Điều “tối quan trọng” cần biết khi mua nhà
Trong thực tế, không ít trường hợp người mua nhà gặp phải kẻ lừa đảo hay vướng mắc pháp lý mà rơi vào tình cảnh nhà không có, tiền cũng không còn. Hôm nay, luật sư Nguyễn Đức Chánh sẽ tư vấn cho bạn đọc các vấn đề pháp lý khi mua nhà ở để tránh các rủi ro không đáng có.
Thưa luật sư, trước khi đặt cọc hoặc ký hợp đồng mua bán/chuyển nhượng thì người mua cần tìm hiểu thông tin gì để tránh các rủi ro pháp lý?
L.S Nguyễn Đức Chánh: Trước khi quyết định, người mua nhà ở cần tìm hiểu thêm các thông tin sau về nhà ở mùa mình dự định mua:
Thứ nhất, thông tin về quy hoạch tại UBND phường, quận để được cung cấp thông tin quy hoạch.
Thứ 2, liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng để tìm hiểu thông tin ngăn chặn, hạn chế giao dịch.
Thứ 3, cần tìm hiểu thông tin xem bên bán có phải thực hiện nghĩa vụ tài sản theo Bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án hay không để xác định xem có phải trường hợp này bên bán đang tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án hay không?
Ngoài ra, người mua nhà cũng cần tìm hiểu một số thông tin cần thiết khác như: Thông tin về chủ sở hữu nhà; Về diện tích nhà, đất trên Giấy chứng nhận và trên thực tế có phù hợp với nhau không, nếu có chênh nhau thì diện tích đó đang được sử dụng như thế nào? Có thuộc trường hợp lấn chiếm đất trái phép hay không? Có thuộc trường hợp xây sai phép hay không? Có thể hợp thức hóa diện tích chênh lệch này hay không?
Thưa luật sư, thực tế là dù rất cẩn thận nhưng nhiều người vẫn rơi vào cảnh tiền mất tật mang khi mua nhà vì những thủ đoạn tinh vi. Ông có thể chia sẻ thêm các kinh nghiệm cho bạn đọc khi đi mua nhà ở hay không?
L.S Nguyễn Đức Chánh: Nhà, đất là tài sản có giá trị lớn. Có khi chúng ta phải làm việc cật lực, tích góp trong thời gian dài mới dành dụm được khoản tiền để mua. Vì vậy, nếu xảy ra rủi ro hay lừa đảo trong việc giao dịch nhà, đất thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nên trước khi ký hợp đồng mua bán/chuyển nhượng thì người mua nhà nên cần tìm hiểu rõ thông tin pháp lý như tôi đã tư vấn ở trên.
Ngoài ra, người mua nhà có thể tìm cách để dò hỏi thông tin từ những người hàng xóm nơi căn nhà mà mình dự định mua để xem tình trạng căn nhà; thông tin về chủ sở hữu là người như thế nào? Về những người sinh sống trong nhà hoặc về hàng xóm xung quanh….
Từ những thông tin này, người mua nhà có thể hạn chế được phần nào rủi ro về pháp lý hay tranh chấp về sau.
Xin cám ơn Luật sư về những trao đổi thiết thực cho bạn đọc Dân trí trong chương trình này.
Thưa luật sư, trước khi đặt cọc hoặc ký hợp đồng mua bán/chuyển nhượng thì người mua cần tìm hiểu thông tin gì để tránh các rủi ro pháp lý?
L.S Nguyễn Đức Chánh: Trước khi quyết định, người mua nhà ở cần tìm hiểu thêm các thông tin sau về nhà ở mùa mình dự định mua:
Thứ nhất, thông tin về quy hoạch tại UBND phường, quận để được cung cấp thông tin quy hoạch.
Thứ 2, liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng để tìm hiểu thông tin ngăn chặn, hạn chế giao dịch.
Thứ 3, cần tìm hiểu thông tin xem bên bán có phải thực hiện nghĩa vụ tài sản theo Bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án hay không để xác định xem có phải trường hợp này bên bán đang tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án hay không?
Ngoài ra, người mua nhà cũng cần tìm hiểu một số thông tin cần thiết khác như: Thông tin về chủ sở hữu nhà; Về diện tích nhà, đất trên Giấy chứng nhận và trên thực tế có phù hợp với nhau không, nếu có chênh nhau thì diện tích đó đang được sử dụng như thế nào? Có thuộc trường hợp lấn chiếm đất trái phép hay không? Có thuộc trường hợp xây sai phép hay không? Có thể hợp thức hóa diện tích chênh lệch này hay không?
Luật sư Nguyễn Đức Chánh tư vấn pháp luật trong Chương trình 3 phút cùng Luật sư.
L.S Nguyễn Đức Chánh: Nhà, đất là tài sản có giá trị lớn. Có khi chúng ta phải làm việc cật lực, tích góp trong thời gian dài mới dành dụm được khoản tiền để mua. Vì vậy, nếu xảy ra rủi ro hay lừa đảo trong việc giao dịch nhà, đất thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nên trước khi ký hợp đồng mua bán/chuyển nhượng thì người mua nhà nên cần tìm hiểu rõ thông tin pháp lý như tôi đã tư vấn ở trên.
Ngoài ra, người mua nhà có thể tìm cách để dò hỏi thông tin từ những người hàng xóm nơi căn nhà mà mình dự định mua để xem tình trạng căn nhà; thông tin về chủ sở hữu là người như thế nào? Về những người sinh sống trong nhà hoặc về hàng xóm xung quanh….
Từ những thông tin này, người mua nhà có thể hạn chế được phần nào rủi ro về pháp lý hay tranh chấp về sau.
Xin cám ơn Luật sư về những trao đổi thiết thực cho bạn đọc Dân trí trong chương trình này.
Tùng Nguyên
No comments:
Post a Comment