Tuesday, June 1, 2021

[Trên tay] Emotiv - Thiết bị đọc sóng não không dây giá 300 USD


Thường thì chúng ta đã thấy nhiều bài trên tay về các smartphone, tablet, máy tính các loại, loa, tai nghe, lạ hơn một chút thì có xe máy, xe hơi, tủ lạnh. Còn hôm nay, Ken sẽ gửi chia sẻ với các bạn một thiết bị lạ hơn hết thảy những thứ kể trên, đó là máy đọc sóng não Emotiv. Chiếc máy này được thiết kế bởi Tan Le, một người Mỹ gốc Việt, và đáng ngạc nhiên là lúc đầu cô học Luật và Thương mại chứ không phải học kỹ thuật hay y sinh. Bên dưới là bài trên tay của Ken, mời các bạn cùng xem.

Thay vì Ken làm một video review thì Ken nghĩ sẽ tuyệt vời hơn nếu các bạn xem video dưới đây, khi Tan Le trình diễn demo trong hội nghị quốc tế TED. Còn mình sẽ giải thích sơ lược về tính năng của thiết bị này. Emotiv là một bộ các cảm biến phức tạp được sử dụng để đo các xung điện phát ra khi não suy nghĩ. Đặc biệt, giá của nó chỉ là 300 USD, thích hợp dùng cho người tiêu dùng đầu cuối chứ không đắt hàng nghìn hay cả chục nghìn đô nhưng những máy móc chuyên dụng trước đây. Nó hoạt động không dây, và chỉ mất vài phút để đeo vào nên rất tiện cho chúng ta.

Để dùng được Emotiv, chúng ta cần đến một phần mềm trên máy tính. Ứng dụng này có khả năng mô phỏng lại một số ý nghĩ trong đầu của chúng ta rồi thể hiện nó lên một vật thể trên màn hình (hình hộp màu cam ở phần trên tay bên dưới chính là vật thể này). Rộng hơn, các lập trình có thể dùng Emotiv cùng các hàm lập trình (API) để xây dựng nên các ứng dụng thực tế ảo hoặc bất kì phần mềm nào có thể dùng ý nghĩ để điều khiển, không cần đến chuột.Sau khi ship về, mở hộp ra thì trông rất giống cái thùng đồ chơi hơn là đồ công nghệ, vì đa số chi tiết làm bằng nhựa, mình nghĩ nếu phủ lớp chất liệu sang trọng hơn thì sẽ nhìn giống đồ nghề trong phim khoa học viễn tưởng hơn. Sau đây là vài hình ảnh mở hộp và chi tiết về Emotiv.Cảm nhận ban đầu:

Phải nói là ban đầu Ken khá hoảng khi khui hộp ra thì thấy bộ khung của emotiv toàn bằng nhựa và có vẻ mỏng manh nên nghĩ là nó yếu, sợ mình bung mạnh ra thì nó gãy mất, vì đeo nó phải đeo tương tự như đeo headphone, nhưng khi đeo ướm thử thì lại rất thoải mái. Các đầu mút ấn mạnh nhưng không khó chịu, đeo một lúc mà không bị đau. Khi đeo vô soi gương thì cảm tưởng mình như siêu nhân ấy.

Tiếp đến là hơi lo khi đọc hướng dẫn. Vì đọc hướng dẫn sẽ tạo cảm giác là hàng này chỉ dành cho "developer", tức là khó xài.

Thứ nhất, nó dựa vào sự tiếp xúc của các đầu mút với da đầu. Tức là nếu cạo đầu thì sẽ chạy tốt nhất. Thứ hai, các đầu nút tiếp xúc phải được nhỏ vào một loại dung dịch muối đặc biệt của BAUSCH+LOMB thì mới chạy được. Tuy nhiên, dung dịch này có thể mua ở nhà thuốc khá dễ và rẻ tiền, hoặc cùng lắm thì xài dung dịch muối ăn cũng được. Mục đích của nó chỉ là để da đầu được tiếp xúc tốt hơn và dẫn điện vào các đầu mút thôi. Dung dịch muối này khá nhẹ, và không gây hại ngay cả khi tiếp xúc với mắt người. Dựa theo điều này thì nếu bạn không cạo đầu, thì cách tốt nhất là nhúng nguyên cái đầu vô thau nước muối rồi đeo cái mạng này lên.

Sử dụng:

Tuy nói vậy nhưng khi sử dụng thì thấy là khá dễ dàng. Công đoạn khó nhất là đeo cái mạng này lên sao cho các đầu mút nằm đúng vị trí, đặc biệt là phải tự thao tác một mình, tuy nhiên, mất 2 phút thì Ken cũng làm cho nó nằm đúng vị trí.

Quy trình sử dụng thế này:
  1. Cài đĩa chương trình Emotiv
  2. Sạc lần đầu theo đúng hướng dẫn.
  3. Cắm đầu thu tín hiệu cổng giao tiếp USB vào máy, chạy chương trình Emotiv.
  4. Đeo thiết bị vào, chỉnh đúng vị trí.
  5. Tạo một người dùng mới.
  6. Quan sát các nút vị trí, chỉnh sao cho toàn bộ các nút đều có màu xanh lá trên chương trình là ok.
  7. Luyện tập sử dụng và thực hiện như video trên.
*Mở rộng: Đối với developer, các nguồn code liên hệ website của sản phẩm để tìm hiểu thêm. Ứng dụng tốt cho các bạn muốn làm app thực tế ảo, và nhiều ứng dụng "khoa học viễn tưởng" đời thực khác.Bước khó khăn nhất: như đã nói, là bước chỉnh các đầu nút sao cho tín hiệu hiển thị trên màn hình toàn là màu xanh lá cây. Mình đã cố gắng chỉnh đầu nút để làm sao có nhiều dạng nhất cho các bạn quan sát: Đen = ko tín hiệu, Đỏ = tín hiệu yếu, Vàng = tạm được, Xanh lá = tốt.

2.png

Nguyên nhân thứ nhất là: bạn thấm chưa đủ dung dịch dẫn điện vào đầu nút tiếp xúc, khiến tín hiệu tiếp xúc với da đầu không ổn. Nguyên nhân thứ hai là: đầu nút nằm lệch, hoặc không đúng vị trí như hướng dẫn. Giải quyết vài giây là xong, sau đó thì mình được tín hiệu tốt như hình bên dưới. Sau đó thì ta có thể tiếp tục sử dụng.

3.png

Bạn có thể quan sát biểu hiện hay cảm xúc thông qua gương mặt ảo trên màn hình.
3a.png

Đây là biểu đồ sóng não, đường màu cam thể hiện sự hưng phấn hoặc bình tĩnh, đường màu xám cho thấy sự không thích thú về một vấn đề gì đó. Cuối cùng, màu xanh dương, thể hiện sự suy ngẫm.
3b.png

Đây là sử dụng ý nghĩ để điều khiển cái cục cam cam này di chuyển. Hình ngay bên dưới này là trạng thái chuẩn của nó.

3d.png

Đây là mình siêu nhân, mình đẩy nó ra xa một tí.
6.png

Còn đây là thao tác kéo sang trái
5.png

Đây trò thú vị: làm biến mất. Đúng là cái trò này mệt não nhất, mình chưa làm nó mất hoàn toàn được, vì vừa tập trung đầu óc mà phải bấm chụp ảnh màn hình nữa, nên khó làm.
4.png

Tổng kết:

  • Giá thiết bị: 299$. Đây là cái giá khá rẻ so với những gì nó làm được.
  • Giải trí: Đây là một ứng dụng hết sức thú vị, chúng ta thường có xu hướng so sánh não bộ của nhau nên nếu bạn bè cạnh tranh làm chung với nhau thì rất vui.
  • Phát triển: Ngoài vui ra, đây là một ứng dụng rất có tiềm năng trong thế giới app thực tế ảo. Hiện tại Việt Nam chưa có người ra mắt app nào dựa trên thiết bị này. Mảnh đất mới vẫn còn màu mỡ, và sự sáng tạo của Việt Nam luôn khiến thế giới ngạc nhiên.
  • Hy vọng chúng ta sẽ sớm có các trải nghiệm thực tế ảo mới, biến "khoa học viễn tưởng" thành lịch sử.
-------------------------
Update thông tin vì có nhiều bạn thắc mắc:
- Đồng sáng lập Emotiv có 2 người gốc Việt: Đỗ Hoài Nam và Lê Thái Thị Tần (tức Tan Le).
- Tan Le hiện là người Mỹ chứ không phải người Úc (cô đã sinh ra ở Việt Nam, lớn lên ở Úc và chuyển sang Mỹ).
- Đây không phải là sản phẩm của Việt Nam, chỉ ké được cái hơi là "gốc Việt" thôi. Các trang sau còn rất nhiều comment hữu ích cho các bạn muốn nghiên cứu thêm về Emotiv, như cmt này của lanin
ona.

Nữ sinh đưa hình ảnh xe rác vào bài luận trúng học bổng 7 tỷ đồng

Phan Ngọc Linh (2002, Hà Nội) vừa chinh phục học bổng trị giá 300.000 USD cho 4 năm học tại Colby College (top 15 nhóm Liberal Arts College) sau 1 năm gap year.Ngã rẽ bất ngờ của nữ sinh chuyên Văn

Tháng 8 này, Ngọc Linh dự định sẽ sang Mỹ để theo học chuyên ngành Applied Mathematics tại Colby College. Mặc dù từng học chuyên văn nhưng Linh lại chọn ngành thiên về tự nhiên. Nói về ngã rẽ khá bất ngờ, Linh cho biết đã suy nghĩ  kỹ sau khi phát hiện bản thân yêu thích toán học hơn.

"Em ấp ủ mong muốn đi du học từ khi đỗ vào trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam. Vì do dự, không lên kế hoạch có mục tiêu cụ thể để thực hiện nên lớp 11 em vẫn chưa có chứng chỉ nào cho việc làm hồ sơ. Các trung tâm tư vấn cũng từ chối. Trong khi các bạn đã đi trước một năm thì em mới bắt đầu lên kế hoạch apply", Linh cho biết.

Cuối năm lớp 11, Linh bắt đầu ôn thi SAT. Trong lần thi SAT đầu tiên, kết quả mà Linh đạt được là 1430/1600 điểm. Linh có gửi hồ sơ vào một số trường nhưng đều bị từ chối.

Nữ sinh đưa hình ảnh xe rác vào bài luận trúng học bổng 7 tỷ đồng
Phan Ngọc Linh (2002, Hà Nội) vừa chinh phục học bổng trị giá 300.000 USD cho 4 năm học tại Colby College

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Linh quyết định dành 1 năm, dồn hết tâm sức học ngoại ngữ để nâng điểm và chuẩn bị bài luận.

"Xuất phát điểm tiếng Anh của em thấp hơn các bạn. Em đã dành 6 tháng để ôn tập lại các kiến thức nền rồi mới bắt đầu tăng tốc để thi SAT. Em kiên trì làm đề, ghi từng lỗi sai để tránh lặp lại, tập trung cho những kỹ năng khó như viết, nói. Thành quả sau 2 tháng chăm chỉ là số điểm SAT 1570/1600 và 103/120 TOEFL.

Thời gian học THPT, Linh là một cô gái khá năng động khi tích cực tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá như làm từ thiện, phát triển văn hoá đọc,... Linh đã cùng các bạn thành lập dự án iMAGIC kêu gọi quyên góp sách để gửi tặng các em nhỏ vùng cao, đến nay đã bước sang mùa thứ 3. Em còn là thành viên của câu lạc bộ tranh biện trong trường, tham dự các hội nghị mô phỏng. Cô gái cũng rất tâm huyết với mảng kinh doanh khi tham gia các sự kiện, câu lạc bộ startup của trường trong vai trò trưởng ban tổ chức, trưởng ban tài chính.

Theo Linh, những hoạt động ngoại khóa như vậy giúp trau dồi kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Đồng thời, em phát triển được khả năng lãnh đạo, cách làm việc nhóm, gắn kết mọi người cùng xây dựng dự án có ý nghĩa cho cộng đồng.

Ý nghĩa sau hình ảnh chiếc xe rác

Trong lúc loay hoay chọn chủ đề bài luận, Linh chợt nhớ đến hình ảnh chiếc xe rác. Trên xe có slogan "Vì môi trường Xanh- Sạch – Đẹp". Em đã dùng hình ảnh chiếc xe rác để nhắc lại 3 kỷ niệm không vui trong cuộc đời về biến cố gia đình và lỗi lầm từng phạm phải.

"Cuộc đời đôi khi có khoảnh khắc giống chiếc xe kia, không đẹp đẽ, không thơm tho. Nếu không có chiếc xe đó, thành phố sẽ còn ô nhiễm hơn nhiều. Dù gặp biến cố gì, mình vẫn phải vượt qua. Vì đối với em, khi mình đang cố gắng có nghĩa là cuộc sống của mình có ý nghĩa", Linh nói.

Nữ sinh đưa hình ảnh xe rác vào bài luận trúng học bổng 7 tỷ đồng

Vào một ngày đầu tháng 2, Linh đã nhận được thư chúc mừng trúng tuyển từ Colby College kèm thông báo nhận được học bổng toàn phần và tất cả chi phí. "Em vỡ oà trong sung sướng khi giấc mơ du học Mỹ đã thành. Em cũng rút hết hồ sơ tại các trường còn lại để dành cơ hội cho các bạn khác".

"Trước khi nộp hồ sơ, em có tìm hiểu kỹ về trường. Em thấy môi trường học thân thiện, trường phát triển mạnh các ngành học liên quan đến STEM như Hoá, Toán. Đặc biệt là 1 trong những trường đầu tiên của khối LAC có bộ phận hỗ trợ ứng dụng AI trong học tập. Ngoài ra mức học bổng trường dành cho sinh viên quốc tế rất hấp dẫn, nếu nhận được em sẽ đỡ lo lắng về tài chính'' - Linh chia sẻ thêm

Theo Linh, để có thể thuyết phục ban tuyển sinh, ứng viên cần thể hiện sự quan tâm, đóng góp của mình với trường. Bên cạnh bài luận, em còn tham gia các hoạt động mà trường tổ chức online, nói chuyện với học sinh đang học ở trường.

"Không có ước mơ nào không thể nếu bạn đủ cố gắng – hãy kiên trì điều đó sẽ thành hiện thực" – Linh nói và cho hay, mỗi lần bế tắc em thường suy nghĩ mình nên làm gì, bước tiếp thế nào và đặt từng viên gạch để chạm tới mục tiêu.

Linh cũng cho rằng mình may mắn khi có sự đồng hành của mẹ, là động lực để em cố gắng mỗi ngày.

"Một mình mẹ nuôi ba chị em nhưng vẫn luôn chia sẻ, an ủi và ủng hộ mọi lựa chọn của em".

Ngọc Linh

Trên 80% tạp chí khoa học của Việt Nam chưa phù hợp thông lệ quốc tế

Trên 80% tạp chí khoa học của Việt Nam chưa phù hợp thông lệ quốc tế
TPO - Nhóm nghiên cứu Vcgate (Vietnam Citation Gateway) của GS. Nguyễn Hữu Đức, TS. Võ Đình Hiếu và nghiên cứu sinh Phan Hải, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố các kết quả đánh giá chất lượng các tạp chí khoa học của Việt Nam năm 2020. Kết quả cho thấy, có đến trên 80% tạp chí khoa học của Việt Nam chưa phù hợp theo thông lệ quốc tế.

Chỉ 19,1% tạp chí khoa học được số hóa

Đây là lần thứ 3 nhóm Vcgate công bố kết quả này (hai lần trước vào năm 2016 và 2018). Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nhóm đánh giá theo chỉ số chỉ số ảnh hưởng (Impact factor - IF) và chỉ số H-index (mức độ ảnh hưởng tích lũy) theo thông lệ quốc tế.

Năm 2020, có 83 tạp chí được xem xét đưa vào hệ thống Vcgate và được đánh giá. Về chỉ số hưởng được tính cho qua số trích dẫn trong năm 2020 của bài báo xuất bản trong 5 năm (2015-2019), có 72/83 tạp chí có đã chỉ số ảnh hưởng. Trong đó có 42 tạp chí có chỉ số có IF > 0.1; 12 tạp chí có IF > 0,5 và 6 tạp chí có IF > 1,0.Các trích dẫn được thu thập từ nguồn Google Scholar, do đó thường là cao hơn tổng số trích dẫn từ nguồn Web of Science và Scopus. Kết quả cho thấy, bên cạnh các tạp chí có yếu tố quốc tế, một số tạp chí khoa học của Việt Nam xuất bản hoàn toàn bằng nội lực, nhưng đã nhận được chỉ số IF rất đáng kích lệ.

Trên 80% tạp chí khoa học của Việt Nam chưa phù hợp thông lệ quốc tế ảnh 1

Nguồn Vcgate

Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, chất lượng các tạp chí của chúng ta vẫn còn nhiều bất cập, còn xa với nhóm cuối cùng Q4 của các tạp chí quốc tế rất xa. Ngoài ra, năm nay Vcgate cũng công bố kết quả khảo sát chỉ số H-index của các tạp chí. Chỉ số này đánh giá mức độ tích hợp giữa năng suất công bố (số lượng) và chất lượng (số trích dẫn). Theo đó, Tạp chí Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology của Viện Hàn Lâm và Khoa học Việt Nam có chỉ số cao nhất (H-index = 53).

Đánh giá về bức tranh chung đối với tạp chí khoa học Việt Nam, nhóm Vcgate nhận thấy Việt Nam hiện có trên 600 tạp chí khoa học (chỉ tính riêng trong hệ thống tạp chí được Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính điểm đã có hơn 400 tạp chí), trong đó mới 1 tạp chí được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu SCIE (Science Citation Index Expansed) và 8 tạp chí thuộc ESCI (Emerging Sources Citation Index) của Web of Sciences; 10 tạp chí Scopus và 18 tạp chí được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu của ACI (Asean Citation Index). Đây là những con số hết sức khiêm tốn so với cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Theo GS. Nguyễn Hữu Đức, các tạp chí khoa học của Việt Nam cũng không theo thông lệ quốc tế, từ định dạng đến cách trình bày. Đối với tiêu chuẩn về cơ bản chỉ quan tâm đến hình thức của ACI mà Việt Nam cũng chỉ mới có 18 tạp chí vượt qua. Ban biên tập cũng chưa đang dạng hóa được về mặt địa lý, cách thức trình bày tài liệu tham khảo, quy trình phản biên… đều chưa được chấp nhận.

Trong bối cảnh số hóa như hiện nay mà mới có khoảng 115/600 tạp chí xuất bản trực tuyến (chỉ khoảng 19,1%), trong đó chỉ có 83 tạp chí có website tương đối chuẩn hóa, tương thích với các cơ sở dữ liệu quốc tế và được chỉ mục trong hệ thống Vcgate là một kết quả rất bất ngờ và đáng buồn. Hệ thống Vcgate đã hoạt động được gần 5 năm, đi quảng bá, khuyến khích hỗ trợ các tạp chí rất nhiều, nhưng hầu như không tạo được sự chuyển biến, không biết nguyên do của lực cản từ đâu.

GS. Nguyễn Hữu Đức cũng cho rằng việc không số hóa sẽ khiến cho các tạp chí tự hạn chế bạn đọc tìm đến mình. "Không có bạn đọc, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ không có người trích dẫn và như thế, tầm ảnh hưởng của tạp chí đối với cộng đồng khoa học là rất thấp", GS. Hữu Đức nói.

Quảng Cáo

Quy trình thẩm định tạp chí của Hội đồng giáo sư nhà nước quá đơn giản và chủ quan

GS. Nguyễn Hữu Đức cho biết, trong khi việc quản lý năng suất và chất lượng công bố quốc tế của các nhà khoa học và tổ chức KHCN Việt Nam có thể được thực hiện rất nhanh chóng và thuận lợi thông qua CSDL của Web of Science và/hoặc Scopus thì việc thống kê và quản lý các ấn phẩm công bố trong nước lại không thể thực hiện được. Nhà nước chi bao nhiêu kinh phí nghiên cứu, nhưng rất khó khăn trong việc quản lý và phân tích chính xác được hiệu quả.

Danh mục tạp chí của Hội đồng giáo sư nhà nước có hơn 400 tạp chí, nhưng việc xét chọn và đánh giá chất lượng còn đơn giản, định tính và chủ quan, chưa có tiêu chí và quy trình xét chọn. GS Nguyễn Hữu Đức phân tích, định dạng và quy cách trình bày của nhiều tạp chí khoa học ở Việt Nam tùy tiện, chưa thống nhất, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Đặc biệt, chúng ta chưa có chủ trương khuyến khích đánh giá chất lượng tạp chí theo định lượng và các tiêu chí cụ thể.

GS. Nguyễn Hữu Đức cho rằng, chỉ mới có giải thưởng Tạ Quang Bửu và Quỹ Nafosted quan tâm đến các yếu tố quan trọng của chất lượng công trình nghiên cứu thông qua đánh giá 2 chỉ số quan trọng là uy tín của tạp chí khoa học (có chỉ số IF cao và có tầm ảnh hưởng của bài báo của (có chỉ số trích dẫn cao). Nếu các tạp chí khoa học trong nước mà chỉ số IF thấp, chất lượng không đánh giá đúng thì cũng làm hệ lụy đến đánh giá chất lượng của bài báo nói riêng và các kết quả tôn vinhcác nhà khoa học nói chung.

Công trình công bố trên các tạp chí khoa học là cơ sở dữ liệu và thông tin chủ yếu để đánh giá năng suất và chất lượng nghiên cứu khoa học của các cá nhân và tổ chức, là thước đo để công nhận các chức danh và giải thưởng khoa học, các tiêu chí đánh giá cán bộ... Nếu không quan tâm đến điều này, chỉ đánh giá dựa trên chất lượng các tạp chí như hiện nay thì hệ lụy sẽ vô kể.

Do đó, GS. Nguyễn Hữu Đức khuyến nghị, cần nâng cao tính chuẩn hóa và số hóa hệ thống các tạp chí khoa học của Việt Nam, cần phát triển hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu trích dẫn Việt Nam, xây dựng bộ tiêu chí và sử dụng cơ sở dữ liệu của hệ thống trích dẫn để đánh giá chất lượng các tạp chí.