khuyên trước khi bắt đầu, có một số điều quan trọng bạn cần lập kế hoạch và nghiên cứu trước khi thực hiện:

    1. Lập kế hoạch tài chính

    2. Xác định mục tiêu và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn

    3. Đa dạng hóa các khoản đầu tư

    "Khi đầu tư nghiêm túc, lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư của bạn có thể mang lại sự ổn định tài chính cho bạn và gia đình trong tương lai".

    Thay đổi rất lớn với hộ kinh doanh lớn: Phải khai thuế như doanh nghhiệp

    TTO - Hộ kinh doanh lớn sẽ phải nộp thuế theo hình thức kê khai và thực hiện chế độ kế toán như doanh nghiệp là một nội dung mới được quy định tại Luật quản lý thuế số 38. Đây là bước thay đổi rất lớn so với hiện nay.

    Thay đổi rất lớn với hộ kinh doanh lớn: Phải khai thuế như doanh nghiệp - Ảnh 1.

    Theo quy định mới, chỉ các hộ kinh doanh nhỏ nộp thuế theo phương thức khoán, còn các hộ kinh doanh lớn phải nộp thuế theo hình thức kê khai - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Tạ Thị Phương Lan - phó vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ, vừa và hộ kinh doanh (Tổng cục Thuế) - cho biết tới đây các hộ kinh doanh có quy mô lớn sẽ phải thực hiện sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ như một doanh nghiệp siêu nhỏ, nhưng ở mức đơn giản hơn.

    Thúc đẩy hộ lên doanh nghiệp

    Cụ thể, tại dự thảo thông tư hướng dẫn quản lý thuế với hộ kinh doanh lớn, Bộ Tài chính đề xuất các hộ kinh doanh lớn có thể kê khai thuế theo tháng hoặc quý và không phải quyết toán thuế.

    Các hộ này cũng sẽ phải thực hiện việc khai và nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử khi cơ quan thuế triển khai điện tử hóa. Khi cơ quan thuế chưa triển khai, họ vẫn khai hồ sơ giấy và sử dụng hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in.

    Trước quy định này, nhiều chủ hộ kinh doanh lớn cho rằng việc kê khai đầu vào đầu ra sát với hoạt động thực tế cũng nên làm. Tuy nhiên, nhiều hộ băn khoăn. Như ông Nguyễn Phương Ân, chủ hộ kinh doanh tuyến vận tải liên tỉnh Phú Thọ - Hà Nội, lo ngại sẽ phải tốn thêm chi phí thuê kế toán.

    Ông này cũng đặt vấn đề nếu buộc hộ kê khai thuế như doanh nghiệp thì có được khấu trừ chi phí hợp lý trước khi tính thuế như doanh nghiệp hay không? Mặt khác, hộ kinh doanh lớn có được xuất hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT)?

    Ông Nguyễn Văn Được, tổng giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng trên thực tế có những hộ kinh doanh có doanh thu rất lớn, quy mô như một doanh nghiệp nhưng vẫn nộp thuế khoán như những hộ kinh doanh nhỏ. Như vậy là không công bằng.

    Thời gian qua cơ quan thuế vận động hộ cá nhân lên doanh nghiệp nhưng do không có biện pháp bắt buộc nên họ vẫn ở trong mô hình hộ vì không phải thực hiện các chế độ kế toán, không bị thanh tra kiểm tra...

    TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, cho rằng việc yêu cầu các hộ kinh doanh lớn phải thực hiện sổ sách kế toán là một bước để thúc đẩy các hộ lên doanh nghiệp. Tuy nhiên theo ông Tú, việc yêu cầu các hộ lớn kê khai thuế theo đúng doanh thu từng được cơ quan thuế thực hiện nhưng thất bại.

    Chẳng hạn một hộ kinh doanh đang được khoán doanh thu 1 tỉ đồng/tháng, hộ bên cạnh cũng khoán 1 tỉ, nếu họ kê khai lên 1,5 tỉ, nhưng hộ bên cạnh chỉ kê khai 1 tỉ, họ sẽ thấy "thật thà thì thua thiệt". Khi đó, họ phải nộp thuế nhiều hơn, khó cạnh tranh được với hộ kinh doanh khác. Trong khi nếu vẫn kê khai và nộp thuế với doanh thu như cũ thì họ cũng không bị gì.

    Ngăn chặn nạn mua bán hóa đơn

    Về mục đích chính của quy định quản lý thuế đối với hộ kinh doanh lớn được đưa vào luật, bà Lan nhấn mạnh là để quản lý chặt chẽ những hộ lớn sử dụng hóa đơn GTGT, tránh buôn bán hóa đơn GTGT để hợp thức hóa đầu vào cho doanh nghiệp. Hiện cả nước có hơn 100.000 hộ lớn, hoạt động tập trung ở các thành phố lớn.

    Vì quy định lâu nay là các hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn áp dụng thuế khoán, không phải lưu giữ sổ sách kế toán, chứng minh đầu vào, kê khai với cơ quan thuế, trong khi đó họ vẫn xuất hóa đơn GTGT bình thường. Vì vậy, một số hộ kinh doanh lợi dụng việc này để buôn bán hóa đơn GTGT mặc dù không có hoạt động sản xuất kinh doanh.

    "Tới đây các hộ phải thực hiện sổ sách kế toán và kê khai định kỳ với cơ quan thuế về các chi phí liên quan đến hàng hóa dịch vụ đó", bà Lan nhấn mạnh.

    Về chế độ kế toán với đối tượng này, Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo thông tư với nguyên tắc rất đơn giản và không phải quyết toán thuế, báo cáo tài chính như doanh nghiệp. Hộ không bị tính thuế doanh thu trừ chi phí, không hạch toán các tài khoản như doanh nghiệp mà chỉ có 4 sổ để theo dõi doanh thu, tiền lương, thu chi và hàng hóa dịch vụ mua vào.

    Vậy tới đây hộ kinh doanh phải có 4 sổ theo dõi và phải gửi cho cơ quan thuế hằng tháng hoặc quý có cần phải thuê kế toán hay không? Bà Tạ Thị Phương Lan cho rằng bất kỳ ai kinh doanh, ngay cả tiểu thương ở chợ dân sinh, cũng phải có ghi chép, sổ sách theo dõi. Họ đang làm bình thường.

    Với quy định mới, chỉ hợp thức hóa bằng quy định và buộc họ phải lưu giữ và xuất trình, với hình thức hết sức đơn giản.

    Bà Lan cũng thông tin hộ kinh doanh lớn sẽ không được xuất hóa đơn GTGT do họ tự phát hành mà chỉ được xuất hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT do cơ quan thuế in. Về tính thuế đối với hộ lớn, bà Lan cho hay vẫn tính thuế trên doanh thu chứ không phải doanh thu trừ chi phí.

    "Số thuế nộp sẽ kê khai theo thực tế doanh thu chứ không khoán nữa. Thực tế bao nhiêu, trên hóa đơn bao nhiêu thì nộp thuế bấy nhiêu. Họ sẽ phải lưu giữ hóa đơn chứng từ đầu vào để chứng minh nguồn gốc đầu vào hàng hóa là hợp pháp, dịch vụ là có thật.

    Còn trước đây, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn sẽ phải nộp thuế theo mức khoán và nộp thêm một lần nữa trên hóa đơn" - bà Lan nói.

    Hộ nào phải theo diện như doanh nghiệp?

    Theo dự thảo, tùy theo lĩnh vực kinh doanh và quy mô doanh thu, hộ kinh doanh có 10 lao động nộp bảo hiểm sẽ phải thực hiện sổ sách kế toán như doanh nghiệp siêu nhỏ.

    Cụ thể, tổng doanh thu của năm từ 3 tỉ đồng đối với hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng; từ 10 tỉ đồng với những hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ...

    Nên có chính sách khuyến khích

    TS Nguyễn Ngọc Tú cho rằng bên cạnh chính sách đưa hộ kinh doanh lớn "vào khuôn", cần có các cơ chế khuyến khích họ, chẳng hạn trong thời gian đầu, từ 6 tháng đến 1 năm nếu họ kê khai doanh thu cao hơn thì cơ quan thuế vẫn chỉ thu theo mức thuế cũ, thậm chí có chính sách vinh danh họ.

    Về phía người tiêu dùng, Nhà nước phải có chính sách khuyến khích mua hàng lấy hóa đơn, chẳng hạn dùng hóa đơn để quay xổ số. Việc này nhiều nước đã làm rất thành công, người tiêu dùng sẽ đòi hóa đơn khi mua hàng. Khi đó hộ kinh doanh có muốn giấu doanh thu cũng không giấu được.

    Ông Nguyễn Văn Được cũng đề xuất nên có xổ số hóa đơn định kỳ. Kinh phí mà Nhà nước bỏ ra rất nhỏ nhưng giúp mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp sớm thành hiện thực.

    Saturday, May 2, 2015

    TÌM Ý TƯỞNG KINH DOANH


    Ý tưởng?
    🚃. Theo định hướng khách hàng: Khách hàng cần hàng hóa thế này và tôi có thể đáp ứng
    🚃. Theo định hướng hàng hóa: Tôi biết sp này, tôi có điều kiện, tôi sẽ kd mặt hàng này.
    HÃY LẮNG NGHE
    ⚡ . Những khó khăn về dịch vụ, sp của chính bạn
    ⚡ . Khó khăn thấy được trong công ty bạn làm
    ⚡ . Lắng nghe người xung quanh
    ⚡ .  Những gì còn thiếu trong cộng đồng xung quanh?
    🏡 Các chủ doanh nghiệp thường nhìn ra cơ hội trong vấn đề của người khác!


    Welcome: https://m.youtube.com/user/phungthanhtuan

    ĐIỀU GÌ GIÚP CHO MỘT DOANH NGHIỆP NHỎ THÀNH CÔNG

    Loại hình
    +. Kinh doanh thương mại
    +. Kinh doanh sản xuất
    +. Kinh doanh dịch vụ
    ĐIỀU GÌ GIÚP DOANH NGHIỆP NHỎ THÀNH CÔNG
    1. Buôn bán
    🚀. Địa điểm và hình thức đẹp
    🚀. Phương pháp bán hàng tốt
    🚀. Chủng lọa hàng phong phú
    🚀. Giá cả phải chăng
    🚀. Lượng hàng lưu kho hợp lý
    🚀. Tôn trọng khách hàng
    2. Dịch vụ
    🚀. Cung cấp dịch vụ đúng lúc
    🚀. Chất lượng dịch vụ
    🚀. Địa điểm phù hợp
    🚀. Thỏa mãn khách hàng
    🚀. Giữ chữ tín
    🚀. Giá
    🚀. Sau bán hàng
    3. Sản xuất
    🚀. Hiệu quả
    🚀. Bố trí hợp lý
    🚀. Quản lý nguyên vật liệu
    🚀. Năng suất lao động
    🚀. Chất lượng sản phẩm
    🚀. An ninh an toàn
    4. Nông Lâm Ngư nghiệp
    🚀. Sử dụng, bảo tồn hiệu quả đất đai, nguồn nước
    🚀. Bảo quản vận chuyển sản phẩm
    🚀. Quản lý chi phí tốt
    NÊN BẮT ĐẦU TỪ QUY MÔ NHỎ
    Khi bắt đầu cho một kd mới, quy mô nhỏ là ý tưởng thích hợp
    🚼. Bank thường không cho dn mới thành lập vay
    🚼. Bạn nên tiếp tục công việc cũ và chỉ dành nửa thời gian cho công việc mới cho tới khi ổn định
    🚼. Chồng hoặc vợ nên giữ công việc cũ đến khi ổn định
    🚼. Thời gian đầu nên thuê mượn thiết bị chưa nên mua
    🚼. Thuê công nhân làm nửa thời gian trước khi thuê cả ngày
    🚼.  Mua thiết bị cũ
    🚼. Mở rộng để có thêm việc kd mới. Đừng né tránh khó khăn tài chính
    🚼. Lập kế hoạch mở rộng kd khi lợi nhuận tăng

    Welcome: https://m.youtube.com/user/phungthanhtuan

    ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHO KINH DOANH


    Bên cạnh kỹ năng kinh doanh Tiền là điều khá quan trọng, cũng khó để trông chờ một khoản tiền vay từ các tổ chức nếu không có yếu tố đảm bảo hợp lý.
    Bạn phải sử dụng một khoản tiền riêng để bắt đầu kinh doanh
    Bạn không thể bỏ tất vốn liếng vào kd. Nếu gia đình bạn không còn nguồn thu nào khác thì ít nhất phải dành lại một khoản để đảm bảo sinh hoạt gia đình cho đến khi việc kd có thu nhập và có lãi. Nói chung một công việc kinh doanh mới sẽ phải mất ít nhất 3 tháng mới có đủ lãi để trang trải các sinh hoạt phí của chủ dn.
    Bạn nên chuẩn bị một bản tóm tắt tình hình tài chính của mình.


    Welcome: https://m.youtube.com/user/phungthanhtuan

    TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC LÀM CHỦ DOANH NGHIỆP

    Nhiều người thành công trong kinh doanh nhưng khi mới bắt đầu họ chưa có các tính cách hay kỹ năng cần thiết. Các kỹ năng có thể học hỏi được, tính cách có thể rèn luyện được và hoàn cảnh cũng có thể khắc phục được. Thậm chí bạn có thể khắc phục những điểm yếu và biến nó trở thành điểm mạnh.
    1. Nếu bạn cho tay nghề kỹ thuật là điểm yếu, hãy quyết định xem bạn sẽ tiếp thu những kỹ năng đó ở đâu để phục vụ kinh doanh. Có thể là sẽ học thêm, thuê những công nhân lành nghề hay tìm những bạn hàng có chuyên môn bạn cần.
    2. Nếu bạn cho kỹ năng quản trị là điểm yếu, bạn có thể học thêm bằng cách đọc sách về quản trị kinh doanh, hay học thêm các khóa về QTKD
    3. Nếu bạn cho kiến thức về lĩnh vực kinh doanh là một điểm yếu, có lẽ bạn nên tìm một bạn  hàng có kinh nghiệm hoặc một ai đó có thể cho bạn lời khuyên.

    Welcome: https://m.youtube.com/user/phungthanhtuan

    Thursday, April 30, 2015

    PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA BẢN THÂN VỚI TƯ CÁCH LÀ CHỦ DOANH NGHIỆP

    Cá nhân ảnh hưởng rất lớn đến thành công trong việc kinh doanh  của bạn. Bạn phải đánh giá bản thân xem có tính cách, kỹ năng và những điều kiện cần có hay không. Một nghiệp chủ thành đạt không thành công do dgặp may mắn mà do làm việc tích cực và có kỹ năng kinh doanh.

    1. Quyết tâm
    2. Động cơ
    3. Chữ tín
    4. Sức khỏe
    5. Chấp nhận rủi ro
    6. Ra quyết định
    7. Điều kiện gia đình
    8. Tay nghề kỹ thuật
    9. Kỹ năng quản lý kinh doanh
    10. Kiến thức về ngành hàng kinh doanh

    Welcome: https://m.youtube.com/user/phungthanhtuan

    Wednesday, April 29, 2015

    THÁCH THỨC KHỞI NGHIỆP


    Khởi sự kinh doanh là bước đi dài và có thể thay đổi cuộc đời bạn. "Không có con đường trải hoa hồng nào dẫn đến thành công cả!" Nếu bạn đã có một công việc ổn định, nên cân nhắc kỹ việc phải từ bỏ các đảm bảo, phúc lợi, các khoản tiền được trả thường xuyên. Tiến hành một công việc kinh doanh sẽ rất căng thẳng. Bạn phải tính đến những thách thức đáng sợ phải đối mặt. Công việc kd của bạn có thể thất bại và người chủ sẽ thua lỗ đơn giản do:
    1/ Các vướng mắc trong công tác quản lý
    2/ Gian lận và trộm cắp
    3/ Thiếu kỹ năng và chuyên môn
    4/ Kinh nghiệm không đều
    5/ Các vấn đề về tiếp thị
    6/ Quản lý về tiền mặt và các khoản tín dụng kém
    7/ Chi phí fốn kém
    8/ Quá nhiều vốn đọng dưới dạng tài sản
    9/ Quản lý hàng tồn kho kém
    10/ Địa điểm kinh doanh
    11/ Khách quan

    PHẢI CỐ GẮNG NHƯ THẾ NÀO?
    1/ Làm việc suốt ngày đêm
    2/ Không có ngày nghỉ, dưỡng bệnh khi ốm đau
    3/ Chịu rủi ro với tài sản của mình
    4/ Không được hưởng những phúc lợi từ công việc trước đó
    5/ Lo lắng về các vấn đề kinh doanh, thậm chí bản thân không được hưởng lương
    6/ Phải sắn tay vào cả những việc mà bạn không thích vì công việc kd
    7/ Không có thời gian cho bạn bè gia đình

    NHƯNG BẠN SẼ
    1/ Không phải tuân thủ mệnh lệnh
    2/ Làm việc với nhịp độ của chính bạn
    3/ Được công nhận, có uy tín và thu được lợi nhuận nếu làm việc tốt
    4/ Có khả năng tự kiểm soát cuộc sống của mình hơn
    5/ Được tận hưởng cảm giaic sáng tạo, đóng góp cho cộng đồng và đất nước.


    Welcome: https://m.youtube.com/user/phungthanhtuan

    KINH DOANH PHẢI NHƯ THẾ NÀO?!


    Vì mục đích lợi nhuận nên xèng rút ra phải lớn hơn bỏ vào kinh doanh. Công việc kinh doanh thành công phải là: Có hiệu quả và liên tục trong nhiều kỳ/ nhiều năm.

    Welcome: https://m.youtube.com/user/phungthanhtuan

    KINH DOANH LÀ GÌ?

    Kinh doanh là hoạt động được một cá nhân hay một nhóm người thực hiện với mục đích tạo ra lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh là sản xuất hoặc mua hàng hóa dịch vụ về bán cho khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh có hai loại lưu thông là lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ , trái ngược nhau.

    Welcome: https://m.youtube.com/user/phungthanhtuan

    Kinh doanh?

    Thành công của bất kì doanh nghiệp nào đều phụ thuộc phần lớn vào tính cách Cá nhân, kỹ năng cùng khả năng tài chính của người chủ doanh nghiêp. Trước khi quyết định hoạt động kinh doanh, bạn phải suy nghi một cách trung thực về bản thân và tìm hiểu xem bạn có phải loại người phù hợp với việc kinh doanh hay không.