Wednesday, October 26, 2016

HỆ SỐ DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ SO VỚI TỔNG DÒNG TIỀN VÀO

Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư dương (thu>chi) thể hiện quy mô của doanh nghiệp bị thu hẹp. Vì số tiền thu được từ khấu hao, bán tài sản cố định sẽ lớn hơn số tiền mua sắm tài sản cố định khác.
Khi hệ số dòng tiền từ hoạt động đầu tư cao là thời điểm ngân hàng xem xét để thu hồi các khoản nợ của khách hàng

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư bao gồm các khoản mục sau:


  1. Chi đầu tư TSCĐ (-)
  2. Vốn lưu động ban đầu (-)
  3. Chi góp vốn kinh doanh (-)
  4. Thu từ góp vốn kinh doanh (+)
  5. Giá trị thu hồi:
- Giá trị thanh lý TSCĐ (+)
- Vốn lưu động thu hồi cuối kỳ (+)


<- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

HỆ SỐ DÒNG TIỀN VÀO TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SO VỚI TỔNG DÒNG TIỀN VÀO


Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh dương (thu>chi) thể hiện công ty làm ăn có hiệu quả, có khả năng trả ngay các khoản nợ đến hạn.

Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh cho biết tỷ lệ tạo ra nguồn tiền vào từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Thông thường nếu doanh nghiệp không có những biến động tài chính đặc biệt thì tỷ lệ này khá cao (khoảng 80%), đây là nguồn tiền chủ yếu dùng trang trải cho hoạt động đầu tư dài hạn, trả lãi vay, nợ gốc, cổ tức.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản mục sau:



  1. Lợi nhuận ròng: (Lãi +, Lỗ -)
  2. Khấu hao cơ bản (Lãi +, Lỗ -)
  3. Chi phí trả lãi vay (+)
  4. Tăng giảm nhu cầu vốn lưu động (Tăng -, giảm +)

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

Hệ số nợ: Nợ phải trả/Vốn CSH

Tỷ lệ này càng nhỏ thì giá trị VCSH càng lớn,lại là nguồn vốn không hoàn trả, điều đó có nghĩa là khả năng tài chính của doanh nghiệp càng tốt. Nếu tỷ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là doanh nghiệp đang không thể trả được các khoản nợ theo những điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý hoặc cũng có thể dòng tiền của doanh nghiệp sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay. Trong trường hợp thanh lý giải thể doanh nghiệp, hệ số này cho biết mức độ được bảo vệ của các chủ nợ. Các chủ nợ được quyền ưu tiên đòi lại phần của mình trong tài sản của doanh nghiệp. Theo một số tài liệu thì tỷ suất này chỉ nên ở mức độ tối đa là 5.
Tuy nhiên, để xác định thực chất khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và mức độ phụ thuộc vào các khoản nợ thì cũng phải phân tích bản chất từng khoản nợ, chủ nợ là ai và áp lực trả nợ như thế nào. Ví dụ có những khoản vốn của CSH bỏ vào kinhdoanh nhưng doanh nghiệp hạch toán vào phần nợ để tăng chi phí lãi vay, giảm lợi nhuận.


Tỷ suất tự tài trợ: VCSH/tổng nguồn vốn

Tỷ số này càng cao, độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng giảm trên cả góc độ chủ sở hữu và ngân hàng.
Đối với doanh nghiệp:
- Tỷ lệ cao bảo đảm cho doanh nghiệp độc lập về mặt tài chính. Khi có những biến động không thuận lợi trên thị trường thì tác động đến lợi nhuận ít hơn do hệ số đòn bảy tài chính thấp.
- Nhà quản lý được tin cậy và dễ dàng hơn khi tìm kiếm các nguồn tài trợ bên ngoài
- Chi phí lãi vay thấp làm tăng chi trả cổ tức cho cổ đông.
Đối với ngân hàng, nếu tỷ suất này thấp:
- Khả năng bù đắp tổn thất vốn vay từ VCSH của doanh nghiệp là rất thấp
- Chi phí lãi vay, áp lực thanh toán nợ gốc cao buộc ngân hàng phải luôn theo dõi tình hình thu hồi nợ vay, phát sinh chi phí.



<- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP