Thursday, June 18, 2015

Chip ADC 24-bit sẽ về đâu?

Hôm qua ngày 17-6, tại TPHCM, Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) đã giới thiệu "Chip ADC 24-bit ứng dụng trong đo lường". Đây là sản phẩm của đề tài "Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm chip nén ảnh theo tiêu chuẩn JPEG2000 và chip ADC đa năng ứng dụng trong y tế" thuộc chương trình KH-CN trọng điểm cấp nhà nước.

Chip ADC 24-bit là một trong những con chip khó, hiện chỉ vài hãng trên thế giới làm được, do đó tiếp tục khẳng định tên tuổi của công nghiệp chip non trẻ của Việt Nam.

Chip ADC 24-bit được tích hợp và chạy thành công vào hệ thống của máy điện tâm đồ.



Chịu khó và tiết kiệm

Theo Th.S Hồ Quang Tây, Trưởng phòng Analog (ICDREC), chip ADC 24-bit với đặc tính kỹ thuật là vi mạch chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số (Analog-to-Digital Converter), có độ chính xác và khả năng cạnh tranh cao với các sản phẩm cùng loại trên thị trường bởi các tính năng vượt trội như: độ phân giải 24-bit, 18-bit hiệu dụng (ENOB), tốc độ lấy mẫu (Over-Sampling Rate - OSR) 512, 8 kênh ngõ vào và điện áp hoạt động là 3.3V. Chip ADC được thiết kế với kiến trúc delta-sigma bậc 2 và cấu trúc CIFB… Vì thế, đây là một trong những con chip rất khó thiết kế và hiện nay chỉ vài hãng trên thế giới làm được.  

Với những tính năng vượt trội trên, chip ADC 24-bit được ứng dụng nhiều trong lĩnh đo lường, như: đo điện kế điện tử, địa chấn kế và đặc biệt trong lĩnh vực y tế như điện tâm đồ (ECG), xử lý tín hiệu y khoa... Từ kết quả trên, Trung tâm ICDREC khẳng định tiềm năng ứng dụng, thương mại hóa chip Việt trên hàng loạt sản phẩm trong lĩnh vực trong lương lai. 

Cũng đáng nghi nhận, trong quá trình thiết kế chip ADC 24-bit, ICDREC đã sử dụng các tài nguyên của Trung tâm thiết kế (Design House), bao gồm phần mềm thiết kế vi mạch và các thư viện chuyên dụng để thiết kế chip Analog, cùng với hệ thống hạ tầng server để thực hiện phân tích và mô phỏng toàn bộ thiết kế, đồng thời nguồn nhân lực tập trung thiết kế chip ADC 24-bit cũng được hình thành từ chương trình đào tạo thiết kế vi mạch tương tự (lớp Analog + 1) thuộc đề án đào tạo trong Chương trình Phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM giai đoạn 2013-2020. 

Như thế, quá trình thiết kế chip ADC 24-bit ứng dụng trong đo lường là cả một quá trình chịu khó tìm tòi và biết tận dụng những cơ sở hạ tầng là điều cần ghi nhận. Theo PGS-TS Vũ Văn Khiêm (Bộ KH-CN), Chương trình có 3 mục tiêu căn bản, trong đó mục tiêu tạo ra công nghệ - sản phẩm phục vụ đời sống xã hội lắm khi không thể đòi hỏi kết quả nghiên cứu bằng đong đếm ra tiền, vấn đề là tìm ra cái mới, sáng tạo. Tức phải tạo ra sản phẩm đang cần, như thế mới từng bước làm chủ công nghệ mà ta mong muốn và ở đây chip ADC 24-bit thể hiện rõ điều đó. 

Sẽ đi về đâu?

Nếu chỉ nhìn nhận chip ADC 24-bit dưới góc độ của một đề tài khoa học như nói trên thì nó đã tạo được những giá trị ở góc độ khoa học nghiên cứu. Nhưng ở đây, tại lễ công bố chip này, ICDREC phải lên tiếng lo lắng: Qua sự thành công của việc thiết kế chip ADC 24-bit, ICDREC cũng muốn nhận sự quan tâm của tổ chức, doanh nghiệp để hợp tác cùng phát triển các sản phẩm thiết bị, các ứng dụng của chip này. Đồng thời, ICDREC cũng mong muốn các tập đoàn trong và ngoài nước đặt hàng thiết kế, gia công chế tạo dòng sản phẩm chip Analog nói chung và chip chuyển đổi tín hiệu ADC nói riêng.  

 

 Ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC cho biết, đây là cơ hội để tiếp cận với các công ty Nhật Bản vì thực tế kỹ sư và nghiên cứu Analog đang thiếu và đang cần. Ở đây cũng mở ra hướng gia công và đó cũng là hướng thương mại hóa các sản phẩm…  Nhưng thực tế ICDREC rơi vào tình trạng quá sức vì không muốn nghiên cứu xong rồi lại để đấy. Không thể để một đơn vị với chức năng chính là nghiên cứu nhưng phải tham gia vào sản xuất và thương mại

 

 

 



Vì vậy, rất cần chip ADC 24-bit được thương mại hóa vào các dòng sản phẩm như điện kế điện tử, địa chấn kế hay điện tâm đồ (ECG), xử lý tín hiệu y khoa… Có lẽ vì thế ông Lê Thái Hỷ, Giám đốc Sở TT-TT TPHCM cho rằng, khi công bố chip này, tiếp tục khẳng định sự thành công của ICDREC. Việc hướng đến công nghệ nguồn, sản xuất các sản phẩm công nghệ là điều cần thiết. Ở chip ADC 24-bit, cần được ứng dụng sản xuất hàng loạt, điều này cần góp sức của nhiều đơn vị. Con chip này cần gắn với thiết bị đầu cuối, do đó nó cần đến với các doanh nghiệp sản xuất đầu cuối. Muốn như vậy, vai trò của Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TPHCM và truyền thông rất lớn, kỳ vọng có tác động đến doanh nghiệp, người làm chính sách… thì chip mới được thương mại hóa. 

Chính vì thế, ông Dương Anh Đức, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM mong muốn với chip ADC 24-bit để thương mại hóa thành những sản phẩm, chỉ còn biết trông chờ vào những chính sách hay sự hỗ trợ của các đơn vị liên quan, mà ở đây vai trò của Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TPHCM rất quan trọng. Nhưng tiếc thay qua gần 2 năm thành lập thì hội như mất bóng… Vậy Chip ADC 24-bit  sẽ về đâu?.

Bá Tân

- See more at: http://www.sggp.org.vn/khoahoc_congnghe/2015/6/387093/#sthash.ByetmYiw.dpuf

 

           

 




The information contained in this communication and attachment is confidential and is for the use of the intended recipient only.
Any disclosure, copying or distribution of this communication without the sender's consent is strictly prohibited.
If you are not the intended recipient, please notify the sender and delete this communication entirely without using, retaining, or disclosing any of its contents.
This communication is for information purposes only and shall not be construed as an offer or solicitation of an offer or an acceptance or a confirmation of any contract or transaction.
All data or other information contained herein are not warranted to be complete and accurate and are subject to change without notice.
Any comments or statements made herein do not necessarily reflect those of An Binh Commercial Joint Stock Bank or any of its affiliates.
Internet communications cannot be guaranteed to be virus-free.
The recipient is responsible for ensuring that this communication is virus free and the sender accepts no liability for any damages caused by virus transmitted by this communication.

No comments:

Post a Comment