Showing posts with label CPU. Show all posts
Showing posts with label CPU. Show all posts

Thursday, May 7, 2015

PHÂN BIỆT MÃ MÀU DÂY BỘ NGUỒN MÁY TÍNH ATX

I. BỘ NGUỒN, MÀU DÂY BỘ NGUỒN

Bộ Nguồn máy tính để bàn (Power PC) có chức năng chuyển đổi nguồn điện lưới xoay chiều 110v/220v – 50Hz thành dòng điện 1 chiều có các điện áp +3v,-3v,+5v,-5v,+12v,-12v. Phần điện áp thứ cấp sẽ được sử dụng cho các thiết bị trong máy tính như : Mainboard, HDD, CD ROM .v.v. Và để phân biệt các mức điện áp này chúng ta sử dụng mã màu dây như sau :








 
DÂY
MÀU
TÍN HIỆU
DÂY
MÀU
TÍN HIỆU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Cam
Cam
Đen
Đỏ
Đen
Đỏ
Đen
Xám
Tím
Vàng
+3,3v
+3,3v
nối đất
+5v
nối đất
+5v
nối đất
Pw good
+5vs
+12v
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Cam
Xanh da trời
Đen
Xanh lá
Đen
Đen
Đen
Trắng
Đỏ
Đỏ
+3,3v
-12v
nối đất
Pw on
nối đất
nối đất
nối đất
-5v
+5v
+5v










KIỂM TRA SƠ LƯỢC BỘ NGUỒN:






  • Bước 1. Tháo tất cả các chân của nguồn rời khỏi mainboard, ổ cứng và các linh kiện khác nếu có.
  • Bước 2. Chuẩn bị 1 sợi dây điện, bóc vỏ nhựa 2 đầu. (tốt nhất là dây đồng 1 lõi).
  • Bước 3. Cắm dây nguồn. Lưu ý: 1 số loại nguồn có công tắc tắt mở ngay chỗ dây nguồn. Bạn bật công tắc vị trí ON/ hoặc 1.Cắm dây nguồn vào ổ điện. Vừa cắm vừa lắng nghe có tiếng sẹt điện tức là dây nguồn đã thông, bộ nguồn đã được cấp điện.
  • Bước 4. Dùng sợi dây điện đã chuẩn bị trên, nối dây màu xanh lá cây với 1 dây màu đen bất kỳ. Quạt quay chứng tỏ nguồn còn "sống".

  • Lưu ý: Đây là cách kiểm tra đơn giản để phát hiện nguồn "sống" hay "chết". Trường hợp máy chạy không ổn định cũng rất có thể lỗi do nguồn, nguồn yếu. Bạn thay thử 1 bộ nguồn đang dùng tốt. Nếu thấy hết lỗi thì bạn tiến hành thay nguồn mới.
-----------
II. MÀU DÂY USB, CHUỘT












Các trường hợp khác có thể gặp:



Chú thích

 

·        GND: Mass (Ground)

·        D-: Data -

·        D+: Data +

·        5V: Nguồn dương

·        +5v và dây GND là 2 dây để sạc nguồn 5v cho điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác. Còn dây D+ và D- là 2 dây truyền data.


Chú ý: Có 2 trường hợp thứ tự của vị trí dây data

 

·        TH1: VCC D+ D- GND

·        TH2: VCC D- D+ GND





III. CÁC LOẠI CABLE MÁY TÍNH


Có nhiều chuẩn cũng như nhiều loại dây cáp kết nối khác nhau được sử dụng cho máy vi tính ngày nay. Mỗi loại dây cáp kết nối với PC hay laptop thông qua một giao diện nhất định để truyền tín hiệu tương tự hay tín hiệu số, âm thanh hay hình ảnh. Bài viết sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa các loại dây cáp máy tính và công dụng của từng loại cáp đó.



 

VGA

     Ra đời từ những năm 1980, VGA (Video Graphics Array) đã trở thành đầu kết nối tiêu chuẩn được dùng để nối một máy tính với một màn hình. Mãi tới gần đây, nó mới bớt phổ biến do xu hướng chuyển dịch từ kết nối tương tự sang kết nối kỹ thuật số. Hơn nữa, nếu quan sát trên bất cứ card đồ họa hay thiết bị hiển thị nào bạn đều sẽ thấy một cổng VGA.

     Dây cáp VGA có thể được nhận diện bằng 15 chân cắm được xếp theo 3 hàng, mỗi hàng 5 chân tại đầu nối. Mỗi hàng tương ứng với 3 kênh màu hiển thị khác nhau: đỏ, xanh nước biển và xanh da trời.






DVI

 

     Kết nối DVI (Digital Visual Interface) đã trở thành người kế vị cho VGA khi công nghệ chuyển dịch từ tương tự sang kỹ thuật số. Những màn hình số như LCD mang lại chất lượng cao hơn và sớm trở thành tiêu chuẩn của thị trường cho giải trí gia đình.

     Các đầu nối DVI gồm 3 loại:
    - DVI-A: Phát tín hiệu tương tự, cho phép tương thích ngược với VGA (hữu ích cho các màn hình CRT và LCD chất lượng thấp hơn).
     - DVI-D: Phát các tín hiệu số công nghệ mới hơn.
     - DVI-I: Phát cả tín hiệu tương tự và tín hiệu số.

Trong những trường hợp nhất định, bạn có thể cần một dây cáp chuyển đổi VGA – DVI hay DVI – VGA.






HDMI

     Ở thập kỷ trước, truyền hình phân giải cao đã trở thành tiêu chuẩn mới. Không giống như VGA và DVI, HDMI truyền cả tín hiệu video và audio đồng thời. Các tín hiệu chỉ ở dạng số, do vậy HDMI chỉ tương thích với những thiết bị đời mới hơn.
     Có 4 loại đầu nối HDMI:
    - Loại A là phổ biến nhất. Đầu nối này có 19 chân cắm trên đầu đực. Loại A tương thích với các kết nối DVI-D đơn link.
    - Loại B to hơn loại A, gồm 29 chân cắm ở đầu đực. Loại B tương thích với kết nối DVI-D link kép.
    - Loại C là một đầu nối 19 chân được sử dụng nhiều nhất cho các thiết bị bỏ túi, như máy quay và máy ảnh kỹ thuật số.
    - Loại D nhìn tương tự như một đầu nối micro-USB. Nó cũng có 19 chân cắm.






USB

Từ trái sang phải: micro USB, mini USB, USB chuẩn loại B và USB chuẩn loại A (cả đầu cái và đực).

     Kết nối USB có lẽ là loại kết nối phổ biến nhất trên thế giới hiện tại. Gần như mọi thiết bị ngoại vi máy tính như bàn phím, chuột, tai nghe, ổ lưu trữ ngoài… đều có thể kết nối tới máy tính thông qua cổng USB. Có nhiều chuẩn USB khác nhau:
    - USB 1.0/1.1 có thể phát dữ liệu với tốc độ lên tới 12 Mbps.
    - USB 2.0 có thể phát dữ liệu tại tốc độ lên tới 480 Mbps và tương thích với các phiên bản USB cũ hơn. Tại thời điểm này, USB 2.0 là loại kết nối phổ biến nhất trên thị trường.
    - USB 3.0 có thể phát dữ liệu ở tốc độ tới 4,8 Gbps. Nó tương thích với các phiên bản USB trước đây.
    Biến thể mini USB và micro USB thường được dùng cho các thiết bị bỏ túi nhỏ hơn như PDA, điện thoại và máy ảnh số. Các đầu nối USB tiêu chuẩn thường được sử dụng trên những thiết bị như ổ cứng ngoài, bàn phím và chuột.



Type C






IDE

     IDE (Itegrated Drive Electronics) đã được dùng để kết nối các thiết bị lưu trữ với bo mạch chủ. Nếu bạn đã từng mở một ổ cứng cũ thì bạn có thể biết được đầu nối IDE trông như thế nào. Nó là dây cáp dẹt rộng như ruy băng với nhiều hơn hai đầu cắm.
     Các đầu nối trên một dây cáp IDE có 40 chân. Loại ổ nhỏ 2,5 inch sử dụng IDE 44 chân.







SATA

     Những ổ cứng đời mới hơn sử dụng các cổng SATA (Serial Advanced Technology Attachment) thay cho IDE. Trên thực tế, SATA được thiết kế để kế tục IDE và nó đã làm rất tốt điều này. So với IDE, SATA mang lại tốc độ truyền dữ liệu cao hơn. Bo mạch chủ cần phải tương thích với SATA nhưng thực tế ngày nay hầu hết các bo mạch đều hỗ trợ SATA.








eSATA

     Công nghệ eSATA (External Serial Advanced Technology Attachment) là sự cải tiến từ cáp SATA. Nó làm công nghệ SATA khả dụng ở dạng ngoại vi. Trên thực tế, eSATA không khác mấy SATA nhưng lại cho phép kết nối tới những thiết bị như ổ cứng ngoài và ổ đĩa quang. Điều này rất hữu ích do eSATA mang lại tốc độ nhanh hơn cả FireWire và USB.







FireWire

     Mục đích của FireWire tương tự như USB: Truyền dữ liệu tốc độ cao cho các thiết bị ngoại vi. Các thiết bị băng thông lớn, như máy in và máy quét sẽ được hưởng lợi từ FireWire. Với bất cứ lý do nào thì FireWire không phổ biến bằng USB. Dây cáp FireWire có hai dạng: 1394a (tốc độ 400 Mbps) và 1394b (tốc độ 800 Mbps).







Ethernet

     Dây cáp Ethernet được dùng để thiết lập các mạng nội bộ. Trong hầu hết trường hợp, Chúng được dùng để kết nối các router với modem và máy tính. Nếu đã từng thử cài đặt hay sửa lỗi cho một router gia đình thì bạn đã được thao tác với cáp Ethernet. Ngày nay, có ba loại kết nối Ethernet:
     - Cat 5: Là loại cơ bản nhất, cung cấp tốc độ 10 Mbps hoặc 100 Mbps.
     - Cat 5e: Hay Cat 5 cải tiến, cho phép truyền dẫn dữ liệu ở tốc độ nhanh hơn bản tiền nhiệm (1000 Mbps).
     - Cat 6 là mẫu mới nhất và mang lại hiệu năng tốt nhất. Nó hỗ trợ tốc độ lên tới 10 Gbps.
     Các loại dây cáp trên đây là những loại phổ biến nhất và bạn có thể dễ dàng bắt gặp chúng ngay tại nhà mình.








Theo MakeUseO








Thursday, April 16, 2015

ĐÃI VÀNG TỪ LINH KIỆN MÁY TÍNH

Phần 2: chiết xuất Vàng từ CPU

Nhắc lại: Tuyệt đối không tự thao tác tại nhà- nơi không đủ dụng cụ phương tiện phù hợp. Các hóa chất sử dụng là rất nguy hiểm!
---


Khác với bo mạch chủ, những chiếc CPU cũng mang lại một lượng bạc khá nhiều. Ngoài ra thì vàng cũng thường được mạ trên các chân và các đế gắn vi xử lý với một hàm lượng tương đối cao so với các linh kiện khác.


Ở phần một của bài viết, chúng ta đã hiểu rõ được cách thức thu hồi vàng từ bo mạch chủ. Ở phần hai của bài viết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thức chiết xuất vàng và bạc từ những chiếc CPU cũ. Khác với bo mạch chủ, những chiếc CPU cũng mang lại một lượng bạc khá nhiều. Ngoài ra thì vàng cũng thường được mạ trên các chân và các đế gắn vi xử lý với một hàm lượng tương đối cao so với các linh kiện khác.


Vẫn là lời khuyên cũ dành cho bạn nhưng nó không bao giờ thừa: Các công việc liên quan đến các loại hóa chất là rất nguy hiểm. Thế nên bạn đừng cố gắng thử nghiệm công việc này tại nhà.

Đầu tiên chúng ta sẽ ngâm các bộ vi xử lý vào dung dịch axít nitric đậm đặc trong một khoảng thời gian.



Ở quá trình này axít nitric sẽ phản ứng mạnh mẽ với các kim loại như bạc và đồng. Vàng sẽ không phản ứng với axít nitric nên sẽ bị giữ lại.



Hãy so sánh hai chiếc bình thủy tinh trong hình bình bên trái có chứa CPU vừa mới được cho vào dung dịch axít nitric đậm đặc còn bình bên phải có CPU đã được cho vào axít trong vài phút. Ở bình bên phải, dung dịch axít đã chuyển sang màu xanh đặc trưng do có sự xuất hiện của đồng nitrat và giải phóng ion Cu2+, nếu để ý kỹ hơn, bạn sẽ thấy một chất khí màu nâu sinh ra đó là NO2 (nitrogen dioxide). Phương trình phản ứng sau đây sẽ diễn ra.


Cu + HNO3 -> Cu(NO3)2 + NO2 + H2O.


Phản ứng hóa học này sẽ diễn ra ngày càng nhanh và mạnh hơn vì thế bạn cần phải cẩn thận để tránh hít phải khí NO2 có thể gây ngộ độc.



Sau một vài tuần, dung dịch axít đã chuyển sang màu xanh thẫm, màu sắc đặc trưng của ion Cu2+. Đồng và bạc đã bị tan ra trong dung dịch axít trong khi vàng thì vẫn bị giữ lại.



Tiếp theo chúng ta tiến hành lấy các bộ xử lý ra khỏi dung dịch.



Sau đó ta sẽ lọc các tạp chất trong dung dịch axít.


Tiếp đến chúng ta cho muối ăn (NaCl) vào dung dịch này.



Dung dịch bạc nittorat sẽ bị kết tủa thành bạc clorua do có phản ứng sau xảy ra.


AgNO3 + NaCl -> AgCl + NaNO3.


Bây giờ chúng ta cho thêm vào đó một chút axit HCl rồi cho một miếng kẽm vào dung dịch. Phản ứng này sẽ tỏa nhiều nhiệt.

 Sau một vài giờ, kim loại bạc đã xuất hiện. Trong hình bạn có thể thấy các kết tủa bạc clorua đã bắt đầu bị đen đi trong ánh sáng do tính chất của bạc clorua. Kẽm đã phản ứng với axit HCl và tạo thành khí H2 và kẽm clorua.




Zn + HCl -> H2 + ZnCl2.

Sau đó H2 sẽ tác dụng với bạc clorua và tạo thành bạc kết tủa.


H2 + 2AgCl -> 2Ag + 2HCl.


Bước tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành lọc dung dịch để lấy ra bột kim lọai bạc. Bạn hãy để khối bột này khô.



Khi bột bạc đã khô, chúng ta cần phải nung loại bột này bằng ngọn lửa oxy-butan (đèn khò).



Cuối cùng chúng ta đã có một thỏi bạc nho nhỏ với kích thước gần bằng một đồng xu! Tất nhiên là nó không phải là bạc tinh khiết 100% vì phương pháp này vẫn còn thủ công và có nhiều hạn chế.



Vậy là ta đã kết thúc việc chiết xuất bạc, bây giờ thì hãy quay trở lại với những chiếc CPU để cùng lấy vàng ra. Bạn hãy rửa sạch đống CPU ở trên bằng nước cất rồi ngâm chúng trong hỗn hợp axít HCl và nước Oxy già nồng độ 3% với tỉ lệ 2:1.



Ngâm đống CPU trong dung dịch này khoảng vài giờ.



Sau đó ta tiến hành lọc để thu hồi vàng và các tạp chất khác.



Trong giấy lọc sẽ là một hỗn hợp của kim loại và các tạp chất khác nhau. Chúng ta sẽ cho tất cả mọi thứ vào hỗn hợp của axit HCl 35% và nước giaven 5% với tỷ lệ 2:1. Phản ứng này tỏa và sinh ra khí Clo cực kỳ nguy hiểm nên các bạn phải hết sức cẩn thận.


HCl + NaClO -> Cl2 + NaCl + H2O.


Khí Clo sẽ phản ứng với vàng để tạo thành vàng clorua. Chúng ta tiếp tục tiến hành lọc một lần nữa, các tạp chất sẽ bị giữ lại chỉ còn lại dung dịch vàng clorua.



Để chiết xuất vàng ta sẽ cần làm kết tủa dung dịch muối vàng bằng dung dịch NaHSO3. Bạn cần hòa tan một loại bột nhỏ màu trắng có tên là Sodium metabisulfite vào nước, phương trình sau sẽ xảy ra.


Na2S2O5 + H2O -> NaHSO3.


Sau khi đã có NaHSO3 bạn có thể tiến hành làm kết tủa vàng bằng phản ứng:


NaHSO3 + AuCl3 + H2O -> NaHSO4 + HCl + Au.

Khi phản ứng đã kết thúc, bạn có thể thấy bột vàng lắng đọng lại dưới đáy của bình thủy tinh.

Cũng giống như với bạc, ta sẽ lấy bột vàng ra để khô rồi dùng ngọn lửa Oxy-butan để làm tan chảy nó.


Bột vàng để khô.


Nung bột vàng bằng ngọn lửa oxy-butan.


Và cuối cùng chúng ta đã có vàng được lấy ra từ CPU.


Vậy là qua hai phần của bài viết các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về cách thức con người thu hồi và tái chế để sử dụng lại các kim loại quý trong các linh kiện điện tử. Đây là một việc làm khá là cần thiết vì số lượng tài nguyên bạc và vàng trên trái đất là có hạn và nếu không có một cách thức tái chế hợp lý thì lượng tài nguyên này sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt. Hơn nữa đây cũng là một cách để giảm rác thải và bảo vệ môi trường.

http://genk.vn/tacgia-18/tung-pham.chn
Tham khảo: Tomshardware

***********