Tuesday, March 22, 2022

Cách chơi Goft hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu

 Goft là một trong những bộ môn đòi hỏi sự nhẫn nại, luyện tập cho những ai có niềm đam mê đối với bộ môn này. Nhưng làm sao để chơi Goft một cách hiệu quả thì không phải ai cũng biết, nhất là với những ai mới học. Hôm nay, theinternetgolfclub.com sẽ hướng dẫn quý độc giả cách chơi Goft hiệu quả nhất cho người mới chơi.


https://youtube.com/clip/UgkxmjtvymV6ib7e9Kw0Qxfrmsbi2fiUPwSC



Goft là môn thể thao vẫn được gắn với cái biệt hiệu “quý tộc”. Bản chất của người chơi môn thể thao này là sử dụng gậy Goft để đưa quả bóng Goft vào lỗ để ăn điểm. Người chơi sẽ thực hiện số lần đánh quy định của mình trong thi đấu hoặc tùy chọn trong đấu tự do-không chuyên, người chơi sẽ đánh sao cho đến cuối cùng ai là người có số điểm thấp nhất sẽ là người giành chiến thắng.

Sân Goft chuẩn ngày nay được quy định với sân 18 lỗ, ứng với mỗi lỗ Goft sẽ là  một vị trí xác định để phát bóng. Trên sân sẽ có những loại địa hình không mấy bằng phẳng như: Vùng cỏ ngắn, vùng cỏ dài, cát, nước, bụi cỏ và bãi đá…. Tất cả các chướng ngại vật địa hình này  đều được bố trí theo cách tự nhiên nhất có thể.

Với môn Goft  có hai hình thức thi đấu chủ yếu đó là: Chơi theo gậy và tính số lỗ trên sân.

1. Cách chơi Goft cơ bản

Một sân Goft dùng để thi đấu thường có 18 lỗ, một vòng Goft được tính là hoàn thành khi người chơi đánh đủ 18 lượt gậy qua 18 lỗ đó.  Tương đương với mỗi lỗ Goft, người chơi chỉ được phép đánh một lần duy nhất. Trung bình một vòng chơi có từ 1 đến 4 người tất cả. Thời gian chơi cho một vòng trung bình là khoảng 4 tiếng chơi.

Tất cả các chướng ngại vật như  hồ nước, cát, bãi cỏ…. các Goft thủ buộc phải đánh quả bóng từ điểm xuất phát vượt qua tất cả các chướng ngại vật để đến được khu vực có lỗ Goft. Khi đến khu vực này, người chơi sẽ đánh bóng Goft vào lỗ để hoàn thành một vòng chơi.

Điểm sau mỗi lần thành công sẽ được tính theo lượt gậy, ai có số lần đánh bóng vào lỗ ít nhất sẽ người thắng cuộc. Tuy nhiên, với hình thức chơi theo gậy thì sẽ không cần để ý vào số hố mà sẽ để ý vào viêc ai có tổng số gậy đưa bóng vào đủ 18 lỗ ( không chệch một lần nào) thì sẽ là người thắng cuộc.

Vòng đánh thứ nhất, cú đánh đầu bao giờ cũng là xa nhất . Người chơi bao giờ cũng phải dùng bệ để đợ bóng lên khỏi mặt đất để tăng khả năng bay xa cho đường bóng.





2. Cách đánh Goft  hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu

Nhìn chung để chơi Goft một cách hiệu quả theo thời gian, những người mới mới cần chú ý luyện tập 3 bài tập sau đây:

  • Bài tập gần miệng hố

Luyện tập chơi bằng cách kê hai bệ đỡ bóng Goft, che đi một phần của lỗ Goft. Luyện tập theo phương pháp này sẽ giúp người chơi tập chung vào phần hở của hố Goft- vị trí mà bạn thực sự muốn đưa bóng đến. Khi đánh bóng bằng phương pháp này cần đo lường việc độ đi xa của quả bóng và hướng bay của nó. Đồng thời bạn cũng cần dự đoán được khả năng quả bóng sẽ đi lệch hướng bay so với dự tính ban đầu.

  • Điều chỉnh gậy gạt với góc

Cây gậy để đánh bóng của bạn bao giờ cũng phải ở phương thẳng. Tiếp tục điều chỉnh bằng cách  để hai đế kê trong vùng đánh bóng, lưu ý rằng hai đế này phải ở khoảng cách rộng hơn đầu gậy định gạt. Việc bạn cần làm tiếp theo là thử gạt quả bóng một vài lần để cho hai điểm đầu cuối của mặt cây gậy lọt qua khoảng trống giữa hai đế đỡ. Thực hiện bài tập này sẽ giúp bạn giữ được tính ổn định và lực đánh, lực điều khiến với cây gậy khi nó tác động vào trái bóng.

ảnh minh họa
  • Vượt qua được điểm khởi đầu

Tiếp tục bạn thực hiện đặt hai đế kê bóng bằng khoảng cách với chiều rộng của một lỗ Goft, khoảng cách để đặt đế là cách 5 bước chân phía trước vị trí định đánh của bạn. Tiếp tục phần việc đánh thử quả bóng sao cho bóng đi qua khoảng trống giữa hai thanh đế. Bài luyện tập này đem đến cho bạn những cú gạt tốt hơn khi thi đấu.

  • Luôn luyện tập và khởi động một cách chuẩn xác

Luyện tập là điều không thể thiếu trong môn Goft, mà nó còn ở trong bất kỳ một môn thể thao nào.

Để khởi động, trước tiên bạn hãy khởi động nhẹ nhàng với vài cú đánh vừa lực, sau đó mới thực hiện những cú đánh Swing uy lực. Khi khởi động cũng cần tập chung hướng vào vị trí mà bạn muốn đưa quả bóng đến nơi.

Luôn luôn quan sát đường di chuyển của trái bóng sau khi thực hiện cú đánh hay kể cả khi bắt đầu thực hiện cú đánh- nó sẽ giúp cho bạn chuẩn bị được một tư thế lý tưởng nhất.

  • Học cách kiểm soát bóng theo hình vòng cung- trái chuối

ảnh minh họa

Nếu như bạn thực hiện những cú đánh quá nhiều lần mà bóng vẫn bay theo hướng vòng cung thì cũng đừng quá lo lắng, bất kỳ một Goft thủ nào dù chơi chuyên nghiệp hay nghiệp dư cũng đều rơi phải tình trạng này. Việc bạn cần làm là kiểm soát, hạn chế số lần xảy ra của nó.

Hãy nắm được lực của cú đánh của bạn, ước lượng vừa đủ lực để bóng không đủ sức bay vòng cùng. Tư thế vung gậy khi bạn gạt bóng cũng cần phải uyện tập nhiều lần để có thể kiểm soát được mặt gậy khi tiếp xúc với bóng. Làm được điều này bạn sẽ kiểm soát được độ cong của trái bóng.

Wednesday, March 16, 2022

LỪA ĐẢO CÔNG NGHỆ CAO

Cô gái ở Hà Nội bị lừa mất gần 1 tỷ đồng  

 

Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội sáng 4/3 cho biết, đơn vị đang điều tra vụ người phụ nữ trình báo bị lừa đảo chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng. 

Theo đơn trình báo, chị Nguyễn Thị N. (SN 1993 ở Hà Nội) nhận được một lời mời làm cộng tác viên chạy quảng cáo cho các sàn thương mại điện tử Tiki, Shopee... Sau khi tham gia vào công việc, chị N. được hướng dẫn làm nhiệm vụ thanh toán các đơn hàng để được hưởng tiền hoa hồng. 

Mỗi ngày có 7-15 nhiệm vụ với số tiền thưởng dao động từ 20.000 - 50.000 đồng, tùy vào nhiệm vụ. 

Chị N. đã thanh toán nhiều đơn hàng với tổng số tiền là gần 1 tỷ đồng và được hứa sẽ nhận tiền công khoảng 1,5 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, sau đó chị N. không nhận được tiền gốc và phần chiết khấu. Biết mình bị lừa, ngày 28/2, chị N đã đến Công an phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy trình báo. 

Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian qua nhiều người dân bị sập bẫy lừa đảo từ hình thức tuyển cộng tác viên bán hàng online cho các sàn thương mại điện tử. 

Nạn nhân mà các đối tượng nhắm đến là những người nhẹ dạ cả tin, nhất là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, ở nhà không có việc làm, có nhu cầu bán hàng online để kiếm thêm thu nhập. 

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo của cơ quan công an, nhưng nhiều người do thiếu hiểu biết đã bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. 

Để chủ động phòng ngừa tội phạm, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân nêu cao tinh thần cảnh giác. Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác. 

Khi phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật. 

Nhị Tiến  

----------------------------------- 


 

Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác - VNCERT (ais.gov.vn): https://thongbaorac.ais.gov.vn 

 


 

---------------------- 

 

Cô gái ở Hà Nội bị lừa hơn 100 triệu bằng cách thức không ngờ trong 'nháy mắt' 

 

Mới đây, thông tin về vụ lừa đảo trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nạn nhân là chị Lương (26 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) hiện đang làm nhân viên văn phòng. Do công việc hiện tại của Lương khá thoải mái nên chị muốn tìm thêm công việc để tăng thu nhập. 

 

 

Sau đó, tìm hiểu trên Facebook, chị thấy bài đăng "tuyển dụng cộng tác viên của trang thương mại điện tử Shopee" với mức lương 4-8 triệu/tháng. 



Nhận thấy nhiệm vụ đơn giản, có thể hưởng hoa hồng, chị đã gửi thông tin cá nhân cho "tư vấn viên" tên Thu Hiền để đăng ký tài khoản. Chị tin họ là người của bên "Shopee thật" vì còn gửi cả "giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp" cho xem. 

Sau đó, mỗi ngày chị Lương được chỉ định đặt 5 đơn hàng để thanh toán và nhận 5-15% giá trị đơn. Số lượng đơn là ngẫu nhiên, đa dạng giá trị từ 400.000 đồng đến 3-4 triệu, ví dụ như váy áo, giày dép hay đồng hồ, nước hoa, xe máy. 

Chị cho biết: "Họ gửi cho tôi một đường link, đường link này là một sản phẩm bất kỳ. Tôi click vào đường link sau đó phải thanh toán tiền, gửi đến một tài khoản lạ. Ví dụ món hàng có giá trị 30 triệu đồng, tôi gửi vào tài khoản của họ 30 triệu". Sau khi thanh toán, phía bên kia sẽ hoàn tiền lại, bao gồm tiền gốc và tiền hoa hồng, mỗi món từ 5%, 10% hoặc 15%



Ba lần đầu, chị Lương được nhân viên "Shopee giả" thanh toán đầy đủ, hoàn trả cả gốc và lãi như cam kết, lãi được vài trăm nghìn. 

Sau đó tin tưởng nên chị Lương quyết định theo lâu dài. Tuy nhiên từ đơn thứ 4, giá trị đơn hàng tăng dần, thậm chí có 3 đơn cùng một lúc. Đơn hàng thứ 4 có 3 đơn, một đơn gần 4 triệu, một đơn hơn 20 triệu và một đơn hơn 62 triệu, tổng hơn 86 triệu. 

Dù nghi hoặc nhưng chị Lương vẫn thanh toán khoản tiền này. Tuy nhiên sau đó, phía bên kia từ chối trả lại tiền gốc và hoa hồng cho chị vì "ghi sai nội dung, hệ thống không thể tiếp nhận". Sau đó, nhân viên yêu cầu chị tiếp tục thanh toán lại đơn 62 triệu để được hoàn trả hoặc sẽ bị bảo lưu tiền đã gửi vì tự ý bỏ nhiệm vụ.  




Phía bên kia yêu cầu chị sau 12 tháng mới được đến trụ sở công ty, cầm theo giấy tờ để nhận lại tiền. 

Lo mất tất cả, chị lại vay mượn bạn bè để gửi lại khoản 62 triệu, hy vọng được hoàn trả hơn 86 triệu trước đó. Tuy nhiên hướng dẫn viên lại tiếp tục nói nói chị không được hoàn trả vì "không đủ sự tín nhiệm", cần phải tiếp tục làm nhiệm vụ giá trị cao hơn. 





Biết mình bị lừa, Lương đã lên mạng cảnh báo mọi người. Chị nói: "Tiền đã mất, chắc chắn không thể lấy lại. Cả đêm mình khóc không ngủ được, suy nghĩ về món nợ ngập đầu mà không dám kể với ai".  

Ảnh: Chụp màn hình 

 


Người dân cần làm gì khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi quấy rối đòi nợ?

 | 12:34

Theo khuyến nghị của Trung tâm VNCERT/CC, ngay khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn đe dọa đòi nợ dù không liên quan, người dân nên thực hiện ngay một số biện pháp sau để tránh bị làm phiền.

Chị Thùy Ninh, 40 tuổi hiện sống tại Đống Đa, Hà Nội những ngày gần đây liên tục nhận được tin nhắn, cuộc gọi đòi nợ từ các số điện thoại lạ mặc dù chị không vay nợ ai. Tuy đã chặn số lạ song các tin nhắn, cuộc gọi với nội dung đe dọa nếu trốn tránh không trả nợ sẽ đăng thông tin trên mạng xã hội và đến quấy phá nơi làm việc, hàng xóm vẫn tới tấp được gửi tới khiến chị Ninh không khỏi lo lắng, bất an.

Trường hợp như chị Thùy Ninh hoàn toàn không hiếm. Mặc dù luật pháp Việt Nam không cho phép dùng cách thức khủng bố, đe dọa để đòi nợ. Nhưng hiện nay, hàng loạt vụ việc liên quan đến quấy rối, đe dọa bằng hình thức nhắn tin, gọi điện vẫn xảy ra thường xuyên.

tin nhắn rác
9
tin nhắn rác
Một số tin nhắn đòi nợ đã được người dân phản ánh về hệ thống 5656 của Cục An toàn thông tin.

Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, chỉ trong tháng 1/2022, hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua tổng đài 5656 của Cục An toàn thông tin đã tiếp nhận hơn 13.000 phản ánh của người dân về việc bị làm phiền bởi tin nhắn rác, cuộc gọi rác.

Đáng chú ý, Trung tâm VNCERT/CC đã ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn, cuộc gọi đe dọa, đòi nợ làm phiền dù không liên quan.


Nhấn mạnh nhắn tin đe dọa đòi nợ là hành vi vi phạm pháp luật, đại diện Trung tâm VNCERT/CC cho hay, theo khoản 1a của Điều 156 Bộ luật Hình sự quy định về tội vu khống, người nào thực hiện hành vi bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Còn theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự về tội đe dọa giết người, người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Trung tâm VNCERT/CC khuyến nghị người dân ngay khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn đe dọa đòi nợ dù không liên quan, người dân nên thực hiện ngay một số các biện pháp sau để hạn chế bị làm phiền. Đó là: kiểm tra thông tin cá nhân của thuê bao đang sử dụng, đảm bảo thuê bao sử dụng được đăng ký chính chủ; Liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng hoặc cơ quan tín dụng để khiếu nại, yêu cầu hỗ trợ.

 Trường hợp vẫn tiếp tục bị đe dọa, người dân nên khai báo ngay với cơ quan công an địa phương để xử lý đối tượng vi phạm theo quy định. Ngoài ra, người dân có thể liên hệ với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để đề nghị xem xét xử lý những dấu hiệu vi phạm liên quan đến công tác đôn đốc, thu hồi nợ.

VAN ANH