Tuesday, November 26, 2024
Sunday, November 24, 2024
Mua bán Bitcoin ở Việt Nam có vi phạm luật không?
Việc sử dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán là vi phạm pháp luật, còn đầu tư Bitcoin hiện vẫn chưa có quy định điều chỉnh tại Việt Nam.
Bitcoin - đại diện cho tiền ảo (hay tiền kỹ thuật số) từ lâu được giới đầu cơ coi là loại tài sản giá trị dùng để đầu tư và "để dành", bảo vệ mọi người khỏi những bất ổn chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, điều đáng nói là đồng tiền ảo này có rất nhiều vấn đề khiến nó trở thành một loại hình đầu tư kém minh bạch.
Thời gian gần đây, Bitcoin đã tăng mạnh trở lại, và ngày càng thu hút các nhà đầu tư muốn dựa vào đồng tiền này để "kiếm lời". Với việc Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự không được pháp luật công nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp, liệu các hoạt động liên quan tới tiền ảo có bị cấm tại Việt Nam?
Mua bán tiền ảo trên mạng có vi phạm pháp luật không?
Trao đổi với Dân trí, luật sư Lê Minh Trường - Giám đốc Công ty Luật TNHH Minh Khuê, cho biết hiện Pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào điều chỉnh về vấn đề coi đồng tiền ảo và Bitcoin như một loại hàng hóa, một đối tượng để trao đổi mua bán.
Điều này có nghĩa là Nhà nước chưa công nhận giao dịch bằng tiền ảo trên mạng Internet nên khi có tranh chấp thì có thể xem đây là giao dịch vô hiệu. Nói cách khác tại Việt Nam, việc kinh doanh tiền ảo đang ở mức "không cấm cũng không cho". Việc sử dụng bitcoin như một phương tiện thanh toán là vi phạm pháp luật, còn đầu tư bitcoin thì vẫn chưa có quy định điều chỉnh.
Về cơ bản, tiền ảo có khả năng chuyển đổi có thể phân thành 2 loại tiền là tiền ảo tập trung và tiền ảo phi tập trung. Trong đó tiền ảo tập trung là đồng tiền có một tổ chức kiểm soát, quản lý duy nhất, tức là có bên thứ ba kiểm soát hệ thống tiền ảo đó. Tổ chức này phát hành tiền ảo, thiết lập các quy định sử dụng tiền ảo, duy trì một sổ cái ghi chép giao dịch trung tâm và có quyền thu hồi lại tiền ảo.
Trong khi đó, tiền ảo phi tập trung với điển hình là Bitcoin do không có tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm và quản lý, nên có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp...
Dẫu vậy, Luật sư Trường cho biết hình thức kinh doanh tiền ảo tại Việt Nam chưa được định danh rõ đó là tội rửa tiền hay không, bởi chưa thể xác định nguồn tiền mà người ta dùng để mua tiền ảo có phải là tiền bất hợp pháp hay không.
Do đó, các cơ quan điều tra tội phạm chỉ có thể khởi tố những đối tượng này về tội kinh doanh trái phép mà chưa thể khép vào tội có mức độ nặng hơn là rửa tiền.
Cấm phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo tại Việt Nam
Theo Ngân hàng Nhà nước, tiền ảo là sự thể hiện giá trị dưới dạng điện tử mà giá trị này có thể giao dịch, mua bán, trao đổi bằng phương thức điện tử và có chức năng trung gian trao đổi, thước đo giá trị và tích lũy giá trị nhưng không được công nhận là tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán hợp pháp tại bất kỳ quốc gia nào.
Tại Việt Nam, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không được pháp luật công nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp, kể từ ngày 1/1/2018. Do đó, việc phát hành, cung ứng và sử dụng Bitcoin cũng như các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.
Ngoài ra, kinh doanh tiền ảo cũng bị coi là kinh doanh trái phép và đồng nghĩa với việc không thể được cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực này.
Nếu vẫn duy trì thực hiện việc kinh doanh tiền ảo, người dân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 159 Bộ Luật hình sự năm 1999 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Theo Khoản 6,7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt về thanh toán không dùng tiền mặt, Bitcoin và các loại tiền ảo khác sẽ không được coi là phương tiện thanh toán, việc cung ứng, phát hành và sử dụng các đồng tiền ảo là không hợp pháp.
Quy định tại Khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 50 - 100 triệu đồng.
Nguyễn Nguyễn
Sunday, November 17, 2024
CÂU HỎI LUYỆN TẬP RUNG CHUÔNG VÀNG THCS (LỚP 9 BÀI 3)
CÂU HỎI LUYỆN TẬP RUNG CHUÔNG VÀNG THCS (LỚP 9 BÀI 1)
Thursday, November 14, 2024
Phân tích chi tiết về việc áp dụng chuyên môn hóa sớm trong doanh nghiệp quy mô nhỏ
Tóm tắt vấn đề:
Việc áp dụng chuyên môn hóa quá sớm trong một doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể dẫn đến lãng phí nguồn lực. Điều này xảy ra do một số yếu tố sau:
- Chi phí cố định cao: Khi chuyên môn hóa, doanh nghiệp cần đầu tư vào các thiết bị, công cụ và đào tạo chuyên sâu cho từng bộ phận. Với quy mô nhỏ, chi phí cố định này sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí, gây áp lực lên tài chính của doanh nghiệp.
- Khó khăn trong việc điều phối: Với số lượng nhân viên ít, việc điều phối công việc giữa các bộ phận chuyên môn hóa trở nên khó khăn hơn. Sự thiếu linh hoạt có thể dẫn đến tình trạng thừa nhân sự ở một bộ phận và thiếu nhân sự ở bộ phận khác.
- Rủi ro cao: Khi thị trường thay đổi, doanh nghiệp quy mô nhỏ với cấu trúc chuyên môn hóa cao sẽ khó thích ứng nhanh chóng. Sự phụ thuộc vào một vài lĩnh vực chuyên môn có thể khiến doanh nghiệp dễ bị tổn thương trước các biến động của thị trường.
- Thiếu kinh tế quy mô: Việc sản xuất với quy mô nhỏ không tận dụng được lợi ích của kinh tế quy mô, dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn.
Dẫn chứng cụ thể:
- Một công ty sản xuất giày thủ công: Khi bắt đầu, công ty này đã chia nhỏ quy trình sản xuất thành các công đoạn riêng biệt và giao cho từng nhân viên một công đoạn. Tuy nhiên, do số lượng đơn hàng còn ít, nhiều máy móc và nhân công thường xuyên không được sử dụng hết công suất, dẫn đến lãng phí nguồn lực.
- Một startup công nghệ: Startup này đã sớm xây dựng một đội ngũ phát triển phần mềm chuyên biệt cho từng tính năng của sản phẩm. Tuy nhiên, do sản phẩm chưa hoàn thiện và thị trường chưa ổn định, đội ngũ phát triển thường xuyên phải điều chỉnh và thay đổi yêu cầu. Điều này dẫn đến lãng phí thời gian và công sức.
Tại sao lại lãng phí:
- Nguồn nhân lực: Nhân viên chuyên môn cao có thể không được sử dụng hết khả năng của mình hoặc phải làm những công việc không phù hợp. Điều này dẫn đến giảm hiệu quả làm việc và giảm sự hài lòng của nhân viên.
- Tài chính: Chi phí đầu tư vào thiết bị, công cụ và đào tạo chuyên môn có thể rất lớn so với quy mô doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không đạt được doanh thu như mong đợi, chi phí này sẽ trở thành gánh nặng.
- Thời gian: Việc chuyển đổi giữa các công đoạn sản xuất hoặc các dự án khác nhau sẽ mất nhiều thời gian hơn, làm giảm hiệu quả làm việc của toàn bộ doanh nghiệp.
Giải pháp:
- Bắt đầu với một cấu trúc tổ chức đơn giản: Khi mới thành lập, doanh nghiệp nên tập trung vào việc xây dựng một đội ngũ linh hoạt, có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau.
- Tận dụng các nguồn lực bên ngoài: Doanh nghiệp có thể hợp tác với các đối tác hoặc thuê ngoài một số dịch vụ để giảm chi phí và tăng hiệu quả.
- Linh hoạt thay đổi: Doanh nghiệp cần sẵn sàng điều chỉnh cấu trúc tổ chức và quy trình làm việc để thích ứng với những thay đổi của thị trường.
- Đầu tư vào đào tạo đa năng: Nhân viên nên được đào tạo để có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau, giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc phân công công việc.
Kết luận:
Việc áp dụng chuyên môn hóa quá sớm trong một doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể gây ra nhiều lãng phí. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định áp dụng mô hình này. Việc xây dựng một cấu trúc tổ chức linh hoạt và linh hoạt thay đổi là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững.
Lưu ý: Đây chỉ là một phân tích tổng quan. Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng, vì vậy cần phải phân tích cụ thể tình hình của từng doanh nghiệp để đưa ra quyết định phù hợp.
Wednesday, November 13, 2024
Cùng thuộc hệ sinh thái Geleximco, không lấy làm lạ khi ABBank cấp vốn cho các doanh nghiệp được cho là có liên quan ông Vũ Văn Tiền. Đáng nói, tình hình tài chính của các đơn vị này có sự trồi sụt đáng kể, một số công ty thua lỗ nặng.
Vụ án SCB – Vạn Thịnh Phát để lại những hậu quả nặng nề cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Việc xem xét chấn chỉnh, kiểm soát mối quan hệ giữa các ông chủ tập đoàn đoàn tư nhân, đồng thời cũng là chủ ngân hàng trở nên cấp bách.
Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2024 đã tiến thêm một bước trong việc kiểm soát mối quan hệ đó, bằng cách yêu cầu các ngân hàng công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ và giới hạn cổ đông là cá nhân không được phép sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ, cổ đông là tổ chức không được vượt quá 10%. Ngoài ra, cổ đông và người có liên quan cũng không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ.
Từ những số liệu các ngân hàng công bố, nhóm phóng viên VietTimes đã thu thập dữ liệu để làm sáng rõ mối quan hệ giữa một số chủ tập đoàn kinh tế tư nhân với ngân hàng mà các ông chủ này đang sở hữu hoặc có thể chi phối thông qua những người "đại diện". Qua loạt bài loạt bài: "Từ lộ diện giới chủ đến giải pháp chống "lũng đoạn ngân hàng", VietTimes cùng các chuyên phân tích và đề xuất các giải pháp để kiểm soát, ngăn chặn việc lũng đoạn ngân hàng theo chỉ đạo của Thủ tướng tại chỉ thị số 14.
Bất cứ đế chế kinh doanh nào cũng cần một "máy bơm vốn". Vì vậy tại Việt Nam, các tập đoàn lớn thường liên kết chặt chẽ với một ngân hàng nào đó. Trường hợp của Tập đoàn Geleximco là Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) là một trong số này.
Từ lâu, giới quan sát đã biết ABBank là cơ nghiệp của doanh nhân Vũ Văn Tiền. Tuy nhiên, phải tới khi ngân hàng này công bố danh sách cổ đông nắm giữ trên 1% vốn điều lệ, thì quyền lực của ông Tiền mới phần nào sáng rõ.
Dù không xuất hiện trong danh sách trên, song những người và tổ chức có liên quan đến đại gia Vũ Văn Tiền lại đang sở hữu lượng lớn cổ phần tại ABBank. Cụ thể, ông Vũ Văn Hậu (em ruột của ông Vũ Văn Tiền) đang nắm giữ 1,96% vốn, đồng thời người có liên quan đến ông Hậu nắm giữ 15,45%.
Cơ cấu cổ đông lớn của ABBank. Đồ họa: Tùng Lâm.Bên cạnh đó, 2 doanh nghiệp của ông Tiền cũng đang sở hữu tổng cộng hơn 17% cổ phần ABBank. Trong đó, Tập đoàn Geleximco nắm giữ 12,78% và người có liên quan sở hữu 4,65%. Còn Công ty Cổ phần Glexhomes hoạt động trong lĩnh vực bất động sản giữ 4,42% vốn và người có liên quan sở hữu 0,03%.
Về phần ông Tiền, theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2024, ông đang nắm hơn 4 triệu cổ phiếu ABB, tương đương 0,37% vốn. Ông Đào Mạnh Kháng (em rể ông Tiền) hiện là Chủ tịch HĐQT ABBank sở hữu hơn 8 triệu cổ phiếu ABB, tương đương 0,8% vốn.
Như vậy, tổng số cổ phần ông Vũ Văn Tiền và người thân cùng các tổ chức liên quan đang nắm giữ tới 40,26% vốn ABBank.
Trong số 2 đơn vị đang nắm cổ phần lớn tại ABBank, Tập đoàn Geleximco là "sếu đầu đàn" trong hệ sinh thái của ông Vũ Văn Tiền. Thành lập từ năm 2007, Tập đoàn Geleximco do ông Đào Mạnh Kháng (hiện đã thoái vốn), ông Vũ Văn Tiền (góp 35%) và ông Vũ Văn Hậu (góp 55%) là cổ đông sáng lập. Tính đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của tập đoàn đạt 10.900 tỷ đồng, tổng tài sản tại ngày 30/6/2024 chạm ngưỡng 30.983 tỷ đồng - là một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành top đầu.
Tại Geleximco, ông Vũ Văn Tiền đảm nhiệm chức vị Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Đây cũng là lý do ông rời ghế chủ tịch ABBank sau nhiều năm gắn bó (quy định của Luật Tổ chức tín dụng không cho phép Chủ tịch, Tổng giám đốc ngân hàng được làm lãnh đạo ở các doanh nghiệp khác).
Còn Glexhomes tiền thân là Công ty Cổ phần Ngôi Sao An Bình, thành lập năm 2009 bởi cổ đông sáng lập là Tập đoàn Geleximco với số vốn ban đầu 100 tỷ đồng. Sau nhiều lần chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, đến cuối năm 2023, vốn của Glexhomes đã lên hơn 1.137 tỷ đồng. Trong đó, bà Lã Thị Thanh Nhàn nắm nhiều nhất với 55,31%, kế đến là Chủ tịch HĐQT Ngô Anh Trí 33,02%.
Dù không còn sở hữu trực tiếp bởi Tập đoàn Geleximco, nhưng lãnh đạo chủ chốt cũng như hoạt động kinh doanh của Glexhomes vẫn liên hệ mật thiết với tập đoàn này.
Tại Glexhomes, Chủ tịch Ngô Anh Trí là nhân sự từng làm việc nhiều năm tại Tập đoàn Geleximco. Hay ông Trần Nam Trung - Tổng giám đốc Glexhomes - cũng đang đảm nhiệm vai trò chủ chốt tại nhiều doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Geleximco như: người đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Geleximco Nha Trang, Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Quản lý Vận hành & Khai thác Bất động sản Geleximco (Geleximco PME, công ty con của Glexhomes)…
Ngoài hai đơn vị trên, hệ sinh thái Geleximco của ông Vũ Văn Tiền còn một số đơn vị hoạt đáng kể khác như: Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Thăng Long…
Đồ họa: Tùng Lâm.Trong đó, Vạn Hương Investoco, thành lập từ năm 2010, được biết tới là chủ đầu tư dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng - dự án trọng điểm của Geleximco ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Tính đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của Vạn Hương Investoco đạt 3.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 27.224 tỷ đồng, ngang ngửa nhiều ông lớn địa ốc như Phát Đạt, Khang Điền, Đất Xanh…
Hiện, Vạn Hương Investoco do ông Phạm Ngọc Tuân làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật. Ông Tuân là chồng của bà Trần Kim Khánh, Thành viên HĐQT Chứng khoán An Bình (UPCoM: ABW), còn ông Trần Nam Trung (đã nhắc ở trên) giữ chức Chủ tịch HĐQT, đang sở hữu 65% vốn Vạn Hương Investoco.
Đơn vị đáng chú ý khác đang phát triển dự án Khu nhà ở tại lô đất ký hiệu số 1 và số 2, phía đông đường Hùng Vương (tên thương mại HTL Seaside) tại Phú Yên thuộc hệ sinh thái Geleximco là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam. Ông Trần Nam Trung từng giữ vị trí Chủ tịch HĐQT tại đơn vị này trước khi chuyển giao cho ông Trần Đức Trường tại HTL Việt Nam.
Ngoài lĩnh vực bất động sản, hệ sinh thái Geleximco của ông Vũ Văn Tiền cũng tham gia cuộc chơi năng lượng với dự án Nhà máy nhiệt điện Thăng Long. Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Thăng Long, được thành lập năm 2007, có vốn điều lệ 3.800 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông ghi nhận Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long góp 2,5%, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) góp 12,5% và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Tài chính An Bình góp 1,67%.
Ngoài những doanh nghiệp kể trên, hệ sinh thái Geleximco của ông Vũ Văn Tiền còn hàng chục đơn vị thành viên/liên kết khác. Điểm đáng nói, theo dữ liệu của VietTimes, các nhóm doanh nghiệp này đã và đang nhận được dòng vốn tín dụng đáng kể từ ABBank.
Chẳng hạn Vạn Hương Investoco phát sinh nhiều hợp đồng giao dịch bảo đảm với ABBank chi nhánh Đại Kim. Ngày 31/8/2021, công ty này ký hợp đồng với ABBank, tài sản bảo đảm là toàn bộ lợi tức thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị của quyền sử dụng đất và/hoặc tài sản gắn liền với đất tại ô đất ND-254 đến ND-266 thuộc khu IX, dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng. Một tháng sau, dự án khu V (khu đảo Con Sò) tại dự án Đồi Rồng cũng được sử dụng làm tài sản bảo đảm tại nhà băng này.
Với Glexhomes, hồi cuối năm 2018, đơn vị từng thế chấp ở ABBank dự án Khu phố Châu Âu bên bờ sông Cầu (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) theo Hợp đồng hợp tác đầu tư số 1219/ABSC-Picenza/2018 giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Picenza Việt Nam và Glexhomes. Tháng 12/2016, Glexhomes cũng đảm bảo ở ABBank dự án An Bình City (phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Thời điểm 30/12/2023, Glexhomes có khoản vay dài hạn 320 tỷ đồng với ABBank chi nhánh TP.HCM, mục đích cho vay là hợp tác đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại đường Võ Nguyên Giáp, TP Lào Cai, thời hạn vay 60 tháng với lãi suất 11,3%. Tài sản bảo đảm là toàn bộ quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hợp tác đầu tư số 01/2023 ngày 7/2/230 ký giữa Tập đoàn Geleximco - Công ty Cổ phần Minh Sơn.
Còn HTL Việt Nam ký hợp đồng giao dịch bảo đảm với ABBank, tài sản bảo đảm là dự án khu nhà ở ký hiệu 1 (bao gồm 94 thửa đất) và dự án khu nhà ở tại lô đất ký hiệu 2 cùng ở phía đông đường Hùng Vương, thành phố Tuy Hòa, tỉnh phú Yên vào tháng 6/2021.
Không dừng lại ở vai trò cấp vốn tín dụng, ABBank và CTCP Chứng khoán An Bình còn đứng ra thu xếp hàng loạt lô trái phiếu của Vạn Hương Investoco, Nhiệt điện Thăng Long, Tập đoàn Geleximco…
Việc ABBank tài trợ vốn cho các dự án của nhóm doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Geleximco đã dẫn đến ít nhiều những băn khoăn đối với giới quan sát, bởi trên thực tế, 2 đơn vị này có cùng chủ sở hữu là gia tộc doanh nhân Vũ Văn Tiền.
Đáng nói, các doanh nghiệp trên có kết quả kinh doanh khiêm tốn so với quy mô, có đơn vị lâm cảnh thua lỗ nặng và sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao.
Vạn Hương Investoco là trường hợp bi đát nhất khi rơi vào cảnh thua lỗ 4 năm liên tiếp. Cụ thể, nửa đầu năm 2024, doanh nghiệp lỗ sau thuế 34,4 tỷ đồng. Trước đó, giai đoạn 2021-2023, đơn vị lần lượt lỗ sau thuế: 15,5 tỷ đồng, 5,4 tỷ đồng và 62 tỷ đồng.
Cùng cảnh ngộ, nửa đầu năm 2024, Nhiệt điện Thăng Long nối dài chuỗi thua lỗ nặng nề khi lỗ sau thuế 458 tỷ đồng. Trước đó năm 2023, công ty lỗ sau thuế 528 tỷ đồng.
Tình hình kinh doanh của một số doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với ABBank.Đồ họa: Tùng Lâm.
Tương tự, Glexhomes, sau năm 2021 lãi hơn trăm tỷ thì năm 2022 chỉ còn lãi vỏn vẹn gần 800 triệu đồng. Bước sang năm 2023, công ty lỗ sau thuế 33 tỷ đồng, nguyên nhân do chi phí tài chính quá cao (873 tỷ đồng).
Khác với nhóm doanh nghiệp trên, HTL Việt Nam lại kinh doanh hiệu quả thời gian qua. Năm 2023, công ty lãi sau thuế 45 tỷ đồng, tăng trưởng 15 lần so với cùng kỳ năm trước. Nửa đầu năm 2024, công ty "bỏ túi" 31 tỷ đồng lợi nhuận.
Về phía Tập đoàn Geleximco, năm 2023, công ty lãi sau thuế 74 tỷ đồng. Dù tăng trưởng 12% so với thực hiện năm trước song mức lãi này còn kém xa năm đỉnh cao 2021, lãi sau thuế tới 488 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh ảm đạm, tình hình tài chính của nhóm doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Geleximco cũng bộc lộ ít nhiều vấn đề khi đều có nợ phải trả lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu.
Đơn vị thua lỗ nhất nhóm này là Vạn Hương Investoco, đang gánh nợ hơn 24.303 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu là 4.060 tỷ đồng (tính tại ngày 30/6/2024), gấp tới 8,32 lần vốn chủ sở hữu. Có thể thấy việc nợ phải trả chiếm tới 89% tổng tài sản cho thấy đơn vị này đang lệ thuộc nặng nề vào dòng vốn bên ngoài.
Cũng sử dụng đòn bẩy cao không kém là Glexhomes khi nợ phải trả tại ngày kết thúc năm 2023 đạt 19.635 tỷ đồng, gấp 11,11 lần vốn chủ sở hữu; trong đó nợ vay là 1.444 tỷ đồng. Còn lại phần lớn là khoản phải trả dài hạn khác, ghi nhận 12.968 tỷ đồng.
Còn Nhiệt điện Thăng Long có khoản nợ phải trả đạt 9.955 tỷ đồng, gấp 2,79 lần vốn chủ sở hữu tại ngày 30/6/2024.
Theo Nhật Minh
Friday, November 8, 2024
Tội phạm mạng đang ngày càng "quan tâm" hơn tới Việt Nam
9 tháng đầu năm 2024, hệ thống giám sát an ninh mạng Viettel, đã phát hiện 61 vụ tấn công mã độc, 24 vụ tấn công có chủ đích (APT) và 672.584 vụ tấn công từ chối dịch vụ (DDoS)...
Ngày 6/11, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), Công ty An ninh mạng Viettel và Tập đoàn IEC phối hợp tổ chức hội thảo "Chuyển đổi chiến lược an toàn thông tin: Từ phòng ngừa tới phản ứng, phục hồi sau tấn công mạng".
Tại tọa đàm, ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, nhấn mạnh việc thực hiện quy định về an toàn thông tin "không phải là lựa chọn, mà là bắt buộc". Tội phạm mạng đang ngày càng "quan tâm" hơn tới Việt Nam sau khi có những đơn vị lớn chi tiền để chuộc lại dữ liệu.
Kết quả rà soát của Cục An toàn thông tin với các website cơ quan nhà nước cho thấy, có tới 625 website của các cơ quan, tổ chức thuộc 28 bộ, ngành và 53 tỉnh bị chèn các link quảng cáo cá độ và các nội dung vi phạm pháp luật.
Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết nhiều tổ chức còn tâm lý chủ quan, chưa tuân thủ quy định về bảo mật trong khi nguy cơ ngày càng lớn: "Tâm lý tội phạm mạng chừa mình ra vẫn còn tồn tại đâu đó trong lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp". Tình trạng lộ lọt thông tin ngày càng gia tăng, nhiều trang, cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước bị chèn link quảng cáo cá độ, cờ bạc.
Các tổ chức doanh nghiệp đang phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn từ bên trong, có thể gây gián đoạn và sụp đổ hệ thống bất cứ lúc nào, kéo theo những thiệt hại nặng nề về uy tín và tài sản doanh nghiệp.
Theo ghi nhận từ hệ thống Viettel Threat Intelligence, tỷ lệ tấn công mã độc tống tiền (ransomware) đã tăng đột biến 70% trong quý I-2024 so với cùng kỳ năm 2023. 46 vụ rò rỉ dữ liệu làm lộ khoảng 13 triệu bản ghi khách hàng, 12,3GB mã nguồn và 16GB dữ liệu nhạy cảm.
Trong 12 tháng qua, số vụ lừa đảo giả mạo thương hiệu tăng 15%, lỗ hổng bảo mật mới tăng 10%, số bản ghi dữ liệu của cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam bị rao bán cũng tăng 2,5 lần so với năm trước.
Ông Nguyễn Sơn Hải, CEO của Viettel Cyber Security, cho biết tội phạm đang chuyển dịch xu hướng tấn công. Thay vì mục tiêu có tiềm lực tài chính cao thường có mức độ bảo mật cao, tội phạm mạng có xu hướng chuyển sang "mục tiêu mềm", tức các doanh nghiệp nhỏ hơn nhưng mức độ bảo mật thấp, dễ xâm nhập và thu lời số lượng lớn.
Do đó, người đứng đầu đơn vị có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin khi chuyển đổi số trở thành xu thế. Tư duy về an ninh mạng cũng cần thay đổi, chuyển từ phòng thủ sang chủ động phòng ngừa, ứng phó, tăng cường khả năng phục hồi và đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh ngay cả khi bị tấn công mạng.
Các chuyên gia dự đoán nguy cơ tấn công mạng sẽ ngày càng tăng trong bối cảnh tài sản số gia tăng, kéo theo bề mặt tấn công lớn. Trong khi đó, nhân lực về an toàn thông tin trong doanh nghiệp luôn thiếu hụt. Các chuyên gia cho rằng hướng tiếp cận tối ưu, an toàn và nhanh chóng là lựa chọn một đối tác chuyên trách làm an toàn thông tin, để doanh nghiệp, tổ chức có thể tập trung vào phát triển kinh doanh, đảm bảo hiệu quả kinh doanh liên tục và xuyên suốt bền vững.
Thời gian qua, thông qua diễn tập thực chiến, các đơn vị của Việt Nam cũng phát hiện khoảng 640 lỗ hổng bảo mật, trong đó có cả những lỗ hổng cơ bản và nghiêm trọng. Theo báo cáo của Kapersky, số tài khoản lộ lọt của các cơ quan, tổ chức Việt Nam được rao bán trên darkweb năm 2023 tăng 31 lần so với 2019. Ngoài ra, 625 trang web của cơ quan, tổ chức thuộc 28 Bộ, ngành và 53 tỉnh thành bị phát hiện có chèn link quảng cáo cá độ (90%), nội dung vi phạm phát luật (10%).
Hạ Chi
Bắt thêm 2 nhân viên tiệm vàng trong vụ án rửa tiền triệu đô
Ngày 8.11, Công an TPHCM bắt tạm giam thêm 2 đối tượng trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.
Xem thêm: Các hình thức rửa tiền phổ biến
Cơ quan Cảnh sát điều tra TPHCM đã khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam Nguyễn Thị Kim Trang (54 tuổi) và Lê Văn Hòa (47 tuổi), nhân viên tiệm vàng Đức Long, về hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Trước đó, vào tháng 4.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng PC01) - Công an TPHCM đã khởi tố Đỗ Viết Đại (53 tuổi), Nguyễn Thị Kim Ngân (47 tuổi) là chủ tiệm vàng Đức Long, về hành vi tổ chức, điều hành hoạt động chuyển tiền trái phép từ Campuchia về Việt Nam và ngược lại. Băng nhóm này đã bí mật thiết lập hệ thống giao dịch, chuyển hàng triệu USD và hàng tỉ đồng qua biên giới.
Vụ việc xuất phát từ thông tin của Đại sứ quán Ukraine về việc một công ty tại Ukraine bị chiếm đoạt 314.000 USD sau khi chuyển tiền vào tài khoản của một công ty tại Việt Nam. Các đối tượng trong vụ án đã thành lập hơn 300 công ty “ma” để mở tài khoản ngân hàng, phục vụ hoạt động chuyển tiền trái phép. Đến nay, 15 đối tượng đã bị khởi tố về các tội “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, trong đó có những “mắt xích” chủ chốt, thực hiện các hành vi phạm pháp xuyên quốc gia.
Cơ quan điều tra đã tạm giữ hơn 1 triệu USD, nhiều ngoại tệ và 9 tỉ đồng, cùng hơn 200 con dấu và các giấy tờ liên quan.
Cơ quan Cảnh sát điều tra vẫn đang tiếp tục làm rõ vụ việc.
Vụ việc xuất phát từ nguồn tin của Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam gửi Công an TP. Hồ Chí Minh về việc một công ty có trụ sở tại Ukraine bị chiếm đoạt số tiền 314 ngàn USD sau khi thực hiện chuyển tiền vào một công ty có trụ sở tại Việt Nam.
Sau khi điều tra, cơ quan chức năng đã khám phá đường dây tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia liên quan hoạt động lừa đảo, rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới với phương thức xâm nhập vào email công ty của các nước đang trao đổi về giao dịch, hợp đồng kinh tế quốc tế; tạo email giả có tên gần tương tự (chỉ khác một ký tự) với email công ty đối tác của bị hại để liên lạc, nêu lý do khách quan để thay đổi tài khoản giao dịch.
Đồng thời các đối tượng ở nước ngoài chỉ đạo các đối tượng ở Việt Nam gồm vợ chồng Nguyễn Thị Thanh Thúy và Eneh Division Cable, vợ chồng Lê Thị Thắm và Okoye Chritian Ikechukwu, cùng các đối tượng liên quan thành lập nhiều công ty "ma" có tên giống với tên công ty đối tác để mở tài khoản ngoại tệ USD, tài khoản VND.
Sau đó cung cấp số tài khoản của công ty "ma" để bị hại lầm tưởng và chuyển tiền. Khi nhận được tiền vào tài khoản ngoại tệ USD, các đối tượng đứng tên pháp nhân công ty nhanh chóng làm thủ tục đổi sang tiền VND rồi chuyển vào tài khoản VND, sau đó chuyển vào tài khoản của các cá nhân khác tại Việt Nam.
Cơ quan điều tra xác định nhóm các đối tượng đã thành lập hơn 300 công ty “ma” để mở tài khoản ngân hàng của công ty nhằm phục vụ hoạt động phạm tội như trên; trong đó Nguyễn Thị Hương đứng tên 116 công ty, Nguyễn Thị Thanh Thúy đứng tên 112 công ty, Lê Thị Thắm đứng tên 53 công ty; đồng thời xác định tài khoản của các đối tượng có lịch sử giao dịch liên quan hoạt động phạm tội với tổng số tiền hơn 3 triệu USD.
Nhóm này rút tiền mặt ra mang đến cơ sở Yến Sào Kingfood trên đường Lê Đại Hành, phường 11, quận 11 do Nguyễn Thị Thu Thủy (41 tuổi, ngụ quận Tân Phú) và Phạm Văn Nhân (44 tuổi, ngụ quận 11) làm chủ và địa chỉ 772 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, quận Tân Bình do Nguyễn Thị Kim Ngân làm chủ, điều hành để thực hiện dịch vụ chuyển USD trái phép qua Campuchia cho đồng bọn.
Kết quả điều tra đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh đã khởi tố 15 đối tượng về các tội Rửa tiền, Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới; các đối tượng đều là các "mắt xích" có liên quan nằm trong đường dây tội phạm hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia này.
Phương thức tinh vi của nhóm tội phạm xuyên quốc gia
Điều tra cho thấy, phương thức của nhóm này là xâm nhập vào email công ty của các nước đang trao đổi về giao dịch, hợp đồng kinh tế quốc tế; tạo email giả có tên gần tương tự (chỉ khác một ký tự) với email công ty đối tác của bị hại để liên lạc, nêu lý do khách quan để thay đổi tài khoản giao dịch. Đồng thời các đối tượng ở nước ngoài chỉ đạo các đối tượng ở Việt Nam gồm vợ chồng Thúy - Eneh Division Cable; vợ chồng Thắm - Ikechukwy cùng các đối tượng liên quan thành lập nhiều công ty "ma" có tên giống với tên công ty đối tác để mở tài khoản ngoại tệ USD, tài khoản VND.
Sau đó cung cấp số tài khoản của công ty "ma" để bị hại lầm tưởng và chuyển tiền. Khi nhận được tiền vào tài khoản ngoại tệ USD, các đối tượng đứng tên pháp nhân công ty nhanh chóng làm thủ tục đổi sang tiền VND rồi chuyển vào tài khoản VND, sau đó chuyển vào tài khoản của các cá nhân khác tại Việt Nam. Cơ quan điều tra xác định nhóm các đối tượng đã thành lập hơn 300 công ty “ma” để mở tài khoản ngân hàng của công ty nhằm phục vụ hoạt động phạm tội như trên; trong đó Nguyễn Thị Hương đứng tên 116 công ty, Nguyễn Thị Thanh Thúy đứng tên 112 công ty, Lê Thị Thắm đứng tên 53 công ty. Công an cũng xác định tài khoản của các đối tượng có lịch sử giao dịch liên quan hoạt động phạm tội với tổng số tiền hơn 3 triệu USD.
Nhóm này rút tiền mặt ra mang đến cơ sở Yến Sào Kingfood trên đường Lê Đại Hành (Phường 11, Quận 11) do Nguyễn Thị Thu Thủy (41 tuổi, ngụ quận Tân Phú) và Phạm Văn Nhân (44 tuổi, ngụ quận 11) làm chủ và tiệm vàng trên đường Cách Mạng Tháng Tám do Ngân làm chủ, điều hành để thực hiện dịch vụ chuyển USD trái phép qua Campuchia.
Đến nay, PC01 đã khởi tố 15 bị can về các tội rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Những người này đều là các "mắt xích" có liên quan nằm trong đường dây tội phạm hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã khám xét nhiều địa điểm, đã tạm giữ số tiền hơn 1 triệu USD, nhiều ngoại tệ khác, hơn 9 tỷ VNĐ; hơn 200 con dấu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nhiều tài liệu, thiết bị điện tử liên quan.
PC01 tiếp tục làm rõ việc các đối tượng làm thủ tục thành lập hàng trăm công ty “ma” để phục vụ hoạt động phạm tội, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan để đề nghị xử lý và kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập để phòng ngừa tội phạm lợi dụng để thực hiện hoạt động phạm tội.
Subscribe to:
Posts (Atom)